Đề thi TNTHPT có đáp án môn Hóa

doc 18 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1454Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi TNTHPT có đáp án môn Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi TNTHPT có đáp án môn Hóa
ĐỀ LÝ THUYẾT SỐ 1
Câu 1: Chia m gam hỗn hợp Fe và Cu làm hai phần bằng nhau
Phần 1. Cho tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, dư ở nhiệt độ thường thu được 6,72 lít khí (đktc)
Phần 2. Cho tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu được 2,24 lít khí (đktc).
Giá trị của m là:
A. 30,4 gam	B. 88 gam	C. 49,6 gam	D. 24,8 gam
Câu 2: Cho thí nghiệm được mô tả như hình vẽ
Biết mỗi kí hiệu X, Y tương ứng với một chất. Vậy thí nghiệm trên dùng để điều chế chất nào trong số các chất sau đây trong PTN?
A. CO2	B. NH3	C. CH4	D. O2
Câu 3: Cho các chất Cu, CuO, CaCO3, C6H5ONa, Al(OH)3, C2H5OH, NaCl. Trong điều kiện thích hợp, CH3COOH tác dụng được với
A. 6 chất	B. 5 chất	C. 7 chất	D. 4 chất
Câu 4: Hòa tan một – amino axit X vào nước có pha vài giọt quỳ tím thấy dung dịch từ màu tím chuyển sang màu xanh. X có tên gọi thông thường là
A. Valin	B. Lysin	C. Axit glutamic	D. Glyxin
Câu 5: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol C2H5OH; 0,15 mol C6H5OH tác dụng hoàn toàn với 0,3 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng là:
A. 26,2 gam	B. 17,4 gam	C. 23,4 gam	D. 18,3 gam
Câu 6: Cho các dung dịch loãng có cùng nồng độ 1M: (1)- NaOH; (2) - NH3; (3) - CH3NH2; (4)- C6H5NH2. Sắp xếp các dung dịch trên theo chiều pH tăng dần là
A. (1); (3); (2); (4)	B. (3); (2); (4); (1)	C. (2); (4); (1); (3)	D. (4); (2); (3); (1)
Câu 7: Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính?
A. NaHCO3	B. Al2O3	C. Zn(OH)2	D. Al
Câu 8: Cho các dung dịch đều không màu, đựng trong các lọ mất nhãn: NaAlO2, NaHCO3, Na2CO3, Na2SO4 và NaNO3. Nếu chỉ dùng thêm một hóa chất là HCl thì có thể nhận biết được tối đa
A. cả 5 dung dịch	B. 4 dung dịch	C. 3 dung dịch	D. 2 dung dịch
Câu 9: Nhóm nào sau đây gồm các kim loại kiềm thổ
A. Mg, Fe	B. Na, K	C. Li, Be	D. Ca, Ba
Câu 10: Cacbohiđrat X không màu, tan tốt trong nước, không có khả năng tráng gương nhưng khi đun nóng X với dung dịch H2SO4 loãng thì thu được sản phẩm có phản ứng tráng gương. Cho các phát biểu sau, phát biểu nào sai?
A. X có nhiều trong cây mía, củ cải đường
B. X được dùng làm thực phẩm và là nguyên liệu ban đầu đem thủy phân để tráng gương, tráng ruột phích.
C. 1 mol X thủy phân cho 2 mol glucozơ
D. X thuộc loại đisaccarit
Câu 11: Cho 14,6 gam X tác dụng hết với dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 21,9 gam muối khan có CTPT dạng RNH3+Cl- (R là gốc hiđrocacbon). Số đồng phân có thể có của X là
A. 2	B. 8	C. 3	D. 4
Câu 12: X và Y là hai nguyên tố đều thuộc cùng chu kì 3; X thuộc nhóm IA, Y thuộc nhóm VIIA. Cho các phát biểu sau, chỉ ra phát biểu sai:
A. Liên kết giữa X với Y trong phân tử XY là liên kết cộng hóa trị
B. Cân bằng Y2 + H2O HY + HYO chuyển dịch theo chiều thuận khi thêm vào đó vài giọt dung dịch NaOH
C. X là kim loại mạnh còn Y là phi kim mạnh
D. Độ âm điện của X < Y
Câu 13: Cho một loại nước cứng chứa các ion Mg2+, Ca2+, HCO3-, Cl- và SO42-. Đun nóng nước này một hồi lâu rồi thêm vào đó hỗn hợp dung dịch Na2CO3, Na3PO4 đến dư thì nước thu được thuộc loại
A. Nước cứng vĩnh cửu	B. Nước mềm	
C. Nước cứng tạm thời	D. Nước cứng toàn phần
Câu 14: X là một nguyên tố kim loại nhẹ, có khả năng dẫn điện dẫn nhiệt tốt và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Nguyên tử X có số khối bằng 27 trong đó số hạt mang điện tích dương ít hơn số hạt không mang điện 1 hạt. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. X có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p1
B. X có thể điều chế bằng cách dùng kim loại mạnh đẩy ra khỏi dung dịch muối
C. Vị trí của X trong BTH là chu kì 3, nhóm IIIA
D. X không bị ăn mòn trong không khí và trong nước vì có lớp màng bảo vệ
Câu 15: Chất nào sau đây không có khả năng làm mất màu dung dịch brom ở nhiệt độ thường?
A. etilen	B. benzen	C. stiren	D. triolein
Câu 16: Sục từ từ khí CO2 vào dung dịch X (chứa hỗn hợp NaOH + NaAlO2). Mối tương quan của số mol CO2 với số mol kết tủa được thể hiện một trong các đồ thị sau:
 n n
đồ thị (1) đồ thị (2) 
 nCO2 nCO2
 n 	 n 
đồ thị (3) đồ thị (4)
 nCO2 nCO2
Đồ thị đúng là	A. (3)	B. (2)	C. (1)	D. (4)
Câu 17: Polime nào dưới đây được dùng làm tơ?
A. ( CH2 – CH = CH – CH2 ) n	B. [ CH2 – CH(C6H5) ] n
C. [ CH2 - C(CH3)( COOCH3) ] n	D. (NH – [CH2]6 – NH – CO – [CH2]4 – CO )n
Câu 18: Ứng dụng nào sau đây không thuộc về hợp chất este?
A. Dùng làm chất bôi trơn động cơ	B. Sản xuất glixerol và xà phòng
C. Sản xuất hương liệu dùng trong mĩ phẩm, công nghiệp bánh kẹo	D. Sản xuất bơ nhân tạo
Câu 19: Cho sơ đồ chuyển hóa của kim loại X
 + HCl XCl2 X(OH)2
X 
 + Cl2 XCl3 X(OH)3 
 Biết X(OH)2 chỉ tan trong dung dịch axit và không tan trong kiềm, còn X(OH)3 tan được trong cả dung dịch axit và dung dịch kiềm. Vậy X là
A. Sn	B. Zn	C. Cr	D. Fe
Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn 4,5 gam một hiđrocacbon X bằng oxi, sau đó cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong thấy khối lượng bình tăng lên 21,3 gam so với ban đầu. CTPT của X là:
A. CH4	B. C2H4	C. C2H6	D. C3H8
Câu 21: Phản ứng nào sau đây hợp chất của sắt không thể hiện tính oxi hóa cũng như không thể hiện tính khử?
A. FeO + 4HNO3 Fe(NO3)3 + NO + 2H2O	B. Fe3O4 + 8HCl FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
C. 2FeCl3 + 2KI 2FeCl2 + 2KCl + I2	D. Fe3O4 + 4CO 3Fe + 4CO2
Câu 22: Chia 26,4 gam este X làm hai phần bằng nhau.
Phần 1. Cho đốt cháy hoàn toàn thu được 13,44 lít CO2 (đktc) và 10,8 gam nước
Phần 2. Cho tác dụng hết với 50 gam dung dịch NaOH 20%, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 16,3 gam chất rắn.
Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. CH3COOC2H5	B. CH2 = CHOCOCH3	C. HCOOC3H7	D. C2H5COOCH3
Câu 23: Để làm sạch cặn trong phích, ấm đun nước lâu ngày hoặc trong máy giặt người ta dùng dấm ăn. Tính thể tích dung dịch dấm ăn (có nồng độ chất tan là 5%; d = 1,025 g/ml) cần để làm sạch 20 gam cặn đá vôi?
A. 468,3 ml	B. 492,4 ml	C. 496,2 ml	D. 450,5 ml
Câu 24: Hiện nay, khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên đang xảy ra hạn hán và xâm nhập mặn rất nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn cho nền nông nghiệp. Điều này có nguyên nhân chính là do trong đất và nước khu vực này tăng nồng độ muối nào sau đây?
A. Al2(SO4)3	B. NaCl	C. Fe2(SO4)3	D. KCl
Câu 25: Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Sục CO2 vào dung dịch C6H5ONa không thấy hiện tượng gì
B. Có thể phân biệt được anilin với phenol bằng dung dịch brom
C. Đốt cháy saccarozơ rồi dẫn sản phẩm cháy qua CuSO4 khan thì thấy CuSO4 khan từ màu xanh lam nhạt chuyển sang màu xanh lá cây.
D. Cả axit fomic và anđehit fomic đều cho phản ứng tráng gương.
Câu 26: Hiđrocacbon X là một trong hai chất chủ yếu gây hiệu ứng nhà kính. Trong tự nhiên, X được sinh ra từ quá trình phân hủy xác động thực vật trong điều kiện thiếu không khí. Đồng đẳng kế tiếp của X có CTPT là:
A. C2H6	B. C3H8	C. C2H4	D. C2H2
Câu 27: Ancol A khi đốt cháy cho - = nA; còn khi A tác dụng với Na cho = ½ nA. Vậy CTPT tổng quát của A là
A. CnH2n+2O (n ≥ 1)	B. CnH2n+2O2 (n ≥ 2)	C. CnH2n+2O3 (n ≥ 3)	D. CnH2n-2O (n ≥ 3)
Câu 28: Kim loại đồng không tan trong dung dịch nào sau đây?
A. H2SO4 đặc, nóng	B. FeCl3
C. HCl	D. hỗn hợp HCl+ NaNO3
Câu 29: Este nào sau đây không thể điều chế bằng cách cho axit tác dụng với ancol tương ứng?
A. Phenyl axetat	B. etyl propionat	C. metyl axetat	D. benzyl axetat
Câu 30: Nhóm kim loại nào sau đây có thể điều chế được theo cả ba phương pháp: thủy luyện, nhiệt luyện, điện phân dung dịch muối?
A. Cu, Fe, Zn	B. Al, Na, Ca	C. Ag, K, Ba	D. Mg, Al, Fe
Câu 31: Thực hiện các thí nghiệm sau:
1) Trộn dung dịch NaHCO3 với dung dịch hỗn hợp KOH và Ba(NO3)2
2) Trộn dung dịch NaHSO4 với dung dịch BaCl2
3) Sục khí CO2 từ từ tới dư vào dung dịch hỗn hợp KOH và K2CO3, thêm CaCl2 vào dung dịch tạo thành rồi đun nóng
4) Nhỏ từ từ tới dư CH3COOH vào dung dịch NaAlO2
5) Cho bột Cu vào dung dịch Fe(NO3)3 đến phản ứng hoàn toàn, lọc bỏ Cu dư rồi cho tác dụng với dung dịch AgNO3.
6) nhỏ dung dịch NaOH vào dung dịch C6H5NH3Cl
Số thí nghiệm thu được kết tủa là:
A. 2	B. 3	C. 5	D. 4
Câu 32: Cho hỗn hợp X gồm HCHO, CH3COOH, HCOOCH3, CH3CH(OH)COOH và glucozơ. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần V lít O2 (đktc). Toàn bộ sản phẩm cháy được hấp thụ vào bình Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 15,2 gam. Giá trị của m là:
A. 16 gam	B. 18 gam	C. 20 gam	D. 12 gam
Câu 33: Cho 4,16 gam hỗn hợp X gồm Mg và MgO có tỉ lệ mol tương ứng là 7:1 tác dụng hết với dung dịch HNO3 thì thu được 0,448 lít một khí duy nhất (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được 24,48 gam chất rắn. Số mol HNO3 đã phản ứng là
A. 0,38	B. 0,36	C. 0,34	D. 0,3
Câu 34: Hỗn hợp X gồm MgCO3, NaHCO3, KHCO3 và CaCO3 (trong đó số mol CaCO3 bằng 1/5 số mol hỗn hợp). Cho 41,8 gam X tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được 10,08 lít CO2 (ở đktc). Khối lượng KCl tạo thành là
A. 11,175 gam	B. 8,94gam.	C. 11,92 gam.	D. 6,705 gam
Câu 35: Cho m gam một kim loại X tác dụng vừa hết với 2,8 lít (đktc) hỗn hợp gồm Cl2 và O2 có tỉ khối đối với H2 bằng 27,7. Sau phản ứng thu được 18,125 gam chất rắn gồm oxit và muối clorua. X là
A. Fe	B. Cu	C. Al	D. Zn
Câu 36: Thực hiện các thí nghiệm sau:
1) Cho mẩu Na vào dung dịch CuSO4	2) Dẫn khí CO (dư) qua bột Al2O3 nung nóng
3) Dẫn khí H2 (dư) qua bột Fe2O3 đốt nóng	4) Cho ít bột Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư
5) Nhúng thanh Fe vào dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 và HCl
6) Cho ít bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư	7) Điện phân NaCl nóng chảy
8) Nhiệt phân AgNO3
Khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kim loại là:
A. 5	B. 4	C. 6	D. 3
Câu 37: Cho các phản ứng sau:
1) NH4NO2 	2) H2S + O2 (dư, to thường) 	3) NH3 + Cl2
4) AgNO3 	5) NH3 + O2 	6) Na2S2O3 + H2SO4
7) NaCl + H2O 	8) Mg + CO2 	
Số phản ứng chỉ sinh ra một đơn chất là:	A. 5	B. 6	C. 7	D. 8
Câu 38: Cho X là hexapeptit Ala-Gly-Ala-Val-Gly-Val và Y là tetrapeptit Gly-Ala-Gly-Glu. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm X và Y thu được 4 amino axit, trong đó có 24 gam glyxin và 21,36 gam alanin. Giá trị của m là
A. 83,20.	B. 64,23.	C. 64,32.	D. 73,40.
Câu 39: Cho các cặp oxi hoá – khử được sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hoá của các ion kim loại: Al3+/Al; Fe2+/Fe, Sn2+/Sn; Cu2+/Cu. Tiến hành các thí nghiệm sau:
	(a) Cho sắt vào dung dịch đồng (II) sunfat; 	(b) Cho đồng vào dung dịch bạc nitrat;
	(c) Cho thiếc vào dung dịch đồng (II) sunfat; 	(d) Cho thiếc vào dung dịch sắt (II) sunfat.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra phản ứng hóa học là
A. 4.	B. 2.	C. 3.	D. 1.
Câu 40: Hỗn hợp X gồm Na, Ca, Na2O và CaO. Hòa tan hoàn toàn 10,26 gam X vào nước, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y, trong đó có 8,88 gam Ca(OH)2. Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 8,0.	B. 12,0.	C. 16,0.	D. 4,0.
Câu 41: Cho các phản ứng: 
(1). O3 + KI (dung dịch) 	(5). F2 + H2O 
(2). MnO2 + HCl đặc 	(6). NH3(dư) + Cl2 
(3). KClO3 + HCl đặc 	(7). HF (dung dịch) + SiO2 
(4). NH3(khí) + CuO 
Số trường hợp tạo ra đơn chất là	A. 4.	B. 7.	C. 6.	D. 5.
Câu 42: Hỗn hợp X gồm Ba và Al. Cho m gam X vào nước dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, hòa tan hoàn toàn m gam X bằng dung dịch NaOH, thu được 14,56 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
A. 17,65.	B. 24,50.	C. 29,90.	D. 35,30.
Câu 43: Cho bột Fe vào dung dịch gồm AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X và hai kim loại trong Y lần lượt là
A. Fe(NO3)2; Fe(NO3)3 và Cu; Ag.	B. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 và Cu; Fe.
C. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 và Ag; Cu.	D. Cu(NO3)2; AgNO3 và Cu; Ag.
Câu 44. Thực hiện các thí nghiệm
(a) Nung AgNO3 rắn	(b) Đun nóng NaCl tinh thể với H2SO4 đặc
(c) Cho NH4HCO3 tác dụng với dung dịch HCl	(d) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch NaHCO3.
(e) Hòa tan Al trong dung dịch NaOH	(g) Cho Na2S vào dung dịch HCl
(h) Nung NaHCO3 rắn	(i) Đun nóng NH4NO2 rắn.
(k) Điện phân dung dịch AgNO3.	(ℓ) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch HI
Số thí nghiệm tạo ra khí là
	A. 8	B. 7	C. 6	D. 5
Câu 45. Cho dãy các chất gồm etilen, axetanđehit, glucozơ, etyl axetat, etyl amin, natri axetat, phenyl axetat, etyl clorua. Số chất trong dãy có thể điều chế trực tiếp ancol etylic bằng một phản ứng là
	A. 7	B. 6	C. 5	D. 4
Câu 46. Cộng hóa trị và số oxi hóa của N trong phân tử N2 lần lượt là
	A. 3 và 0	B. 2 và 0	C. 3 à 3	D. 2 và 3
Câu 47. Sắt không bị ăn mòn điện hóa trong trường hợp nào sau đây?
	A. sắt tác dụng với CuSO4.	B. cho hợp kim Fe–Cu vào dung dịch HCl.
	C. thép để trong không khí ẩm.	D. nung sắt trong khí O2.
Câu 48. Cho 2,74 gam Ba vào 300 ml dung dịch NaHCO3 0,1M thu được dung dịch X và kết tủa Y. Tách bỏ kết tủa, cô cạn dung dịch X thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là
	A. 1,46 g	B. 1,06 g	C. 2,52 g	D. 1,24 g
Câu 49. Cho các phát biểu
(a) amilozơ và amilopectin đều có cấu trúc mạch phân nhánh
(b) tinh bột và xenlulozơ là đồng phân cấu tạo
(c) fructozơ và glucozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc
(d) saccarozơ có khả năng hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường
(e) mantozơ và saccaarozơ đều có thể bị thủy phân trong môi trường axit
(g) glucozơ có thể lên men tạo ra ancol etylic nên có thể bị thủy phân
(h) có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng dung dịch brom
Những phát biểu đúng là
	A. a, b, c, e	B. c, d, e, h	C. b, c, e, g	D. b, c, d, h
Câu 50. Kim loại Mg có thể khử được HNO3 thành N2 theo phản ứng aMg + bHNO3 → cMg(NO3)2 + dN2 + eH2O. Tỉ lệ a : b là
	A. 3 : 8	B. 5 : 12	C. 4 : 15	D. 1 : 10
ĐỀ LÝ THUYẾT SỐ 2
Câu 1: Khối lượng kết tủa thu được khi cho 0,1 mol CH3CHO và 0,1 mol C2H2 phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 trong điều kiện thích hợp là
A. 21,6 gam.	B. 24 gam.	C. 45,6 gam.	D. 34,8 gam.
Câu 2: Este X có công thức cấu tạo thu gọn là CH3COOCH3. Tên gọi của X là
A. metyl fomat.	B. etyl fomat.	C. etyl axetat.	D. metyl axetat.
Câu 3: Cho dãy các kim loại: Na, Al, W, Fe. Kim loại trong dãy có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là
A. W.	B. Na.	C. Al.	D. Fe.
Câu 4: Hai kim loại Al và Cu đều phản ứng được với dung dịch
A. NaCl loãng.	B. HNO3 loãng.	C. H2SO4 loãng.	D. NaOH loãng.
Câu 5: Dung dịch axit axetic phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. KOH, Na, BaSO4.	B. Na, CuO, HCl.	C. Na, KHCO3, CuO.	D. NaOH, Cu, NaCl.
Câu 6: Axit fomic phản ứng được với dung dịch chất nào sau đây?
A. NaHCO3.	B. KNO3.	C. HCl.	D. NaCl.
Câu 7: Kim loại sắt tác dụng với dung dịch nào sau đây tạo ra muối sắt (II)?
A. AgNO3 dư.	B. CuSO4 dư.
C. MgSO4.	D. H2SO4 đặc, nóng, dư.
Câu 8: Dãy các chất đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch H2SO4 đun nóng là
A. glucozơ, saccarozơ và fructozơ.	B. saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ.
C. fructozơ, saccarozơ và tinh bột.	D. glucozơ, tinh bột và xenlulozơ.
Câu 9: Tơ nilon-6,6 là sản phẩm trùng ngưng của
A. etylen glicol và hexametylenđiamin.	B. axit ađipic và hexametylenđiamin.
C. axit ađipic và etylen glicol.	D. axit ađipic và glixerol.
Câu 10: Thuốc thử duy nhất có thể dùng phân biệt hai khí SO2 và CO2 là
A. dung dịch Ba(OH)2.	B. dung dịch Br2.	C. dung dịch NaOH.	D. H2O.
Câu 11: Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein đổi màu?
A. etylamin.	B. axit axetic.	C. alanin.	D. glyxin.
Câu 12: Lên men m gam glucozơ để tạo thành ancol etylic (hiệu suất phản ứng bằng 90%). Hấp thụ hoàn toàn lượng khí CO2 sinh ra vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 15,0 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 7,5.	B. 45,0.	C. 18,5.	D. 15,0.
Câu 13: Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion
A. Ca2+, Mg2+.	B. SO42-, Cl-.	C. HCO3-, Cl-.	D. Na+, K+.
Câu 14: Khi tăng nhiệt độ thêm 10oC, tốc độ của một phản ứng hoá học tăng lên 3 lần. Để tốc độ phản ứng đó đang tiến hành ở 30oC tăng lên 81 lần, thì thực hiện phản ứng đó ở nhiệt độ
A. 60oC.	B. 70oC.	C. 50oC.	D. 80oC.
Câu 15: Chất nào sau đây không tạo kết tủa khi cho vào dung dịch AgNO3?
A. K3PO4.	B. HCl.	C. KNO3.	D. KBr.
Câu 16: Cho 4,11 gam Ba vào 1 lít dung dịch Fe2(SO4)3 0,03 M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng kết tủa thu được là
A. 10,20 gam.	B. 9,13 gam.	C. 8,75 gam.	D. 7,87 gam.
Câu 17: Chất nào sau đây khi đun nóng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm tham gia được phản ứng tráng bạc?
A. CH2=CH-COO-CH2-CH3.	B. CH3-COO-CH2-CH=CH2.
C. CH3-COO-C(CH3)=CH2.	D. CH3-COO-CH=CH2.
Câu 18: Ở trong nọc của ong, kiến,... có axit fomic (HCOOOH). Vì vậy ở chỗ đau do bị kiến (ong) đốt người ta thường bôi vào đó chất nào sau đây để đỡ đau?
A. Giấm.	B. Muối.	C. Vôi.	D. Rượu.
Câu 19: Khi được chiếu sáng, hiđrocacbon nào sau đây tham gia phản ứng thế với clo theo tỉ lệ mol 1 : 1, thu được ba dẫn xuất monoclo là đồng phân cấu tạo của nhau?
A. isopentan.	B. neopentan.	C. butan.	D. pentan.
Câu 20: Dãy các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là
A. NaCl, Na2SO4 và Ca(OH)2.	B. HNO3, Ba(OH)2 và K2SO4.
C. HNO3, NaCl và Na2SO4.	D. HNO3, Ca(OH)2 và KNO3.
Câu 21: Metyl acrylat có công thức cấu tạo thu gọn là
A. CH2=CHCOOCH3.	B. CH3COOC2H5.	C. CH3COOCH=CH2.	D. C2H5COOCH3.
Câu 22: Cho 10,8 gam kim loại M tác dụng hoàn toàn với khí Cl2 dư thu được 53,4 gam muối clorua. Kim loại M là
A. Mg.	B. Al.	C. Fe.	D. Zn.
Câu 23: Ion SO42- (16S, 8O) có chứa số hạt proton và electron lần lượt là
A. 48 và 50.	B. 24 và 24.	C. 48 và 48.	D. 24 và 26.
Câu 24: Trong các chất sau đây, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?
A. CH3CH3.	B. H2O.	C. CH3CHO.	D. CH3CH2OH.
Câu 25: Cho anđehit acrylic (CH2=CH-CHO) phản ứng hoàn toàn với H2 (dư, xúc tác Ni, t0) thu được
A. CH3CH2CHO.	B. CH3CH2CH2OH.	C. CH3CH2COOH.	D. CH2=CH-COOH.
Câu 26: Hòa tan hoàn toàn m gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng, thu được 5,376 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm N2, N2O và dung dịch chứa 8m gam muối. Tỉ khối của X so với H2 bằng 18. Giá trị của m là
A. 21,60.	B. 18,90.	C. 19,44.	D. 17,28.
Câu 27: Thực hiện các thí nghiệm sau
(a) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2;	 (b) Cho FeS vào dung dịch HCl; 
(c) Cho Si vào dung dịch NaOH loãng; 	 (d) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch NaI.
(e) Cho Si vào bình chứa khí F2;	 (f) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S;
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
A. 6.	B. 4.	C. 3.	D. 5.
Câu 28: Cho các phát biểu sau:
	1/ Độ dinh dưỡng trong phân lân được đánh giá bằng hàm lượng nguyên tố photpho.
	2/ Công thức chung của oleum là H2SO4.nSO3.
	3/ SiO2 có thể tan được trong các dung dịch axit thông thường như H2SO4, HCl, HNO3.
	4/ Au, Ag, Pt là các kim loại không tác dụng với oxi.
	5/ Dẫn H2S qua dung dịch Pb(NO3)2 có kết tủa xuất hiện.
	6/ Khí CO có thể khử được các oxit như CuO, Fe3O4 đốt nóng.
Số phát biểu đúng là:
A. 3.	B. 5.	C. 6.	D. 4.
Câu 29: Hai hợp chất hữu cơ X và Y có cùng công thức phân tử là C3H7NO2, đều là chất rắn ở điều kiện thường. Chất X phản ứng với dung dịch NaOH, giải phóng khí. Chất Y có phản ứng trùng ngưng. Các chất X, Y lần lượt là
A. axit -aminopropionic và axit -aminopropionic.
B. amoni acrylat và axit -aminopropionic.
C. vinylamoni fomat và amoni acrylat.
D. axit -aminopropionic và amoni acrylat.
Câu 30: Một học sinh nghiên cứu dung dịch X và thu được kết quả như sau: Dung dịch X tác dụng được với dung dịch Ba(OH)2, sinh ra kết tủa trắng. Khi cho dung dịch X tác dụng với dung dịch HCl, sinh ra khí không làm mất màu dung dịch KMnO4. Dung dịch X tác dụng với dung dịch natri panmitat, sinh ra kết tủa. Dung dịch X là dung dịch nào sau đây?
A. Dung dịch NaHSO3.	B. Dung dịch NaHCO3.
C. Dung dịch Ca(HSO3)2.	D. Dung dịch Ca(HCO3)2.
Câu 31: Hỗn hợp X gồm ancol metylic, ancol etylic và glixerol. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được 15,68 lít khí CO2 (đktc) và 18 gam H2O. Mặt khác, 80 gam X hòa tan được tối đa 29,4 gam Cu(OH)2. Phần trăm về số mol của ancol etylic trong X là
A. 50,00%.	B. 66,67%.	C. 16,67%.	D. 33,33%.
Câu 32: Cho sơ đồ chuyển hóa : 
.
Công thức phân tử của T là
A. C3H6O2.	B. C3H8O2.	C. C4H6O2.	D. C4H8O2.
Câu 33: Cho a mol Zn tác dụng với dung dịch chứa b mol Cu(NO3)2 và c mol AgNO3. Kết thúc phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch X và chất rắn Y. Biết 0,5c < a < b + 0,5c. Kết luận nào sau đây đúng?
A. X chứa 2 muối và Y có 1 kim loại.	B. X chứa 1 muối và Y có 2 kim loại.
C. X chứa 3 muối và Y chứa 2 kim loại.	D. X chứa 2 muối và Y chứa 2 kim loại.
Câu 34: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ chất rắn X như sau:
Hình vẽ trên minh họa cho phản ứng nào sau đây?
A. BaSO3 BaO + SO2.	B. 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2.
C. CaC2 + 2H2O Ca(OH)2 + C2H2.	D. NH4Cl NH3 + HCl.
Câu 35: Cho X là hexapeptit Ala-Gly-Ala-Val-Gly-Val và Y là tetrapeptit Gly-Ala-Gly-Glu. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm X và Y thu được 4 amino axit, trong đó có 24 gam glyxin và 21,36 gam alanin. Giá trị của m là
A. 83,20.	B. 64,23.	C. 64,32.	D. 73,40.
Câu 36: Cho các cặp oxi hoá – khử được sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hoá của các ion kim loại: Al3+/Al; Fe2+/Fe, Sn2+/Sn; Cu2+/Cu. Tiến hành các thí nghiệm sau:
	(a) Cho sắt vào dung dịch đồng (II) sunfat; 	(b) Cho đồng vào dung dịch bạc nitrat;
	(c) Cho thiếc vào dung dịch đồng (II) sunfat; 	(d) Cho thiếc vào dung dịch sắt (II) sunfat.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra phản ứng hóa học là
A. 4.	B. 2.	C. 3.	D. 1.
Câu 37: Hỗn hợp X gồm Na, Ca, Na2O và CaO. Hòa tan hoàn toàn 10,26 gam X vào nước, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y, trong đó có 8,88 gam Ca(OH)2. Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 8,0.	B. 12,0.	C. 16,0.	D. 4,0.
Câu 38: Cho các phản ứng: 
(1). O3 + KI (dung dịch) 	(5). F2 + H2O 
(2). MnO2 + HCl đặc 	(6). NH3(dư) + Cl2 
(3). KClO3 + HCl đặc 	(7). HF (dung dịch) + SiO2 
(4). NH3(khí) + CuO 
Số trường hợp tạo ra đơn chất là
A. 4.	B. 7.	C. 6.	D. 5.
Câu 39: Hỗn hợp X gồm Ba và Al. Cho m gam X vào nước dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, hòa tan hoàn toàn m gam X bằng dung dịch NaOH, thu được 14,56 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
A. 17,65.	B. 24,50.	C. 29,90.	D. 35,30.
Câu 40: Cho bột Fe vào dung dịch gồm AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X và hai kim loại trong Y lần lượt là
A. Fe(NO3)2; Fe(NO3)3 và Cu; Ag.	B. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 và Cu; Fe.
C. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 và Ag; Cu.	D. Cu(NO3)2; AgNO3 và Cu; Ag.
Câu 41: Cho hỗn hợp Zn và Fe vào dung dịch CuSO4 , phản ứng xong thu được chất rắn X gồm 2 kim loại và dung dịch Y chứa 3 loại ion. Nhận xét nào sau đây đúng :
A. Zn chưa phản ứng hết, Fe chưa phản ứng , CuSO4 đã phản ứng hết
B. Zn phản ứng hết, Fe phản ứng hết , CuSO4 còn dư
C. Zn phản ứng hết, Fe còn dư , CuSO4 đã phản ứng hết
D. Zn phản ứng hết, Fe chưa phản ứng , CuSO4 đã phản ứng hết
Câu 42: Phân lớp electron ngoài cùng của nguyên tử X,Y lần lượt là 3sa ; 3pb. Biết phân lớp 3s của X và Y hơn kém nhau 1 electron và Y tạo được hợp chất khí với Hidro có công thức H2Y. Nhận định nào sau đây là đúng :
A. X tan trong nước tạo dung dịch làm đỏ quì tím
B. Y tan trong nước làm quì tím hóa xanh
C. Liên kết X và Y thuộc loại liên kết cộng hóa trị
D. Số electron độc thân trong nguyên tử Y gấp 2 lần trong nguyên tử X
Câu 43: Hòa tan hoàn toàn 1,62g Al trong 280 ml dung dịch HNO3 1M thu được dung dịch X và khí NO ( sản phẩm khử duy nhất). Cho 5,75g kim loại Na và 500 ml dung dịch HCl thu được dung dịch Y. Trộn dung dịch X với dung dịch Y tạo thành 1,56g kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch HCl là :A. 3M 	B. 0,3M 	C. 0,15M 	D. 1,5M
Câu 44: Để phân biệt 3 loại dung dịch H2N-CH2-COOH , CH3COOH ; CH3CH2NH2 chỉ cần 1 thuốc thử là :
A. Na kim loại 	B. dd NaOH 	C. Quì tím 	D. dd HCl
Câu 45: Hỗn hợp X gồm 2 kim loại Y và Z đều thuộc nhóm IIA và ở 2 chu kỳ liên tiếp trong bảng tuần hoàn ( MY< MZ). Cho m gam hỗn hợp X vào nước dư thấy thoát ra V lit khí H2. Mặt khác , cho m gam hỗn hợp X vào dung dịch HCl dư , sau phản ứng hoàn toàn thấy thoát ra 3V lit khí H2 ( thể tích các khí đo ở cùng điều kiện ). Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp X là :
A. 54,54% 	B. 66,67% 	C. 33,33% 	D. 45,45% 
Câu 46: Cho các phát biểu sau :
(1) Phenol tan vô hạn trong nước ở 660C
(2) Phenol có lực axit mạnh hơn ancol etylic
(3) Phản ứng thế vào benzen dễ hơn phản ứng thế vào nhân thơm của phenol
(4) Phenol tan tốt trong etanol
(5) Phenol làm quí tím hóa đỏ
(6) Phenol phản ứng được với Brom ở điều kiện thường
Có bao nhiêu phát biểu đúng :
A. 5	B. 4	C. 3	D. 6
Câu 47: Phát biểu nào sau đây là đúng :
A. Phèn chua được dùng là chất làm trong nước , khử trùng nước
B. Phèn chua dùng trong ngành thuộc da và công nghiệp giấy
C. Dung dịch NaHCO3 có môi trường axit
D. Nước cứng là nước chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+
Câu 48: Cho các phản ứng : 
(1) O3 + dd KI	(2) H2S + SO2
(3) KClO3 + HCl đặc ( đun nóng )	(4) NH4HCO3 (t0C)
(5) NH3 (khí) + CuO (t0)	(6) F2 + H2O (t0)
(7) H2S + nước clo	(8) HF + SiO2
(9) NH4Cl + NaNO2 (t0)	(10) C + H2O (t0)
Số trường hợp tạo ra đơn chất là :
A. 6	B. 8	C. 7	D. 5
Câu 49: Cho cân bằng hóa học N2 (khí) + 3H2(khí) 2NH3(khí). Khi nhiệt độ tăng thì tỷ khối của hỗn hợp khí so với H2 giảm đi . Phát biểu đúng khi nói về cân bằng này là :
A. Phản ứng nghịch tỏa nhiệt , cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ
B. Phản ứng thuận tỏa nhiệt , cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ
C. Phản ứng nghịch thu nhiệt , cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ
D. Phản ứng thuận thu nhiệt , cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ
Câu 50: Để đánh giá lượng axit béo tự do trong chất béo người ta dùng chỉ số axit. Đó là số miligam KOH cần dùng để trung hòa lượng axit béo tự do có trong 1 gam chất béo . Để trung hòa 14g một chất béo cần 15 ml dung dịch KOH 0,1M. Chỉ số axit của chất béo đó là :
A. 5,6 	B. 6,0 	C. 7,0 	D. 6,5
ĐỀ LÝ THUYẾT SỐ 3
Câu 1: Hòa tan 8,1 gam Al bằng một lượng dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thoát ra V lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của V là
A. 4,48 lít.	B. 6,72 lít.	C. 10,08 lít.	D. 5,6 lít. 
Câu 2: Số hợp chất hữu cơ đơn chức, có cùng công thức phân tử C3H6O2 và đều tác dụng được với NaOH là 
A. 2	B. 4	C. 3	D. 5
Câu 3: Cho các hiđroxit: NaOH; Mg(OH)2; Fe(OH)3; Al(OH)3. Hiđroxit có tính bazơ mạnh nhất là
A. Fe(OH)3.	B. NaOH. 	C. Mg(OH)2.	D. Al(OH)3. 
Câu 4: Hỗn hợp M gồm ancol no, đơn chức X và axit cacboxylic đơn chức Y, đều mạch hở và có cùng số nguyên tử cacbon. Tổng số mol của hai chất là 0,05 mol (Số mol của Y lớn hơn số mol của X). Nếu đốt cháy hoàn toàn M thì thu được 3,36 lít khí CO2 (ở đktc) và 2,52 gam nước. Mặt khác nếu đun nóng M với H2SO4 đặc để thực hiện phản ứng este hóa (hiệu suất là 80%) thì số gam este thu được là
A. 1,824 gam.	B. 2,28 gam.	C. 3,42 gam. 	D. 2,736 gam. 
Câu 5: Cấu hình electron đúng của Na+ (Z = 11) là
A. [He]2s22p6.	B. [He]2s1	C. C.[Ne]3s1. 	D. [Ne]3s23p6. 
Câu 6: Khi nhiệt phân, dãy muối nitrat đều cho sản phẩm là oxit kim loại, khí nitơ đioxit và khí oxi là
A. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2; Mg(NO3)2. 	B. Cu(NO3)2; Zn(NO3)2; NaNO3.
C. KNO3; Zn(NO3)2; AgNO3. 	D. Fe(NO3)3; Cu(NO3)2; AgNO3. 
Câu 7: Chất phản ứng được với CaCl2 là
A. HCl. 	B. Na2CO3. 	C. Mg(NO3)2.	D. NaNO3
Câu 8: Khi lên men 270 gam glucozơ với hiệu suất 75%, khối lượng ancol thu được là
A. 69 gam.	B. 138 gam. 	C. 103,5 gam.	D. 92 gam. 
Câu 9: Để phân biệt dung dịch AlCl3 và dung dịch KCl ta dùng dung dịch
A. HCl. 	B. H2SO4. 	C. NaNO3. 	D. NaOH. 
Câu 10: Hỗn hợp X gồm metyl fomat, anđehit acrylic và axit metacrylic. Đốt cháy hoàn toàn m gam X rồi hấp thụ hết sản phẩm cháy vào 70 ml dung dịch Ca(OH)2 1M, thu được 5 gam kết tủa và khối lượng phần dung dịch tăng thêm 0,22 gam. Giá trị của m là 
	A. 1,54.	B. 2,02.	C. 1,95.	D. 1,22.
Câu 11: Cho dung dịch A chứa H2SO4 0,1M; HNO3 0,2M và HCl 0,3M. Trộn 300 ml dung dịch A với V lít dung dịch B gồm NaOH 0,2M và KOH 0,29M thu được dung dịch C có pH = 2. Giá trị của V là
A. 0,134. 	B. 0,424. 	C. 0,441. 	D. 0,414. 
Câu 12: Dãy gồm các chất đều không tham gia phản ứng tráng bạc là
A. saccarozơ, tinh bột, xelulozơ. 	B. fructozơ, tinh bột, anđehit fomic.
C. anđehit axetic, fructozơ, xenlulozơ.	D. axt fomic, anđehit fomic, glucozơ. 
Câu 13: Cho 1,17 gam một kim loại thuộc nhóm IA vào nước dư thấy thu được 0,336 lít khí hiđro (đo ở đktc). Kim loại đó là
A. K. 	B. Rb. 	C. Na. 	D. Li. 
Câu 14: Sục khí CO2 vào các dung dịch riêng biệt chứa các chất: Na[Al(OH)4]; NaOH dư; Na2CO3; NaClO; Na2SiO3; CaOCl2; Ca(HCO3)2. Số phản ứng hóa học xảy ra là 
A. 6	B. 5	C. 7	D. 8
Câu 15: Tất cả các kim loại Fe, Zn, Cu, Ag đều tác dụng được với dung dịch
A. HCl. 	B. HNO3 loãng. 	C. H2SO4 loãng. 	 	D. KOH. 
Câu 16: Khi thủy phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và
A. ancol đơn chức.	B. este đơn chức. 	C. glixerol. 	D. phenol. 
Câu 17: Một chất khi thủy phân trong môi trường axit đun nóng, không tạo ra glucozơ. Chất đó là
A. bột gỗ.	B. bột gạo. 	C. lòng trắng trứng. 	D. đường mía. 
Câu 18: Cho lòng trắng trứng vào Cu(OH)2 thấy xuất hiện màu
A. đen. 	B. tím. 	C. đỏ. 	D. vàng. 
Câu 19: Cho phương trình hóa học: aAl + bFe3O4 => cFe + dAl2O3 (a, b, c, d là các số nguyên tối giản). Tổng các hệ số a, b, c, d là
A. 24. 	B. 21. 	C. 20. 	D. 16. 
Câu 20: Cho phương trình hóa học của hai phản ứng sau:
FeO + CO à Fe + CO2.
3FeO + 10HNO3 à 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O.
Hai phản ứng trên chứng tỏ FeO là chất
A. chỉ có tính bazơ.	B. chỉ có tính oxi hóa
C. chỉ có tính khử. 	D. vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử
Câu 21: Cho các phát biểu sau:
(a) Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozơ và fructozơ.
(b) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau.
(c) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3.
(d) Trong dung dịch, glucozơ và fructozơ đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam.
(e) Trong dung dịch, fructozơ tồn tại chủ yếu dạng mạch hở.
(g) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng 6 cạnh (dạng a và b ).
Số phát biểu đúng là 
A. 2	B. 4	C. 5	D. 3
Câu 22: Trong số các kim loại Na, Mg, Fe, Al. Kim loại có tính khử mạnh nhất là
A. Mg. 	B. Al. 	C. Na. 	D. Fe. 
Câu 23: Một loại phân kali có thành phần chính là KCl (còn lại là tạp chất không chứa kali) được sản xuất từ quặng xinvinit có độ dinh dưỡng 55%. Phần trăm khối lượng của KCl trong loại phân kali đó là
A. 65,75%.	B

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_TNTHPT_de_li_thuyet_co_dap_an.doc