Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt năm học 2009 - 2010 môn thi: Ngữ văn thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian giao nhận đề)

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 789Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt năm học 2009 - 2010 môn thi: Ngữ văn thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian giao nhận đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt năm học 2009 - 2010 môn thi: Ngữ văn thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian giao nhận đề)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TUYÊN QUANG
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
Năm học 2009 - 2010
ĐỀ CHÍNH THỨC
 	 	Môn thi: Ngữ văn
	Thời gian làm bài: 120 phút
	( Không kể thời gian giao nhận đề)
	Đề này có 01 trang
Câu 1. (2 điểm)
a. Trong các từ sau đây từ nào là từ láy?
	 Nho nhỏ, lạnh lùng, xa xôi, đưa đón, lấp lánh, giam giữ, ngặt nghèo.
b. Tìm thành phần tình thái trong các câu sau và cho biết tác dụng của chúng?
	 " Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm.
 Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được".
 ( Kim Lân, Làng, trong Ngữ văn 9, tập một, 	 NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005, trang 166)
Câu 2. (3 điểm)
 	Viết một đoạn văn ngắn (khoảng từ 15 đến 20 dòng) về tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ qua truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
Câu 3. (5 điểm)
	Cảm nhận và suy nghĩ của em về những điều người cha nói với con trong bài "Nói với con" của Y Phương.
............................................Hết..................................................... 
ĐÁP ÁN ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
Năm học 2009 – 2010
Câu 1. (2 điểm)
a. Học sinh nêu đủ bốn từ láy cho 1 điểm (mỗi từ cho 0,25 điểm)
 - Nho nhỏ, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh
b.Học sinh chỉ ra được:
	 -Thành phần tình thái: chả nhẽ (0,5 điểm)
	 -Tác dụng: bày tỏ thái độ, cách đánh giá về sự việc nêu ra trong câu.
 ( 0,5điểm)
Câu 2. (3 điểm)
1. Yêu cầu về kỹ năng:
- Đoạn văn có bố cục 3 phần: Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.
- Diễn đạt lưu loát, văn phong trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả.
- Hình thức trình bày sạch đẹp, chữ viết cẩn thận, dùng từ, đặt câu đúng.
2. Yêu cầu về kiến thức:
	Học sinh có nhiều cách trình bày khác nhau, nhưng cần đảm bảo các nội dung sau:
Nội dung cần đạt
Điểm
- Giới thiệu chung về tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước qua hình ảnh các cô thanh niên xung phong trong truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
- Hoàn cảnh cuộc chiến đấu đầy gian khổ, ác liệt, họ vẫn vươn lên và tỏa sáng những phẩm chất cao đẹp.
+ Trẻ trung, trong sáng, hồn nhiên...
+ Tâm hồn lãng mạn, lạc quan.
+ Vượt qua mọi gian khổ, hi sinh, dũng cảm chiến đấu, hoàn thành nhiệm vụ để bảo vệ Tổ quốc.
+ Sống có lí tưởng, có mục đích, có trách nhiệm, có trái tim yêu nước nồng nàn
- Đánh giá về tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước 
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 3. (5 điểm)
1. Yêu cầu về kỹ năng:
	- Học sinh vận dụng các thao tác nghị luận, khả năng cảm thụ văn học để trình bày cảm nhận , suy nghĩ của mình về tác phẩm
	- Bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng, chặt chẽ, lý lẽ dẫn chứng cụ thể, diễn đạt lưu loát, dùng từ đặt câu đúng, chữ viết cẩn thận, không mắc lỗi chính tả, khuyến khích những bài viết sáng tạo.
2. Yêu cầu về kiến thức:
	Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần trình bày rõ cảm nhận và suy nghĩ của bản thân về những điều người cha nói với con.
Nội dung cần đạt
Điểm
1. Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm.
2. Cảm nhận và suy nghĩ của bản thân về những điều:
a. Cha nói với con về tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương với con.
- Đó là hạnh phúc được sống trong sự yêu thương của cha mẹ. Cha mẹ đã dìu dắt, nâng đỡ con từ bước đi đầu tiên, tìm thấy niềm vui từ con.
- Đó là hạnh phúc được sống giữa "người đồng mình" những con người "yêu lắm" bởi họ khéo tay, yêu thiên nhiên, lạc quan và nhân hậu. Con đã trưởng thành trong nghĩa tình của quê hương như vậy.
-> Nói với con những điều ấy, cha cho con hiểu những tình cảm cội nguồn đã sinh dưỡng con để con yêu cuộc sống hơn.
b.Cha nói với con về quê hương, về "đồng mình"
- Cuộc sống của "người đồng mình" thương lắm bởi vất vả, gian nan.
- Nhưng người đồng mình sống đẹp: Sức sống mạnh mẽ, vất vả nhưng khoáng đạt, gắn bó với quê hương; mộc mạc chân thật nhưng giàu ý chí, niềm tin; mong xây dựng quê hương tốt đẹp
c.Người cha dặn dò con.
- Từ tình cảm gia đình, quê hương nhà thơ nâng lên lẽ sống cho con.
- Ca ngợi những đức tính cao đẹp của người đồng mình, cha mong con sống có tình nghĩa với quê hương, biết chấp nhận gian khó và vươn lên bằng ý chí của mình.
- Người cha muốn con hiểu, cảm thương cuộc sống còn khó khăn của quê hương, tự hào với truyền thống quê hương để vững bước trên đường đời.
3.Đánh giá: Bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi cảm; cách nói cụ thể, mộc mạc có tính khái quát,Y Phương giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.
0,5
1,0
1,0
1,5
1,0

Tài liệu đính kèm:

  • docDe TS dai tra- O9-10.doc