Đề thi trạng nguyên môn Tiếng Việt Lớp 5 - Vòng 11 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

pdf 17 trang Người đăng ngahiepq2 Ngày đăng 29/03/2023 Lượt xem 661Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi trạng nguyên môn Tiếng Việt Lớp 5 - Vòng 11 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi trạng nguyên môn Tiếng Việt Lớp 5 - Vòng 11 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)
ĐỀ THI TRẠNG NGUYÊN TIẾNG VIỆT LỚP 5 
VÒNG 11 
1. Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt 5 năm 2022-2023 - Vòng 11 
Bài 1: Trâu vàng uyên bác. 
Em hãy giúp Trâu vàng điền từ, chữ cái phù hợp vào ô trống còn thiếu. 
Câu 1: Hữu  vô thực 
Câu 2: Nói có sách, mách có  
Câu 3: Cần kiệm .. chính 
Câu 4: Không cánh mà  
Câu 5: Mất lòng trước, được lòng  
Câu 6: Nước lã vã nên . 
Câu 7: Ruột để ngoài  
Câu 8: Khua môi, múa . 
Câu 9: Phù  độ trì 
Câu 10: Nhất tự vi sư, bán tự vi . 
Câu 11: Cây ................... không sợ chết đứng 
Câu 12: Mua danh ba vạn bán danh ......................... đồng 
Câu 13: Đoàn kết là sống ........................ rẽ là chết 
Câu 14: Chết .................. còn hơn sống nhục 
Câu 15: Cái nết đánh chết .................. đẹp 
Câu 16: Tốt ...................... hơn lành áo 
Câu 17: Đói .................. sạch rách cho thơm 
Câu 18: Môi hở .................. lạnh 
Câu 19: Tay làm hàm .......... tay quai miệng trễ 
Câu 20: Kề ........... sát cánh 
Câu 21: Núi  bởi có đất bồi 
Câu 22: ..đất tấc vàng 
Câu 23: Trèo ngã đau 
Bài 2: Trắc nghiệm 
Câu hỏi 1: Trong các thành ngữ sau, thành ngữ nào không chứa cặp từ trái nghĩa? 
a/ Ba chìm bảy nổi b/ Gần nhà xa ngõ 
c/ Lên voi xuống chó d/ Nước chảy đá mòn 
Câu hỏi 2: Từ "chăm chắm" trong câu: "A Cháng mắc cày xong, quát một tiếng: Mổng! và bây 
giờ chỉ còn chăm chắm vào công việc." nghĩa là? 
a/ trông coi b/ ngay ngắn c/ nghiêm trang d/ chú ý vào việc 
Câu hỏi 3: Chủ ngữ trong câu: "Chị sẽ là chị của em mãi mãi" thuộc từ loại gì? 
a/ danh từ b/ tính từ c/ đại từ d/ động từ 
Câu hỏi 4: Từ "vạt" trong hai câu "Chú Tư lấy dao vạt nhọn đầu chiếc gậy tre." và "Vạt áo chàm 
thấp thoáng." có quan hệ với nhau như thế nào? 
a/ đồng nghĩa b/ trái nghĩa c/ đồng âm d/ nhiều nghĩa 
Câu hỏi 5: Trong câu: "Sao chú mày nhát thế?" là câu dùng với mục đích gì? 
a/ thái độ chê bai b/ nhờ cậy c/ yêu cầu trả lời d/ khen ngợi 
Câu hỏi 6: Chủ ngữ trong câu: "Thảo quả lan tỏa nơi tầng rừng thấp, vươn ngọn, xòe lá, lấn 
chiếm không gian." là từ nào? 
a/ thảo quả b/ lan tỏa c/ tầng rừng thấp d/ vươn ngọn 
Câu hỏi 7: Chủ ngữ trong câu: "Con bìm bịp bằng cái giọng ngọt ngào, trầm ấm báo hiệu mùa 
xuân đến." thuộc từ loại gì? 
a/ động từ b/ danh từ c/ tính từ d/ đại từ 
Câu hỏi 8: Trong câu "Hồn tôi hóa thành chiếc sáo trúc nâng ngang môi chú bé ngồi vắt vẻo trên 
lưng trâu." có mấy động từ? 
a/ ba b/ hai c/ bốn d/ một 
Câu hỏi 9: Trong câu "Trời thu xanh thăm thẳm, nắng cuối thu lấp lánh, long lanh." có mấy từ 
láy? 
a/ hai b/ ba c/ một d/ bốn 
Câu hỏi 10: Trong câu ghép "Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng 
lớn lắm." các vế câu có quan hệ với nhau như thế nào? 
a/ nguyên nhân, kết quả b/ điều kiện, kết quả 
c/ tăng tiến d/ tương phản 
Câu hỏi 11: Trong các từ sau, từ nào có nghĩa là người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa 
vụ với đất nước? 
 a/ công dân b/ công tâm c/ công an d/công nhân 
Câu hỏi 12: Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: “Tấm chăm chỉ, hiền lành, 
 Cám thì lười biếng, độc ác.” 
 a/ còn b/ tuy c/ nhưng d/ nếu 
Câu hỏi 13: Trong các từ sau, từ “xanh” nào được dùng với nghĩa gốc? 
 a/ xanh mặt b/ tuổi xanh c/ quả cau xanh d/ xuân xanh 
Câu hỏi 14: Trong các từ sau, từ nào viết sai chính tả? 
 a/ ròng sông b/ giông bão c/ rộng rãi d/ dong duổi 
Câu hỏi 15: Chọn từ phì hợp vào chỗ chấm trong câu thơ sau: 
“Cánh cam đi lạc mẹ 
..xô vào vườn hoang.” 
(SGK Tiếng Việt 5, tập 2, tr.17) 
 a/ mây b/ gió c/ lá d/ trắng 
Câu hỏi 16: Trong bài tập đọc: “Người công dân số Một” , từ nào chỉ văn bản của cơ bản hành 
chính cấp cao quy định những điều cần thực hiện trong một lĩnh vực cụ thể? (SGK Tiếng Việt 5, 
tập 2, tr.4) 
 a/ hành chính b/ nghị định c/ chỉ thị d/ nghị quyết 
Câu hỏi 17: Từ liều nào khác với các từ còn lại? 
 a/ liều lĩnh b/ liều thuốc c/ liều mình d/ liều mạng 
Câu hỏi 18: Cặp từ quan hệ “mặc dù – nhưng” trong câu: “Mặc dù trời mưa to nhưng chúng tôi 
vẫn quyết tâm lên đường theo kế hoạch.” biểu thị quan hệ gì? 
 a/ nguyên nhân – kết quả b/ giả thiết – kết quả 
 c/ tăng tiến d/ tương phản 
Câu hỏi 19: Cặp quan hệ từ nào biểu thị quan hệ giả thiết – kết quả? 
 a/ vì – nên b/ tuy – nhưng c/ nếu – thì d/ không những – mà còn 
Câu hỏi 20: Từ nào không kết hợp với “thương” để tạo thành từ có nghĩa? 
 a/ ngoại b/ tình c/ minh d/ lượng 
Câu hỏi 21: Thành ngữ nào dưới đây gồm 2 cặp từ trái nghĩa? 
a/ Lên thác xuống ghềnh b/ Trước lạ sau quen 
c/ Lên voi xuống chó d/ Kính già yêu trẻ 
Câu hỏi 22: Dòng nào dưới đây gồm các từ viết đúng chính tả? 
 a/ gianh giá, dón dén, rực rỡ, gian xảo 
b/ giục dã, giận rỗi, rảnh rỗi, giòn rụm 
c/ gìn dữ, giận dữ, ròng rọc, ráo riết 
d/ giày dép, dành dụm, giành giật, rộn ràng 
Câu hỏi 23: Cặp từ đồng âm nào có thể điền vào chỗ trống sau? 
Các bạn ở mỗi .đang.rất sôi nổi 
a/ nhóm b/ bàn c/ tổ d/ lớp 
Câu hỏi 24: Trong bài tập đọc “Cái gì quý nhất?”, ai là người làm ra lúa gạo, vàng bạc, biết dùng 
thì giờ một cách hữu ích? 
a/ thầy giáo b/ người lao động c/ người nông dân d/ học sinh 
Câu hỏi 25: Giải câu đố sau: 
Tỉnh nào quê Bác kính yêu 
Non xanh nước biếc như thêu gấm vàng? 
a/ Hà Tĩnh b/ Quảng Bình c/ Quảng Nam d/ Nghệ An 
Câu hỏi 26: Dòng nào dưới đây có từ "ngọt" được dùng theo nghĩa gốc? 
 a/ Con dao được mài sắc ngọt. 
b/ Chiếc bánh này ngọt quá! 
c/ Giọng hát của bạn thật ngọt! 
d/ Chị phải dỗ ngon dỗ ngọt thì cô em mới chịu nín. 
Câu hỏi 27: Câu “Bún chả ngon” có thể hiểu theo mấy cách? 
 a/ 1 cách b/ 2 cách c/ 3 cách d/ 4 cách 
Câu hỏi 28: Từ "bác" trong câu nào dưới đây là đại từ? 
a/ Mẹ bác trứng cho em ăn. 
b/ Bác tôi cười rất đôn hậu. 
c/ Cháu chào bác ạ! 
d/ Cậu đừng làm vỡ lọ hoa của bác tớ nhé! 
Câu hỏi 29: Người dân Cà Mau trong bài "Đất Cà Mau" có tính cách như thế nào? 
 a/ giỏi giang, khéo léo, có tinh thần đoàn kết 
b/ thông minh, giàu nghị lực, có tinh thần thượng võ 
c/ chăm chỉ, hiền lành, có tinh thần nghĩa hiệp 
d/ vui vẻ, hài hước, có tinh thần thượng võ 
Câu hỏi 30: Câu ca dao sử dụng hình thức nhân hóa nào? 
“Trâu ơi ta bảo trâu này 
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.” 
a/ Gọi các sự vật bằng những từ ngữ để gọi con người. 
b/ Miêu tả sự vật bằng những từ ngữ miêu tả con người. 
c/ Xưng hô với sự vật thân mật như con người. 
d/ Cả A và C đều đúng 
Câu hỏi 31: Chọn quan hệ từ phù hợp vào chỗ chấm để hoàn thành câu văn : "Lan ..... học giỏi 
mà còn hát rất hay." ? 
a/ không những b/ vì c/do d/mặc dù 
Câu hỏi 32: Từ nào chứa tiếng "bảo" không có nghĩa là "giữ, chịu trách nhiệm" ? 
a/ bảo tồn b/ bảo vệ c/ bảo trợ d/ bảo ban 
Câu hỏi 33: Từ nào dưới đây không dùng để tả ngoại hình của con người ? 
a/ quanh co b/ thanh thanh c/ thấp bé d/mập mạp 
Câu hỏi 34: Câu nào khuyên chúng ta nên chăm chỉ, tiết kiệm từ những thứ nhỏ bé? 
 a/ Tay làm hàm nhai. b/ Năng nhặt chặt bị. 
c/ Khỏe như voi d/ cả 3 đáp án 
Câu hỏi 35: Từ nào dưới đây có nghĩa là nơi cất giữ những tài liệu, hiện vật có ý nghĩa? 
a/ bảo vật b/ bảo tàng c/ bảo hộ d/ bảo tồn 
Câu hỏi 36: Từ nào không phải là đại từ xưng hô ? 
 a/ mình b/ chúng tôi c/ bạn bè d/ ta 
Câu hỏi 37: Từ "với" trong câu: "Tôi với tay lấy quyển sách cho bà." là: 
a/ danh từ b/ quan hệ từ c/ tính từ d/động từ 
Câu hỏi 38: Cặp quan hệ từ "mặc dù - nhưng" trong câu : "Mặc dù trời mưa to nhưng chúng tôi 
vẫn quyết tâm lên đường theo kế hoạch." biểu thị quan hệ gì ? 
a/ nguyên nhân - kết quả b/ giả thiết- kết quả 
c/ tăng tiến d/ tương phản 
Câu hỏi 39: Từ nào dưới đây khác với các từ còn lại? 
 a/ sa thải b/ phế thải c/ khí thải d/ rác thải 
Câu hỏi 40: Thảo quả Đản Khao là đặc sản của địa phương nào? 
a/ Sơn La b/ Điện Biên c/ Lào Cai d/ Hà Giang 
Câu hỏi 41: Từ nào viết sai chính tả? 
 a/ dòng suối b/ rông bão c/ rộng rãi d/ rong ruổi 
Câu hỏi 42: Từ nào là quan hệ từ trong câu: “Tôi với Thảo là bạn thân từ thuở bé.”? 
 a/ tôi b/ với c/ Thảo d/ từ 
Bài 3: ĐIỀN TỪ 
Câu hỏi 1: Điền vào chỗ trống: "Ngủ thì ai cũng như lương thiện. Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền. 
Hiền dữ đâu phải là tính ..........ẵn. Phần nhiều do giáo dục mà nên." 
Câu hỏi 2: Điền vào chỗ trống: Trần Quốc Toản là một cậu bé có trí dũng .............. toàn. 
Câu hỏi 3: Điền vào chỗ trống. "Én bay thấp, mưa ngập bờ ao. Én bay cao, mưa .............ào lại 
tạnh." 
Câu hỏi 4: Điền vào chỗ trống: "Đã có Tam Thanh còn Tam Điệp. Đã .........anh Tam Đảo lại Ba 
Vì.". 
Câu hỏi 5: Điền vào chỗ trống: "Nhà Bè nước ..............ảy chia hai, Ai về Gia Định, Đồng Nai thì 
về.". 
Câu hỏi 6: Điền vào chỗ trống: Cánh cam lạc mẹ vẫn được sự ............ chở của bạn bè. 
Câu hỏi 7: Điền vào chỗ trống: "Gạo đem vào giã bao đau đớn. Gạo giã .............. rồi trắng tựa 
bông." 
Câu hỏi 8: Ai ơi đứng lại mà trông, Kìa núi Thành Lạng kìa ............ông Tam Cờ.". 
Câu hỏi 9: Từ đồng nghĩa với công dân là từ nhân ......ân và dân chúng. 
Câu hỏi 10: Điền vào chỗ trống: "Quảng Nam có lụa Phú Bông Có ..........oai Trà Đỏa, có sông 
Thu Bồn.". 
Câu hỏi 11: Điền vào chỗ trống trong câu sau: “Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. 
Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm, như dâng cao lên, chắc.” (SGK Tiếng Việt lớp 5, 
tập 2, tr.8) 
Câu hỏi 12: Điền vào chỗ trống: 
“Tháng . đến tự bao giờ? 
Đất trời viết tiếp bài thơ ngọt ngào? 
(SGK Tiếng Việt, tập 2, tr.7) 
Câu hỏi 13: Hỗn hợp khí bao phủ toàn bộ bề mặt trái đất được gọi là “khí .”. 
Câu hỏi 14: Điền vào chỗ trống trong đoạn thơ sau: 
“Đồng làng vương chút heo may 
Mầm cây tỉnh , vườn đầy tiếng chim.” 
(SGK Tiếng Việt lớp 5, tập 2, tr.6) 
Câu hỏi 15: Điền vào chỗ trống: “r”, “d” hay “gi” trong câu sau: “Một hành khách thấy vậy, 
không .ấu nổi tức giận.” 
Câu hỏi 16: Điền từ phù hợp vào chỗ trống: 
"Nhà Bè nước chảy chia .., 
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.". 
Câu hỏi 17: Điền từ phù hợp vào chỗ trống: 
“Ai ơi đứng lại mà trông, 
Kìa núi Thành Lạng, kìa ........... Tam Cờ.” 
Câu hỏi 18: Từ đồng nghĩa với “công dân” là từ “nhân ......” và “dân chúng”. 
Câu hỏi 19: Điền từ phù hợp vào chỗ trống: 
“Hoa nở trên mặt nước 
Lại mang hạt .mình 
Hương bay qua hồ rộng 
Lá đội đầu mướt xanh.” 
(SGK Tiếng Việt 5, tập 2, tr.7) 
Câu hỏi 20: Điền từ phù hợp vào chỗ trống:Các từ “nhanh nhẹn, đo đỏ, lung linh” đều là các từ 
. 
Câu hỏi 21: Điền từ phù hợp vào chỗ trống: “Đại từ .hô là từ được người nói dùng để tự chỉ 
mình hay chỉ người khác khi giao tiếp: tôi, chúng tôi, mày; chúng mày; nó; chúng nó,..” 
Câu hỏi 22: Điền từ phù hợp vào chỗ trống: “Quan  từ là từ nối các từ ngữ hoặc các 
câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau.” 
Câu hỏi 23: Giải câu đố: 
 Tôi thường đi cặp với chuyên 
 Để nêu đức tính chăm siêng học hành 
 Không huyền nảy mực, công bình 
 Nhờ tôi trọng lượng phân minh rõ ràng. 
Từ không có dấu huyền là từ gì? 
Trả lời: từ . 
Câu hỏi 24: Điền từ phù hợp vào chỗ trống: “Dân ta có một .nồng nàn yêu nước.” 
Bài 4: Khỉ con nhanh trí 
 chức ngôi học gia hương tân mai 
 vị 
 tha bình tướng thế sách giác trí 
Bài 5: Mèo con nhanh nhẹn (Phép thuật mèo con) 
Em hãy giúp bạn Mèo nối 2 ô với nhau đề được cặp từ đồng nghĩa 
Thảo dược Người bảo vệ rừng Ham hố Nhộn nhịp Rô bốt 
Cây thuốc Kiểm lâm Dũng cảm Mộc mạc Người máy 
Giản dị Sầm uất Gan dạ Kẻ phá rừng Hỏi 
Bảo bối Lâm tặc Chất vấn Hồ đồ Bảo vật 
_______________________________________________________________ 
_______________________________________________________________ 
_______________________________________________________________ 
_______________________________________________________________ 
Bài 6: Hổ con thiên tài 
Em hãy sắp xếp lại vị trí các ô trống để thành câu phù hợp 
ong/chăm/chỉ/./Những/chú 
_______________________________________________________________ 
sinh/rừng/nguyên 
_______________________________________________________________ 
./mông/mênh/lúa/rộng/Cánh/đồng 
_______________________________________________________________ 
tay/rã/chèo/cả/Chớ/sóng/thấy/mà/. 
_______________________________________________________________ 
Thất/./là/thành/mẹ/công/bại 
_______________________________________________________________ 
dàng/chắn/bão/ Hàng/cây/mùa/dịu/hoa. 
_______________________________________________________________ 
m/i/tr/ường/ô 
_______________________________________________________________ 
nước/ngọt/đào/hơn/máu/Một/./ao/lã. 
_______________________________________________________________ 
./sẽ/nằm/bỡ/cao/Biển/ngỡ/giữa/nguyên 
_______________________________________________________________ 
tìm/trọn/đến/bay/ong/Bầy/đời/hoa. 
_______________________________________________________________ 
ĐÁP ÁN 
Bài 1: Trâu vàng uyên bác. 
Em hãy giúp Trâu vàng điền từ, chữ cái phù hợp vào ô trống còn thiếu. 
Câu 1: Hữu danh vô thực 
Câu 2: Nói có sách, mách có chứng 
Câu 3: Cần kiệm liêm chính 
Câu 4: Không cánh mà bay 
Câu 5: Mất lòng trước, được lòng sau 
Câu 6: Nước lã vã nên hồ 
Câu 7: Ruột để ngoài da 
Câu 8: Khua môi, múa mép 
Câu 9: Phù hộ độ trì 
Câu 10: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư 
Câu 11: Cây ngay không sợ chết đứng 
Câu 12: Mua danh ba vạn bán danh ba đồng 
Câu 13: Đoàn kết là sống chia rẽ là chết 
Câu 14: Chết vinh còn hơn sống nhục 
Câu 15: Cái nết đánh chết cái đẹp 
Câu 16: Tốt danh hơn lành áo 
Câu 17: Đói cho sạch rách cho thơm 
Câu 18: Môi hở răng lạnh 
Câu 19: Tay làm hàm nhai tay quai miệng trễ 
Câu 20: Kề vai sát cánh 
Câu 21: Núi cao bởi có đất bồi 
Câu 22: Tất đất tấc vàng 
Câu 23: Trèo cao ngã đau 
Bài 2: Trắc nghiệm 
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 
d d c c a a b a b a 
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 
a a c a b b b d c c 
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 
b d b b d b b c b c 
31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 
a d a b b c d d a c 
41 42 
b b 
Bài 3: Điền từ 
Câu hỏi 1: Điền vào chỗ trống: "Ngủ thì ai cũng như lương thiện. Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền. 
Hiền dữ đâu phải là tính ..... s.....ẵn. Phần nhiều do giáo dục mà nên." 
Câu hỏi 2: Điền vào chỗ trống: 
“Trần Quốc Toản là một cậu bé có trí dũng ...... song....... toàn.” 
Câu hỏi 3:Điền vào chỗ trống. "Én bay thấp, mưa ngập bờ ao. Én bay cao, mưa .....r........ào lại 
tạnh." 
Câu hỏi 4: Điền vào chỗ trống: "Đã có Tam Thanh còn Tam Điệp. Đã ....x.....anh Tam Đảo lại Ba 
Vì.". 
Câu hỏi 5: Điền vào chỗ trống: "Nhà Bè nước ......ch........ảy chia hai, Ai về Gia Định, Đồng Nai 
thì về.". 
Câu hỏi 6: Điền vào chỗ trống: Cánh cam lạc mẹ vẫn được sự ......che...... chở của bạn bè. 
Câu hỏi 7: Điền vào chỗ trống: "Gạo đem vào giã bao đau đớn. 
Gạo giã .......xong....... rồi trắng tựa bông." 
Câu hỏi 8: Ai ơi đứng lại mà trông, Kìa núi Thành Lạng kìa .....s......ông Tam Cờ.". 
Câu hỏi 9: Từ đồng nghĩa với công dân là từ nhân ....d..ân và dân chúng. 
Câu hỏi 10: Điền vào chỗ trống: "Quảng Nam có lụa Phú Bông Có ....Kh......oai Trà Đỏa, có 
sông Thu Bồn.". 
Câu hỏi 11: Điền vào chỗ trống trong câu sau: “Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. 
Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm, như dâng cao lên, chắc nịch .” (SGK Tiếng Việt lớp 
5, tập 2, tr.8) 
Câu hỏi 12: Điền vào chỗ trống: 
“Tháng  Giêng . đến tự bao giờ? 
Đất trời viết tiếp bài thơ ngọt ngào? 
(SGK Tiếng Việt, tập 2, tr.7) 
Câu hỏi 13: Hỗn hợp khí bao phủ toàn bộ bề mặt trái đất được gọi là “khí quyển”. 
Câu hỏi 14: Điền vào chỗ trống trong đoạn thơ sau: 
“Đồng làng vương chút heo may 
Mầm cây tỉnh  giấc, vườn đầy tiếng chim.” 
(SGK Tiếng Việt lớp 5, tập 2, tr.6) 
Câu hỏi 15: Điền vào chỗ trống: “r”, “d” hay “gi” trong câu sau: “Một hành khách thấy vậy, 
không  gi.ấu nổi tức giận.” 
Câu hỏi 16: Điền từ phù hợp vào chỗ trống: 
"Nhà Bè nước chảy chia  hai.., 
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.". 
Câu hỏi 17: Điền từ phù hợp vào chỗ trống: 
“Ai ơi đứng lại mà trông, 
Kìa núi Thành Lạng, kìa ..... sông...... Tam Cờ.” 
Câu hỏi 18: Từ đồng nghĩa với “công dân” là từ “nhân .. dân....” và “dân chúng”. 
Câu hỏi 19: Điền từ phù hợp vào chỗ trống: 
“Hoa nở trên mặt nước 
Lại mang hạt  trong.mình 
Hương bay qua hồ rộng 
Lá đội đầu mướt xanh.” 
(SGK Tiếng Việt 5, tập 2, tr.7) 
Câu hỏi 20: Điền từ phù hợp vào chỗ trống:Các từ “nhanh nhẹn, đo đỏ, lung linh” đều là các từ 
 láy. 
Câu hỏi 21: Điền từ phù hợp vào chỗ trống: “Đại từ  xưng. hô là từ được người nói dùng để 
tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp: tôi, chúng tôi, mày; chúng mày; nó; chúng nó,..” 
Câu hỏi 22: Điền từ phù hợp vào chỗ trống: “Quan  hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các 
câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau.” 
Câu hỏi 23: Giải câu đố: 
 Tôi thường đi cặp với chuyên 
 Để nêu đức tính chăm siêng học hành 
 Không huyền nảy mực, công bình 
 Nhờ tôi trọng lượng phân minh rõ ràng. 
Từ không có dấu huyền là từ gì? 
Trả lời: từ cân 
Câu hỏi 24: Điền từ phù hợp vào chỗ trống: “Dân ta có một  lòng . nồng nàn yêu nước.” 
Bài 4: Khỉ con nhanh trí 
Bài 5: Mèo con nhanh nhẹn (Phép thuật mèo con) 
Em hãy giúp bạn Mèo nối 2 ô với nhau đề được cặp từ đồng nghĩa 
Thảo dược = cây thuốc người bảo vệ rừng = kiểm lâm 
Ham hố = hồ đồ nhộn nhịp = sầm uất 
Rô bốt = người máy hỏi = chất vấn 
Mộc mạc = giản dị bảo bối = bảo vật 
Kẻ phá rung = lâm tặc ga dạ = dũng cảm 
Bài 6: Hổ con thiên tài 
Em hãy sắp xếp lại vị trí các ô trống để thành câu phù hợp 
ong/chăm/chỉ/./Những/chú 
Những chú ong chăm chỉ. 
sinh/rừng/nguyên 
rừng nguyên sinh 
./mông/mênh/lúa/rộng/Cánh/đồng 
Cánh đồng lúa rộng mênh mông. 
tay/rã/chèo/cả/Chớ/sóng/thấy/mà/. 
Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo. 
Thất/./là/thành/mẹ/công/bại 
Thất bại là mẹ thành công. 
dàng/chắn/bão/ Hàng/cây/mùa/dịu/hoa. 
Hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa. 
m/i/tr/ường/ô 
môi trường 
nước/ngọt/đào/hơn/máu/Một/./ao/lã. 
Một giọt máu đào hơn ao nước lã. 
./sẽ/nằm/bỡ/cao/Biển/ngỡ/giữa/nguyên 
Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên. 
tìm/trọn/đến/bay/ong/Bầy/đời/hoa. 
Bầy ong bay đến trọng đời tìm hoa. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_trang_nguyen_mon_tieng_viet_lop_5_vong_11_nam_hoc_202.pdf