SỞ GD & ĐT HCM TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN ĐỀ THI THỬ TNQG 2016 MÔN: HOÁ HỌC MỨC ĐỘ 5 ĐIỂM Câu 1: Cho các chất sau: (1) C6H5NH2; (2) C2H5NH2; (3) (C6H5)2NH; (4) (C2H5)2NH; (5) NaOH; (6) NH3. Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều giảm dần lực bazơ là: A. (1) > (3) > (5) > (4) > (2) > (6). B. (5) > (4) > (2) > (1) > (3) > (6) C. (3) > (1) > (6) > (2) > (4) > (5). D. (5) > (4) > (2) > (6) > (1) > (3). Câu 2: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử HCl thuộc loại liên kết A. ion B. cộng hóa trị có cực C. cộng hóa trị không cực D. Hiđro Câu 3: K loại nào sau đây khi cho vào dung dịch CuSO4 bị hòa tan hết và phản ứng tạo thành kết tủa gồm 2 chất A. Na B. Fe C. Zn D. Ba Câu 4: Gluxit là hợp chất tạp chức trong phân tử có nhiều nhóm -OH và có nhóm : A. anđehit B. cacboxyl C. Cacbonyl D. amin Câu 5: Cho các chất: Al2O3, Al2(SO4)3, Zn(OH)2, NaHS, K2SO3, (NH4)2CO3, Al. Số chất đều phản ứng được với dung dịch HCl, dung dịch NaOH là: A. 7 B. 6. C. 5. D. 4. Câu 6: Những mệnh đề nào sau đây là sai? A. Các peptit thường ở thể rắn,dễ tan trong nước . B. Khi thay đổi trật tự các gốc -amino axit trong phân tử peptit sẽ dấn đến có các đồng phân peptit. C. Nếu phân tử peptit có chứa n gốc -amino axit thì sẽ có số đồng phân là n D. Trong phân tử peptit mạch hở nếu có n gốc -amino axit thì sẽ có (n-1) liên kết peptit. Câu 7: Cho bột Fe vào dung dịch gồm AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X và hai kim loại trong Y lần lượt là A. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 và Cu; Fe. B. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 và Ag; Cu. C. Fe(NO3)2; Fe(NO3)3 và Cu; Ag. D. Cu(NO3)2; AgNO3 và Cu; Ag Câu 8: Trong công nghiệp, amoniac được điều chế từ nitơ và hiđro bằng phương pháp tổng hợp theo phương trình hoá học sau: N2(k) + 3H2(k) ⇌ 2NH3(k) DH <0 Để cân bằng hoá học trên chuyển dịch theo chiều thuân ta phải A. Giảm nhiệt độ, tăng áp suất B. Tăng nhiệt độ, giảm áp suất C. Giảm nhiệt độ, giảm áp suất D. Tăng nhiệt độ, tăng áp suất Câu 9: Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch FeCl3 tạo thành Fe A. Zn B. Cu C. Ag D. Na Câu 10: Khí X có thể làm đục nước vôi trong, dùng để chữa cháy và để sản xuất thuốc giảm đau dạ dày, X là khí nào sau đây? A. CO2 B. CH4 C. CO D. N2 Câu 11: Cho 24,4g hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2. Sau phản ứng thu được 39,4g kết tủa. Lọc tách kết tủa, cô cạn dung dịch thu được m(g) muối clorua. Giá trị của m là A. 26,6g B. 6,26g C. 2,66g D. 22,6g Câu 12: Phenol phản ứng được với bao nhiêu chất trong số các chất sau: NaOH, HCl, Br2, (CH3CO)2O, CH3COOH, Na, NaHCO3. A. 7. B. 4. C. 6. D. 5 Câu 13: Chất nào sau đây không tham gia phản ứng thủy phân A. Mantozo B. Triaxylglyxerol C. Xenlulozo D. Poli etylen Câu 14: Nhóm những chất khí nào dưới đây đều gây hiệu ứng nhà kính khi nồng độ của chúng trong khí quyển vượt quá tiêu chuẩn cho phép? A. CO2 và CH4 B. CO2 và O2. C. N2 và CO. D. CH4 và H2O. Câu 15: Dãy gồm các chất đều làm xanh quỳ tím ẩm là A. anilin, amoniac, glyxin B. metylamin, alanin, amoniac C. etylamin, anilin, alanin D. metylamin, lysin, amoniac Câu 16: Cho các phương trình phản ứng: (a) Fe + Cl2 → FeCl3. (b) NaOH + HCl → NaCl + H2O. (c) CuO + CO → Cu + CO2. (d) AgNO3 + NaCl → AgCl + NaNO3. Trong các phản ứng trên, số phản ứng oxi hóa - khử là A. 3. B. 2. C. 4 D. 1. Câu 17: Este A điều chế từ ancol metylic có tỉ khối so với oxi là 2,3125. Công thức của A là A. CH3COOC2H5. B. CH3COOCH3. C. C2H5COOC2H5 D. C2H5COOCH3. Câu 18: Hydrocacbon nào sau đây tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo thành tủa A. Styren B. But-1-in C. Đimetyl axetylen D. But-1,3-dien Câu 19: Để nhận biết dung dịch H2SO4, HCl, NaOH, K2SO4 phải dùng 1 thuốc thử duy nhất nào? A. Qùy tím B. Dung dịch NH3 C. BaCl2 D. Ba(HCO3)2 Câu 20: Mùi tanh của cá là hỗn hợp các amin và một số tạp chất khác. Để khử mùi tanh của cá trước khi nấu nên: A. Rửa cá bằng dung dịch thuốc tím để sát trùng B. Rửa cá bằng dung dịch Na2CO3. C. Rửa cá bằng giấm ăn. D. Ngâm cá thật lâu trong nước để amin tan đi. Câu 21: Cho 28,1g hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO tác dụng vừa đủ với 250 ml dd H2SO4 2M. Cô cạn dung dịch thu được khối lượng muối khan là: A. 61,4 gam. B. 68,1 gam. C. 48,1 gam. D. 77,1 gam Câu 22: Xà phòng hóa 8,8 gam CH3COOC2H5 bằng dung dịch NaOH vừa đủ. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là: A. 10,4 gam. B. 3,28 gam. C. 8,2 gam D. 8,56 gam. Câu 23: Đốt cháy sắt trong clo thu được sản phẩm ion có cấu hình electron là: A. 1s22s22p63s23p6 4s23d6 B. 1s22s22p63s23p5 C. 1s22s22p63s23p63d5 D. 1s22s22p63s23p64s03d6 Câu 24: Để điều chế kim loại kiềm, ta dùng phương pháp A. Thuỷ luyện B. Điện phân dung dịch C. Điện phân nóng chảy D. Nhiệt luyện Câu 25: Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3 và MgO (nung nóng). Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm: A. Cu, Al, Mg B. Cu, Al2O3, Mg C. Cu, Al2O3, MgO D. Cu, Al, Mg MỨC ĐỘ 7 ĐIỂM Câu 26: Khi trời sấm chớp mưa rào, trong không trung xảy ra các phản ứng hóa học ở điều kiên nhiệt độ cao có tia lửa điện, tạo thành các sản phẩm có tác dụng như một loại phân bón nào dưới đây, theo nước mưa rơi xuống, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng A. Đạm nitrat B. Đạm amoni C. Phân lân D. Phân kali Câu 27: Cho m gam Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được 8,96 lít hỗn hợp NO và NO2 có khối lượng 15,2 gam. Giá trị của m là A. 25,6 g. B. 16,0 g. C. 19,2 g. D. 12,8 g Câu 28: Cho các nhận xét sau: (1) Hàm lượng glucozơ không đổi trong máu người là khoảng 0,1%; (2) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng gương; (3) Thủy phân hoàn toàn tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ đều cho cùng một loại mono saccarit; (4) Glucozơ là chất dinh dưỡng và được dùng làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ em và người ốm; (5) Xenlulozơ là nguyên liệu được dùng để sản xuất tơ nhân tạo, chế tạo thuốc súng không khói; (6) Mặt cắt củ khoai tác dụng với I2 cho màu xanh tím; (7) Saccarozơ là nguyên liệu để thủy phân thành glucozơ và fructozơ dùng trong kỹ thuật tráng gương, tráng ruột phích. Số nhận xét đúng là A. 5. B. 6. C. 7. D. 4 Câu 29: Có 5 dung dịch NH3, HCl, NH4Cl, Na2CO3, CH3COOH được đánh ngẫu nhiên là A, B, C, D, E. Gía trị pH và khả năng dẫn điện của dung dịch theo bảng sau: Dung dịch A B C D E Ph 5,15 10,35 4,95 1,25 10,60 Khả năng dẫn điện Tốt Tốt Kém Tốt Kém Các dung dịch A, B, C, D, E lần lượt là? A. NH4Cl, Na2CO3, CH3COOH, HCl, NH3 B. CH3COOH, NH3, NH4Cl, HCl, Na2CO3 C. NH4Cl, NH3, CH3COOH, HCl, Na2CO3 D. Na2CO3, HCl, NH3, NH4Cl, CH3COOH Câu 30: Nhỏ rất từ từ dung dịch chứa HCl vào 100ml dung dịch A chứa hỗn hợp các chất tan NaOH 0,8M và K2CO3 0,6M. Thấy lượng khí CO2 (mol) thoát ra theo đồ thị sau. Giá trị của y là : A. 0,028 B. 0,014 C. 0,016 D. 0,02 Câu 31: Hỗn hợp X gồm FeCl2 và NaCl có tỉ lệ mol tương ứng là 1: 2. Hòa tan hoàn toàn 2,44 gam X vào nước, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 5,74 B. 2,87 C. 10,8 D. 6,82 Câu 32: Khối lượng kết tủa thu được khi cho 0,1 mol CH3CHO và 0,1 mol C2H2 phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 trong điều kiện thích hợp là A. 24 gam. B. 34,8 gam C. 45,6 gam. D. 21,6 gam. Câu 33: Cho 22,72 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng dư thu được V lít khí NO duy nhất ở (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 77,44 gam muối khan. Giá trị của V là A. 2,24. B. 4,48. C. 5,6. D. 2,688 Câu 34: Hòa tan hoàn toàn 8,5 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại kiềm X, Y (ở 2 chu kì kế tiếp, MX < MY) vào nước thu được 3,36 lít H2 (ở đktc). Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp ban đầu là A. 54,12%. B. 45,89%. C. 27,05%. D. 72,95% Câu 35: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ dung dịch X: Hình vẽ trên minh họa phản ứng điều chế chất Y nào sau đây? A. NH3 B. HCl. C. C2H5OH D. C2H4 MỨC ĐỘ 8 ĐIỂM Câu 36: Hỗn hợp X gồm metyl acrylat, vinyl axetat, buta-1,3-đien và vinyl axetilen. Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp X bằng 54,88 lít khí O2 (đktc, vừa đủ), thu được khí CO2 và 23,4 gam H2O. Phần trăm khối lượng của vinyl axetilen trong X là: A. 30,50%. B. 31,52%. C. 21,55%. D. 33,35% Câu 37: Hai hợp chất hữu cơ X và Y có cùng công thức phân tử là C3H7NO2, đều là chất rắn ở điều kiện thường. Chất X phản ứng với dung dịch NaOH, giải phóng khí. Chất Y có phản ứng trùng ngưng. Các chất X, Y lần lượt là A. axit -aminopropionic và axit -aminopropionic. B. amoni acrylat và axit -aminopropionic. C. vinylamoni fomat và amoni acrylat. D. axit -aminopropionic và amoni acrylat Câu 38: Hỗn hợp X gồm Ba và Al. Cho m gam X vào nước dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, hòa tan hoàn toàn m gam X bằng dung dịch NaOH, thu được 14,56 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là A. 17,65. B. 24,50. C. 29,90. D. 35,30. Câu 39: Cho các nhận xét về phân bón: (1) Độ dinh dưỡng của Supephotphat kép cao hơn Supephotphat đơn. (2) Phân kali được đánh giá theo % khối lượng của K tương ứng với lượng kali có trong thành phần của nó. (3) Điều chế phân Kali từ quặng apatit. (4) Trộn ure và vôi trước lúc bón sẽ tăng hiệu quả sử dụng. (5) Phân đạm amoni làm cho đất chua thêm. (6) Nitrophotka là hỗn hợp của NH4H2PO4 và KNO3. Số nhận xét đúng là: A. 3. B. 2 C. 5. D. 4. Câu 40: Ba hợp chất hữu cơ X, Y, Z có cùng công thức phân tử C3H4O2. X và Y đều tham gia phản ứng tráng bạc; X, Z có phản ứng cộng hợp Br2; Z tác dụng với NaHCO3. Công thức cấu tạo của X, Y, Z lần lượt là: A. CH3-CO-CHO; HCOOCH=CH2, CH2=CH-COOH. B. OHC-CH2-CHO; HCOOCH=CH2, CH2=CH-COOH. C. HCOOCH=CH2; OHC-CH2-CHO, CH2=CH-COOH. D. HCOOCH=CH2; CH2=CH-COOH, HCO-CH2-CH3 Câu 41: Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một aminoaxit (no, mạch hở, trong phân tử chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 54,9 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X, sản phẩm thu được cho lội từ từ qua nước vôi trong dư, tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của m là: A. 120. B. 60. C. 30. D. 45 Câu 42: Cho 4,11 gam Ba vào 1 lít dung dịch Fe2(SO4)3 0,03 M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng kết tủa thu được là A. 10,20 gam. B. 7,87 gam. C. 8,75 gam. D. 9,13 gam. Câu 43: Cho 13,23 gam axit glutamic phản ứng với 200 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch X. Cho 400 ml dung dịch NaOH 1M vào X, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam chất rắn khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, giá trị của m là: A. 17,19 B. 29,69 C. 31,3 D. 28,89 Câu 44: Đốt cháy hoàn toàn 17,6g hợp chất hữu cơ X mạch hở, cần dùng vừa đủ 16,8 lít khí O2 (đktc) được CO2 và H2O theo tỉ lệ số mol tương ứng là 7 : 6. Biết X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất, X phản ứng hết với lượng dư dung dịch NaOH chỉ sinh ra một muối axit no, mạch hở và một ancol có công thức phân tử C3H7OH. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn điều kiện trên là: A. 8 B. 4 C. 2 D. 3. Câu 45: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm m gam hỗn hợp X gồm Al và Fe3O4 đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y (biết Fe3O4 chỉ bị khử về Fe). Chia Y thành 2 phần: - Phần 1 cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 0,15 mol H2, dung dịch Z và phần không tan T. Cho toàn bộ phần không tan T tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,45 mol H2. - Phần 2 cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 1,2 mol H2. Giá trị của m là A. 135,4. B. 173,8 C. 164,6. D. 144,9. Câu 46: Một bình kín chỉ chứa các chất sau: axetilen (0,5 mol), vinylacetilen (0,4 mol), hidro (0,65 mol), và một ít bột Niken. Nung nóng bình một thời gian thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 19,5. Khí X phản ứng vừa đủ với 0,7 mol AgNO3 trong NH3 thu được m gam kết tủa và 10,08 lít hỗn hợp khí Y (điều kiện tiêu chuẩn). Khí Y phản ứng tối đa với 0,55 mol brom trong dung dịch. Giá trị của m là: A. 75,9. B. 76,1. C. 91,8. D. 92,0 Câu 47: Điện phân với điện cực trơ dung dịch chứa 0,3 mol AgNO3 bằng cường độ dòng điện 2,68 ampe, trong thời gian t (giờ) thu được dung dịch X. Cho 22,4 gam bột Fe vào dung dịch X thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất) thu được 34,28 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của t là A. 1,40. B. 1,25. C. 1,00 D. 1,20. Câu 48: Hỗn hợp X gồm 1 ancol và 2 sản phẩm hợp nước của propen. Tỉ khối hơi của X so với hiđro bằng 23. Cho m gam X đi qua ống sứ đựng CuO (dư) nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp Y gồm 3 chất hữu cơ và hơi nước, khối lượng ống sứ giảm 3,2 gam. Cho Y tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, tạo ra 48,6 gam Ag. Phần trăm khối lượng của propan-1-ol trong X là A. 65,2%. B. 16,3%. C. 48,9%. D. 83,7%. Câu 49: Cho 18,4 gam hỗn hợp X gồm Cu2S, CuS, FeS2 và FeS tác dụng hết với HNO3 (đặc nóng dư) thu được V lít khí chỉ có NO2 (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Cho toàn bộ Y vào một lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 46,6 gam kết tủa, còn khi cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch NH3 dư thu được 10,7 gam kết tủa. Giá trị của V là A. 38,08 B. 11,2 C. 24,64 D. 16, Câu 50: Nhiệt phân 30,225 gam hỗn hợp X gồm KMnO4 và KClO3, thu được O2 và 24,625 gam hỗn hợp chất rắn Y gồm KMnO4, K2MnO4, KClO3, MnO2 và KCl. Toàn bộ Y tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,8 mol HCl, đun nóng, sau phản ứng thu được x mol khí Cl2. Giá trị x gần nhất với? A. 0,1. B. 0,2. C. 0,3. D. 0,4 ----------------------------------------------- ----------- HẾT ----------
Tài liệu đính kèm: