Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên Lam Sơn năm học 2005 - 2006 môn: Hoá Học

doc 10 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 2136Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên Lam Sơn năm học 2005 - 2006 môn: Hoá Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên Lam Sơn năm học 2005 - 2006 môn: Hoá Học
 Sở Giáo Dục & Đào Tạo kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt chuyên 
 Thanh hóa lam sơn năm học 2005 - 2006
Đề chính thức
 Môn : Hoá Học
 Thời gian làm bài 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
 Đề có 01 trang
Câu I. 3,5 điểm
1. a. Mỗi hỗn hợp gồm hai khí sau có thể tồn tại được hay không:
 * H2 , O2. * H2 , Cl2 . * CO2 , HCl.
 * O2 , Cl2. * SO2 , O2. * N2 , O2.
 b. Trình bày phương pháp tách các khí ra khỏi hỗn hợp : 
 * O2 và Cl2 . * CO2 và HCl.
 * SO2 và O2. * N2 và O2.
2. Các hợp chất vô cơ A,B,C,D ở trạng thái rắn, khi nung trên ngọn lửa phát ra ánh sáng màu tím. E là chất khí không màu, không mùi, không duy trì sự cháy. Cho dung dịch chất A tác dụng với dung dịch chất D tạo ra dung dịch chất C. Cho chất B tác dụng với chất E tạo ra chất C. Viết công thức hóa học, gọi tên các chất A,B,C,D,E . 
Câu II. 2,0 điểm CH4 , Cl2
1. Trong một ống nghiệm úp ngược trong chậu nước ( có mặt quì 
tím ) chứa hỗn hợp khí clo và metan để ra ánh sáng. Mô tả hiện
tượng thí nghiệm, giải thích các hiện tượng đã xảy ra và viết các 
phương trình hóa học. nước, quì tím
2. a. Có hai lọ thuỷ tinh: Một lọ chứa dầu nhờn ( dầu bôi trơn máy) và một lọ chứa dầu ăn 
(dầu thực vật) nhìn bề ngoài rất giống nhau ( trong suốt , màu vàng nhạt). Hãy phân biệt hai lọ dầu đó bằng phương pháp hóa học.
 b. Chỉ được dùng nước brom và các dụng cụ thí nghiệm cần thiết , hãy trình bày phương pháp nhận biết bình chứa khí etilen và bình chứa khí axetilen.
Câu III. 2,5 điểm
1. Tính lượng FeS2 cần dùng để điều chế một lượng SO3 đủ để tan vào 100 gam dung dịch axitsunfuric nồng độ 91% thành ôlêum có nồng độ 12,5% ? Giả thiết các phản ứng thực hiện hoàn toàn. 
2. Cho một lượng bột oxit của kim loại thông dụng M tác dụng với lượng dư hiđro trong điều kiện nung nóng, thu được 16,8 gam kim loại M và 7,2 gam nước. 
- Hoà tan lượng kim loại trên trong dung dịch axit clohiđric dư, thấy thoát ra 6,72 lit khí H2. Lập công thức oxit kim loại. 
- Nếu hoà tan hoàn toàn lượng oxit kim loại trên vào dung dịch H2SO4 đặc , nóng thu được hai khí A,B (MA > MB , với tỷ lệ số mol nA: nB = 2 : 3 ) và một dung dịch . Viết phương trình hóa học biểu diễn phản ứng xảy ra và tính thể tích của từng khí A, B tạo thành. 
(Các khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn).
Câu IV. 2,0 điểm
 Một hỗn hợp khí X gồm hai ankan A, B hơn kém nhau một nhóm -CH2- trong phân tử và một anken D có thể tích bằng 5,04 lit (ở điều kiện tiêu chuẩn) sục qua bình đựng nước brôm thì phản ứng vừa đủ với 12, 0 gam brôm.
a. Xác định công thức phân tử của các chất A, B, D có trong hỗn hợp khí X . Biết rằng 11,6 gam hỗn hợp khí X làm mất màu vừa đủ 16,0 gam brôm.
b. Đốt cháy hoàn toàn 11,6 gam hỗn hợp khí X, sản phẩm thu được sau phản ứng được dẫn hết vào bình Y chứa 2 lit dung dịch NaOH nồng độ 0,3 M. Hỏi:
+ Khối lượng dung dịch trong bình Y tăng bao nhiêu gam ?. 
+ Tính khối lượng của các chất tan có trong bình Y. 
 Cho: H : 1 , C : 12 , O : 16 , S : 32 , Na : 23 , Fe : 56 , Br: 80. 
 Hết 
Họ và tên.............................................. ........ Số báo danh.......................................... 
Sở Giáo Dục & Đào Tạo kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt 
 Thanh hóa chuyên lam sơn năm học 2005 - 2006 
Hướng dẫn chấm đề thi chính thức Môn hóa học (Hướng dẫn chấm gồm : 3 trang)
Nội dung và hướng dẫn
Điểm
 thành phần
Câu I. 3,5 điểm
1. 2,5 điểm
a. 1,0 điểm
Hỗn hợp tồn tại và không tồn tại như sau:
 + Tồn tại ở nhiệt độ thấp và không có xúc tác: H2 , O2 . 
Không tồn tại khi đun nóng: 2H2 + O2 = 2H2O
0,125 đ
 + Tồn tại ở bất kì điều kiện nào: O2 , Cl2 .
0,125 đ
+ Tồn tại ở nhiệt độ thấp và trong bóng tối : H2 , Cl2
Không tồn tại khi có ánh sáng hoặc nhiệt độ: H2 + Cl2 = 2HCl
0,125 đ
+ Tồn tại ở nhiệt độ thấp và không có xúc tác: SO3 , O2 . 
Không tồn tại ở nhiệt độ cao , có xúc tác V2O5 : 2SO2 + O2 = 2SO3 
0,25 đ
+ Tồn tại ở bất kì điều kiện nào. CO2 , HCl.
0,125 đ
 + Có tồn tại trong các điều kiện bình thường 
Không tồn tại khi ở nhiệt độ 30000 C hoặc có tia lửa điện.: N2 + O2 = 2NO
 2NO + O2 = 2NO2 
0,25 đ
b. 1,5 điểm
+ Tách hỗn hợp O2 và Cl2 :
Cho hỗn hợp qua dung dịch NaOH loãng dư, cô cạn dung dịch thu được, nung nóng ở nhiệt độ cao tới khối lượng không đổi ta thu được khí O2 và hỗn hợp rắn gồm NaCl, NaOH dư.
Cl2 + 2NaOH = NaCl + NaClO + H2O
2NaClO → 2NaCl + O2 ↑
0,125 đ
Cho hỗn hợp rắn tác dụng với dung dịch axit sunfuric dư :
2NaOH + H2SO4 = Na2SO4 + 2H2O
Dung dịch thu được đem cô cạn và cho tác dụng với H2SO4 đặc, dư , đun nóng thu được khí HCl:
2NaCl + H2SO4 = Na2SO4 + 2HCl↑
Hoà tan khí HCl vào nước thu được a xit HCl và cho tác dụng với MnO2 đun nóng thu được khí Cl2: MnO2 + 4HCl = MnCl2 + 2H2O + Cl2 ↑
0,25 đ
+ Tách hỗn hợp O2 và SO2:
Cho hỗn hợp qua dung dịch NaOH dư, thu được khí O2 không phản ứng:
 SO2 + 2NaOH = Na2SO3 + 2H2O
0,125 đ
Cho H2SO4 loãng dư vào dung dịch thu được và đun nóng:
 H2SO4 + 2NaOH = Na2SO4 + 2H2O . 
 H2SO4 + Na2SO3 = Na2SO4 + H2O + SO2↑ Thu được SO2
0,25 đ
+ Tách hỗn hợp CO2 và HCl:
Cho hỗn hợp vào dung dịch kiềm dư :
HCl + NaOH = NaCl + H2O
CO2 + 2NaOH = Na2CO3 + H2O
Cho H2SO4 loãng dư vào dung dịch thu được và đun nhẹ ta thu được khí CO2:
 2NaOH + H2SO4 = Na2SO4 + 2H2O
 Na2CO3 + H2SO4 = Na2SO4 + H2O + CO2↑
0,25 đ
Cô cạn dung dịch thu được, làm kết tinh muối NaCl và Na2SO4 . Cho H2SO4 đặc tác dụng với hỗn hợp muối khan và đun nóng. Thu được khí HCl.
 2NaCl + H2SO4 = Na2SO4 + 2HCl ↑
0,125 đ
+ Tách hỗn hợp N2 , O2:
Hóa lỏng hỗn hợp rồi chưng cất phân đoạn, thu được N2 và O2 ở những phân đoạn có nhiệt độ sôi khác nhau.
0,375 đ
2. 1,0 điểm
E chỉ có thể là CO2.( Khí cacbonic)
0,25 đ
A,B,C,D là hợp chất vô cơ của Kali và chất B + CO2 tạo chất C. nên A,B,C,D gồm
 K2O, KOH, và muối K2CO3 , KHCO3 . 
C là muối K2CO3 , B là K2O ( kali oxit) : K2O + CO2 = K2CO3 
0,5 đ
Theo đề ra : A là KOH hoặc KHCO3 (kali hiđroxit hoặc kalihiđrocacbonat)
0,125 đ
 D là KHCO3 hoặc KOH : KOH + KHCO3 = K2CO3 + H2O
0,125 đ
 Câu II. 2,0 điểm 
1. 1,0 điểm
* Hiện tượng:
 - Màu vàng của khí clo bị nhạt đi rõ rệt
0,125 đ
 - Nước trong ống nghiệm dâng lên.
0,125 đ
 - Nước quì tím hoá thành màu đỏ và sau đó nhạt màu dần và có thể mất màu.
0, 25 đ
 as
* Giải thích: Do có phản ứng: CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl
 CH3Cl + Cl2 → CH2Cl2 + HCl
 ........
- Màu clo bị nhạt vì tạo thành các sản phẩm không màu CH3Cl, CH2Cl2 , HCl....
0,125 đ
 - Nước dâng lên vì số mol khí trong ống nghiệm giảm.(HCl tan trong nước) áp suất trong ống nghiệm giảm, nước bị đẩy lên ống nghiệm.
0,125 đ
 - HCl tan trong nước tạo thành dung dịch a xit HCl và quì chuyển thành màu đỏ. 
0,125 đ
 - Màu đỏ của quì tím bị nhạt dần do tạo ra HClO là chất có tính tẩy màu:
 Cl2 + H2O = HCl + HClO
0,125 đ
2. 1,0 điểm
a. Cho dung dịch NaOH loãng , dư vào 2 lọ hoá chất trên và đun nóng. 
 ( C17H33COO)3 C3H5 + 3NaOH → 3 C17H33COONa + C3H5(OH)3
- Nếu tạo dung dịch đồng nhất đó là dầu ăn: 
0,25 đ
0,125 đ
- Nếu tạo thành hai lớp chất lỏng không tan trong nhau đó là dầu nhờn.
0,125 đ
b. Lấy hai thể tích bằng nhau của hai khí trong cùng điều kiện ( số mol bằng nhau) lần lượt dẫn qua hai cốc đựng dung dịch brôm có cùng thể tích và cùng nồng độ (số mol bằng nhau và dư so với hai khí ). Nếu:
- Cốc nào màu của dung dịch Brom bị nhạt nhiều hơn đó là C2H2.
0,25 đ
- Cốc nào màu của dung dịch Brom bị nhạt ít hơn đó là C2H4.
 C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4
 C2H4 + Br2 → C2H4Br2.
0,25 đ
Câu III. 2,5 điểm 
1. 1,0 điểm
 Các phương trình hóa học: 4FeS2 + 11O2 = 2Fe2O3 + 8SO2 (1)
 t0,xt
 2SO2 + O2 → 2SO3 (2)
 SO3 + H2O = H2SO4 (3) . Từ (1) đến (3) ta có: 
0,25 đ
 FeS2 → 2SO2 → 2SO3 → 2H2SO4 (4). m(H2SO4) ban đầu = 91 gam,
 khối lượng nước trong dung dịch H2SO4 ban đầu = 9 gam => n( H2O) = 0,5 mol. 
0,125 đ
Khi cho SO3 vào dung dịch H2SO4 đặc xảy ra phản ứng (3) và quá trình hòa tan SO3 vào H2SO4 nguyên chất tạo dung dịch có nồng độ 12,5% : 
0,25 đ
Gọi số mol SO3 tan trong dung dịch axit H2SO4 91% là a (mol) ( a >0)
n(SO3)) phản ứng (3) là 0,5 mol => n(SO3) tan vào H2SO4 nguyên chất = (a - 0,5 ) mol
- Khối lượng SO3 trong dung dịch sau khi hoà tan: (a - 0,5). 80 gam
0,125 đ
- Khối lượng dung dịch thu được = (100 + 80a ) gam
C%(SO3) = (a - 0,5). 80 . 100% / (100 + 80a) = 12,5 % => a = 0,75 mol .
Theo (4) : n(FeS2) = 0,375 mol => Khối lượng FeS2 = 0,375 . 120 = 45 gam.
0,25 đ
2. 1,5 điểm t0
 + Gọi oxit kim loại là MxOy ( x, y nguyên dương ) ta có : MxOy + yH2 → xM + yH2O (1)
 2M + 2n HCl = 2MCln + nH2 ↑ (2) trong đó n là hoá trị của kim loại trong muối clo rua.
0,25 đ
Từ (2) n(M) = 2. n(H2)/n = 0,6 / n (mol) => m(M) = M. 0,6/n = 16,8 gam. => M = 28n
0,25 đ
Với n = 1,2,3 thì nghiệm thoả mãn là n = 2 , M = 56 và kim loại là Fe.
0,25 đ
 Từ (1) x : y = 0,3 : 0,4 = 3: 4. Vậy công thức của o xit là Fe3O4
0,25 đ
+ Do Fe3O4 tác dụng với H2SO4 đặc, nóng thu được 2 khí A,B , mà Ma > MB nên A là SO2 và B là H2S. Tỷ lệ nA : nB = 2 : 3 nênphương trình hóa học là:
0,125 đ
 2. | 2Fe3O4 + 10H2SO4 = 3Fe2(SO4)3 + 10 H2O + SO2 ↑ (3) 
 3. | 8Fe3O4 + 37H2SO4 = 12Fe2(SO4)3 + 36 H2O + H2S ↑ (4) 
0,125 đ
Nhân (3) với 2 , nhân (4) với 3 rồi cộng lại ta có phương trình chung:
28Fe3O4 + 131H2SO4 = 42Fe2(SO4)3 + 128 H2O + 2 SO2 ↑ + 3H2S ↑ (5)
0,125 đ
Theo (1) : n(Fe3O4) = 0,1 mol.
Theo (5): n(SO2) = 0,1/ 14 mol. n(H2S) = 0,3 / 28 mol 
V(SO2) = 0,16 lit. V(H2S) = 0,24 lit
0,125 đ
Câu IV. 2,0 điểm
 a. 1,0 điểm: Gọi công thức chung của hai ankan là CnH2n+ 2 , an ken D: CmH2m.
 1< n < 4 ; 2 ≤ m ≤ 4 , m nguyên.
 CmH2m + Br2 → CmH2mBr2 (1)
0,125 đ
- Số mol CmH2m. có trong 0,225 mol là 0,075 mol = n(Br2) => n(an kan) = 0,15 mol
- Số mol CmH2m. có trong 11,6 gam là 0,1mol= n(Br2) => n(an kan) = 0,2 mol
0,25 đ
Tổng khối lượng hỗn hợp X = (14n + 2) . 0,2 + 14m . 0,1 = 11,6 gam.
0,125 đ
Rút ra: 2n + m = 8. 
Với : m = 2 suy ra n = 3. ( không thoả mãn)
 m = 3 suy ra n = 2,5. Vì hai an kan kế tiếp nên A là C2H6 , B là C3H8 , D là C3H6.
 m = 4 suy ra n = 2 ( không thoả mãn)
0,5 đ
b. 1, 0 điểm: 
Trong 11,6 gam hỗn hợp có 0,1 mol C3H6 và 0,2 mol (C2H6 và C3H8). 
Tính được số mol của C2H6 = C3H8 = 0,1 mol. Phương trình hóa học:
0,25 đ
 2C2H6 + 7O2 → 4 CO2 + 6H2O (2)
 C3H8 + 5O2 → 3 CO2 + 4H2O (3)
 2C3H6 + 9O2 → 6 CO2 + 6H2O (4). Sản phẩm thu được là CO2 và nước.
Từ (2),(3),(4): ta có tổng số mol CO2 = 0,8 mol. Tổng số mol H2O = 1,0 mol
0,25 đ
T = n(NaOH): n(CO2) = 0,6 : 0,8 = 0,75 < 1 nên chỉ tạo ra muối axit:
 CO2 + NaOH = NaHCO3 (5)
0,25 đ
Theo (5) : n(CO2) phản ứng = n(NaOH) = 0,6 mol.
+ Khối lượng dung dịch Y tăng là do hấp thụ nước và một phần khí CO2 
 = m(H2O) + m(CO2) Pu = 18. 1, 0 + 0,6 . 44 = 44,4 gam.
0,125 đ
+ Theo (5) : n( NaHCO3) = 0,6 mol => m(NaHCO3) = 0,6 . 84 = 50,4 gam.
0,125 đ
Chú ý khi chấm thi: 
 - Học sinh có các cách giải khác , nếu đúng vẫn cho điểm tối đa ứng với các phần tương đương.
- Trong phương trình hóa học, nếu sai công thức hóa học thì không cho điểm của phương trình đó.Nếu không cân bằng phương trình hoặc không ghi điều kiện phản ứng hoặc cả hai thì cho 1/2 số điểm của phương trình đó.
 ------------------------------------Hết-------------------------------------
Sở Giáo Dục & Đào Tạo kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt chuyên 
 Thanh hóa lam sơn năm học 2005 - 2006
Đề dự bị
 Môn : Hoá Học
 Thời gian làm bài 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
 Đề có 01 trang
Câu I. 3,0 điểm
1. Có các dung dịch riêng biệt sau bị mất nhãn : Natricacbonat, axit clohidric, natri clorua. Hãy trình bày phương pháp hoá học nhận biết các dung dịch trên mà không dùng bất kì một hoá chất nào khác ? 	
2. Có một hỗn hợp gồm 4 kim loại : Fe , Cu , Ag và Mg. Hãy trình bày phương pháp hóa học để tách riêng từng kim loại ra khỏi hổn hợp .
3. a. Có năm gói bột trắng : đá vôi ,cát trắng ,xôđa ,muối ăn , PE .Hãy trình bày phương pháp hoá học để phân biệt chúng .
 b. Muối ăn có lẫn các tạp chất : natri cacbonat, natrisunphat . Hãy trình bàyphương pháp tinh chế muối ăn tinh khiết.	
Câu2: 3, 0 điểm	
1. Có các bình khí riêng biệt sau bị mất nhãn : CH4, C2H4 , CO2, SO3, SO2 .Hãy trình bày phương pháp nhận biết các bình khí trên .	
2. Trình bày phương pháp hoá học để làm sạch các chất:	 
 a. Loại SO2 khỏi C2H2 .
 b. Loại C2H2 khỏi CO2 .
 c. Loại C2H5OH khỏi CH3COOH.	 
3. Viết phương trình hoá học biễu diễn sơ đồ dãy biến hoá sau:
 N A
 M C2H5OH B
 CO2 D
 Với A,B,D,M,N là các hợp chất hữu cơ thường gặp . Hãy gọi tên các chất A, B, D, M, N. 
Câu3: 	2, 5 điểm	
1. Lấy 14,4g hỗn hợp Y gồm bột Fe và FexOy hoà tan hết trong dung dịch axit clohiđric được 1,12 lít khí ( ở đktc ) . Cho dung dich thu được tác dụng với dung dịch NaOH dư . Lọc lấy kết tủa, làm khô, nung tới khối lượng không đổi ta thu đuợc 16gam chất rắn. Hãy xác định công thức của oxit sắt.	
2. Cho 15,8g muối hidrocacbonat ở trạng thái rắn tác dụng vừa đủ với axit sunfuric ta thu được dung dịch A . Nếu đem cô cạn dung dịch này thu được 13,2g muối khan. Xác định công thức muối hidrocacbonat.	.	
Câu4: 1,5 điểm
 A là rượu đa chức có công thức R(OH)n ( với R là gốc hiđrocacbon ). Cho 12,8gam dung dich rượu A ( trong nước ) có nồng độ 71,875% tác dụng với natri dư ta thu được 5,6 lít H2 ( ở đktc ) . Hãy xác định công thức phân tử của A . Biết khối lưựng phân tử của A là 92 đvc. 
Cho biết: C : 12 , H :1 , O : 16 , N : 14 , Fe : 56 , Na : 23 , S : 32.
	 Hết	
Họ và tên thí sinh.................................................Số báo danh....................................
Sở Giáo Dục & Đào Tạo kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt chuyên 
 Thanh hóa lam sơn năm học 2005 - 2006
Đề dự bị
 Môn : Hoá Học
 Hướng dẫn chấm đề thi dự bị	
Câu1:	(2,5 điểm ) :	
1) Lấy các mẩu thử va đánh số và đổ từ từ các dung dịch trên vào nhau , sau đó quan sát hiên tượng :	
- Chất nào ban đầu không có khí sau một thời gian có khí thoát ra thì dung dịch đem đổ là axít clohiđríc, dung dịch kia là nátri cacbonát. 
-Dung dich không có hiên tượng là nátri clorua.	
 Vì :	Na2 CO3 +	2HCl = Na HCO3 + NaCl
Nếu HCl dư thì :	NaHCO3+ HCl = NaCl + H2O + CO2
2) Cho hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch HCl dư ta đươc hai phần : 
+Chất rắn không tan : Ag, Cu .	
+Phần dung dich là : MgCl2 , FeCl2 , HCl 	
-Cho phần dung dịch tác dung với Zn dư ta thu được hai phần :
+Phân không tan : Zn dư và Fe .	 
+Phần dung dịch : MgCl2 ,ZnCl2 .	
 Vì: Zn + 2HCl = ZnCl2 + H2 
 Zn + FeCl2 = ZnCl2 + Fe 
* Cho phần không tan tác dung với dung dich NaOH dư ta thu được kim loại sắt.
*Cho phần dung dich tác dụng dung dich NaOH dư ta thu được kết tủa Mg(OH)2 .Cho kết tủa tác dung với dung dịch HCl dư và đun nongơ nhiệt độ cao ta thu được MgCl2 . Điện phân nóng chảy ta thu được Mg. 
MgCl2 + 2NaOH = Mg(OH)2 + 2Na Cl 
 ZnCl2 + 4NaOH = Na2ZnO2 + 2NaCl + 2H2O
 Mg(OH)2 + 2HCl = MgCl2 + 2H2O
 MgCl2 = Mg +Cl2
- Cho hỗn hợp Ag,Cu tác dụng với O2 dư và đun nóng ơ nhiet độ cao .Sau đó cho hỗn hợp thu được nàytác dụng với HCl dư ta thu được hai phần :	 
+Phần không tan :Ag .	
+Phần dung dịch : CuCl2 ,HCl .	
*Cho phần dung dịch tác dụng với dung dich NaOH dư ta thu được kết tủa .Loc kết tủa nung ở nhiệt độ cao sau đó cho tác dung với H2 dư đun nóng ta thu đươc Cu .	 HCL +NaOH = NaCl + H2O
 CuCl2 + 2NaOH = Cu(OH)2 + 2Na Cl 
 Cu(OH)2 = Cu O + H2O
 CuO + H2 = Cu + H2O
3) a) -Hoà tan hỗn hợp trên vào nước ta thu được hai phần :
+phần tan trong nước : xô đa , muối ăn .
+Phần không tan trong nước : đá vôi ,cát trắng ,PE .
-Cho phần tan trong nước tác dụng với dung dich HCl thì : chất nào có khí bay ra thì đó là xô đa , còn lai là muối ăn .
Na2CO3 + 2HCl = 2NaCl + H2O + CO2
-Cho phần không tan tác dung với dung dich HCl thì : chất nào có khí bay ra là đá vôi ; chất không tan là : cát trắng ,PE .
CaCO3 + 2HCl = CaCl2 + H2O + CO2 
*Cho hai chất không tan tác dụng dung dịch NaOH dư : chất tan là cát trắng , còn lại là PE .
2NaOH + SiO2 = Na2 SiO3 + H2O 
b) -Cho hỗn tác dụng tác dụng với dung dịch BaCl2 ta thu được hai phần :
+Phần kết tủa : BaSO4, BaCO3 .
+Phần dung dịch : NaCl ,BaCl2 dư .
Na2CO3 + BaCl2 = BaCO3 + 2NaCl.
Na2SO4 + BaCl2 = BaSO4 + 2NaCl
-Cho phần dung dich tác dụng dung dịch Na2CO3 dư ta thu được hai phần : kết tủa va phần dung dịch .Loc kết tủa và cho phần dung dịch tác dụng với axit clohiđric dư và đun nóng ở nhiệt cao ta thu được NaCl tinh khiết .
BaCl2 + Na2 CO3 = BaCO3 + 2NaCl 
Na2CO3 + 2HCl = 2NaCl + H2O + CO2
Câu2 :(3điểm ) :	
1)-Lấy các chất trên tác dung với dung dich BaCl2 thì : 
+Chất nào tạo kết tủa là : SO3 
+Chất nào không có hiện tượng là : CH4 ,C2 H4 ,CO2,SO2 .
Vi: SO3 + H2O = H2SO4 
BaCl2 + H2SO4 = Ba SO4 + 2HCl 
-Cho 4 khí còn lai tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư thì :
+Khí tạo kết tua là : CO2 ,SO2 .
+khí không co hiện tượng là: CH4 , C2H4 .
Ca(OH)2+ CO2 =CaCO3 + H2O
Ca(OH)2+SO2 =CaSO3 + H2O
*Cho các chất khí trên tác dụng vơí dung dịch nước brom ta nhân biết tứng khí : 	2SO2 + 2H2O +Br2 = H2SO4 + 2HBr	; C2H4 +Br2 = C2H4Br2 
2)Tách loại các chất :	
a)Loại SO2 khỏi C2H2 : cho hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư ta được : C2H2 	. SO2 + Ca(OH)2 = CaSO3 + H2O	
b)Loại C2H4 khỏi CO2 : cho hỗn hộp tác dung với dung dịch nước brom dư ta thu được khí CO2 . 
C2H4 +Br2 = C2H4Br2	
c) Loại C2H5OH khỏi CH3COOH:cho hai chất trên tác dung với Ca(OH)2 dư và chưng cất ta thu được phần rằn : (CH3COOH)2Ca , Ca(OH)2 dư
2CH3COOH	+ Ca(OH)2 = ( CH3COO)2Ca + 2H2O	_	--Cho phần rắn tác dụng với H2SO4 dư và chưng cất ta thu được CH3COOH 	(CH3COO)2Ca + H2SO4 = 2CH3COOH + CaSO4	
3)Thoã mãn sơ đồ trên : A là : CH3CHO (anđêhit axêtíc)
B: CH3COOH ( axít axêtíc ) ; D : CH3COOC2H5 ( Êtyl axêtát ) (C6 H10 O5)n 
( Tinh bột ) . N : C6H!2O6 ( Glucozơ )
2CH3CH2OH + O2 = 2 CH3CHO + 2H2O	2CH3CHO + O2 = 2 CH3COOH	 
 CH3CH2 OH + O2 = CH3COOH	 + H2O	CH3COOH + C2H5OH = CH3COOC2H5 + H2O	
	2CH3CH2OH + 7O2 = 4 CO2 + 6H2O	 
 6n CO2 + 5n H2O = (C6H10O5)n + 6n O2	
 (C6H10O5)n + nH2O = n C6H12O6	
 6 CO2 + 6H2O =C6H12O6 + 6O2	
	C6H12O6 = 2C2H5OH + 2CO2 	
Câu3 : ( 2điểm)	x,y >0 ,nguyên . 
	Fe + 2HCl = Fe Cl2 + H2	(1)	FeXOy + y HCl = x Fe Cl2y:x + y H2O	(2)	
dung dịch thu được : FeCl2 , FeCl2y:x , HCl dư 	 
 HCl + NaOH = NaCl + H2O (3) 	 
FeCl2 + 2NaOH = Fe(OH)2+ 2NaCl (4) 
FeCl2y:x + 2y:x NaOH = Fe(OH)2y:x + 2y:x NaCl (5)
kết tua : Fe(OH)2 , Fe(OH)2y:x .
4Fe(OH)2 + 2 H2O + O2 = 4Fe(OH)3 (6)
Fe(OH)2y:x + (1,5 - y:x ) H2O + (0,75 - y:2x) O2 = Fe(OH)3 (7)
2Fe(OH)3 = Fe2O3 + 3 H2O (8)
Từ (1) : n (Fe) = n (Fe Cl2 ) = 0,05 mol .
Từ (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) : n (FexOy ) = 0,15:x (mol)
Khối lượng Y = 0,15:x (56x +16y ) + 0,05 . 56 = 14,4 gam 
Ta có : x:y = 3:4 . Vậy công thức oxit :Fe3O4 
2. Muối A tồn tại ở trang thái rắn , vậy A là muối có hoá trị 1.
	Gọi công thức của A là : RHCO3 ( MR > 0 )
Phản ứng : 2RHCO3 + H2SO4 = R2SO4 + H2O + CO2 
ta có : 15,8 : 2(MR + 61 ) = 13,2 : ( 2MR + 96 ) 
MR = 18 đvc . Vây R gốc amoni .
A là: NH4HCO3 
Câu 4 : 
MR > 0 , n > 0 , nguyên . 
mA = 9,2 gam , nA = 0,1 mol 
m (H2O) = 3,6 gam , n ( H2O ) = 0,2 mol .
Phan ứng hoá học : 
2H2O + 2Na = 2 Na OH + H2 (1) 
2 R(OH)n + 2n Na = R(ONa)n + n H2 (2)
Từ (1) ,(2) ta có : n (H2) = 0,1 + 0,05 n = 0,25 mol.
 Giải ra ta có : n =3.
Ta có : M ( A) = MR + 17.n = 92 ; MR = 41 .
Giọi công thức của R là : CxHy ( x,y > 0 ,nguyên ) 
MR = 12x+ y = 41 . Thoã mãn :x=3 ,y= 5 . 
Vậy công thức A : C3H5(OH)3 . 
 Câu 5: (1điểm) :
a) -Hoà tan hỗn hợp trên vào nước ta thu được hai phần :
+phần tan trong nước : xô đa , muối ăn .
+Phần không tan trong nước : đá vôi ,cát trắng ,PE .
-Cho phần tan trong nước tác dụng với dung dich HCl thì : chất nào có khí bay ra thì đó là xô đa , còn lai là muối ăn .
Na2CO3 + 2HCl = 2NaCl + H2O + CO2
-Cho phần không tan tác dung với dung dich HCl thì : chất nào có khí bay ra là đá vôi ; chất không tan là : cát trắng ,PE .
CaCO3 + 2HCl = CaCl2 + H2O + CO2 
*Cho hai chất không tan tác dụng dung dịch NaOH dư : chất tan là cát trắng , còn lại là PE .
2NaOH + SiO2 = Na2 SiO3 + H2O 
b) -Cho hỗn tác dụng tác dụng với dung dịch BaCl2 ta thu được hai phần :
+Phần kết tủa : BaSO4, BaCO3 .
+Phần dung dịch : NaCl ,BaCl2 dư .
Na2CO3 + BaCl2 = BaCO3 + 2NaCl.
Na2SO4 + BaCl2 = BaSO4 + 2NaCl
-Cho phần dung dich tác dụng dung dịch Na2CO3 dư ta thu được hai phần : kết tủa va phần dung dịch .Loc kết tủa và cho phần dung dịch tác dụng với axit clohiđric dư và đun nóng ở nhiệt cao ta thu được NaCl tinh khiết .
BaCl2 + Na2 CO3 = BaCO3 + 2NaCl 
Na2CO3 + 2HCl = 2NaCl + H2O + CO2
Yêu cầu in, đóng gói bì đề thi tuyển sinh vào lớp 10
chuyên Lam sơn năm học 2005-2006
1. Đối với các môn Văn, Toán chung: 
- In theo số lượng thí sinh của từng phòng thi theo từng cụm. Mỗi cụm 01 bì đề thi chính thức.
- Mỗi cụm coi thi 01 bì đề dự phòng - số lượng 30 đề.
2. Đối với các môn chuyên:
- Mỗi môn in theo số lượng thí sinh của từng phòng thi cho vào bì ( không dán bì ) . 
 Mỗi cụm gói thành 01 bì đề thi chính thức + 01 bản chính , dán niêm phong.
- Mỗi cụm coi thi 01 bì đề dự phòng - số lượng 30 đề.
3. - In 01 đề chính thức lưu Sở ( bản chính )
 - 01 đề chính thức + Đáp án báo cáo Bộ ( bản chính ).
 - Đề và đáp án cho hội đồng chấm: Mỗi môn 35 bộ.
* Đối với các môn Văn, Toán chung in đề và đáp án cho hội đồng chấm mỗi môn 50 bộ 

Tài liệu đính kèm:

  • docThi TS 10 chuyen Hoa Lam Son 05-06.doc