Câu 1: Trong phân tử chất nào sau đây không chứa nguyên tố nitơ? A. axit glutamic. B. amilopectin. C. glyxin D. anilin. Câu 2: Dung dịch chất phản ứng với đá vôi giải phóng khí cacbonic là A. rượu uống. B. bột ngọt (mì chính). C. giấm. D. đường ăn. Câu 3: Cho 6,675 gam một -amino axit X (phân tử có 1 nhóm -NH2; 1 nhóm –COOH) tác dụng vừa hết với dung dịch NaOH thu được 8,633 gam muối. Phân tử khối của X bằng A. 89. B. 75. C. 117. D. 97. Câu 4: Liên kết hóa học trong hợp chất hữu cơ chủ yếu là liên kết A. ion. B. cho- nhận. C. cộng hóa trị. D. hiđro. Câu 5: Chất X có công thức cấu tạo CH2=CH-COOCH3. Tên gọi của X là A. metyl acrylat. B. etyl axetat. C. propyl fomat. D. metyl axetat. Câu 6: Cho các chất sau: phenol, khí sunfurơ, toluen, ancol benzylic, isopren, axit metacrylic, vinyl axetat, phenyl amin, axit axetic. Số chất phản ứng được với dung dịch nước brom ở nhiệt độ thường là A. 6 B. 4 C. 3 D. 5 Câu 7: Lên men m gam glucozơ để điều chế ancol etylic với hiệu suất phản ứng 80% thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của m là A. 36. B. 45. C. 57,6. D. 28,8. Câu 8: Este X có công thức phân tử C2H4O2. Đun nóng 9,0 gam X trong dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 12,3. B. 8,2. C. 10,2. D. 15,0. Câu 9: Phenol phản ứng được với dung dịch A. KCl. B. CH3CH2OH. C. HCl. D. NaOH. Câu 10: Đun hỗn hợp gồm ancol etylic và axit axetic (có axit H2SO4 đặc xúc tác) sẽ xảy ra phản ứng A. este hóa. B. trùng hợp. C. trùng ngưng. D. xà phòng hóa. Câu 11: Chất có nhiệt độ sôi thấp nhất là A. C2H5OH. B. CH3CHO. C. CH3COOH. D. C2H6. Câu 12: Chất nào sau đây không tham gia phản ứng trùng hợp? A. CH2=CH-Cl. B. CH2=CH-CH=CH2. C. CH2=CH2. D. CH3-CH3. Câu 13: Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch metylamin, màu quỳ tím chuyển thành A. xanh. B. đỏ. C. vàng. D. tím. Câu 14: Chất không tham gia phản ứng tráng bạc là A. axit fomic. B. anđehit axetic. C. fructozơ. D. saccarozơ. Câu 15: Khi thủy phân este C7H6O2 trong môi trường axit thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và Y, trong đó X cho phản ứng tráng gương, còn Y không có phản ứng tráng gương nhưng tác dụng với dung dịch Br2 cho kết tủa trắng. CTCT của este là: A. CH≡C-COOC≡C-C2H5 B. HCOOC6H5 C. CH3COOCH=CH-C≡CH D. HCOOCH=CH-C≡C-CH-CH2 Câu 16: Cho Cu tác dụng với HNO3 đặc thu được khí có màu nâu đỏ là A. NO. B. N2. C. N2O. D. NO2. Câu 17: Chất Z có phản ứng với dung dịch HCl còn khi phản ứng với dung dịch nước vôi trong tạo ra chất kết tủa. Chất Z là A. NaHCO3. B. CaCO3. C. Ba(NO3)2. D. AlCl3. Câu 18: Chất vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là A. ozon. B. sắt. C. lưu huỳnh. D. flo. Câu 19: Nguyên tố Cl (Z = 17) có số electron độc thân ở trạng thái cơ bản là A. 7 B. 5 C. 1 D. 3 Câu 20: Cho a gam P2O5 vào dung dịch chứa a gam KOH, thu được dung dịch X. Chất tan có trong dung dịch X là: A. KH2PO4 và H3PO4 B. KH2PO4 và K2HPO4 C. K2HPO4 và K3PO4 D. K3PO4 và KOH Câu 21: Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3 thấy xuất hiện A. kết tủa màu xanh. B. kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa không tan. C. kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan dần. D. kết tủa màu nâu đỏ. Câu 22: Loại phân bón hóa học gây chua cho đất là A. (NH2)2CO. B. Ca3(PO4)2. C. KCl. D. NH4Cl. Câu 23: Trong thành phần của khí than ướt và khí than khô (khí lò gas) đều có khí X (không màu, không mùi, độc). X là khí nào sau đây? A. CO2. B. CO. C. NH3. D. H2S. Câu 24: Nhiệt phân hoàn toàn m gam quặng đolomit (chứa 80% CaCO3.MgCO3 theo khối lượng, còn lại là tạp chất trơ) thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của m là A. 46. B. 28,75. C. 92. D. 57,5. Câu 25: Hòa tan hoàn toàn 10,8 gam FeO trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch có chứa m gam muối và V khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V (đktc) là A. 1,68. B. 1,12. C. 5,6. D. 3,36. Câu 26: Trong hạt nhân nguyên tử, hạt mang điện là A. protron. B. proton và electron. C. electron. D. proton và nơtron. Câu 27: Cho phản ứng N2 + 3H2 2NH3 là phản ứng tỏa nhiệt. Hiệu suất tạo thành NH3 bị giảm nếu A. tăng áp suất, tăng nhiệt độ. B. giảm áp suất, tăng nhiệt độ. C. giảm áp suất, giảm nhiệt độ. D. tăng áp suất, giảm nhiệt độ. Câu 28: Trung hòa 300ml dung dịch hỗn hợp HCl và HNO3 có pH=2 cần V (ml) dung dịch NaOH 0,02M. Giá trị của V là A. 300. B. 150. C. 200. D. 250 Câu 29: Phản ứng sau đây không xảy ra là A. Zn + P B. O2 + Ag C. O3 + CH4 D. S + Hg Câu 30: Trong nước Gia-ven có chất oxi hóa là A. clo. B. natri clorat. C. natri clorua D. natri hipoclorit. Câu 31: Cho các chất: glucozơ, anbumin, tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ. Số chất có thể bị thủy phân trong cơ thể người nhờ enzim thích hợp là A. 3 B. 5 C. 4 D. 2 Câu 32: Cho hỗn hợp X gồm 2 axit: axit axetic và axit fomic tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 10% thu được dung dịch trong đó CH3COONa có nồng độ là 7,263%. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và sự thuỷ phân của các muối không đáng kể. Nồng độ phần trăm của HCOONa trong dung dịch sau phản ứng có giá trị gần nhất bằng A. 6%. B. 9%. C. 12%. D. 1%. Câu 33: Cho các phản ứng : Tổng số các nguyên tử trong một phân tử A là A. 30 B. 38 C. 27 D. 25 Câu 34: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Clo được dùng để diệt trùng nước trong hệ thống cung cấp nước sạch. B. Công nghiệp silicat gồm ngành sản xuất thủy tinh, đồ gốm, xi măng từ các hợp chất thiên nhiên của silic và các hóa chất khác. C. Lưu huỳnh đioxit được dùng làm chất chống nấm mốc. D. Nung hỗn hợp quặng photphorit, cát và than cốc trong lò điện để sản xuất phân lân nung chảy. Câu 35: Trong có thí nghiệm sau: (1) Cho SiO2 tác dụng với axit HF; (2) Đun nóng NaCl tinh thể với dung dịch H2SO4 (đặc); (3) Cho dung dịch NH4Cl tác dụng với dung dịch NaNO2 đun nóng; (4) Cho khí NH3 tác dụng với CuO đun nóng; (5) Cho CaOCl2 tác dụng với dung dịch HCl đặc; (6) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2; (7) Cho PbS vào dung dịch HCl (loãng); (8) Cho Na2SO3 vào dung dịch H2SO4 (dư), đun nóng; (9) Cho Si đơn chất tác dụng với dung dịch NaOH; (10) Cho khí O3 tác dụng với Ag. Số thí nghiệm tạo ra khí đơn chất là A. 7 B. 8 C. 5 D. 6 Câu 36: Cho 8,8 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu phản ứng với dung dịch HCl loãng (dư), đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 lít khí H2 (đktc) và m gam muối khan. Giá trị của m là A. 8,4 gam. B. 19,45 gam. C. 20,25 gam. D. 19,05 gam. Câu 37: Cho 100ml dung dịch chứa NaOH 1M, KOH 1M và Ba(OH)2 1,2M vào 100ml dung dịch AlCl3 xM thì thu được 9,36 gam kết tủa. Vậy nếu cho 200 ml dung dịch NaOH 1,2M vào 100 ml dung dịch AlCl3 xM thì khối lượng kết tủa thu được và giá trị của x là (biết các phản ứng xẩy ra hoàn toàn) A. 11,70 gam và 2,4. B. 9,36 gam và 2,4. C. 6,24 gam và 1,4. D. 7,80 gam và 1,4. Câu 38: Hỗn hợp X gồm Al, Ca, Al4C3 và CaC2. Cho 15,15 gam X vào nước dư, chỉ thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z (C2H2, CH4, H2). Đốt cháy hết Z, thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 9,45 gam H2O. Nhỏ từ từ 200 ml dung dịch HCl 2M vào Y, được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 16,9. B. 15,6. C. 19,5. D. 27,3. Câu 39: Cho 2,16 gam kim loại R (hóa trị không đổi) vào cốc đựng 250 gam dung dịch Cu(NO3)2 3,76% màu xanh đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc bỏ phần không tan thu được dung dịch không màu có khối lượng 247,152 gam. Kim loại R là A. Mg. B. Ca. C. Al. D. Na. Câu 40: Cho các phát biểu sau: Anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen Anđehit tác dụng với H2 (dư) có xúc tác Ni đun nóng, thu được ancol bậc một Dung dịch axit axetic tác dụng được với Cu(OH)2 Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ Trong công nghiệp, axeton được sản xuất từ cumen Etylamin tác dụng với axit nitro ở nhiệt độ thường tạo ra etanol. Metylamin tan trong nước tạo dung dịch có môi trường bazo. Số phát biểu đúng là A. 5 B. 4 C. 7 D. 6 Câu 41: Hỗn hợp E gồm axit cacboxylic X, ancol Y (đều no, đơn chức, mạch hở) và este Z được tạo bởi X, Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần 4,032 lít O2 (đktc), thu được 3,136 lít CO2 (đktc). Đun nóng m gam E với 100 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 5,68 gam chất rắn khan. Công thức của X là: A. C3H7COOH. B. HCOOH. C. C2H5COOH. D. CH3COOH. Câu 42: Pentapeptit A và tetrapeptit B được tạo ra từ một Aminoaxit X mạch hở (phân tử chỉ chứa 1 nhóm NH2) phần trăm khối lượng nitơ trong X bằng 15,73%. Thủy phân không hoàn toàn mg hỗn hợp A,B (có tỉ lệ số mol 1:2) trong môi trường axit thu được 3,560 gam X, 2,400 gam đipeptit và 2,772 gam tripeptit. Giá trị m là: A. 9,434 B. 8,732 C. 7,966 D. 8,545 Câu 43: Cho từ từ dung dịch chứa 0,3 mol HCl vào dung dịch chứa m gam hỗn hợp X gồm K2CO3, NaHCO3 thì thấy có 0,12 mol khí CO2 thoát ra. Cho dung dịch Ca(OH)2 dư vào m/2 gam hỗn hợp X như trên thấy có 17 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 19,14 B. 38,28. C. 35,08 D. 17,54 Câu 44: Tiến hành điện phân 200 ml dung dịch CuSO4 xM và NaCl 0,9 M bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp trong thời gian t giây thu được dung dịch X và 2,688 lít khí thoát ra ở anot. Nếu thời gian điện phân là 2t giây, tổng thể tích khí thoát ra ở 2 cực là 4,816 lít. Nhúng thanh Mg vào dung dịch X, kết thúc phản ứng thấy khối lượng thanh Mg tăng m gam. các khí đều đo đktc. Giá trị của m và x lần lượt là A. 3,76 và 1,5. B. 5,20 và 1,4. C. 5,20 và 1,5. D. 3,76 và 1,4. Câu 45: Cho m gam hỗn hợp bột X gồm Fe và Mg vào 800ml dung dịch chứa CuCl2 0,5M và HCl 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam hỗn hợp Y gồm 2 kim loại. Khối lượng của Mg trong m gam hỗn hợp X là: A. 13,8 B. 14,4 C. 12,0 D. 7,2 Câu 46: Hỗn hợp A gồm axetilen và vinylaxetilen có tỉ khối hơi đối với H2 là 19,5. Thực hiện phản ứng đime hỗn hợp X thu được 9,36 gam hỗn hợp khí Y (giả sử chỉ xảy ra phản ứng đime axetilen). Cho Y tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 38,25 gam kết tủa. Hiệu suất phản ứng đime là A. 80% B. 60% C. 50% D. 70% Câu 47: Hiđrat hóa hỗn hợp etilen và propilen có tỉ lệ mol 1:3 khi có mặt axit H2SO4 loãng thu được hỗn hợp ancol X. Lấy m gam hỗn hợp ancol X cho tác dụng hết với Na thấy bay ra 448 ml khí (đktc). Oxi hóa m gam hỗn hợp ancol X bằng O2 không khí ở nhiệt độ cao và có Cu xúc tác được hỗn hợp sản phẩm Y. Cho Y tác dụng với AgNO3 trong NH3 dư thu được 2,808 gam bạc kim loại. Phần trăm số mol propan-1-ol trong hỗn hợp là: A. 25%. B. 75%. C. 7,5%. D. 12,5%. Câu 48: Trường hợp nào sau đây thu được kết tủa có khối lượng lớn nhất ? A. Cho V(lít) dd HCl 2M vào V (lít) dd NaAlO2 1M B. Cho V(lít) dd AlCl3 1M vào V (lít) dd NaAlO2 1M C. Cho V(lít) dd NaOH 1M vào V (lít) dd AlCl3 1M D. Cho V(lít) dd HCl 1M vào V (lít) dd NaAlO2 1M Câu 49: Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ no, mạch hở (đều chứa C, H, O), trong phân tử mỗi chất có hai nhóm chức trong số các nhóm -OH, -CHO, -COOH. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn vứi lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 4,05 gam Ag và 1,86 gam một muối amoni hữu cơ. Cho toàn bộ lượng muối amoni hữu cơ này vào dung dịch NaOH (dư, đun nóng), thu được 0,02 mol NH3. Giá trị của m là A. 1,50. B. 2,98. C. 1,22. D. 1,24. Câu 50: Hòa tan m gam Mg trong 500ml dung dịch chứa hỗn hợp H2SO4 0,4M và Cu(NO3)2 đến phản ứng hoàn toàn thu được 1,12 lít hỗn hợp khí X (đktc) có tỉ khối của X so với H2 là 6,2 gồm N2 và H2, dung dịch Y và 2 gam hỗn hợp kim loại. Giá trị m là A. 6,68. B. 4,68. C. 5,08. D. 5,48. ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án : B Amilopectin chỉ chứa C ,H , O Câu 2: Đáp án : C Giấm có tính axit của CH3COOH Câu 3: Đáp án : B X có dạng NH2 – R – COOH + NaOH à NH2 – R – COONa => mmuối – mX = nX.( 23 – 1) => nX = 0,089 mol => MX = 75 Câu 4: Đáp án : C Câu 5: Đáp án : A Câu 6: Đáp án : A Các chất thỏa mãn là : phenol, khí sunfurơ, isopren, axit metacrylic, vinyl axetat, phenyl amin Câu 7: Đáp án : B Câu 8: Đáp án : C X là este HCOOCH3 có n = 0,15 mol => phản ứng với NaOH à HCOONa => mmuối = 10,2g Câu 9: Đáp án : D Câu 10: Đáp án : A Câu 11: Đáp án : D Với các chất có M gần bằng nhau thì chất nào có liên kết hidro với nước mạnh nhất sẽ có tos cao nhất và ngược lại=> C2H6 không có khả năng tạo liên kết H với H2O => t0s thấp nhất Câu 12: Đáp án : D Chât phải có liên kết kép hoặc vòng kém bền với có thể trùng hợp Câu 13: Đáp án : A Metylamin có tính bazo mạnh Câu 14: Đáp án : D Saccarozo không có nhóm CHO trong phân tử nên không tham gia phản ứng tráng bạc Câu 15: Đáp án : B Câu 16: Đáp án : D Câu 17: Đáp án : A NaHCO3 + HCl à NaCl + CO2 + H2O 2NaHCO3 + Ba(OH)2 à BaCO3 + Na2CO3 + 2H2O Câu 18: Đáp án : C Câu 19: Đáp án : C Cấu hình e : 1s22s22p63s23p5 có 1 e độc thân Câu 20: Đáp án : B Câu 21: Đáp án : C Lúc đầu AlCl3 dư nên : AlCl3 + 3NaOH à Al(OH)3 ↓ + 3NaCl Sau đó khi NaOH dư : Al(OH)3 + NaOH à NaAlO2 + 2H2O Câu 22: Đáp án : D NH4+ có tính axit Câu 23: Đáp án : B Câu 24: Đáp án : D Câu 25: Đáp án : B , nFeO = 0,15 mol Bảo toàn e : nFeO = 3nNO => nNO = 0,05 mol => V = 1,12 lit Câu 26: Đáp án : A Câu 27: Đáp án : B Hiệu suất giảm khi cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch Câu 28: Đáp án : B , nH+ = nOH- => 0,3. 10-2 = 0,02.V.10-3 => V = 150 ml Câu 29: Đáp án : B Ag không tác dụng với O2 kể cả trong điều kiện nung nóng Câu 30: Đáp án : D Thành phần của nước Gia-ven là : NaCl , NaClO Và chất oxi hóa là NaClO Câu 31: Đáp án : A Các chất thỏa mãn : anbumin, tinh bột, saccarozơ Câu 32: Đáp án : B Câu 33: Đáp án : D CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 Y + .. => Y là CH3COONH4 => Z là CH3COONa => T là CH4 => X là CH2(COOH)2 => A là C6H5OOC – CH2 – COOCH = CH2 => Tổng số nguyên tử trong A là : 25 Câu 34: Đáp án : D Trộn bột quặng photphat với loại đá có Magiê ( Ví dụ Dolomit: CaCO3.MgCO3) đã đập nhỏ rồi nung ở nhiệt độ cao, trên 10000C. Sau đó làm nguội nhanh và tán thành bột. Câu 35: Đáp án : C Có 5 thí nghiệm (3) NH4Cl + NaNO2 à N2 (4) NH3 + CuO à N2 (5) CaOCl2 + HCl à Cl2 (9) Si + NaOH à H2 (10) O3 + Ag à O2 Câu 36: Đáp án : D Chỉ có Fe + 2HCl à FeCl2 + H2 => mmuối = m FeCl2 = 127.nFeCl2 = 127.0,15 = 19,05g Câu 37: Đáp án : C Câu 38: Đáp án : A Câu 39: Đáp án : B Câu 40: Đáp án : D Câu 41: Đáp án : C Giả sử trong E có a mol X ( RCOOH ) ; b mol Y ( R’OH ) ; c mol Z ( RCOOR’ ) Do X ,Y , Z đền no đơn chức mạch hở nên : nH2O – nCO2 = nancol , nO2 = 1,8 mol ; nCO2 = 1,4 mol Bảo toàn O : nO(E) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O => 2a + b + 2c + 2.0,18 = 2.0,14 + (0,14 + b) => a + c = 0,03 mol Khi phản ứng với NaOH thì sau phản ứng có 0,03 mol RCOONa và 0,07 mol NaOH dư => mrắn = (R + 67).0,03 + 40.0,07 = 5,68g => R = 29 ( C2H5 ) Câu 42: Đáp án : C Câu 43: Đáp án : B Câu 44: Đáp án : D Câu 45: Đáp án : B Câu 46: Đáp án C Câu 47: Đáp án : C Đặt nC2H4= xmol => nC3H6= 3x mol + hợp nước tạo ancol => n ancol = 4x= 2n H2= 0,04 mol => x= 0,01 mol; sau khi OXH ancol tạo : 0,01 mol CH3CHO t mol C2H5CHO (0,015 – t) mol aceton => khi tráng bạc thì nAg = 2nCH3CHO + 2n C2H5CHO = 0,02 + 2t = 0,026 mol => t= 0,003 mol => %n n-C3H7OH= 7,5% Câu 48: Đáp án : B Câu 49: Đáp án : C Câu 50: Đáp án : C Xét 0,05 mol X : Áp dụng qui tắc đường chéo : nN2 = 0,02 mol ; nH2 = 0,03 mol => Giả sử phản ứng tạo NH4+ : x mol => nH+ = 12nN2 + 2nH2 + 10nNH4+ => x = 0,01 mol Do khí có H2 => NO3- phải hết trước H+ Sau phản ứng có hỗn hợp kim loại => Cu2+ ; H+ phản ứng hết => Trong dung dịch chỉ còn lại : NH4+ ; SO42- ; Mg2+ => BT điện tích : nMg2+ = 0,195 mol BT Nito : nNO3 = nN2.2 + nNH4+ = 0,05 mol => nCu2+ = 0,025 mol = nCu => mMg dư = 2 – 0,025.64 = 0,4g => m = mMg dư + 24. nMg pứ = mMg dư + 24nMg2+ ( dd) = 5,08g
Tài liệu đính kèm: