Đề thi thử THPT Quốc gia môn: Hóa học - Trường THPT Quất Lâm

doc 6 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1229Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn: Hóa học - Trường THPT Quất Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT Quốc gia môn: Hóa học - Trường THPT Quất Lâm
SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT QUẤT LÂM
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 
MÔN HÓA HỌC
Năm học 2015 - 2016
Thời gian làm bài: 90 phút; 
(50 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 132
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: Zn = 65; Fe = 56; Na = 23; Ba = 137; Ca = 40; Mg = 24; Ag = 108; K = 39; Al = 27; Cu = 64; He = 4; H = 1; C = 12; O = 16; Cl = 35,5; S = 32; N = 14.
Câu 1: Cation M+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 2s22p6. Nguyên tử M là
A. 10Ne.	B. 11Na.	C. 9F.	D. 19K.
Câu 2: Hỗn hợp khí nào sau đây không tồn tại ở nhiệt độ thường?
A. CO và O2.	B. Cl2 và O2.	C. H2S và N2.	D. H2 và F2.
Câu 3: Có 4 dung dịch riêng biệt: CuSO4, ZnCl2, FeCl3, AgNO3. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Ni. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
A. 2.	B. 1.	C. 4.	 D. 3.
Câu 4: Một hỗn hợp gồm 13 gam kẽm và 5,6 gam sắt tác dụng với dung dịch axit HCl dư. Thể tích khí hidro (đktc) được giải phóng sau phản ứng là
 A. 6,72 lít.	 B. 2,24 lít.	 C. 4,48 lít.	 D. 67,2 lít.
Câu 5: Điện trở đặc trưng cho khả năng cản trở dòng điện. Điện trở càng lớn thì khả năng dẫn điện của kim loại càng giảm. Cho 4 kim loại X, Y, Z, T ngẫu nhiên tương ứng với Ag, Al, Fe, Cu. Cho bảng giá trị điện trở của các kim loại như sau:
Kim loại 
X
Y
Z
T
Điện trở (Ωm)
2,82.10-8
1,72.10-8
1,00.10-7
1,59.10-8
Y là kim loại 
 A. Fe.	 B. Ag.	 C. Cu.	 D. Al.
Câu 6: Chất nào dưới đây chứa CaCO3 trong thành phần hóa học?
A. Cacnalit.	B. Xiđerit.	C. Pirit.	D. Đôlômit.
Câu 7: Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng Trái Đất nóng lên làm cho băng tan chảy nhanh và nhiều hiện tượng thiên nhiên khác. Một số khí là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng này khi nồng độ của chúng vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Nhóm khí đó là
 A. CH4 và H2O.	 B. N2 và CO.	 C. CO2 và CO.	 D. CO2 và CH4.
Câu 8: Cho dãy các kim loại: Na, Ba, Cr, Fe. Số kim loại trong dãy tác dụng với H2O tạo thành dung dịch bazơ là
	A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 9: Hòa tan hết 0,56 gam Fe trong lượng dư H2SO4 đặc nóng thu được sản phẩm khử duy nhất là bao nhiêu lít SO2 đktc
A. 0,56 lit. 	B. 0,448 lit. 	C. 0,224 lit. 	D. 0,336 lit.
Câu 10: Để oxi hóa hoàn toàn 0,01 mol CrCl3 thành K2CrO4 bằng Cl2 khi có mặt KOH, lượng tối thiểu Cl2 và KOH tương ứng là 
 A. 0,015 mol và 0,04 mol. B. 0,015 mol và 0,08 mol. 
 C. 0,03 mol và 0,08 mol. D. 0,03 mol và 0,04 mol.
Câu 11: Số đồng phân cấu tạo mạch hở của C4H8 là
 A. 3.	 B. 4.	 C. 5.	 D. 2.
Câu 12: Dịch cúm gia cầm hiện nay là thảm họa của ngành chăn nuôi, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của con người. Từ cây đại hồi, người ta đã tách được chất hữu cơ Z dùng làm nguyên liệu cơ sở cho việc sản xuất thuốc Tamiflu – dùng phòng chống cúm gia cầm hiện nay. Khi phân tích Z người ta thấy phần trăm khối lượng các nguyên tố là %C = 48,276%; %H = 5,747%; %O = 45,977%. Biết khối lượng phân tử của Z không vượt quá 200 đvC. Công thức phân tử của Z là
A. C8H14O4.	B. C10H8O2.	C. C12H36.	D. C7H10O5.
Câu 13: Hãy chọn câu phát biểu sai:
A. Phenol là chất rắn kết tinh dễ bị oxi hoá trong không khí thành màu hồng nhạt
B. Nhóm OH và gốc phenyl trong phân tử phenol có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.
C. Khác với benzen, phenol phản ứng dễ dàng với dung dịch Br2 ở nhiệt độ thường tạo thành kết tủa trắng.
D. Phenol có tính axit yếu nhưng mạnh hơn H2CO3.
Câu 14: Cho 3,2 gam ancol metylic phản ứng hoàn toàn với Na (dư), thu được V lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của V là 
 A. 2,24.	B. 3,36.	C. 4,48.	 D. 1,12.
Câu 15: Một số axit cacboxylic như axit oxalic, axit tactric... gây ra vi chua cho quả sấu xanh. Trong quá trình làm món sấu ngâm đường, để làm giảm vị chua của quả sấu người ta thường dùng 
A. nước vôi trong.	 B. dung dịch muối ăn.	 C. phèn chua.	 D. giấm ăn.
Câu 16: Cho các chất: C2H5OH; HCOOH; CH3COOH. Nhiệt độ sôi của các chất lần lượt là
A. 118,2oC	100,5oC	78,3oC.
B. 100,5oC	78,3oC	 118,2oC.
C. 78,3oC	100,5oC	118,2oC.
D. 78,3oC	118,2oC	100,5oC.
Câu 17: Nhận xét nào sau đây không đúng ?
A. Hiđro hóa hoàn toàn triolein hoặc trilinolein đều thu được tristearin.
B. Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
C. Dầu mỡ động thực vật bị ôi thiu do nối đôi C = C ở gốc axit không no của chất béo bị oxi hóa chậm bởi oxi không khí tạo thành peoxit, chất này bị phân hủy thành các sản phẩm có mùi khó chịu.
D. Chất béo là este của glixerol và các axit béo.
Câu 18: Thủy phân hoàn toàn 8,8 gam este C4H8O2 trong dung dịch NaOH đun nóng thu được 6 gam ancol. Tên của este là
	A. Etyl axetat.	B. Metyl propionat.	C. Propyl axetat.	D. Isopropyl fomat.
Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn m gam C2H5NH2 thu được sản phẩm gồm H2O, CO2 và 1,12 lít khí N2 (đktc). Giá trị của m là: A. 9,0.	 B. 4,5.	 C. 2,25.	 D. 18,0.
Câu 20: Cho các phản ứng: 	H2NCH2COOH + HCl → H3N+CH2COOHCl-.
 H2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O. 
Hai phản ứng trên chứng tỏ axit aminoaxetic
A. có tính oxi hóa và tính khử.	B. chỉ có tính bazơ.
C. chỉ có tính axit.	D. có tính chất lưỡng tính.
Câu 21: Aminoaxit X chứa 1 nhóm -COOH và 2 nhóm -NH2, cho 1 mol X tác dụng hết với dung dịch NaOH thu được 154 gam muối. CTCT của X là
 A. H2NCH2CH2CH2(NH2)COOH.	 B. H2N[CH2]3CH(NH2)COOH.	 
 C. H2NCH2CH(NH2)CH2COOH.	 D. H2NCH=CHCH(NH2)COOH.
Câu 22: Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang. Những loại tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo là 
	A. tơ nilon - 6,6 và tơ capron. 	B. tơ visco và tơ nilon-6,6. 
	C. tơ visco và tơ axetat. 	D. tơ tằm và tơ enang. 
Câu 23: Một dung dịch A chứa 0,2 mol Na+ ; 0,1 mol Mg2+ ; 0,05 mol Ca2+ ; 0,15 mol HCO3- ; và x mol Cl-. Giá trị của x là
 A. 0,20 mol.	 B. 0.35 mol.	 C. 0,3 mol.	 D. 0,15 mol.
Câu 24: Trong phân tử chất nào sau đây có chứa vòng benzen?
	A. Metylamin.	B. Etylamin.	C. Propylamin.	D. Phenylamin.
Câu 25: Cho phản ứng sau: 2SO2(k) + O2(k) 2SO3(k) ;H < 0. Để cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận thì: (1): tăng tăng nhiệt độ, (2): tăng áp suất, (3): hạ nhiệt độ, (4): dùng xúc tác là V2O5, (5): Giảm nồng độ SO3. Biện pháp đúng là: 
	A. 2, 3, 5. 	B. 2, 3, 4, 5. 	C. 1, 2, 5. 	D. 1, 2, 3, 4, 5. 
Câu 26: Một nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 24, trong đó số hạt mang điện gấp hai lần số hạt không mang điện. Phát biểu không đúng là
A. X thuộc chu kỳ 2, nhóm VIA.
B. Liên kết hoá học trong phân tử tạo bởi X và hiđro là liên kết cộng hoá trị phân cực.
C. X là chất khí ở điều kiện thường.
D. Trong tất cả các hợp chất, X có số oxi hoá là -2.
Câu 27: Ba dung dịch X,Y,Z, thỏa mãn các thí nghiệm sau:
- X tác dụng với Y thì có kết tủa xuất hiện.
- Ytác dụng với Z thì có kết tủa xuất hiện.
- X tác dụng với Z thì có khí thoát ra. 
 X,Y,Z, lần lượt là
A. Al2(SO4)3, BaCl2, Na2SO4.	B. FeCl2, Ba(OH)2, AgNO3.
C. NaHSO4, BaCl2, Na2CO3. 	D. NaHSO4, BaCl2, NaHCO3.
Câu 28: Cho hình vẽ mô tả sự điều chế clo trong phòng thí nghiệm như sau:
dd NaCl 
dd H2SO4 đặc
Dd HCl đặc
Eclen sạch để thu khí Clo
MnO2
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Dung dịch H2SO4 đặc có vai trò hút nước, có thể thay H2SO4 bằng CaO. 
B. Khí Clo thu được trong bình eclen là khí clo khô.
C. Có thể thay MnO2 bằng KMnO4 hoặc KClO3. 
D. Không thể thay dung dịch HCl đặc bằng dung dịch NaCl.
Câu 29: Đốt cháy hoàn toàn m (g) S trong oxi dư, sau đó hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 120 ml dung dịch NaOH 1M thì thu được dung dịch chứa 2 muối có cùng nồng độ mol. Giá trị của m là
A. 3,84.	B. 2,56.	C. 3,20.	D. 1,92.
Câu 30: Cho 9,6 gam hỗn hợp kim loại Mg và Fe vào dung dịch H2SO4 dư thấy thoát ra 6,72 lít H2 (đktc). Mặt khác khi cho 9,6 gam hỗn hợp trên vào 500 ml dung dịch AgNO3 1,5M đến phản ứng hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 81,0.	B. 64,8.	C. 48,6.	D. 72,9.
Câu 31: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(I) Cho dung dịch NaCl vào dung dịch KOH.
(II) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(OH)2.
(III) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn.
(IV) Cho Cu(OH)2 vào dung dịch NaNO3.
(V) Sục khí NH3 vào dung dịch Na2CO3.
(VI) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2.
Các thí nghiệm đều tạo ra NaOH là 
 A. I, II và III.	 B. II, V và VI.	 C. II, III và VI.	 D. I, IV và V.
Câu 32: Cho từ từ V lít dung dịch HCl 0,1M vào dung dịch chứa 5,25 gam hỗn hợp muối cacbonat của 2 kim loại kiềm kế tiếp đến khi có 336 ml khí thoát ra (đktc) thì dừng lại. Cho dung dịch thu được tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư sinh ra 3 gam kết tủa. Thành phần phần trăm về khối lượng muối có khối lượng phân tử nhỏ và giá trị của V là
 A. 39,43% ; 0,60. B. 40,38% ; 0,06. C. 60,57% ; 0,60. D. 59,62%; 0,30. 
Câu 33: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
	(1) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.
	(2) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.
	(3) Dung dịch glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, tạo phức màu xanh lam thẫm.
	(4) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.
	(5) Khi đun nóng glucozơ với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được Ag.
	(6) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
	Số phát biểu đúng là
A. 6.	B. 4.	C. 5.	D. 3.
Câu 34: Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl2, Ca(NO3)2, NaOH, Na2CO3, KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là 
 A. 6. 	 B. 7. 	 C. 4. 	 D. 5. 
Câu 35: Cho các chất: Al2O3, Al2(SO4)3, Zn(OH)2, NaHS, K2SO3, (NH4)2CO3, Al. Số chất đều phản ứng được với dung dịch HCl, dung dịch NaOH là 
 A. 5.	 B. 6. 	 C. 4.	 D. 7.
Câu 36: Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm 
A. MgO, Fe3O4, Cu.	 B. Mg, Al, Fe, Cu.	 C. MgO, Fe, Cu.	 D. Mg, Fe, Cu.
Câu 37. Cho các phát biểu sau :
    (1) Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 tan được trong dung dịch glixerol.
    (2) Ở nhiệt độ thường, C2H4 phản ứng được với nước brom.
    (3) Đốt cháy hoàn toàn CH3COOCH3 thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.
    (4) Glyxin (H2NCH2COOH) phản ứng được với dung dịch NaOH.
 (5) Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp các ankin thu được nCO2 < nH2O.
 (6) Phân biệt etanol và phenol người ta dùng dung dịch brom.
 (7) Để khử mùi tanh của cá người ta dùng muối ăn.
 (8) Đipeptit có 2 liên kết peptit.
Số phát biểu đúng là
    A. 2.            B. 3.            C. 5.            D. 4.
Câu 38: Cho dãy các chất sau: vinyl fomat, metyl acrylat, glucozơ, saccarozơ, etylamin, alanin. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Có 2 chất tham gia phản ứng tráng bạc.
B. Có 3 chất bị thủy phân trong môi trường kiềm.
C. Có 3 chất hữu cơ đơn chức, mạch hở.
D. Có 3 chất làm mất màu nước brom.
Câu 39: Cho các phương trình phản ứng:
(1) MnO2 + HCl đặc 	(2) Hg + S → 	
(3) F2 + H2O → 	(4) NH4Cl + NaNO2	
(5) K + H2O → 	(6) H2S + O2 dư 	
(7) SO2 + dung dịch Br2 → 	(8) Mg + dung dịch HCl →	
Trong các phản ứng trên, số phản ứng tạo đơn chất là
A. 6.	B. 4 .	C. 7.	D. 5.
Câu 40: Đun nóng m gam hỗn hợp Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng tương ứng 7 : 3 với một lượng dung dịch HNO3. Khi các phản ứng kết thúc, thu được 0,75m gam chất rắn, dung dịch X và 2,8 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2 (không có sản phẩm khử khác của N+5. Biết lượng HNO3 đã phản ứng là 22,05 gam. Giá trị của m là
A. 20,25.	B. 25,2. 	C. 16,8. 	D. 22,4. 
Câu 41: Hỗn hợp X gồm 2 anđêhit đơn chức A và B (MA<MB). Cho 13,48g X tác dụng hoàn toàn với AgNO3 dư trong dung dịch NH3 thì thu được 133,04g kết tủa. Mặt khác cho 13,48g X tác dụng hết với H2 (Ni, t0) thu được hỗn hợp Y. Cho Y tác dụng với Na dư thu được 3,472 lít H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của A trong hỗn hợp X là
A. 33,38%.	B. 44,51%.	C. 55,63%.	D. 66,76%.
Câu 42: Hỗn hợp X gồm CH3COOC2H5, C2H5COOCH3 và C2H5OH. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X thu được 0,6 mol CO2 và 0,7 mol H2O. Thành phần phần trăm về khối lượng của C2H5OH trong X là
A. 20,72%.	B. 50,00%.	C. 34,33%.	D. 51,11%.
Câu 43: Thuỷ phân hoàn toàn 14,6 gam một đipeptit X có cấu tạo bởi 1 -amino axit có 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm- COOH bằng dung dịch NaOH thu sản phẩm trong đó có 11,1 gam một muối có chứa 20,72% Na về khối lượng. Thành phần phần trăm về khối lượng của N trong X là
A. 16,96%. B. 14,89%. C. 17,5%. D. 19,18%.
Câu 44: Hỗn hợp X gồm axit cacboxylic đơn chức Y và este đơn chức Z. Đun nóng hỗn hợp X với 400 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được a gam một ancol T và 24,4 gam hỗn hợp rắn khan E gồm 2 chất có số mol bằng nhau. Cho a gam T tác dụng với Na dư thoát ra 0,56 lít khí (ở đktc). Trộn đều 24,4 gam E với CaO, sau đó nung nóng hỗn hợp, thu được khí G. Đốt cháy G rồi dẫn sản phẩm cháy qua dung dịch nước vôi trong dư thu được m(g) kết tủa. Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 10.	B. 20.	C. 2,5.	D. 5.
Câu 45: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 amin đơn chức trong oxy được 0,09 mol CO2, 0,125 mol H2O và 0,015 mol N2. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được a(g) hỗn hợp muối. Giá trị của a là
 A. 2,845. 	 B. 1,9625.	 C. 2,2975. 	D. 3,625.
Câu 46: Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch hỗn hợp gồm Na2SO4 và Al2(SO4)3 ta có đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa theo số mol Ba(OH)2 như sau 
 Giá trị của x trong đồ thị trên là
A. 0,40.	B. 0,30.	C. 0,20.	D. 0,25.
Câu 47: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn hỗn hợp X gồm Al và Fe2O3 trong chân không thu được 21,69 gam hỗn hợp Y. ta nghiền nhỏ và trộn đều Y rồi chia làm 2 phần:
 Cho phần 1 tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,008 lít khí (đktc) và 3,36 gam chất rắn không tan.
 Cho phần 2 trộn với x gam KNO3 rồi hòa tan vào 100 gam dung dịch HCl, sau phản ứng thu được dung dịch T chỉ chứa các muối clorua và 3,36 lít hỗn hợp khí Z gồm NO và H2 (ở đktc), biết tỉ khối của Z với He là 6,1. Dung dịch T tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 dư thu được 147,82 gam kết tủa.
 Giá trị gần đúng của nồng độ phần trăm FeCl3 trong dung dịch T là
 A. 9% B. 10%. C. 11%. D. 4%. 
Câu 48: Hỗn hợp X gồm anđehit axetic, axit butiric, etilen glicol và axit axetic trong đó axit axetic chiếm 27,13% khối lượng hỗn hợp. Đốt 15,48 gam hỗn hợp X thu được V lít CO2 (đktc) và 11,88 gam H2O. Hấp thụ V lít CO2 (đktc) vào 400ml dung dịch NaOH x mol/l thu được dung dịch Y chứa 54,28 gam chất tan. Giá trị của x là
 A. 1,8. B. 2,4. C. 2,0. D. 1,6.
Câu 49: Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ mạch hở (đều chưa C, H, O) trong phân tử mỗi chất có hai nhóm trong số các nhóm –CHO, -CH2OH, -COOH. Đốt cháy hoàn toàn 17,1 gam X thu được 11,2 lít CO2 (đktc) và m gam H2O. Cho 17,1 gam X tác dụng hết với Na dư, thu được 2,8 lít H2 (đktc). Mặt khác, cho 17,1 gam X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 54 gam Ag. Giá trị của m là
A. 4,5.	B. 6,3.	C. 9,0.	D. 12,6.
Câu 50: . Hòa tan hết 31,12 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Fe3O4, FeCO3 vào dung dịch hỗn hợp chứa H2SO4 và KNO3. Sau phản ứng thu được 4,48 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm (CO2, NO, NO2, H2) có tỷ khối hơi so với H2 là 14,6 và dung dịch Z chỉ chứa các muối trung hòa (trong Z không có muối sắt (III)) với tổng khối lượng là m gam. Cho BaCl2 dư vào Z thấy xuất hiện 140,965 gam kết tủa trắng. Mặt khác cho NaOH dư vào Z thì thấy có 1,085 mol NaOH phản ứng đồng thời xuất hiện 42,9 gam kết tủa và 0,56 lít khí (đktc) thoát ra. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Cho các nhận định sau: 
(1) Giá trị của m là 82,285 gam. 
(2) Số mol của KNO3 trong dung dịch ban đầu là 0,225 mol. 
(3) Phần trăm khối lượng FeCO3 trong X là 18,638%. 
(4) Số mol của Fe3O4 trong X là 0,05 mol. 
(5) Số mol Mg có trong X là 0,15 mol. 
 Tổng số nhận định không đúng là
A. 1.	B. 3.	C. 4.	D. 2.
------------------------- Hết -------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_THPT_Quat_Lam_Nam_Dinh.doc