Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2012-2013 Quảng Ngãi môn thi: Hóa học (hệ chuyên )

doc 3 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 2474Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2012-2013 Quảng Ngãi môn thi: Hóa học (hệ chuyên )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2012-2013 Quảng Ngãi môn thi: Hóa học (hệ chuyên )
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2012-2013
 QUẢNG NGÃI Môn thi : Hóa học (hệ chuyên ) 
 ĐỂ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài :120(không kể thời gian giao đề )
Câu 1 :(3 điểm )
 1/Chọn các chất A,B,C,D,Ethích hợp rồi hoàn thành các phương trình hóa học sau ( biết A là kim loại , G là phi kim ):
 A + B → C + D + E
 D + E + G → B + X
 BaCl2 + C → Y + BaSO4 
 Z + Y → T + A	
 T + G → FeCl3
2/ Từ các chất : Na2SO3,NH4HCO3,Al,KMnO4, dung dịch HCl đặc ,dung dịch NaOH, viết tất cả các phương trình phản ứng điều chế chất khí (điều kiện phản ứng có đủ )
Câu 2 :(2,0 điểm )
1/Chỉ dùng thêm một hóa chất , hãy phân biệt 5 chất rắn :Al ,FeO, BaO, ZnO, Al4C3 đựng trong các lọ riêng biệt .Viết các phương trình phản ứng xảy ra 
2/ Trình bày phương pháp tinh chế NaCl từ hỗn hợp rắn gồm :NaHCO3, Na2CO3, CaCl2, NaCl
Câu 3 : (1,5 điểm )
1/ Có dung dịch NaOH , khí CO2, ống đong chia độ và cốc thủy tinh các loại . Trình bày phương pháp điều chế dung dịch Na2CO3
2/ Hòa tan hoàn toàn 11,96 gam một kim loại kiểm trong 73 gam dung dịch HCl 20%.Cô cạn dụng dịch sau phản ứng thu được 28,2 gam chất rắn .Xác định tên kim loại kiềm 
Câu 4 : (1,5 điểm )
 Nung hỗn hợp X gồm C và CuO đến khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn A . Cho chất rắn A phản ứng vừa đủ với 0,5 lít dung dịch HCl 0,4M . lọc lấy phần không tan sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 1,344l khí (ở đktc)
a/ Tính khối lượng của hỗn hợp X
b/ Cho lượng hỗn hợp X như trên tác dung với dung dịch H2SO4 đặc 5M vừa đủ .Tính thể tích khí thoát ra ở đktc và thể tích dung dịch axit đã dùng 
Câu 5 :( 2,0 điểm )
 Hỗn hợp khí X gồm H2,C2H2, C2H4 ,trong đó số mol của C2H2 bằng số mol của C2H4 . Cho V lít hỗn hợp khí X đi qua Ni nung nóng ( hiệu suất phản ứng đạt 100%) thu được 2,24 lít hỗn hợp khí Y có khối lượng 1,32 gam. Xác định giá trị của V.(các thể tích đo ở điều kiện tiêu chuẩn )
 Cho:H = 1,O = 16, S = 32 ,Cu = 64,Li = 7 , Na = 23 Cl = 35,5, K = 39
 --------Hết --------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu.Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm 
 HƯỚNG DẪN GIẢI 
Câu 1 
1/ A: Cu B: H2SO4 C: CuSO4 D : SO2 E :H2O G:Cl2
 X : HCl Y : CuCl2 Z : Fe T : FeCl2 
PTHH: Cu + 2H2SO4 đặc, nóng → CuSO4 + SO2 + 2 H2O
 SO2 + Cl2 + 2H2O → H2SO4 + 2 H2O
 BaCl2 + CuSO4 → BaSO4 + CuCl2
 Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu 
 FeCl2 + Cl2 → FeCl3
2/ PTHH :Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + SO2
 NH4HCO3 + HCl → NH4Cl + H2O + CO2
 2 NH4HCO3 + 2NaOH → Na2CO3 + 2NH3 + 2H2O
 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 +3 H2
 2Al + 6HCl → 2 AlCl3 + 3H2 
 2KMnO4 + 16 HCl → 2 KCl + 2 MnCl2 + 5 Cl2 + H2O
Câu 2 
1/Hóa chất :H2O
 Cách phân biệt :
-Trích mỗi chất ra một ít làm mẫu thử 
- Cho các chất vào nước , chất nào tan là BaO, chất nào tan tạo ↓ và có ↑ là Al4C3
- Cho dung dịch Ba(OH)2 thu được ở trên tác dụng với các chất không tan , chất nào tan và có ↓ là Al , chất nào tan không tạo ↑ là ZnO, chất nào không tan là FeO
PTHH: BaO + H2O → Ba(OH)2
 Al4C3 + 12 H2O → 4 Al(OH)3 + 3 CH4
 Ba(OH)2 + 2Al + 2H2O → Ba(AlO2)2 + 3H2
 Ba(OH)2 + ZnO → BaZnO2 + H2O
2/Cách tinh chế :Cho hỗn hợp hòa tan vào nước , cho Na2CO3 vào đến dư , lọc bỏ kết tủa. Dung dịch thu được sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch HCl dư , cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được NaCl tinh khiết 
Câu 3 
1/ Sục CO2 đến dư vào dung dịch NaOH , sau đó cô cạn rồi nung chất rắn thu được đến khi không còn khí thoát ra , hòa tan chất rắn thu được vào nước thu được dung dịch Na2CO3
 2/Gọi tên kim loại kiềm là M
nCl = nHCl == 0,4 mol 
vì khối lượng kim loại + khối lượng clo < khối lượng chất rắn thu được→ chất rắn có MOH và MCl
mOH = m rắn – m kim loại – m clo = 28,2 – 11,96 – 0,4 x 35,5 = 2,04 gam
ta có n MOH = n OH = = 0,12 mol , n MCl = 0,4 mol
ta có : (M + 35,5) x 0,4 + (M + 17 ) x 0,12 = 28,2 → M = 23 : Natri
Câu 4 
a/ PTHH: 2CuO + C → 2Cu + CO2
 CuO + 2 HCl → CuCl2 + H2O
 Cu + 2H2SO4 đặc, nóng → CuSO4 + SO2 + 2 H2O
n CuO dư = n HCl = x 0,5 x 0,4 =0,1 mol 
n Cu sinh ra = n SO2 = 0,06 mol ; n C = n Cu = 0,03 mol 
n CuO ban đầu = 0,16 mol 
khối lượng hỗn hợp X = 0,16 x 80 + 0,03 x 12 = 13,16 gam 
b/ tác dụng với H2SO4 đặc ,nóng 
 CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
 C + 2 H2SO4 đặc,nóng → CO2 + 2 SO2 + 2 H2O
 n khí thoát ra = 3 nC trong X = 3 x 0,03 = 0,09 mol → V khí = 2,016 lít 
 số mol H2SO4 đã dùng = 2 x 0,03 + 0,16 = 0,22 mol 
→ thể tích dung dịch H2SO4 5 M đã dùng = 0,044 lít 
Câu 5
PTHH : C2H2 + H2 C2H6
 b mol b mol b mol
 C2H4 + H2 C2H6
 b mol b mol b mol	
Gọi a là số mol H2 ban đầu , b là số mol của C2H6 , cũng là số mol của C2H4 trong hỗn hợp
 Số mol hiddro còn lại sau phản ứng = a – 2b mol 
 Số mol hỗn hợp khí ban đầu = a + 2b
 Số mol hỗn hợp khí sau phản ứng = 2b + (a -2b) = a mol = = 0,1 mol 
Khối lượng hỗn hợp khí sau phản ứng = 2(a – 2b) + 2b x 30 = 1,32 gam
 2a – 4b + 60b = 1,32 gam
 56b = 1,32 – 2.0,1=1,12
 b = 0,02 
 Số mol hỗn hợp khí ban đầu = 0,1 + 0,02 x 2 = 0,14 mol →V hỗn hợp ban đầu = 3,136 lít

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_vao_10_chuyen_Hoa.doc