Đề thi thử THPT quốc gia năm học: 2015-2016 môn thi: Hoá học - Mã đề thi 748

doc 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1116Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia năm học: 2015-2016 môn thi: Hoá học - Mã đề thi 748", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT quốc gia năm học: 2015-2016 môn thi: Hoá học - Mã đề thi 748
KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA 2016
 Môn: Hóa Học
Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian phát đề
-------------------------------
Mã đề thi: 748
 Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố :
H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; Ca = 40; Cr = 52; 
Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Sr = 88; Ag=108; Ba = 137.
Hợp chất nào sau đây không chứa nitơ
	A. protein.	B. anilin.	C. acrilonitrin.	D. vinylclorua.
Axetilen được ứng dụng làm nhiên liệu trong đèn xì oxi hàn cắt kim loại, làm nguyên liệu điều chế cao su, chất dẻo.... công thức của axetilen là.
	A. CH4.	B. C2H4.	C. C2H2.	D. C6H6.
Xà phòng hóa hoàn toàn 4,4 gam metyl propionat bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
	A. 5,2.	B. 3,4.	C. 3,2.	D. 4,8.
Cho các phát biểu sau:
	(a) Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 tan được trong dung dịch glucozo
	(b) Ở nhiệt độ thường, anilin có phản ứng cộng dung dịch brom.
	(c) Đốt cháy hoàn toàn metylarylat thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.
	(d) Alanin phản ứng được với dung dịch NaOH và dung dịch HCl
	Số phát biểu đúng là
	A. 3.	B. 4.	C. 1.	D. 2.
Chất nào sau đây thuộc loại amin bật ba?
	A. CH3NHCH3.	B. (CH3)3N.	C. CH3NH2.	D. CH3CH2NHCH3.
Amino axit X trong phân tử có một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Cho 23,4 gam X phản ứng với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa 30,7 gam muối. Công thức của X là
	A. H2N-[CH2]4-COOH.	B. H2N-[CH2]2-COOH.
	C. H2N-[CH2]3-COOH.	D. H2N-CH2-COOH.
Trong các chất sau đây, chất nào có tính axit mạnh nhất?
	A. phenol.	B. ancol etylic.	C. axit cacbonic.	D. axit fomic.
Cho CH3CH2OH phản ứng với CuO ( đun nóng) thu được
	A. CH3CHO.	B. CH3CH2OCH2CH3.	C. CH3COOH.	D. C2H4.
Chất nào sau đây không phản ứng được với dung dịch fructozo?
	A. dd Br2.	B. H2 ( xt Ni, to).	C. AgNO3/NH3.	D. Cu(OH)2.
Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành một phân tử lớn (polime) được gọi là phản ứng
	A. trùng ngưng	B. trùng hợp.	C. xà phòng hóa.	D. thủy phân.
Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ nào sau đây thu được sản phẩm có số mol CO2 nhỏ hơn số mol H2O?
	A. amin no, đơn chức	B. anken.	
	C. Andehit, no, đơn chức.	D. Este no, đơn chức.
Đun 3,0 gam CH3COOH với C2H5OH dư (xúc tác H2SO4 đặc), thu được 3,08 gam CH3COOC2H5. Hiệu suất của phản ứng este hóa tính theo axit là
	A. 25,00%.	B. 50,00%.	C. 36,67%.	D. 75%.
Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit?
	A. Xenlulozơ.	B. Saccarozơ.	C. fructozo.	D. Glucozơ.
Sắp xếp các chất sau: CH3OH , CH3NH2 , C2H5NH2 theo thứ tự nhiệt độ sôi tăng dần :
A. CH3OH < CH3NH2 < C2H5NH2 B. CH3NH2 < C2H5NH2 < CH3OH 
C. CH3NH2 < CH3OH < C2H5NH2 D. CH3OH < C2H5NH2 < CH3NH2 
Công thức của amin chứa 23,73% khối lượng nitơ là công thức nào ?
 A. C2H5NH2	B. (CH3)2NH	C. C6H5NH2	D. (CH3)3N
Khi đốt chaý hoàn tòan 6,2g một amin no đơn chức thì phải dung hết 10,08l O2(đktc). Công thức của amin là :
 A. CH3NH2 B.C2H5NH2 C. C3H7NH2 D. C4H9NH2
Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh?
 A. Glyxin. 	B. Anilin. C. Phenylamoni clorua. 	D. Etylamin.
Cho dãy các chất: C6H5OH (phenol), C6H5NH2 (anilin), H2NCH2COOH, CH3CH2COOH, CH3CH2CH2NH2. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là
 A. 4.	B. 3.	C. 2.	D. 5.
Thuỷ phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit A thì thu được 3 mol glyxin; 1 mol alanin và 1mol valin. Khi thuỷ phân không hoàn toàn A thì trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipeptit Ala-Gly; Gly-Ala và tripeptit Gly-Gly-Val. Amino axit đầu N, amino axit đầu C ở pentapeptit A lần lượt là 
A. Ala, Gly.	 B. Ala, Val.	 C. Gly, Gly.	D. Gly, Val.
Chất X có công thức phân tử C3H7O2N và làm mất màu dung dịch brom. Tên gọi của X là
	A. amoni acrylat.	 B. axit α-aminoetanoic.	C. axit α-aminopropionic. 	D. metyl aminoaxetat.
Cho các chất sau : isopren, toluen, stiren, vinylclorua chất nào không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp.
	A. isopren	B. toluen	C. stiren	D. vinylclorua 
axit α -aminoaxit X chứa một nhóm -NH2. Cho 10,3 gam X tác dụng với axit HCl (dư), thu được 13,95 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
	A. CH3CH2CH(NH2)COOH.	B. H2NCH2COOH.	C. CH3CH(NH2)COOH.	D. H2NCH2CH2COOH.
Để trung hòa 1,48 gam một axit hữu cơ, no đơn chức, mạch hở X cần 100 ml dung dịch NaOH 0,2M. Công thức của X là
	A. HCOOH	B. CH3COOH	C. C2H5COOH.	D. HOOC-COOH
Sô đồng phân amin bậc 1 có công thức phân tử C4H11N là
 A. 3	B. 4	C. 8.	D. 7
Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng ? 
 A. Cho glucozơ và fructozơ vào dung dịch AgNO3/NH3 (đun nóng) xảy ra phản ứng tráng bạc. 
 B. Glucozơ và fructozơ có thể tác dụng với hiđro sinh ra cùng một sản phẩm. 
 C. Glucozơ và fructozơ có thể tác dụng với Cu(OH)2 tạo cùng một loại phức đồng. 
 D. Glucozơ và fructozơ có công thức phân tử giống nhau. 
Cho sơ đồ chuyển hóa sau (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng):
	Tinh bột → X → Y → Z → metyl axetat.
 Các chất Y, Z trong sơ đồ trên lần lượt là:
	A. C2H4, CH3COOH.	B. C2H5OH, CH3COOH.
	C. CH3COOH, C2H5OH.	D. CH3COOH, CH3OH.
Đốt cháy hoàn toàn m gam glucozo cần 13,44 lít O2 (đktc) sau đó đem hấp thụ hoàn toàn sản phẩm cháy trong 200 ml dung dịch chứa đồng thời NaOH 1,75M và Ba(OH)2 1M thu được kết tủa có khối lượng là:
 A. 29,55 gam.	B. 9,85 gam. C. 19,7 gam. D. 39,4 gam.
Cho 1,2 gam một andehit đơn chức X tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 dư. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 17,28 gam Ag. Andehit trên là
 A. Etanal	 B. Metanal	C. Propanal	D. Butanal
 Poli(metyl metacrylat) và nilon-6 được tạo thành từ các monome tương ứng là
	A. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]5-COOH.
	B. CH2=CH-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH.
	C. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH.
	D. CH3-COO-CH=CH2 và H2N-[CH2]5-COOH.
Trong số các loại tơ sau: [-NH-(CH2)6-NH-OC-(CH2)4-CO-]n (1); [-NH-(CH2)5-CO-]n (2); [C6H7O2(OOC-CH3)3]n (3). Tơ thuộc loại poliamit là
	A. (1), (2), (3).	B. (1), (3).	C. (2), (3).	D. (1), (2).
A,B coù cuøng CTPT C3H6O2 ,trong ñoù A phaûn öùng ñöôïc Na vaødung dòch NaOH coøn B chæ phaûn öùng ñöôïc vôùi dung dòch NaOH, khoâng phaûn öùng vôùi Ag2O/NH3 . CTCT cuûa A, B laàn löôït laø
 A. CH3CH2COOH, HO-CH2-CH2CH=O	B. CH3 CH2COOH, CH3COOCH3
 C. CH3COOCH3 ,CH3CH2COOH	D. CH3COOCH3, HO-CH2-CH2CH=O
Xà phòng hoá hoàn toàn 22,2 gam hỗn hợp gồm hai este HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH 1M (đun nóng). Thể tích dung dịch NaOH tối thiểu cần dùng là
	A. 300 ml.	B. 400 ml.	C. 150 ml.	D. 200 ml.
Thuỷ phân hoàn toàn glixerol trifomiat trong 200 gam dung dịch NaOH cô cạn dung dịch hỗn hợp sau phản ứng thu được 28,4 gam chất rắn khan và 9,2 gam ancol. Xác định nồng độ % của dung dịch NaOH?
A. 14%	B. 10%	C. 8%	D. 12%
Cho m gam chất hữu cơ đơn chức X tác dụng vừa đủ với 50 gam dung dịch NaOH 8%, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 9,6 gam muối của một axit hữu cơ và 3,2 gam một ancol. Công thức của X là:
	A. CH3COOC2H5	B. C2H5COOCH3	
	C. CH2=CHCOOCH3	D. CH3COOCH=CH2
Hợp chất X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất, vừa tác dụng được với axit vừa tác dụng được với kiềm trong điều kiện thích hợp. Trong phân tử X, thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố C, H, N lần lượt bằng 40,449% ; 7,865% và 15,73%; còn lại là oxi. Khi cho 4,45 gam X phản ứng hoàn toàn với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH (đun nóng) thu được 4,85 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. CH2=CHCOOONH4	B. H2NCOO-CH2 CH3
C. H2NCH2COO-CH3 .	D. H2NC2H4 COOH.
Đốt cháy hoàn toàn 7,4 gam axit cacboxylic no, đơn chức A 6,72 lít CO2 ( ở đktc). Công thức của A là
A. CH2O2	B. C2H4O2	C. C3H6O2	D.C4H8O2
Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol hỗn hợp hai este no, mạch hở, đơn chức là đồng đẳng liên tiếp thu được 19,712 lit khí CO2 (đktc). Xà phòng hóa cùng lượng este trên bằng dung dịch NaOH tạo ra 17 gam một muối duy nhất. Công thức của hai este là :
A. HCOOC2H5 và HCOOC3H7	B. CH3COOCH3 và CH3COOC2H5
C. HCOOC3H7 và HCOOC4H9	D. CH3COOC2H5 và HCOOC2H5
Chất không phản ứng được với dung dịch Br2 ở điều kiện thường là
 A. andehit axetic. 	B. etilen 	C. benzen. 	 	 D. vinylaxetilen.
Cho 45 gam axit axetic phản ứng với 69 gam ancol etylic (xúc tác H2SO4 đặc), đun nóng, thu được 41,25 gam etyl axetat. Hiệu suất của phản ứng este hoá là
 A. 40,00%. 	B. 62,50%. 	C. 50,00%. 	D. 31,25%.
Thñy ph©n hoµn toµn 60 gam hçn hîp hai ®ipeptit thu ®­îc 63,6 gam hçn hîp X gåm c¸c amino axit (c¸c amino axit chØ cã mét nhãm amino vµ mét nhãm cacboxyl trong ph©n tö). Nếu cho 1/10 hçn hîp X t¸c dông víi dd HCl d­, c« c¹n cÈn thËn dd, th× l­îng muèi khan thu ®­îc lµ
 A. 7,09 gam B. 16,30 gam C. 8,15 gam D. 7,82 gam
X là tetrapeptit Ala – Gly – Val – Ala; Y là tripeptit Val – Gly – Val. Đun nóng m gam hỗn hợp chứa X và Y (trong đó tỉ lệ mol của X và Y tương ứng là 1 : 3) với dung dịch NaOH vừa đủ. Phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Z, cô cạn dung dịch Z thu được 25,328 gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 17,025 gam	B. 19,455 gam	C. 34,105 gam	D. 18,160 gam
Chất hữu cơ X mạch hở có dạng H2N-R-COOR' (R, R' là các gốc hiđrocacbon), phần trăm khối lượng nitơ trong X là 15,73%. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH, toàn bộ lượng ancol sinh ra cho tác dụng hết với CuO (đun nóng) được anđehit Y (ancol chỉ bị oxi hoá thành anđehit). Cho toàn bộ Y tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 12,96 gam Ag kết tủa. Giá trị của m là
A. 3,56.	B. 5,34.	C. 2,67.	D. 4,45.
Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp A (glucôzơ, anđehit fomic, axit axetic) cần 2.24 lít O2 (điều kiện chuẩn). Dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2, thấy khối lượng bình tăng m gam. Giá trị của m là
 A. 6.2 B. 4.4 C. 3.1 D. 12.4
Đốt cháy hoàn toàn một thể tích khí thiên nhiên gồm metan, etan, propan bằng oxi không khí (trong không khí, oxi chiếm 20% thể tích), thu được 7,84 lít khí CO2 (ở đktc) và 9,9 gam nước. Thể tích không khí (đktc) nhỏ nhất cần dùng để đốt cháy hoàn toàn lượng khí thiên nhiên trên là
	A. 70,0 lít.	B. 78,4 lít.	C. 56,0 lít.	D. 84,0 lít.
Cho các chất sau metyl fomiat, phenol, axit benzoic, metyl amoniclorua, etanol, alanin có bao nhiêu chất tác dụng được với dung dịch NaOH
	A. 5	B. 4	C. 6	D. 3
Đốt cháy hết m gam hỗn hợp X gồm hai anđehit đơn chức, mạch hở (có một liên kết đôi C = C trong phân tử) thu được Vlít khí CO2 ở đktc và a gam H2O. Biểu thức liên hệ giữa m; a và V là
 A. m = B. m = C. m = D. m = 
 X là axit hữu cơ no, mạch hở có công thức phân tử CxHyOz. Chỉ ra mối quan hệ đúng
A. 	B. 	C. 	D. 
Một hỗn hợp Y gồm CH3OH, CH3COOH, C6H5OH tác dụng vừa đủ với Na sinh ra 672ml khí (đktc) và hỗn hợp rắn X . Nếu đốt cháy hết Y thu được 4,032 lit CO2(đktc). Nếu đốt cháy hết X được Na2CO3 và số mol CO2 tạo ra là: 
 A. 0,16	B. 0,18	C. 0,12	D. 0,15
Hỗn hợp X gồm CH3CH2COOH, HCOOH, C6H5COOH và HOOC-CH2-COOH. Khi cho m gam X tác dụng với NaHCO3 (dư) thì thu được 20,16 lít khí CO2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 26,88 lít khí O2 (đktc), thu được 52,8 gam CO2 và y mol H2O. Giá trị của y là
A. 1,6	B. 1,8.	C. 1,9	D. 2,1
Đốt cháy hoàn toàn 7,6 gam hỗn hợp gồm một axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở và một ancol đơn chức (có số nguyên tử cacbon trong phân tử khác nhau) thu được 0,3 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Thực hiện phản ứng este hóa 7,6 gam hỗn hợp trên với hiệu suất 80% thu được m gam este. Giá trị của m là
	A. 4,08.	B. 6,12.	C. 8,16.	D. 2,04.
------------------------ hết ------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_THPT_quoc_gia_phan_huu_co.doc