Kiểm tra chất lượng cuối năm môn: tiếng việt - Lớp 5 năm học 2014 - 2015 thời gian làm bài: 60 phút

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 761Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra chất lượng cuối năm môn: tiếng việt - Lớp 5 năm học 2014 - 2015 thời gian làm bài: 60 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra chất lượng cuối năm môn: tiếng việt - Lớp 5 năm học 2014 - 2015 thời gian làm bài: 60 phút
Trường Tiểu học Gia Tân
Họ và tên: ..........................................................................
Đề chính thức
Lớp: .......
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM 
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 5
(Phần LTVC và TLV)
Năm học 2014 - 2015
Thời gian làm bài: 60 phút
Học sinh làm bài ra giấy kiểm tra, không làm vào tờ đề này.
I. PHẦN LUYỆN TỪ VÀ CÂU (3 điểm): 
Câu 1: Trong câu: “Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì.”, chủ ngữ là:
A. Mỗi chiếc nấm
B. Mỗi
C. Chiếc nấm
D. Nấm
Câu 2: Từ giá trong “giá sách” và từ giá trong “giá đỗ” là:
A. Từ đồng nghĩa
C. Từ nhiều nghĩa
B. Từ đồng âm.
D. Tất cả đều sai.
Câu 3: Đặt một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ “Nếu  thì”
Câu 4: Ghi lại các động từ có trong câu văn sau: 
“Hè đến, phượng nở đỏ rực cả một góc trời, ve kêu râm ran trong vòm lá.”
Câu 5: Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu văn sau : 
« Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh. »
Câu 6: Em hãy tìm và ghi lại các từ láy có trong đoạn văn sau :
	« Tuổi thơ không gì sung sướng hơn khi được sinh ra trong một gia đình êm ấm. Có thể cuộc sống còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhưng sau một ngày làm việc, cả nhà lại được quây quần bên nhau,...đó chính là hạnh phúc ! »
 (Văn học và tuổi trẻ - Số 208-NXBGD Việt Nam)
II. PHẦN TẬP LÀM VĂN (7 điểm) : 
Học sinh chọn làm một trong hai đề sau :
Đề 1: Tuổi thơ của em được lớn lên trong tình thương yêu vô bờ của cha mẹ, lời ru êm ái hay những câu chuyện cổ tích của bà và cả những bài học bổ ích từ thầy cô, bè bạn Em hãy tả một người mà mình yêu quý nhất.
Đề 2: Ngôi trường tiểu học đã gắn bó với em trong những năm học vừa qua, em hãy tả lại ngôi trường thân yêu của mình.
---------Hết----------
HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN: TIẾNG VIỆT
(Hướng dẫn chấm gồm 2 trang)
LTVC 
(3 điểm)
Đáp án
Điểm
1
(0,5 điểm)
A
0,5 điểm
2
(0,5 điểm)
B
0,5 điểm
3
(0,5 điểm)
HS đặt được câu có đủ thành phần, diễn đạt trọn vẹn ý.
0,5 điểm
4
(0,5 điểm)
HS tìm đúng các động từ : đến, nở, kêu
0,5 điểm
(tìm thiếu 1 từ trừ 0,25 điểm)
5
(0,5 điểm)
Chủ ngữ: Lăng của các vua Hùng
Vị ngữ : kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh
0,25 điểm
0,25 điểm
6
(0,5 điểm)
Tìm đúng 4 từ láy: sung sướng, khó khăn, thiếu thốn, quây quần
 (Tìm thiếu 2 từ trừ 0,25 điểm)
0,5 điểm
TLV
 (7 điểm)
Bài văn có đủ bố cục và trình bày rõ ràng. Bài làm có trình tự hợp lí theo đúng thể loại văn tả cảnh, tả người; sắp xếp ý rõ ràng, mạch lạc. Bài viết tối thiểu đạt từ 15 câu trở lên.
* Mở bài: Giới thiệu về người thân yêu (ngôi trường) mình tả. Có thể giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp.
* Thân bài:
Đối với đề 1: 
- Tả hình dáng: 
+ Tả bao quát: tuổi tác, dáng vẻ, tầm vóc, trang phục, 
+ Tả chi tiết: mái tóc, đôi mắt, miệng, vẻ mặt, quang cảnh xung quanh khi nhìn thấy người đó
- Tả hoạt động, tính tình: 
+ Hoạt động: Cử chỉ, hành động, cách làm việc
(Đối với tả người đang làm việc: dáng điệu khi làm việc, dụng cụ, công việc và tinh thần khi làm việc của họ-> Kết quả công việc. Cảm xúc khi họ làm xong công việc.)
+ Tính tình: hay nhường nhịn, điềm đạm, cẩn thận (Có thể kết hợp tả tính tình thông qua hoạt động)
Đối với đề 2: 
- Tả bao quát:
 + Cảnh, cây cối, cách bố trí sắp xếp các phòng học...
- Tả chi tiết: 
+ Từng phần của cảnh.
+ Lớp học của em.
* Kết bài: Nêu cảm nghĩa của mình về người (ngôi trường) vừa tả. Có thể nêu lời nhận xét, bình luận về người (ngôi trường)
Lưu ý:
- Bài văn có sử dụng biện pháp nghệ thuật, có hình ảnh miêu tả độc đáo, sáng tạo cộng 0,5 điểm.
- Bài làm đạt được đầy đủ các yêu cầu chính của đề. Biết chọn những nét tiêu biểu làm nổi bật về ngôi trường hoặc làm nổi bật được ngoại hình, tính cách, hoạt động của người mình chọn tả, bài viết giàu cảm xúc, hình ảnh đạt điểm tối đa.
- Tùy theo các mức độ sai sót để cho điểm theo các mức 4,5; 4; 3,5; 3; 2,5; 2; 1,5; 1; 0,5.
Bài văn lạc đề không cho điểm.
1 điểm
2,5 điểm
2,5 điểm
(1,5 điểm)
(1,5 điểm)
1 điểm
----------Hết----------

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_Tieng_Viet_lop_5.doc