Đề thi thử THPT Quốc gia lần I môn: Hóa học - Trường THPT Phả Lại

doc 12 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1140Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia lần I môn: Hóa học - Trường THPT Phả Lại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT Quốc gia lần I môn: Hóa học - Trường THPT Phả Lại
Sở GD & ĐT HẢI DƯƠNG ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2016 LẦN 1
 Trường THPT Phả Lại Môn: Hóa học
 Thời gian: 90 phút 
Họ, tên thí sinh:......................................................................... Mã đề thi 613
Số báo danh:...............................................................................
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137; Pb = 207
Câu . Cấu hình electron của Cr (Z = 24) là
	A. 1s²2s²2p63s²3p63d44s².	B. 1s²2s²2p63s²3p63d54s1.
	C. 1s²2s²2p63s²3p63d²4s4.	D. 1s²2s²2p63s²3p63d³4s³.
Câu . Chất nào trong các chất sau có tính lưỡng tính?
	A. Al	B. Na2CO3.	C. CH3NH2.	D. Zn(OH)2.
Câu . Nhóm các kim loại đều tan trong nước ở điều kiện thường là
	A. Al, Mg, Na, Cu	B. Na, K, Ca, Al	C. K, Na, Ca, Ba	D. Al, Ca, K, Zn
Câu . Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường
(a) Cho Ba vào dung dịch H2SO4.	(b) Cho Al vào dung dịch NaOH
(c) Cho MnO2 vào dung dịch HCl.	(c) Cho FeO vào dung dịch HNO3 loãng.
Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hóa khử là
	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu . Tơ nhân tạo và tơ tổng hợp đều
	A. là tơ sinh ra từ phản ứng trùng hợp	B. là tơ sinh ra từ phản ứng trùng ngưng
	C. là 2 loại tơ giống nhau về nguồn gốc	D. là hai loại tơ hóa học.
Câu . Đun nóng C2H5OH với H2SO4 đặc ở 180°C thì
	A. sinh ra khí là một anken	B. tạo ra hỗn hợp các ete
	C. không xảy ra phản ứng	D. sinh ra một ester
Câu . Các α–amino axit đều có
	A. khả năng làm đổi màu quỳ tím	B. đúng một nhóm amino
	C. ít nhất 2 nhóm –COOH	D. ít nhất hai nhóm chức
Câu . Oxit có 4 loại gồm oxit axit, oxit bazơ, oxit lưỡng tính và oxit
	A. kim loại	B. phi kim	C. muối	D. trung tính
Câu . Liên kết hiđro trong các chất hữu cơ thường có tác dụng
	A. làm tăng nhiệt độ sôi và làm tăng khả năng điện li của chất hữu cơ.
	B. làm tăng tính tan và làm giảm nhiệt độ sôi của chất hữu cơ.
	C. làm tăng tính tan và làm tăng nhiệt độ sôi của chất hữu cơ.
	D. làm tăng tính tan nhưng làm giảm khả năng điện li của chất hữu cơ.
Câu . Nút các ống nghiệm bằng bông tẩm nước vôi trong sẽ hạn chế thoát ra tất cả các khí của dãy gồm
	A. SO2; NO2; CO2.	B. CO2; N2O; SO2.	C. NO2; CO; SO2.	D. SO2; H2S; H2.
Câu . Chất X là một đisaccarit không có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Chất X là
	A. saccarozơ	B. mantozơ	C. glucozơ	D. fructozơ
Câu .Glucozơ và fructozơ không có đặc điểm chung là
	A. có công thức phân tử C6H12O6.	B. có phản ứng tráng bạc.
	C. thuộc loại monosaccarit.	D. phản ứng với dung dịch brom.
Câu . Dung dịch X chứa 0,1 mol Na+; 0,2 mol Mg2+; 0,1 mol Cu2+; 0,4 mol Cl– và 0,15 mol SO42–. Để thu được dung dịch X, có thể hòa tan các chất nào sau đây vào trong nước?
	A. NaCl, MgSO4, CuCl2.	B. Na2SO4; CuSO4; MgCl2.
	C. Na2SO4; MgSO4; CuCl2.	D. MgCl2; CuCl2; Na2SO4.
Câu . Hòa tan 27,4 gam kim loại Ba vào 200 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,3M thu được khối lượng kết tủa là
	A. 41,94 g	B. 51,28 g	C. 46,62 g	D. 48,18 g
Câu . Để phân biệt hai chất khí SO2 và CO2 người ta thường dùng dung dịch
	A. brom	B. kiềm	C. fomon	D. H2SO4.
Câu . Hai kim loại khác bản chất cùng nhúng vào dung dịch axit thì quá trình ăn mòn thường nhanh hơn so với chỉ nhúng một thanh vào dung dịch bởi vì
	A. kim loại yếu hơn đẩy electron về phía kim loại mạnh làm mật độ electron kim loại này tăng cao và buộc phải giải phóng nhanh hơn vào dung dịch axit.
	B. hai thanh cùng tiếp xúc sẽ tăng diện tích tiếp xúc nên electron giải phóng ra ở cả hai kim loại đẩy nhanh quá trình ăn mòn.
	C. các nguyên tử của kim loại mạnh hơn không chỉ tan trực tiếp vào dung dịch mà còn dịch chuyển qua kim loại còn lại nên quá trình ăn mòn nhanh hơn.
	D. electron không nhường trực tiếp từ kim loại mạnh hơn mà chuyển qua kim loại còn lại giúp cho sự tiếp xúc giữa kim loại mạnh hơn và dung dịch dễ dàng hơn.
Câu . Trong các yếu tố gồm nồng độ, nhiệt độ, áp suất, diện tích tiếp xúc và chất xúc tác. Có tối đa bao nhiêu yếu tố vừa có ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng vừa có ảnh hưởng đến cân bằng hóa học?
	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu . Trộn 5,4 gam Al với 24 gam Fe2O3 và tiến hành nhiệt nhôm thu được khối lượng chất rắn là
	A. 29,4 g	B. 8,4 g	C. 11,2 g	D. 21,4 g
Câu . Một nguyên tố trong hợp chất vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử thì nguyên tố đó có
	A. tính lưỡng tính	B. tối thiểu 3 hóa trị trong các hợp chất
	B. ít nhất 3 số oxi hóa trong các hợp chất	D. ít nhất 2 số oxi hóa trong các hợp chất
Câu . Hợp chất hữu cơ no trong phân tử không thể có
	A. liên kết π	B. vòng	C. nhánh	D. nối đôi C=C.
Câu . Đốt cháy hoàn toàn một ancol thu được số mol nước nhiều hơn số mol CO2 thì ancol đó có thể
	A. có vòng	B. có liên kết bội	C. chưa no	D. đa chức
Câu . Số liên kết σ trong phân tử C2H4 là
	A. 4	B. 5	C. 3	D. 6
Câu . Hiđro hóa hết 132,6 gam triolein (với xúc tác Ni, t°) sinh ra m gam chất béo rắn. Giá trị của m là
	A. 132,9 g	B. 133,2 g	C. 133,5 g	D. 133,8 g
Câu . Trường hợp nào sau đây HCl đóng vai trò chất oxi hóa?
	A. HCl + NaHCO3 → NaCl + CO2 + H2O	B. 6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2.
	C. 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O	D. 2HCl + FeO → FeCl2 + 2H2O.
Câu . Thuốc thử dùng để phân biệt amoni nitrat và amoni sulfat là dung dịch
	A. NaOH	B. H2SO4.	C. Ba(OH)2.	D. K2SO4.
Câu . Cho sơ đồ chuyển hóa X X. Công thức của X không thể là
	A. CaCO3	B. Na2CO3	C. C2H5ONa	D. C6H5ONa
Câu . Hòa tan một kim loại M có hóa trị 2 vào lượng vừa đủ dung dịch HCl 10% thu được dung dịch muối có nồng độ 15,77%. Kim loại M là
	A. Fe	B. Cr	C. Zn	D. Mg
Câu . Tơ olon là sản phẩm từ
	A. phản ứng trùng ngưng axit ađipic và hexamelen glicol
	B. phản ứng trùng hợp của caprolactam
	C. phản ứng trùng hợp của acrilonitrin
	D. phản ứng trùng hợp của isopren
Câu . Hòa tan 7,8 gam hỗn hợp gồm Mg, Al vào lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng thu được 8,96 lít khí hiđro (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được khối lượng muối khan là
	A. 46,2 gam	B. 39,4 gam	C. 36,2 gam	D. 48,4 gam
Câu . Lấy cùng một khối lượng mỗi kim loại trong dãy gồm K, Ca, Ba, Na lần lượt cho tác dụng với nước dư thì trường hợp cho thể tích khí lớn nhất là phản ứng của kim loại
	A. Na	B. K	C. Ba	D. Ca
Câu . Thủy phân hoàn toàn 52,96 gam một peptit X chỉ thu được 36 gam Gly và 28,48 gam Ala. Số liên kết peptit trong X là
	A. 5	B. 4	C. 6	D. 7
Câu . Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm metan, etylen, propin thu được 13,44 lít khí CO2 và 10,8 gam nước. Nếu cho m gam X tác dụng với dung dịch brom dư thì số mol Br2 tối đa phản ứng là
	A. 0,3 mol	B. 0,5 mol	C. 0,4 mol	D. 0,6 mol
Câu . Cho từ từ đến từng giọt hết 50 ml dung dịch Na2CO3 1M vào 80 ml dung dịch HCl 1M thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là
	A. 0,896 ℓ	B. 0,448 ℓ	C. 0,672 ℓ	D. 1,008 ℓ
Câu . Chất hữu cơ X có công thức đơn giản nhất trùng với công thức đơn giản nhất của glucozơ nhưng phân tử khối chỉ bằng một nửa phân tử khối của glucozơ. Cho 9 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch Y chứa hai chất tan đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Tổng khối lượng hai chất tan trong Y là
	A. 9,9 gam	B. 13 gam	C. 11,2 gam	D. 12,8 gam
Câu . Cho hỗn hợp X gồm hai peptit Y và Z đều mạch hở chỉ tạo thành từ Gly và Ala. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 0,1 mol NaOH trong dung dịch thu được (m + 3,46) gam hỗn hợp muối. Biết phần trăm của oxi trong hỗn hợp X là 30,59%. Giá trị của m là
	A. 8,16 g	B. 6,80 g	C. 7,54 g	D. 7,08 g
Câu . Cho khí CO đi qua 46,4 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4, CuO nung nóng một thời gian thu được hỗn hợp khí Y và 42,4 gam hỗn hợp chất rắn Z. Dẫn hỗn hợp Y đi qua dung dịch nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
	A. 20 gam	B. 25 gam	C. 12 gam	D. 10 gam
Câu . Nung hỗn hợp gồm 0,08 mol Al và 0,03 mol Fe3O4 một thời gian thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí H2 (đktc) và m gam muối. Giá trị của m là
	A. 22,11.	B. 22,465.	C. 22,82.	D. 19,365.
Câu . Cho các phát biểu
(a) Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 tan được trong dung dịch etylen glicol.
(b) Anilin tạo được kết tủa trong dung dịch brom.
(c) Đốt cháy một chất hữu cơ chỉ chứa C, H, O thu được số mol nước không thể lớn hơn số mol CO2.
(d) Chất hữu cơ bắt buộc phải có C và H trong phân tử.
(e) Chất béo chỉ có thể thủy phân trong môi trường kiềm.
(g) Axit formic vừa có thể hòa tan Cu(OH)2 vừa có thể tham gia phản ứng tráng gương.
Số câu phát biểu không đúng là
	A. 2	B. 4	C. 3	D. 5
Câu . Cho các phương trình phản ứng: X + 2NaOH → 2Y + H2O; Y + HCl → Z + NaCl. Đốt cháy hoàn toàn 9 gam chất Z chỉ thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc) và 5,4 gam nước. Mặt khác 9 gam chất Z tác dụng với Na dư thu được 2,24 lít khí H2 (đktc) và 13,4 gam một muối khan. Công thức phân tử của chất X là
	A. C6H10O6.	B. C6H10O5.	C. C4H6O5.	D. C8H14O6.	
Câu . Đun nóng 184 gam quặng đôlomit chứa MgCO3.CaCO3 và ít tạp chất trơ đến khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn B và chất khí X. Hòa tan rắn B vào nước lấy dư, lọc bỏ phần không tan, thu được dung dịch Y rồi sục toàn bộ khí X vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
	A. 0 gam	B. 100 gam	C. 200 gam	D. 50 gam
Câu . Hỗn hợp X gồm ester đơn chức Y và một ester Z no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 9,34 gam X cần dùng vừa đủ 10,304 lít oxi (đktc) thu được CO2 và 5,58 gam nước. Mặt khác 9,34 gam X tác dụng với tối đa 0,13 mol NaOH thu được dung dịch T và 4,6 gam hỗn hợp hai ancol. Cô cạn dung dịch T thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
	A. 9,67 g	B. 9,94 g	C. 9,74 g	D. 9,40 g
Câu . Điện phân với điện cực trơ dung dịch chứa a mol FeCl3; b mol CuCl2; 0,2 mol HCl sau thời gian t có 6,4 gam một chất rắn sinh ra ở catot. Giữ nguyên chất rắn ở catot, điện phân tiếp một thời gian t nữa thì có tổng cộng 18 gam chất rắn ở catot. Điện phân thêm một thời gian t nữa thì catot có tổng cộng 20,8 gam chất rắn và thoát ra thêm 3,36 lít khí (đktc). Tỉ lệ của a : b là
	A. 4/3	B. 3/2	C. 5/3	D. 7/4
Câu . Cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch chứa Al2(SO4)3 và AlCl3 thì khối lượng kết tủa sinh ra được biểu diễn bằng đồ thị sau. Giá trị của x gần với giá trị nào nhất sau đây?
mkt (gam)
số mol Ba(OH)2
8,55
m
x
y
0,08
	A. 0,029	B. 0,025	C. 0,019	D. 0,015
Câu . Hòa tan 8 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe2O3 vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y và 1,28 gam chất rắn không tan. Cô cạn dung dịch Y thu được 11,67 gam muối khan. Nếu hòa tan hoàn toàn 8 gam hỗn hợp X và dung dịch HNO3 loãng dư thu được V lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
	A. 20,20 g	B. 23,92 g	C. 20,16 g	D. 17,74 g
Câu . Hỗn hợp X gồm axit fomic, axit acrylic, axit oxalic và axit axetic. Cho m gam X phản ứng hết với dung dịch NaHCO3 thu được 1,568 lít CO2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần V lít O2 (đktc), thu được 5,72 gam CO2 và 1,8 gam nước. Giá trị của V là
	A. 2,688 lít	B. 2,016 lít	C. 2,464 lít	D. 2,912 lít
Câu . Trộn hai dung dịch HNO3 0,2M và HCl 0,3M với những thể tích bằng nhau thu được dung dịch X. Lấy 450 ml dung dịch X tác dụng với V lít dung dịch Y gồm KOH 0,1M và Ca(OH)2 0,05M thu được dung dịch Z có pH = 1. Giá trị của V là
	A. 0,355	B. 0,225	C. 0,525	D. 0,445
Câu . Hòa tan hoàn toàn 21,5 gam hỗn hợp X gồm Al, Zn, FeO, Cu(NO3)2 cần dùng hết 430 ml dung dịch H2SO4 1M thu được hỗn hợp khí Y (đktc) gồm 0,06 mol NO; 0,13 mol H2; đồng thời thu được dung dịch Z chỉ chứa các muối sulfat trung hòa. Cô cạn dung dịch Z thu được 56,9 gam muối khan. Phần trăm theo khối lượng của Al trong hỗn hợp X có giá trị gần giá trị nào nhất sau đây?
	A. 25,5%	B. 18,5%	C. 20,5%	D. 22,5%
Câu . Tiến hành các thí nghiệm
(a) Cho kim loại Zn vào dung dịch FeSO4.	(b) Cho kim loại Na vào dung dịch ZnSO4 dư.
(c) Dẫn khí CO dư đi qua bột Al2O3 nung nóng.	(d) Cho kim loại Fe vào dung dịch AgNO3 dư.
(e) Nhiệt phân chất rắn Cu(OH)2.	(g) Nung hỗn hợp Al, FeO không có không khí.
(h) Điện phân dung dịch CuCl2 với điện cực trơ.	(i) Nhiệt phân chất rắn NaHCO3.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là
	A. 2.	B. 5.	C. 3.	D. 4.
Câu . Hòa tan hoàn toàn m gam Fe vào 200 ml dung dịch X chứa HCl 0,6M và Cu(NO3)2 0,1M. Kết thúc các phản ứng, thu được hỗn hợp khí gồm NO, H2 đồng thời thu được 0,2m chất rắn và không còn sản phẩm khử khác. Giá trị của m là
	A. 3,5 gam	B. 5,6 gam	C. 2,8 gam	D. 2,1 gam
Câu . Hỗn hợp X gồm hai ancol đơn chức Y và Z (MY < MZ) là đồng đẳng kế tiếp nhau. Đun nóng 16,5 gam X với xúc tác H2SO4 đặc một thời gian thu được hỗn hợp T chứa ancol dư và 0,05 mol ba ete có khối lượng ete là 4,26 gam. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp T cần vừa đủ 26,208 lít oxi (đktc). Hiệu suất tạo ete của Y và Z lần lượt là
	A. 30% và 20%	B. 40% và 25%	C. 45% và 30%	D. 35% và 20%
 --------------Hết---------------
Sở GD & ĐT HẢI DƯƠNG ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2016 LẦN 3
 Trường THPT Phả Lại Môn: Hóa học
 Thời gian: 90 phút 
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137; Pb = 207
Câu . Cấu hình electron của Cr (Z = 24) là
	A. 1s²2s²2p63s²3p63d44s².	B. 1s²2s²2p63s²3p63d54s1.
	C. 1s²2s²2p63s²3p63d²4s4.	D. 1s²2s²2p63s²3p63d³4s³.
Câu . Chất nào trong các chất sau có tính lưỡng tính?
	A. Al	B. Na2CO3.	C. CH3NH2.	D. Zn(OH)2.
Câu . Nhóm các kim loại đều tan trong nước ở điều kiện thường là
	A. Al, Mg, Na, Cu	B. Na, K, Ca, Al	C. K, Na, Ca, Ba	D. Al, Ca, K, Zn
Câu . Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường
(a) Cho Ba vào dung dịch H2SO4.	(b) Cho Al vào dung dịch NaOH
(c) Cho MnO2 vào dung dịch HCl.	(c) Cho FeO vào dung dịch HNO3 loãng.
Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hóa khử là
	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu . Tơ nhân tạo và tơ tổng hợp đều
	A. là tơ sinh ra từ phản ứng trùng hợp	B. là tơ sinh ra từ phản ứng trùng ngưng
	C. là 2 loại tơ giống nhau về nguồn gốc	D. là hai loại tơ hóa học.
Câu . Đun nóng C2H5OH với H2SO4 đặc ở 180°C thì
	A. sinh ra khí là một anken	B. tạo ra hỗn hợp các ete
	C. không xảy ra phản ứng	D. sinh ra một ester
Câu . Các α–amino axit đều có
	A. khả năng làm đổi màu quỳ tím	B. đúng một nhóm amino
	C. ít nhất 2 nhóm –COOH	D. ít nhất hai nhóm chức
Câu . Oxit có 4 loại gồm oxit axit, oxit bazơ, oxit lưỡng tính và oxit
	A. kim loại	B. phi kim	C. muối	D. trung tính
Câu . Liên kết hiđro trong các chất hữu cơ thường có tác dụng
	A. làm tăng nhiệt độ sôi và làm tăng khả năng điện li của chất hữu cơ.
	B. làm tăng tính tan và làm giảm nhiệt độ sôi của chất hữu cơ.
	C. làm tăng tính tan và làm tăng nhiệt độ sôi của chất hữu cơ.
	D. làm tăng tính tan nhưng làm giảm khả năng điện li của chất hữu cơ.
Câu . Nút các ống nghiệm bằng bông tẩm nước vôi trong sẽ hạn chế thoát ra tất cả các khí của dãy gồm
	A. SO2; NO2; CO2.	B. CO2; N2O; SO2.	C. NO2; CO; SO2.	D. SO2; H2S; H2.
Câu . Chất X là một đisaccarit không có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Chất X là
	A. saccarozơ	B. mantozơ	C. glucozơ	D. fructozơ
Câu . Cho các phát biểu
(a) Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 tan được trong dung dịch etylen glicol.
(b) Anilin tạo được kết tủa trong dung dịch brom.
(c) Đốt cháy một chất hữu cơ chỉ chứa C, H, O thu được số mol nước không thể lớn hơn số mol CO2.
(d) Chất hữu cơ bắt buộc phải có C và H trong phân tử.
(e) Chất béo chỉ có thể thủy phân trong môi trường kiềm.
(g) Axit formic vừa có thể hòa tan Cu(OH)2 vừa có thể tham gia phản ứng tráng gương.
Số câu phát biểu không đúng là
	A. 2	B. 4	C. 3	D. 5
Câu . Dung dịch X chứa 0,1 mol Na+; 0,2 mol Mg2+; 0,1 mol Cu2+; 0,4 mol Cl– và 0,15 mol SO42–. Để thu được dung dịch X, có thể hòa tan các chất nào sau đây vào trong nước?
	A. NaCl, MgSO4, CuCl2.	B. Na2SO4; CuSO4; MgCl2.
	C. Na2SO4; MgSO4; CuCl2.	D. MgCl2; CuCl2; Na2SO4.
Câu . Hòa tan 27,4 gam kim loại Ba vào 200 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,3M thu được khối lượng kết tủa là
	A. 41,94 g	B. 51,28 g	C. 46,62 g	D. 48,18 g
Câu . Để phân biệt hai chất khí SO2 và CO2 người ta thường dùng dung dịch
	A. brom	B. kiềm	C. fomon	D. H2SO4.
Câu . Hai kim loại khác bản chất cùng nhúng vào dung dịch axit thì quá trình ăn mòn thường nhanh hơn so với chỉ nhúng một thanh vào dung dịch bởi vì
	A. kim loại yếu hơn đẩy electron về phía kim loại mạnh làm mật độ electron kim loại này tăng cao và buộc phải giải phóng nhanh hơn vào dung dịch axit.
	B. hai thanh cùng tiếp xúc sẽ tăng diện tích tiếp xúc nên electron giải phóng ra ở cả hai kim loại đẩy nhanh quá trình ăn mòn.
	C. các nguyên tử của kim loại mạnh hơn không chỉ tan trực tiếp vào dung dịch mà còn dịch chuyển qua kim loại còn lại nên quá trình ăn mòn nhanh hơn.
	D. electron không nhường trực tiếp từ kim loại mạnh hơn mà chuyển qua kim loại còn lại giúp cho sự tiếp xúc giữa kim loại mạnh hơn và dung dịch dễ dàng hơn.
Câu . Trong các yếu tố gồm nồng độ, nhiệt độ, áp suất, diện tích tiếp xúc và chất xúc tác. Có tối đa bao nhiêu yếu tố vừa có ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng vừa có ảnh hưởng đến cân bằng hóa học?
	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu . Trộn 5,4 gam Al với 24 gam Fe2O3 và tiến hành nhiệt nhôm thu được khối lượng chất rắn là
	A. 29,4 g	B. 8,4 g	C. 11,2 g	D. 21,4 g
Câu . Một nguyên tố trong hợp chất vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử thì nguyên tố đó có
	A. tính lưỡng tính	B. tối thiểu 3 hóa trị trong các hợp chất
	B. ít nhất 3 số oxi hóa trong các hợp chất	D. ít nhất 2 số oxi hóa trong các hợp chất
Câu . Hợp chất hữu cơ no trong phân tử không thể có
	A. liên kết π	B. vòng	C. nhánh	D. nối đôi C=C.
Câu . Đốt cháy hoàn toàn một ancol thu được số mol nước nhiều hơn số mol CO2 thì ancol đó có thể
	A. có vòng	B. có liên kết bội	C. chưa no	D. đa chức
Câu . Đun nóng 184 gam quặng đôlomit chứa MgCO3.CaCO3 và ít tạp chất trơ đến khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn B và chất khí X. Hòa tan rắn B vào nước lấy dư, lọc bỏ phần không tan, thu được dung dịch Y rồi sục toàn bộ khí X vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
	A. 0 gam	B. 100 gam	C. 200 gam	D. 50 gam
Câu . Số liên kết σ trong phân tử C2H4 là
	A. 4	B. 5	C. 3	D. 6
Câu . Hiđro hóa hết 132,6 gam triolein (với xúc tác Ni, t°) sinh ra m gam chất béo rắn. Giá trị của m là
	A. 132,9 g	B. 133,2 g	C. 133,5 g	D. 133,8 g
Câu . Chất hữu cơ X có công thức đơn giản nhất trùng với công thức đơn giản nhất của glucozơ nhưng phân tử khối chỉ bằng một nửa phân tử khối của glucozơ. Cho 9 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch Y chứa hai chất tan đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Tổng khối lượng hai chất tan trong Y là
	A. 9,9 gam	B. 13 gam	C. 11,2 gam	D. 12,8 gam
Câu . Cho hỗn hợp X gồm hai peptit Y và Z đều mạch hở chỉ tạo thành từ Gly và Ala. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 0,1 mol NaOH trong dung dịch thu được (m + 3,46) gam hỗn hợp muối. Biết phần trăm của oxi trong hỗn hợp X là 30,59%. Giá trị của m là
	A. 8,16 g	B. 6,80 g	C. 7,54 g	D. 7,08 g
Câu . Cho khí CO đi qua 46,4 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4, CuO nung nóng một thời gian thu được hỗn hợp khí Y và 42,4 gam hỗn hợp chất rắn Z. Dẫn hỗn hợp Y đi qua dung dịch nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
	A. 20 gam	B. 25 gam	C. 12 gam	D. 10 gam
Câu . Hỗn hợp X gồm ester đơn chức Y và một ester Z no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 9,34 gam X cần dùng vừa đủ 10,304 lít oxi (đktc) thu được CO2 và 5,58 gam nước. Mặt khác 9,34 gam X tác dụng với tối đa 0,13 mol NaOH thu được dung dịch T và 4,6 gam hỗn hợp hai ancol. Cô cạn dung dịch T thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
	A. 9,67 g	B. 9,94 g	C. 9,74 g	D. 9,40 g
Câu . Cho các phương trình phản ứng: X + 2NaOH → 2Y + H2O; Y + HCl → Z + NaCl. Đốt cháy hoàn toàn 9 gam chất Z chỉ thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc) và 5,4 gam nước. Mặt khác 9 gam chất Z tác dụng với Na dư thu được 2,24 lít khí H2 (đktc) và 13,4 gam một muối khan. Công thức phân tử của chất X là
	A. C6H10O6.	B. C6H10O5.	C. C4H6O5.	D. C8H14O6.
Câu . Cho từ từ đến từng giọt hết 50 ml dung dịch Na2CO3 1M vào 80 ml dung dịch HCl 1M thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là
	A. 0,896 ℓ	B. 0,448 ℓ	C. 0,672 ℓ	D. 1,008 ℓ
Câu . Cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch chứa Al2(SO4)3 và AlCl3 thì khối lượng kết tủa sinh ra được biểu diễn bằng đồ thị sau. Giá trị của x gần với giá trị nào nhất sau đây?
mkt (gam)
số mol Ba(OH)2
8,55
m
x
y
0,08
	A. 0,029	B. 0,025	C. 0,019	D. 0,015
Câu . Thuốc thử dùng để phân biệt amoni nitrat và amoni sulfat là dung dịch
	A. NaOH	B. H2SO4.	C. Ba(OH)2.	D. K2SO4.
Câu . Điện phân với điện cực trơ dung dịch chứa a mol FeCl3; b mol CuCl2; 0,2 mol HCl sau thời gian t có 6,4 gam một chất rắn sinh ra ở catot. Giữ nguyên chất rắn ở catot, điện phân tiếp một thời gian t nữa thì có tổng cộng 18 gam chất rắn ở catot. Điện phân thêm một thời gian t nữa thì catot có tổng cộng 20,8 gam chất rắn và thoát ra thêm 3,36 lít khí (đktc). Tỉ lệ của a : b là
	A. 4/3	B. 3/2	C. 5/3	D. 7/4
Câu . Lấy cùng một khối lượng mỗi kim loại trong dãy gồm K, Ca, Ba, Na lần lượt cho tác dụng với nước dư thì trường hợp cho thể tích khí lớn nhất là phản ứng của kim loại
	A. Na	B. K	C. Ba	D. Ca
Câu . Trường hợp nào sau đây HCl đóng vai trò chất oxi hóa?
	A. HCl + NaHCO3 → NaCl + CO2 + H2O	B. 6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2.
	C. 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O	D. 2HCl + FeO → FeCl2 + 2H2O.
Câu . Hòa tan 7,8 gam hỗn hợp gồm Mg, Al vào lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng thu được 8,96 lít khí hiđro (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được khối lượng muối khan là
	A. 46,2 gam	B. 39,4 gam	C. 36,2 gam	D. 48,4 gam
Câu . Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm metan, etylen, propin thu được 13,44 lít khí CO2 và 10,8 gam nước. Nếu cho m gam X tác dụng với dung dịch brom dư thì số mol Br2 tối đa phản ứng là
	A. 0,3 mol	B. 0,5 mol	C. 0,4 mol	D. 0,6 mol
Câu . Tơ olon là sản phẩm từ
	A. phản ứng trùng ngưng axit ađipic và hexamelen glicol
	B. phản ứng trùng hợp của caprolactam
	C. phản ứng trùng hợp của acrilonitrin
	D. phản ứng trùng hợp của isopren
Câu . Hòa tan 8 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe2O3 vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y và 1,28 gam chất rắn không tan. Cô cạn dung dịch Y thu được 11,67 gam muối khan. Nếu hòa tan hoàn toàn 8 gam hỗn hợp X và dung dịch HNO3 loãng dư thu được V lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
	A. 20,20 g	B. 23,92 g	C. 20,16 g	D. 17,74 g
Câu . Hòa tan một kim loại M có hóa trị 2 vào lượng vừa đủ dung dịch HCl 10% thu được dung dịch muối có nồng độ 15,77%. Kim loại M là
	A. Fe	B. Cr	C. Zn	D. Mg
Câu . Hỗn hợp X gồm axit fomic, axit acrylic, axit oxalic và axit axetic. Cho m gam X phản ứng hết với dung dịch NaHCO3 thu được 1,568 lít CO2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần V lít O2 (đktc), thu được 5,72 gam CO2 và 1,8 gam nước. Giá trị của V là
	A. 2,688 lít	B. 2,016 lít	C. 2,464 lít	D. 2,912 lít
Câu . Thủy phân hoàn toàn 52,96 gam một peptit X chỉ thu được 36 gam Gly và 28,48 gam Ala. Số liên kết peptit trong X là
	A. 5	B. 4	C. 6	D. 7
Câu . Trộn hai dung dịch HNO3 0,2M và HCl 0,3M với những thể tích bằng nhau thu được dung dịch X. Lấy 450 ml dung dịch X tác dụng với V lít dung dịch Y gồm KOH 0,1M và Ca(OH)2 0,05M thu được dung dịch Z có pH = 1. Giá trị của V là
	A. 0,355	B. 0,225	C. 0,525	D. 0,445
Câu . Hòa tan hoàn toàn 21,5 gam hỗn hợp X gồm Al, Zn, FeO, Cu(NO3)2 cần dùng hết 430 ml dung dịch H2SO4 1M thu được hỗn hợp khí Y (đktc) gồm 0,06 mol NO; 0,13 mol H2; đồng thời thu được dung dịch Z chỉ chứa các muối sulfat trung hòa. Cô cạn dung dịch Z thu được 56,9 gam muối khan. Phần trăm theo khối lượng của Al trong hỗn hợp X có giá trị gần giá trị nào nhất sau đây?
	A. 25,5%	B. 18,5%	C. 20,5%	D. 22,5%
Câu . Tiến hành các thí nghiệm
(a) Cho kim loại Zn vào dung dịch FeSO4.	(b) Cho kim loại Na vào dung dịch ZnSO4 dư.
(c) Dẫn khí CO dư đi qua bột Al2O3 nung nóng.	(d) Cho kim loại Fe vào dung dịch AgNO3 dư.
(e) Nhiệt phân chất rắn Cu(OH)2.	(g) Nung hỗn hợp Al, FeO không có không khí.
(h) Điện phân dung dịch CuCl2 với điện cực trơ.	(i) Nhiệt phân chất rắn NaHCO3.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là
	A. 2.	B. 5.	C. 3.	D. 4.
Câu . Hòa tan hoàn toàn m gam Fe vào 200 ml dung dịch X chứa HCl 0,6M và Cu(NO3)2 0,1M. Kết thúc các phản ứng, thu được hỗn hợp khí gồm NO, H2 đồng thời thu được 0,2m chất rắn và không còn sản phẩm khử khác. Giá trị của m là
	A. 3,5 gam	B. 5,6 gam	C. 2,8 gam	D. 2,1 gam
Câu . Hỗn hợp X gồm hai ancol đơn chức Y và Z (MY < MZ) là đồng đẳng kế tiếp nhau. Đun nóng 16,5 gam X với xúc tác H2SO4 đặc một thời gian thu được hỗn hợp T chứa ancol dư và 0,05 mol ba ete có khối lượng ete là 4,26 gam. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp T cần vừa đủ 26,208 lít oxi (đktc). Hiệu suất tạo ete của Y và Z lần lượt là
	A. 30% và 20%	B. 40% và 25%	C. 45% và 30%	D. 35% và 20%
Câu . Nung hỗn hợp gồm 0,08 mol Al và 0,03 mol Fe3O4 một thời gian thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí H2 (đktc) và m gam muối. Giá trị của m là
	A. 22,11.	B. 22,465.	C. 22,82.	D. 19,365.
Câu . Cho sơ đồ chuyển hóa X X. Công thức của X không thể là
	A. CaCO3	B. Na2CO3	C. C2H5ONa	D. C6H5ONa
Câu . Glucozơ và fructozơ không có đặc điểm chung là
	A. có công thức phân tử C6H12O6.	B. có phản ứng tráng bạc.
	C. thuộc loại monosaccarit.	D. phản ứng với dung dịch brom.
1. B 2. D 3. C 4. D 5. D 6. A 7. D 8. D 9. C 10. A 11. A
12. C (gồm c, d, e)
13. B (cần xét đúng số mol ion khi điện li)
14. D
nBa = 27,4/137 = 0,2; số mol Al2(SO4)3 = 0,06.
Số mol Ba2+, OH–, Al3+, SO42– lần lượt là 0,2; 0,4; 0,12; 0,18.
Số mol của BaSO4 là 0,18. Vì 0,4 > 3.0,12 nên số mol Al(OH)3 = 4.0,12 – 0,4 = 0,08
m = 0,18.233 + 0,08.78 = 48,18 g.
15. A 16. D
17. C (nồng độ, nhiệt độ, áp suất)
18. A (bảo toàn khối lượng)
19. D (có ít nhất 3 số oxi hóa nhưng không tính đơn chất thì còn ít nhất 2 số oxi hóa)
20. D (chất hữu cơ no có thể có liên kết π ở nhóm chức nhưng không có nối đôi C=C)
21. D
22. A (số mol CO2 thu được gấp đôi CaO hoặc Ca(OH)2 nên kết tủa tạo thành tan hết)
23. B (có 4 liên kết giữa C và H còn nối đôi C=C được tính một liên kết σ và một liên kết π)
24. C (số mol triolein = 132,6/884 = 0,15 => số mol H2 đã cộng là 0,45 => m = 132,6 + 0,45.2 = 133,5 gam)
25. C
chất X có công thức phân tử C3H6O3 và theo mô tả có câu tạo là HCOOCH(OH)–CH3.
Khi tác dụng với NaOH sinh ra HCOONa và CH3CHO vì ancol có hai nhóm –OH gắn trên cùng nguyên tử C không bền biến thành anđehit.
nX = 9/90 = 0,1 => nmuối = nanđehit = 0,1 => m = 0,1.44 + 0,1.68 = 11,2 g
26. B
Gọi mnước là khối lượng nước tạo ra từ phản ứng giữa X và NaOH
m + mNaOH = m + 3,46 + mnước => mnước = 0,1.40 – 3,46 = 0,54 gam => nnước = 0,54/18 = 0,03 mol.
mỗi peptit còn một đầu chứa nhóm –COOH để phản ứng tạo nước nên số mol –COOH là 0,03
Tổng số mol liên kết peptit và số mol nhóm –COOH bằng số mol NaOH phản ứng là 0,1 mol
số mol liên kết peptit là 0,1 – 0,03 = 0,07
Số mol nguyên tử O có trong liên kết peptit và nhóm –COOH là 0,07 + 0,03.2 = 0,13
=> mO/X = 0,13.16 = 2,08 gam => m = 2,08/0,3059 ≈ 6,80 gam.
27. B (số mol CO2 = số mol O bị lấy đi = (46,4 – 42,4)/16 = 0,25 => m = 0,25.100 = 25 gam)
28. A
Số mol oxi phản ứng là 10,304/22,4 = 0,46
Áp dụng bảo toàn khối lượng ta có khối lượng CO2 là 9,34 + 0,46.32 – 5,58 = 18,48 g
Số mol CO2 = 18,48/44 = 0,42. Số mol nước = 5,58/18 = 0,31.
Khối lượng nguyên tố O trong X là 9,34 – 0,42.12 – 0,31.2 = 3,68 gam
nO/X = 3,68/16 = 0,23 mol => số mol nhóm chức ester = 0,23/2 = 0,115 < nNaOH = 0,13.
Trong các ester phải có gốc phenyl mà Z no, mạch hở nên không có gốc phenyl => Y đơn chức phải có một gốc phenyl. Số mol gốc phenyl cũng là số mol của Y = 0,13 – 0,115 = 0,015. Trong các sản phẩm từ phản ứng của X với NaOH có sinh ra nước với số mol là 0,015. Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có khối lượng muối là 9,34 + 0,13.40 – 4,6 – 0,015.18 = 9,67 g.
29. B
Số mol CO2 sinh ra từ phản ứng cháy là 6,72/22,4 = 0,3
Số mol nước sinh ra từ phản ứng cháy là 5,4/18 = 0,3.
Kết hợp phương trình đề bài, Z phải có một chức axit và Z no, mạch hở.
Số mol H2 sinh ra từ phản ứng với Na là 2,24/22,4 = 0,1
Số mol Na đã phản ứng là (13,4 – 9)/22 = 0,2.
Như vậy ngoài chức axit Z phải có thêm một nhóm –OH. Số mol của Z là 0,1.
MZ = 9/0,1 = 90.
Khối lượng O có trong Z là mO/Z = 9 – 0,3.12 – 0,3.2 = 4,8 gam
=> nO = 4,8/16 = 0,3 mol. Số O trong phân tử Z là 0,3/0,1 = 3
Số C trong phân tử Z là 0,3/0,1 = 3 và số H trong phân tử Z là 0,3.2/0,1 = 6.
Công thức phân tử của Z là C3H6O3 => công thức của Y là C3H5O3Na.
Vì Y đã được gắn thêm nhóm –OH sau phản ứng thứ nhất trong đề bài nên công thức phân tử của X phải là đáp án B. Một trong các công thức cấu tạo của X có thể là HOCH2CH2COOCH2CH2COOH.
30. B
Cho từ từ Na2CO3 và HCl thì xảy ra phản ứng Na2CO3 + 2HCl → NaCl + CO2.
Số mol ban đầu của NaOH và HCl lần lượt là 0,05 và 0,08 → HCl hết trước và số mol CO2 thu được là 0,04
→ V = 0,04.22,4 = 0,896 ℓ
31. B
Khi kết tủa đạt 8,55 gam thì các phương trình ion thu gọn là
Ba2+ + SO42– → BaSO4.
y	y	y
Al3+ + 3OH– → Al(OH)3.
2y/3	2y	2y/3
Do Al3+ và SO42– trong Al2(SO4)3 có tỉ lệ 2 : 3 mà có thêm AlCl3 nên tỉ lệ này tăng hơn 2/3. Do đó Al3+ sẽ chưa hết tại thời điểm kết tủa đạt 8,55 g.
Ta có 8,55 = 233y + 78.2y/3 => y = 0,03.
Sau khi kết tủa cực đại và tan hết Al(OH)3, kết tủa còn lại có khối lượng m = 0,03.233 = 6,99 gam.
Cũng theo hai phương trình ion thu gọn đã viết => m = 233x + 78.2x/3 => x ≈ 0,025.
32. C
33. A
Sau thời gian t lần thứ 3 có 0,15 mol khí H2 và tăng thêm 20,8 – 20 = 2,8 gam chất rắn.
Số mol e truyền qua dung dịch trong thời gian t là x > 0,15.2 = 0,3 mol.
Sau thời gian t lần đầu có 6,4 gam một chất rắn là Cu có số mol là 6,4/64 = 0,1
=> số mol e mà Fe3+ đã nhận trước khi tạo 6,4 gam Cu là a = x – 0,1.2 > 0,1.
=> tổng khối lượng Fe sinh ra nhiều hơn 5,6 gam nên 2,8 gam tăng thêm ở lần thứ 3 chỉ chứa kim loại Fe có số mol là 2,8/56 = 0,05. Do đó x = 0,05.2 + 0,15.2 = 0,4.
=> a = 0,4 – 0,1.2 = 0,2 và b = (20,8 – 0,2.56)/64 = 0,15.
Vậy a : b = 0,2/0

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_thu_dai_hoc_2016.doc