Đề thi thử THPT quốc gia môn: Hóa học – tháng 01

pdf 5 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1340Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia môn: Hóa học – tháng 01", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT quốc gia môn: Hóa học – tháng 01
Lê Thanh Phong – 0978.499.641 Trang 1/5
 BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC - LTĐH ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2016 
 MÔN : HÓA HỌC – THÁNG 01/2016 
 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề 
 ( Đề thi có 5 trang) 
Họ và tên thí sinh :.. 
Lớp :............. 
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố : 
H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; Ca = 40; Cr = 52; 
Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Sr = 88; Ag=108; Ba = 137, He = 4. 
Câu 1: Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch metylamin, màu quỳ tím chuyển thành 
A. xanh. B. đỏ. C. vàng. D. tím. 
Câu 2: Kim loại được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy là 
A. Cu. B. Ni. C. Mg. D. Ag. 
Câu 3: : Cho phản ứng sau ở trang thái cân bằng: H2 (k) + F2 (k) 2HF (k) H < 0. Sự biến đổi nào sau 
đây không làm chuyển dịch cân bằng hoá học? 
A. Thay đổi nồng độ khí H2 hoặc F2. B. Thay đổi nồng độ khí HF. 
C. Thay đổi áp suất. D. Thay đổi nhiệt độ. 
Câu 4: Trong nước biển nói chung và nước biển Vinh Hiền nói riêng có chứa thành phần 
A. NaCl B. Al2O3 C. Fe2O3 D. CaCO3 
Câu 5: Etyl acrylat có công thức là 
A. CH3COOCH3 B. CH3COOCH=CH2 C. C2H5COOCH3 D. CH2=CHCOOCH2CH3 
Câu 6: Cho phương trình hóa học : Fe + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O. 
Nếu hệ số phân tử của H2SO4 là 6 thì hệ số của phân tử SO2 là 
A. 4. B. 5. C. 6. D. 3. 
Câu 7: X có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p1. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là 
A. Chu kì 3, nhóm IIA. B. Chu kì 2, nhóm IIIA. 
C. Chu kì 2, nhóm IIA. D. Chu kì 3, nhóm IIIA. 
Câu 8: Cho 1,17 gam một kim loại kiềm X tác dụng với nước (dư) thu được 0,336 lit khí H2 (đktc). X là 
A. Rb. B. Li. C. Na. D. K. 
Câu 9: Chất nào sau đây không thể tham gia phản ứng tráng bạc : 
A. Glucozơ B. Fructozơ C. Axetilen D. Axit fomic 
Câu 10: Trái cây được bảo quản lâu hơn trong môi trường vô trùng. Trong thực tế, người ta sử dụng nước ozon 
để bảo quản trái cây. Ứng dụng trên dựa vào tính chất nào sau đây? 
A. Ozon trơ về mặt hóa học . B. Ozon là chất khí có mùi đặc trưng. 
C. Ozon là chất có tính oxi hóa mạnh. D. Ozon không tác dụng được với nước . 
Câu 11: Dung dịch chất phản ứng với đá vôi giải phóng khí cacbonic là 
A. rượu uống. B. bột ngọt (mì chính). C. giấm. D. đường ăn. 
Câu 12: Chất vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là 
A. ozon. B. sắt. C. lưu huỳnh. D. flo. 
Câu 13: Este X có công thức phân tử C2H4O2. Đun nóng 9,0 gam X trong dung dịch NaOH vừa đủ đến khi 
phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam muối. Giá trị của m là 
A. 8,2. B. 12,3. C. 10,2. D. 15,0. 
Câu 14: Liên kết hóa học trong hợp chất hữu cơ chủ yếu là liên kết 
A. ion. B. cho- nhận. C. cộng hóa trị. D. hiđro. 
Câu 15: Số amin bậc một có cùng công thức phân tử C3H9N là 
A. 2. B. 3. C. 4. D. 8. 
Câu 16: Phát biểu không đúng là 
A. Có thể làm mềm nước cứng tạm thời bằng cách đun nóng. 
B. Thạch cao khan (CaSO4) được sử dụng để bó bột trong y học. 
Lê Thanh Phong – 0978.499.641 Trang 2/5
C. Xesi được sử dụng làm tế bào quang điện. 
D. Phèn chua có công thức K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O được dùng để làm trong nước. 
Câu 17: Trong phân tử chất nào sau đây không chứa nguyên tố nitơ? 
A. axit glutamic. B. amilopectin. C. glyxin. D. anilin. 
Câu 18: Hòa tan hoàn toàn 9,6 gam Cu bằng dung dịch HNO3, thu được x mol NO (là sản phẩm khử duy nhất 
của N+5). Giá trị của x là 
A. 0,15. B. 0,05. C. 0,25. D. 0,10. 
Câu 19: Nhúng 1 thanh Zn vào dung dịch chứa 8,32 gam CdSO4 .Sau khi khử hoàn toàn Cd
2+ khối lượng 
thanh Zn tăng 2,35% so với ban đầu. Khối lượng thanh Zn ban đầu là: 
A. 80 gam B. 60 gam C. 40 gam D. 20 gam 
Câu 20: Loại tơ thường dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi “len” đan áo rét là: 
A. tơ nitron B. tơ capron C. tơ capron . D. tơ nilon -6,6 
Câu 21: Chất có đồng phân hình học là 
A. CH2=CH-CH2-CH3. B. CHCl=CHCl. 
C. CH3C(CH3)=CH-CH3. D. CH2=CH-CH=CH2. 
Câu 22: Dãy các nguyên tố sắp xếp theo thứ tự tính kim loại tăng dần là: 
A. Li, Na, K B. Na, Ca, Al C. K, Ca, Al D. Al, Na, Mg 
Câu 23: Cho 21 gam hỗn hợp X gồm glyxin và axit axetic tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được dung 
dịch chứa 32,4 gam muối. Thành phần % về khối lượng của glyxin trong X là : 
A. 35,71. B. 71,43%. C. 53,57%. D. 42,86%. 
Câu 24: Chất nào sau đây có thể tham gia phản ứng trùng hợp : 
A. Glyxin B. Metyl axetat C. Ancol etylic D. Butađien 
Câu 25: Trộn 100 ml dung dịch NaOH 1M với 150 ml dung dịch H2SO4 0,5M thu được dung dịch B. Giá trị 
pH của dung dịch B bằng : 
A. 13 B. 0,7 C. 1 D. 13,3 
Câu 26: Phản ứng nào dưới đây chỉ tạo thành muối Fe3+ : 
A. Fe + AgNO3 (dư) B. Fe + H2SO4 loãng C. Fe + Cu(NO3)2 D. Fe3O4 + HCl dư 
Câu 27: Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10%, thu được 
2,24 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là 
A. 101,48 gam. B. 101,68 gam. C. 97,80 gam D. 88,20 gam. 
Câu 28: Xét phản ứng hóa học: X Y + Z. Ta có đồ thị sau: 
Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian từ 319 giây đến 526 giây sau khi bắt đầu phản ứng là 
A. 1.26.10-3 mol/(l.s). B. 1.06.10-3 mol/(l.s). C. 1.36.10-3 mol/(l.s). D. 1.16.10-3 mol/(l.s). 
Câu 29: Cho các chất sau : Al, Al(OH)3, NaHCO3, H2N-CH2-COOH, C6H5NH2 (anilin). Số chất lưỡng tính là : 
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 
Câu 30: Thực hiện các thí nghiệm sau : 
 (a) Cho viên Na vào dung dịch CuSO4 
 (b) Hòa tan bột Al vào dung dịch HNO3 đặc nguội 
 (c) Trộn dung dịch Fe(NO3)2 với dung dịch H2SO4 loãng 
Lê Thanh Phong – 0978.499.641 Trang 3/5
 (d) Cho Na2S vào dung dịch HCl dư. 
Số thí nghiệm thu được chất khí là : 
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 
Câu 31: EGCG là viết tắt của epigallocatechin gallate, thực chất là chất chống oxy hóa (antioxydants) có trong 
trà xanh. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, khả năng chống oxy hóa của hoạt chất EGCG trong trà xanh 
cao gấp 100 lần so với vitamin C, gấp 25 lần so với vitamin E. Khi phân tích định lượng EGCG thì thu được 
thành phần % về khối lượng các nguyên tố như sau: %C = 57,642%; %H = 3,93%; %O = 38,428%. Tổng số 
nguyên tử trong một phân tử EGCG là : 
A. 51 B. 42 C. 48 D. 55 
Câu 32: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 3 ancol mạch hở, đồng đẳng kế tiếp thu được 0,45 mol CO2 và 0,7 
mol H2O. Giá trị của m gam bằng : 
A. 10,8 B. 9,3 C. 12,8 D. 13,1 
Câu 33: Điện phân nóng chảy NaCl thu được V lít khí X (đktc) ở anot và 2,76 gam kim loại ở catot. Biết 2V lít 
khí X ở trên phản ứng vừa đủ với 5,31 gam hỗn hợp Y gồm Zn và Fe. Phần trăm khối lượng của Zn trong hỗn 
hợp Y bằng : 
A. 36,72% B. 26,55% C. 63,28% D. 73,45% 
Câu 34: Cho sơ đồ điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm: 
Vì sao người ta phải rút ống dẫn khí ra khỏi ống nghiệm trước khi ngừng đun? 
A. Ngăn không cho bột K2MnO4 và bột KMnO4 còn dư trộn lẫn với khí oxi. 
B. Giúp KMnO4 nhiệt phân hết thành oxi và thoát ra môi trường ngoài. 
C. Khai thông ống dẫn khí bị tắc nghẽn bởi bột K2MnO4 sau phản ứng. 
D. Tránh nước bị hút ngược vào trong làm nứt, vỡ ống nghiệm. 
Câu 35: Hỗn hợp X gồm axit axetic và ancol etylic. Cho 14,52 gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 
3,024 lít H2 (đktc). Thêm H2SO4 đặc vào hỗn hợp X và đun nóng thu được 8,80 gam este. Hiệu suất của phản 
ứng este hóa là 
A. 75,36%. B. 80,00%. C. 83,33%. D. 66,67%. 
Câu 36: Cho 10,35 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 tan hoàn toàn trong dung dịch Y chứa a mol H2SO4 loãng 
và 0,15 mol KNO3 , thu được dung dịch Z chỉ gồm m gam các muối trung hòa và 0,12 mol hỗn hợp khí T gồm 
2 khí (trong đó có một khí không màu hóa nâu). Tỉ khối của T so với He bằng 5,75. Giá trị của m gam gần nhất 
với giá trị nào dưới đây : 
A. 72,6 B. 76,1 C. 73,5 D. 74,0 
Câu 37: Từ a kg sắn (có chứa 80% là tinh bột) điều chế 100 lít dung dịch ancol etylic 250, với hiệu suất của quá 
trình lên men và thủy phân lần lượt là 75% và 80%, khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml. 
Giá trị của a là: 
A. 91,712 B. 73,37 C. 50,027 D. 49,32 
Câu 38: Tiến hành các thí nghiệm sau ở điều kiện thường: 
 (a) Sục khí 2SO vào dung dịch H2S 
 (b) Sục khí F2 vào nước 
 (c) Cho KMnO4 vào dung dịch HCl đặc 
 (d) Sục khí CO2 vào dung dịch NaOH 
 (e) Cho Si vào dung dịch NaOH 
 (g) Cho Na2SO3 vào dung dịch H2SO4 
 Số thí nghiệm có sinh ra đơn chất là 
A. 4. B. 3. C. 5. D. 6. 
Lê Thanh Phong – 0978.499.641 Trang 4/5
Câu 39: Hòa tan hết 46 gam hỗn hợp gồm CuO và Fe3O4 trong 200 gam dung dịch HCl loãng thu được dung 
dịch X, nồng độ phần trăm của CuCl2 trong X bằng 7,683%. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch X, kết 
thúc phản ứng thấy thoát ra 0,03 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất); đồng thời thu được m gam kết tủa. Giá 
trị của m gam bằng : 
A. 212,38 B. 229,6 C. 236,08 D. 192,29 
Câu 40: X và Y là hai chất hữu cơ đơn chức, mạch hở ở chương trình phổ thông ( MX < MY < 50). Đốt cháy X 
hoặc Y đều cho CO2 và H2O có số mol bằng nhau. Cho hỗn hợp Z gồm 0,1 mol X và 0,05 mol Y phản ứng với 
lượng dư dung dịch AgNO3 /NH3 thu được tối đa bao nhiêu gam kết tủa : 
A. 54,0 B. 32,4 C. 43,2 D. 37,8 
Câu 41: Cho các phản ứng sau : 
 (a) (C17H35COO)3C3H5 + NaOH 
ot 
 (b) C6H12O6 (fructozơ) + H2  
o tNi, 
 (c) [C6H7O2(OH)3]n + H2O  
 o t,H
 (d) C2H5OH + O2  
giammen 
 (e) H2N-CH(CH3)-COOH + 2H2N-CH2-COOH  
pxt,,to B + 2H2O 
Có bao nhiêu phản ứng mà sản phẩm tạo thành có thể hòa tan được Cu(OH)2/OH
-
 : 
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 
Câu 42: Hòa tan hết 18,38 gam hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Na, Na2O vào nước thu được dung dịch Y và 0,896 
lit khí H2 (đktc). Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lit CO2 vào dung dịch Y, tạo thành dung dịch Z và m gam kết tủa. Đun 
nóng để cô cạn dung dịch Z thu được a gam rắn khan. Mặt khác, cho Y vào dung dịch Al2(SO4)3 dư tạo thành 
31,62 gam kết tủa. Tổng giá trị m + a gần nhất với : 
A. 27 B. 26 C. 30 D. 28 
Câu 43: Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 (có tỷ lệ số mol tương ứng là 1:2). Lấy 10,08 lít (đktc) hỗn hợp X nung 
nóng có xúc tác Ni. Sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn hỗn hợp Y qua nước brom dư thấy bình 
brom tăng 3 gam và còn lại V lít (đktc) hỗn hợp khí Z không bị hấp thụ. Tỷ khối của Z so với hiđro bằng 20/6. 
Giá trị của V là: 
A. 6,72 lít B. 2,80 lít C. 5,04 lít D. 8,96 lít 
Câu 44: Cho các nhận định sau : 
 (1) Một số este được dùng tạo polime để sản xuất chất dẻo. 
 (2) Etse X đơn chức tác dụng với dung dịch NaOH, đun nóng luôn có tỉ lệ mol là 1 : 1. 
 (3) Đun nóng chất béo X (C57H108O6) trong dung dịch NaOH dư, thu được một muối duy nhất. 
 (4) Glucozơ thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng. 
 (5) Trong dung dịch, saccarozơ và fructozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam. 
 (6) Cho dung dịch HCl đến dư vào anilin, thu được dung dịch đồng nhất. 
 (7) Phenol và alanin đều làm mất màu dung dịch Br2. 
 (8) Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat, tơ đồng xenlulozơ có nguồn gốc từ thiên nhiên. 
 (9) Liên kết peptit là liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa 2 đơn vị α-aminoaxit. 
Số nhận định không đúng là : 
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 
Câu 45: Hỗn hợp Z gồm chất X (C4H12N2O4) và chất Y(C2H8N2O3); trong đó X là muối của axit hữu cơ đa 
chức, Y là muối của axit vô cơ. Cho 3,68 gam Z phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH (đun nóng), thu được 
dung dịch T và 0,04 mol hỗn hợp 2 chất hữu cơ đơn chức (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Cô cạn T, thu được 
m gam muối khan. Giá trị của m là 
A. 2,19 B. 3,28 C. 3,04 D. 2,46 
Câu 46: Đốt cháy hoàn toàn este (X) no, mạch hở với oxi vừa đủ, thu được CO2 có số mol bằng với số mol O2 
phản ứng. Biết rằng 1 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 3 mol NaOH, thu được glyxerol và dung dịch 
Y. Điều khẳng định nào sau đây là sai? 
A. Dung dịch Y chỉ chứa 2 muối, trong đó có một muối cho được phản ứng tráng gương. 
B. Hai muối trong dung dịch Y là HCOONa và CH3COONa có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2. 
C. X chỉ có một đồng phân cấu tạo duy nhất. 
D. X có công thức phân tử là C8H12O6. 
Lê Thanh Phong – 0978.499.641 Trang 5/5
Câu 47: Hỗn hợp E chứa 2 este X, Y đều mạch hở (trong đó X đơn chức, Y hai chức). Đun nóng 33,36 gam E 
với 600 ml dung dịch NaOH 1,5M thu được dung dịch F và hỗn hợp gồm 2 ancol cùng dãy đồng đẳng kế tiếp. 
Lấy toàn bô hỗn hợp 2 ancol này đi qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 17,22 gam; đồng thời thu 
được 4,704 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch F, sau đó nung có mặt CaO làm xúc tác thu được duy nhất một 
hydrocacbon đơn giản nhất. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Y là. 
A. 78,78% B. 70,02% C. 39,39% D. 52,52% 
Câu 48: Cho 18,8 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 phản ứng hết với 360 gam dung dịch HNO3 
15,75% (dư), thu được V lít NO (đktc) – sản phẩm khử duy nhất và dung dịch Z. Cho Z tác dụng với 875 ml 
dung dịch KOH 0,8M, thu được 21,4 gam kết tủa. Giá trị của V lit bằng : 
A. 1,344 B. 1,792 C. 0,896 D. 1,120 
Câu 49: Đốt cháy một lượng peptit X được tạo bởi từ một loại -aminoaxit no chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –
COOH cần dùng 0,675 mol O2, thu được N2; H2O và 0,5 mol CO2. Đun nóng m gam hỗn hợp E chứa 3 peptit 
X, Y, Z đều mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 4 : 2 với 450 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), cô cạn dug dịch 
sau phản ứng thu được 48,27 gam hỗn hợp chỉ chứa 2 muối. Biết tổng số liên kết peptit trong E là 16. Giá trị m 
là. 
A. 30,63 gam B. 36,03 gam C. 32,12 gam D. 31,53 gam 
Câu 50: Hỗn hợp X gồm MgO, CuO, FeO và Fe3O4; trong đó MgO chiếm 14,7% về khối lượng. Cho khí CO đi 
qua ống sứ đựng 27,2 gam hỗn hợp X nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn Y. Dẫn khí đi ra khỏi ống 
sứ vào dung dịch Ba(OH)2 dư, tạo thành 37,43 gam kết tủa. Cho Y tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư (dung 
dịch Z) thu được dung dịch T và 3,584 lít NO (đktc). Nhúng thanh Al vào dung dịch T đến phản ứng hoàn toàn 
thấy khối lượng thanh Al tăng thêm 9,59 gam và có 0,672 lit NO (đktc) thoát ra. Biết NO là sản phẩm khử duy 
nhất của N+5 và giả thiết toàn bộ lượng kim loại sinh ra đều bám vào thanh Al. Số mol HNO3 trong Z bằng : 
A. 1,28 B. 1,16 C. 1,08 D. 1,20 
----------------------------------------------- 
----------- HẾT ---------- 
“Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”. (Lỗ Tấn) 
CHÚC CÁC EM LÀM BÀI TỐT (^_^) 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDe_thi_thu_THPT_Thang_1_2016.pdf