SỞ GD & ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 5 ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM 2016 MÔN: HÓA HỌC ( Thời gian làm bài 90 phút không kể thời gian phát đề) Mã đề thi 485 Cho: H = 1; He = 4; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39 ; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag=108. Cr = 52; Ba=137; Ca=40 Câu 1: Cho 15 gam hỗn hợp bột kim loại Zn và Cu vào dung dịch HCl (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít khí H2 (đkc) và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là A. 6,4 B. 2,2 C. 8,5 D. 2,0 Câu 2: Vinyl axetat có công thức là A. CH3COOCH3 B. HCOOC2H5 C. CH3COOCH=CH2 D. C2H5COOCH3 Câu 3: Dãy các kim loại được xếp theo chiều giảm dần tính khử là: A. Zn, Cu, K. B. Cu, K, Zn. C. K, Cu, Zn. D. K, Zn, Cu. Câu 4: Hòa tan hoàn toàn 4,32 gam hỗn hợp X gồm FeO, MgO và ZnO bằng một lượng vừa đủ 150ml dung dịch HCl 1M , thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 7,095. B. 8,445. C. 7,995. D. 9,795. Câu 5: Protein phản ứng với Cu(OH)2 tạo sản phẩm có màu đặc trưng là A. màu tím B. màu da cam C. màu vàng D. màu đỏ Câu 6: Phản ứng nào dưới đây không phải là phản ứng oxi hóa – khử ? A. FeS + 2HCl à FeCl2 + H2S B. 2KI + H2O + O3 à 2KOH + I2 + O2 C. 2H2S + SO2 à3S + 2H2O D. Cl2 + 2NaOH à NaCl + NaClO + H2O. Câu 7: Cho dãy các chất : CH3COOCH3, C2H5OH, H2NCH2COOH, CH3NH2. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 8: Điều chế kim loại K bằng phương pháp A. điện phân dung dịch KCl có màng ngăn B. điện phân dung dịch KCl không có màng ngăn C. dùng khí CO khử ion K+ trong K2O ở nhiệt độ cao D. điện phân KCl nóng chảy Câu 9: Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là A. C2H5OH B. CH3NH2 C. H2NCH2COOH D. CH3COOH Câu 10: Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy A. chỉ có kết tủa trắng xuất hiện B. không có hiện tượng gì C. có kết tủa trắng và bọt khí D. Chỉ có bọt khí thoát ra. Câu 11: Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là A. nilon-6,6. B. poli(vinyl clorua). C. polietilen. D. poli(metyl metacrylat). Câu 12: Cho dãy các kim loại kiềm: Na, K, Rb, Cs. Kim loại trong dãy có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là A. Na. B. K. C. Cs. D. Rb. Câu 13: Cho m gam glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 (đun nóng), thu được 21,6 gam Ag. Giá trị của m là A. 9,0 B. 18,0 C. 36,0 D. 16,2 Câu 14: Hòa tan hoàn toàn 2,7 gam Al bằng dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là A. 2,24. B. 4,48. C. 1,12. D. 3,36. Câu 15: Chất có tính lưỡng tính là A. NaOH B. NaCl C. NaHCO3 D. KNO3 Câu 16: Để khử hoàn toàn 8,0 gam bột Fe2O3 bằng khí CO (ở nhiệt độ cao) thì thể tích khí CO (đktc) cần dùng là. A. 5,6 lit B. 8,96 lit C. 6,72 lit D. 3,36 lit Câu 17: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm thổ là A. ns2np1 B. ns2np2 C. ns1 D. ns2 Câu 18: Để trung hòa 100ml dung dịch H2SO4 1M cần V ml NaOH 1M. Giá trị của V là A. 200 B. 150 C. 50 D. 100 Câu 19: Chất không phải axit béo là A. axit stearic. B. axit panmitic. C. axit axetic. D. axit oleic. Câu 20: Cho dãy các dung dịch: glucozơ, saccarozơ, etanol, glixerol. Số dung dịch trong dãy phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch có màu xanh lam là A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 21: Kim loại không phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường là A. Be B. Ca C. Li D. K Câu 22: Cho dãy các kim loại : K, Mg, Cu, Al. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là A. 3 B. 2 C. 4 D. 1 Câu 23: Kim loại Fe phản ứng được với dung dịch A. CuSO4 B. KNO3 C. CaCl2 D. Na2CO3 Câu 24: Oxit kim loại bị khử bởi khí CO ở nhiệt độ cao là A. Al2O3. B. CuO. C. MgO. D. K2O. Câu 25: Chất thuộc loại cacbohiđrat là A. protein B. xenlulozơ C. poli(vinyl clorua) D. glixerol Câu 26: Xà phòng hóa hoàn toàn 17,6 gam CH3COOC2H5 trong dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 9,6 B. 8,2 C. 19,2 D. 16,4 Câu 27: Hòa tan 13,7 gam Ba kim loại vào 100ml dung dịch CuSO4 1M được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 23,3 B. 6,4. C. 33,1 D. 9,8 Câu 28: Cho dãy các chất: CH2=CHCl, CH2=CH2, CH2=CH-CH=CH2, H2NCH2COOH. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là A. 2 B. 4 C. 1 D. 3 Câu 29: Chất nào sau đây vừa phản ứng được với dung dịch KOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl? A. CH3COOH B. H2NCH(CH3)COOH C. C2H5OH D. C6H5NH2 Câu 30: Dãy gồm các ion đều oxi hóa được kim loại Fe là A. Cr2+, Au3+, Fe3+. B. Fe3+, Cu2+, Ag+. C. Zn2+, Cu2+, Ag+. D. Cr2+, Cu2+, Ag+. Câu 31: Hỗn hợp X gồm 2 ancol CH3OH, C2H5OH có cùng số mol và 2 axit C2H5COOH và HOOC[CH2]4COOH. Đốt cháy hoàn toàn 1,86 gam X cần dùng vừa đủ 10,08 lít không khí (đktc, 20% O2 và 80% N2 theo thể tích) thu được hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dẫn Y qua nước vôi trong dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng dung dịch giảm m gam. m gần nhất với giá trị A. 2,75. B. 2,25 C. 3,75 D. 4,25 0,2222 0 số mol Al(OH)3 0,4 1,0 1,4 số mol NaOH Câu 32: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp X gồm x mol H2SO4 và y mol Al2(SO4)3 , kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau. Nếu cho dung dịch chứa 0,7 mol Ba(OH)2 vào dung dịch X, phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị m gần giá trị nào nhất? A. 14,5 B. 16,7 C. 170 D. 151,5 Câu 33: Hòa tan 72 gam hỗn hợp gồm Fe2(SO4)3 và CuSO4 có tỉ lệ mol tương ứng là 2:1 vào bình đựng 0,1 mol H2SO4 loãng thì thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X (với điện cực trơ) với cường độ dòng điện 10A trong thời gian 1 giờ 4 phút 20 giây. Khối lượng dung dịch sau điện phân giảm bao nhiêu gam so với dung dịch trước điện phân? (giả sử trong quá trình điện phân nước bay hơi không đáng kể) A. 3,2 gam. B. 6,4 gam. C. 12,0 gam. D. 9,6 gam. Câu 34: Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ. Ban đầu trong cốc chứa nước vôi trong. Sục rất từ từ khí CO2 vào cốc cho tới dư .Hỏi độ sáng của bóng đèn thay đổi như thế nào? A. Ban đầu mờ dần đi rồi lại sáng dần lên. B. Mờ dần đi rồi sau đó tắt hẳn. C. Ban đầu không đổi, sau đó sáng dần lên. D. Mờ dần đi sau đó vẫn mờ mờ. Câu 35: Cho m gam hỗn hợp X gồm axit axetic, axit benzoic, axit ađipic, axit oxalic tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được a gam muối. Nếu cũng m gam X trên tác dụng vừa đủ với dung dịch Ca(OH)2 thu được b gam muối. Biểu thức liên hệ giữa m, a, b là: A. m=11b-10a B. 9m=20a-11b C. 8m=19a-11b D. 3m=22b-19a Câu 36: Cho hỗn hợp X gồm C2H6, C2H4, C2H2. Lấy 11,4 gam X tác dụng hết với dung dịch brom dư thì khối lượng brom phản ứng là 48 gam. Mặt khác, nếu cho 13,44 lít (đktc) hỗn hợp khí X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong dd NH3, thu được 36 gam kết tủa. Thành phần phần trăm theo thể tích của C2H6 trong hỗn hợp X là A. 20 B. 25 C. 40 D. 50 Câu 37: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Trong một phân tử tetrapeptit mạch hở có 4 liên kết peptit. B. Trong môi trường kiềm, đipeptit mạch hở tác dụng được với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím. C. Amino axit là hợp chất có tính lưỡng tính. D. Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit. Câu 38: Thủy phân triglixerit X trong NaOH người ta thu được hỗn hợp 3 muối natri oleat; natri sterat và natri linoleat. Khi đốt cháy a mol X thu được b mol CO2 và c mol H2O. Liên hệ giữa a, b, c là: A. b – c = 6a. B. b = c – a. C. b – c = 5a. D. b – c = 4a. Câu 39: Cho 7,6 gam hỗn hợp X gồm Mg và Ca phản ứng vừa đủ với 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm Cl2 và O2 thu được 19,85 gam chất rắn Z chỉ gồm các muối clorua và các oxit kim loại. Khối lượng của Mg trong 7,6 gam X là A. 1,8 gam. B. 4,6 gam. C. 2,4 gam. D. 3,6 gam. Câu 40: Cho các phát biểu sau: (1) Fructozơ và glucozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc; (2) Saccarozơ và tinh bột đều không bị thủy phân khi có axit H2SO4 (loãng) làm xúc tác; (3) Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp; (4) Xenlulozơ và saccarozơ đều thuộc loại đisaccarit. Phát biểu đúng là A. (3) và (4). B. (2) và (4). C. (1) và (3). D. (1) và (2). Câu 41: Cho 37,95g hỗn hợp hai muối MgCO3 và RCO3 vào 100ml dd H2SO4 loãng thấy có 1,12 lít CO2(đktc) thoát ra, dung dịch X và chất rắn Y. Cô cạn dung dịch X thu được 4g muối khan. Nung chất rắn Y đến khối lượng không đổi thì thu được m gam chất rắn B1 và 4,48 lít CO2 (đktc). Giá trị của m là A. 26,95 g B. 28,75g C. 27,85g D. 29,65g Câu 42: Để hoà tan hoàn toàn 19,225 gam hỗn hợp X gồm Mg, Zn cần dùng vừa đủ 800 ml HNO3 1,5M. Sau khi pứ kết thúc thu được dung dịch Y và 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm N2, N2O, NO, NO2 (N2O và NO2 có số mol bằng nhau) có tỉ khối đối với H2 là 14,5. Phần trăm về khối lượng của Mg trong X là: A. 62,55 % B. 37,45 % C. 9,42 % D. 90,58 % Câu 43: Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm một tetrapeptit A và một pentapeptit B (A và B mạch hở chứa đồng thời glyxin và alanin trong phân tử) bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn thu được ( m + 15,8) gam hỗn hợp muối. Đốt cháy toàn bộ lượng muối sinh ra bằng một lượng oxi vừa đủ thu được Na2CO3 và hỗn hợp hơi Y gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ hỗn hợp hơi Y đi rất chậm qua bình đựng dung dịch NaOH đặc dư thấy khối lượng bình tăng thêm 56,04 gam so với ban đầu và có 4,928 lít một khí duy nhất (đktc) thoát ra khỏi bình. Xem như N2 không bị nước hấp thụ, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần phần trăm khối lượng của A trong hỗn hợp X là A. 30,95% B. 53,06%. C. 55,92% D. 35,37%. Câu 44: Các loài thủy hải sản như lươn, cá thường có nhiều nhớt, nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng hầu hết các chất này là các loại protein (chủ yếu là muxin). Để làm sạch nhớt thì không thể dùng biện pháp nào sau đây: A. Dùng tro thực vật. B. Dùng nước vôi. C. Rửa bằng nước lạnh. D. Dùng giấm ăn. Câu 45: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH3NH2, NH3, C6H5OH (phenol), C6H5NH2 (anilin) và các tính chất được ghi trong bảng sau: Chất X Y Z T Nhiiệt độ sôi (oC) 182 184 -6,7 -33,4 pH (dung dịch nồng độ 0,001M) 6,48 7,82 10,81 10,12 Nhận xét nào sau đây đúng? A. T là C6H5NH2 B. Z là CH3NH2 C. Y là C6H5OH. D. X là NH3 Câu 46: Cho 81,6 gam hỗn hợp CuO và Fe3O4 (tỉ lệ mol 1:2) tan hết trong dung dịch H2SO4 loãng, vừa đủ, thu được dung dịch X. Cho m gam Mg vào X, sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y. Thêm dung dịch KOH dư vào Y được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 62,0 gam chất rắn E. Giá trị gần nhất với m là A. 25,2. B. 26,5. C. 29,8. D. 28,1. Câu 47: Muối mononatri của amino axit nào sau đây được dùng làm bột ngọt (mì chính)? A. Axit glutamic. B. Lysin. C. Alanin. D. Axit amino axetic. Câu 48: Để điều chế một este X, dùng làm thuốc chống muỗi, điều trị bệnh ngoài da gọi tắt là “DEP” người ta cho axit Y tác dụng với một lượng dư ancol Z. Muốn trung hoà dung dịch chứa 1,66 gam Y cần 100 ml dung dịch NaOH 0,2M. Trong dung dịch ancol Z nồng độ 94% thì tỉ lệ số mol . Biết 100 < MY < 200. Công thức cấu tạo của X là A. C6H4(COOC2H5)2. B. C2H5COO-C6H4-COOC2H5. C. HOOC-CH =CH-COOC2H5. D. (C2H5COO)2C6H4. Câu 49: Cho 39,84 gam hỗn hợp F gồm Fe3O4 và kim loại M vào dung dịch HNO3 đun nóng, khuấy đều hỗn hợp để phản ứng xẩy ra hoàn toàn thu được 4,48 lít NO2 sản phẩm khử duy nhất (ở đktc), dung dịch G và 3,84 gam kim loại M. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch G thu được kết tủa K. Nung K trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 40 gam chất rắn R. Biết M có hóa trị không đổi trong các phản ứng trên. % khối lượng của M trong F gần nhất với giá trị nào sau đây: A. 50%. B. 10%. C. 32%. D. 40%. Câu 50: Cho Zn tới dư vào dung dịch gồm HCl; 0,05 mol NaNO3 và 0,1 mol KNO3. Sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch X chứa m gam muối; 0,125 mol hỗn hợp khí Y gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu trong không khí. Tỉ khối của Y so với H2 là 12,2. Giá trị của m là A. 61,375. B. 64,05. C. 49,775. D. 57,975. HƯỚNG DẪN: Câu 1: Câu 2: C. CH3COOCH=CH2 Phương pháp: Đối với este có công thức cách gọi tên . gọi tên gốc R’ + tên thông thường axit tương ứng đổi đuôi ic thành đuôi at. Tên một số gốc hiđrocacbon thường gặp - Gốc no ankyl: (từ ankan bớt đi 1H ta được nhóm ankyl) CH3-: metyl; CH3-CH2-: etyl; CH3-CH2-CH2-: propyl; CH3-CH(CH3)-: isopropyl; CH3[CH2]2CH2-: butyl; CH3-CH(CH3)-CH2-: isobutyl; CH3-CH2-CH(CH3)-: sec-butyl (CH3)3C-: tert-butyl; CH3-CH(CH3)-CH2-CH2-: isoamyl - Gốc không no: CH2=CH-: vinyl; CH2=CH-CH2-: anlyl - Gốc thơm: C6H5-: phenyl; C6H5-CH2-: benzyl Tên một số axit thường gặp Công thức Tên thông thường Axit chứa vòng benzene thường gặp H-COOH Axit fomic C6H5-COOH: axit benzoic CH3-COOH Axit axetic Ortho-C6H4(COOH)2:Axit phtalic CH3CH2-COOH Axit propionic (CH3)2CH-COOH Axit isobutyric Meta-C6H4(COOH)2:Axit isophtalic CH3-[CH2]3-COOH Axit valeric CH2=CH-COOH Axit acrylic Para-C6H4(COOH)2:Axit terephtalic CH2=C(CH3)-COOH Axit metacrylic HOOC-COOH Axit oxalic Ortho-C6H4(OH)(COOH)Axit salixilic C6H5-COOH Axit benzoic Tên thông thường một số axit đa chức, axit béo HOOC-CH2-COOH Axit malonic C15H31COOH: CH3[CH2]14COOH Axit panmitic HOOC-[CH2]2-COOH Axit sucxinic C17H35COOH: CH3[CH2]16COOH Axit steric HOOC-[CH2]3-COOH Axit glutaric C17H33COOH: có 1 LK đôi ở C9,10 (∆9): axit oleic kí hiệu là C18∆9 C17H31COOH: có 2 LK đôi ở C9,10 và C12,13: axit linoleic kí hiệu là C18∆9,12 C17H29COOH: có 3 LK đôi ở C9,10; C12,13 và C15,16: axit linolenic kí hiệu là C18∆9,12,15 HOOC-[CH2]3-COOH Axit glutaric C17H33COOH: có 1 LK đôi ở C9,10 (∆9): axit oleic kí hiệu là C18∆9 C17H31COOH: có 2 LK đôi ở C9,10 và C12,13: axit linoleic kí hiệu là C18∆9,12 C17H29COOH: có 3 LK đôi ở C9,10; C12,13 và C15,16: axit linolenic kí hiệu là C18∆9,12,15 Ví dụ : HCOO-C2H5: etyl fomat; CH3COO-CH=CH2: vinyl axetat; C6H5COO-CH3: metyl benzoat; CH3COO-CH2-C6H5: benzyl axetat HCOOCH2CH2CH2CH3: butyl fomat HCOOCH2CH(CH3)2: isobutyl fomat HCOOCH(CH3)CH2CH3: sec-butyl fomat HCOOC(CH3)3: tert-butyl fomat CH3COOCH2CH2CH3: propyl axetat CH3COOCH(CH3)2: isopropyl axetat CH3CH2COOC2H5: etyl propionat CH3CH2CH2COOCH3: metyl butyrat (CH3)2CHCOOCH3: metyl isobutyrat -Mùi của một số este thông dụng 1. Amyl axetat: Mùi chuối, Táo 2. Amyl butyrat: Mùi mận, Mơ, Đào, Dứa 3. Allyl hexanoat: Mùi dứa 4. Benzylaxetat: Mùi quả đào 5. Benzyl butyrat: Mùi sơri 6. Etylfomiat: Mùi đào chín 7. Etyl butyrat: Mùi dứa. 8. Etyl lactat: Mùi kem, bơ 9. Etyl format: Mùi chanh, dâu tây. 10. Etyl cinnamat: Mùi quế 11. Isobutyl format: Mùi quả mâm xôi 12. Isoamylaxetat: Mùi chuối 13. Isobutyl propionat: Mùi rượu rum 14. Geranyl axetat: Mùi hoa phong lữ 15. Metyl salisylat: Mùi cao dán, dầu gió. 16. Metyl butyrat: Mùi táo, Dứa, Dâu tây 17. Metyl 2-aminobenzoat: Mùi hoa cam 18. Octyl acetat: Mùi cam 19. Propyl acetat: Mùi lê 20. Metyl phenylacetat: Mùi mật 21. Metyl anthranilat: Mùi nho C6H4(NH2)COOCH3 (Vị trí ortho) 22. Metyl trans-cinnamat: Mùi dâu tây (trans-cinnamic axit) Câu 3: Nhớ dãy hoạt động hóa học K Na Ca Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H Cu Hg Ag Pt Au D. K, Zn, Cu Câu 4: Câu 5: A. màu tím Protein phản ứng HNO3 có màu vàng Câu 6: Hướng dẫn : Pư có tạo thành đơn chất hoặc pư có đơn chất là pư ứng oxi hóa khử .từ phân tích trên suy ra A. Câu 7: Hướng dẫn :C. 2. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là CH3COOCH3, H2NCH2COOH, LÍ THUYẾT + Dẫn xuất halogen R-X + NaOH → ROH + NaX + Phenol C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O + Axit cacboxylic R-COOH + NaOH → R-COONa + H2O + Este RCOOR’ + NaOH → RCOONa + R’OH + Muối của amin R-NH3Cl + NaOH → R-NH2 + NaCl + H2O + Aminoaxit H2N-R-COOH + NaOH → H2N-R-RCOONa + H2O + Muối của nhóm amino của aminoaxit HOOC-R-NH3Cl + 2NaOH → NaOOC-R-NH2 + NaCl + 2H2O Lưu ý: Chất tác dụng với Na, K - Chứa nhóm OH: R-OH + Na → R-ONa + ½ H2 - Chứa nhóm COOH RCOOH + Na → R-COONa + ½ H2 Câu 8: D. điện phân KCl nóng chảy Câu 8: B. CH3NH2 Những chất làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ (tính axit) + Axit cacboxylic: RCOOH + Muối của axit mạnh và bazo yếu: R-NH3Cl + Aminoaxit có số nhóm -COOH nhiều hơn số nhóm -NH2: axit glutamic, - Những chất làm quỳ tím chuyển sang màu xanh (tính bazơ) + Amin R-NH2 (trừ C6H5NH2) + Muối của bazo mạnh và axit yếu RCOONa + Aminoaxit có số nhóm NH2 nhiều hơn số nhóm COOH: lysin,.... Câu 10: A. chỉ có kết tủa trắng xuất hiện Câu 11: A. nilon-6,6. Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là Nilon-6 , Nilon-6,6 ,tơ lapsan , nilon-7 Câu 12: Nhiệt độ nóng chảy giảm dần từ Na đến Cs Chọn C Câu 13: Câu 14: Câu 15: C. NaHCO3 1. Chất/Ion lưỡng tính - Chất/Ion lưỡng tính là những chất/ion vừa có khả năng nhường vừa có khả năng nhận proton (H+). - Chất/Ion lưỡng tính vừa tác dụng được với dung dịch axit (như HCl, H2SO4 loãng), vừa tác dụng được với dung dịch bazơ (như NaOH, KOH, Ba(OH)2) Lưu ý: Chất vừa tác dụng được với dung dịch axit, vừa tác dụng được với dung dịch bazơ nhưng chưa chắc đã phải chất lưỡng tính như: Al, Zn, Sn, Pb, Be 2. Các chất lưỡng tính thường gặp - Oxit như: Al2O3, ZnO, BeO, SnO, PbO, Cr2O3. - Hidroxit như: Al(OH)3, Zn(OH)2, Be(OH)2, Pb(OH)2, Cr(OH)3 - Muối chứa ion lưỡng tính như: Muối , , HS-, - Muối amoni của axit yếu như: (NH4)2CO3, (NH4)2SO3, (NH4)2S, CH3COONH4 - H2O aminoaxit 3. Các phản ứng của các chất lưỡng với dd HCl, NaOH - Giả sử: X (là Al, Cr), Y là (Zn, Be, Sn, Pb) a. Oxit: * Tác dụng với HCl X2O3 + 6HCl → 2XCl3 + 3H2O YO + 2HCl → YCl2 + H2O * Tác dụng với NaOH X2O3 + NaOH → NaXO2 + 2H2O YO + 2NaOH → Na2YO2 + H2O b. Hidroxit lưỡng tính * Tác dụng với HCl X(OH)3 + 3HCl → XCl3 + 3H2O Y(OH)2 + 2HCl → YCl2 + 2H2O * Tác dụng với NaOH X(OH)3 + NaOH → NaXO2 + 2H2O Y(OH)2 + 2NaOH → Na2YO2 + 2H2O c. Muối chứa ion lưỡng tính * Tác dụng với HCl HCO3- + H+ → H2O + CO2 HSO3- + H+ → H2O + SO2 HS- + H+ → H2S * Tác dụng với NaOH HCO3- + OH- → CO32- + H2O HSO3- + OH- → SO32- + H2O HS- + OH- → S2- + H2O d. Muối của NH4+ với axit yếu * Tác dụng với HCl (NH4)2RO3 + 2HCl → 2NH4Cl + H2O + RO2 (với R là C, S) (NH4)2S + 2HCl → 2NH4Cl + H2S * Tác dụng với NaOH NH4+ + OH- → NH3 + H2O Lưu ý: Kim loại Al, Zn, Be, Sn, Pb không phải chất lưỡng tính nhưng cũng tác đụng được với cả axit và dung dịch bazơ M + nHCl → MCln + H2 (M là kim loại Al, Zn, Be, Sn, Pb; n là hóa trị của M) M + (4 - n)NaOH + (n – 2) H2O → Na4-nMO2 + H2 Câu 16: D Câu 17: D. ns2 Câu 18: Câu 19: C. axit axetic. C15H31COOH: CH3[CH2]14COOH:Axit panmitic C17H35COOH: CH3[CH2]16COOH :Axit stearic C17H33COOH:axit oleic C17H31COOH: axit linoleic C17H29COOH: axit linolenic Câu 20: C. 3. Số dung dịch trong dãy phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch có màu xanh lam là glucozơ, saccarozơ, glixerol I. Phản ứng ở nhiệt độ thường 1. Ancol đa chức có các nhóm -OH kề nhau - Tạo phức màu xanh lam - Ví dụ: etilen glicol C2H4(OH)2; glixerol C3H5(OH)3 TQ: 2CxHyOz + Cu(OH)2 → (CxHy-1Oz)2Cu + 2H2O Màu xanh lam 2. Những chất có nhiều nhóm OH kề nhau - Tạo phức màu xanh lam - Glucozo, frutozo, saccarozo, mantozo TQ: 2CxHyOz + Cu(OH)2 → (CxHy-1Oz)2Cu + 2H2O Màu xanh lam 3. Axit cacboxylic RCOOH 2RCOOH + Cu(OH)2 → (RCOO)2Cu + 2H2O 4. tri peptit trở lên và protein - Có phản ứng màu biure với Cu(OH)2/OH- tạo phức màu tím II. PHẢN ỨNG KHI ĐUN NÓNG - Những chất có chứa nhóm chức andehit –CHO khi tác dụng với Cu(OH)2 đun nóng sẽ cho kết tủa Cu2O màu đỏ gạch - Những chất chứa nhóm – CHO thường gặp + andehit + Glucozo + Mantozo RCHO + 2Cu(OH)2 + NaOH RCOONa + Cu2O↓đỏ gạch + 2H2O Câu 21: A. Be Câu 22: Kim loại pư ứng được với dung dịch HCl kim loại đứng trước hdro trong dãy hoạt động hóa học. Câu 23: Fe pư muối kim loại đứng sau Fe trong dãy hoạt động hóa học A. CuSO4 Câu 24: CO khử được oxit kim loại sau nhôm veev kim loại ở nhiệt độ cao. B. CuO Câu 25: B. xenlulozơ Cacbonhidrat : monosacarit : glucoco và Fructozo ddissacarit : sacarozo và mantozo polisacarit : xenlulozo và tinh bột Câu 26 : D Câu 27: C Câu 28: D Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là CH2=CHCl, CH2=CH2, CH2=CH-CH=CH2 Câu 29: B. H2NCH(CH3)COOH + Axit cacboxylic có gốc hidrocacbon không no CH2=CH-COOH + NaOH → CH2=CH-COONa + HCl CH2=CH-COOH + HCl → CH3-CHCl-COOH + Este không no HCOOCH=CH2 + NaOH → HCOONa + OH-CH=CH2 → CH3-CHO HCOOCH=CH2 + HCl → HCOOCHCl-CH3 + aminoaxit H2N-R-COOH + NaOH → H2N-R-COONa + H2O H2N-R-COOH + HCl → ClH3N-R-COOH + Este của aminoaxit H2N-R-COOR’ + NaOH → H2N-R-COONa + R’OH H2N-R-COOR’ + HCl → ClH3N-R-COOR’ + Muối amoni của axit cacboxylic R-COONH4 + NaOH → R-COONa + NH3 + H2O R-COONH4 + HCl → R-COOH + NH4Cl Câu 30 : B Dãy gồm các ion đều oxi hóa được kim loại Fe là B. Fe3+, Cu2+, Ag+. Câu 31: Qui đổi hỗn X thành hỗn hợp chứa C,H,O và nhận thấy trong hỗn hợp X có số C gấp 1,5 lần số oxi Áp dụng định luật bảo toàn mol nguyên tố suy ra trong hỗn hợp Y Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng suy ra Giải hệ Khối lượng dung dịch giảm Nhận xét dạng toán đốt hỗn hợp hữu cơ theo kiểu đề thi mới . thường khai thác mối liên hệ giữa các nguyên tố C,H,O,N trong hỗn hợp để giảm ẩn số . để tìm hiểu kỉ về dạng toán này các em học sinh đọc thêm quyển sách tuyệt đỉnh công phá đề thi THPTQG Chuyên đề Hóa Hữu Cơ .cùng tác giả Câu 32: Nhìn vào đồ thị khi mol NaOH bằng 0,4 bắt đầu xuất hiện kết tủa suy ra x=0,2 .mol Nhận xét : câu này không khó dạng toán này ta chỉ cần dựa vào đồ thị xác định mol ion . khi có mol ion thì bằng toán quay lại dạng toán quen thuộc tác dụng mol Có ba dạng : để tìm hiểu kỉ về dạng toán này các em học sinh đọc thêm quyển sách tuyệt đỉnh công phá đề thi THPTQG Chuyên đề Hóa Vô Cơ .cùng tác giả Câu 33: Người ra đề cho mol Cho số mol e trao đổi ở điện cực . Khối lượng dung dịch sau điện phân giảm bao nhiêu gam so với dung dịch trước điện phân? (giả sử trong quá trình điện phân nước bay hơi không đáng kể) . Khối lượng dung dịch sau điện phân giảm chính là khối lượng kim loại thu được ở catot và lượng khí H2 bay ra nếu có . và khối lương oxi thoát ra ở anot bài này học sinh cần nắm thứ tự điện phân ở catot giải ra ngay . Câu 34: Câu này hỏi lý thuyết về độ điện li hay chất điện ly mạnh điện li yếu .chất điện ly mạnh dẫn điện tốt hơn chất điện ly yếu . - Sự điện li là quá trình phân li các chất trong nước ra ion - Chất điện li là chất tan trong nước phân li ra ion. Gồm: - Phân loại chất điện li: + Chất điện li mạnh: là chất khi tan trong nước, các phân tử hoà tan đều phân li ra ion. - Axit mạnh: HCl, H2SO4, HNO3, HClO4.... - Bazơ mạnh: NaOH, KOH, Ba(OH)2... - Các muối tan: NaCl, K2SO4, Ba(NO3)2,... + Chất điện li yếu: là chất khi tan trong nước chỉ có một phần số phân tử hoà tan phân li ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch. - Axit yếu: CH3COOH, HClO, H2S, HNO2, HF, H2CO3, H2SO3... - Bazơ yếu: Mg(OH)2, Bi(OH)3, Cu(OH)2... - H2O điện li rất yếu. - muối không tan Khi Sục rất từ từ khí CO2 vào cốc cho tới dư ban đầu do Ca(OH)2 dư tạo ra kết tủa CaCO3 chất điện li yếu đèn sáng mờ dần sau đó CO2 dư pư hòa tan kết tủa CaCO3 tạo ra muối tan Ca(HCO3)2 chất điện ly mạnh nên đèn sang dần lên PTPU Câu 35: Nhận xét bài toán này là sử dụng phương pháp tăng giảm khơi lượng kim loại đi vào và hidro đi ra Câu 36: Bài toán đặc trưng hidrocacbon chia hia phần không bằng nhau . 11,4 gam X tác dụng hết với dung dịch brom dư thì khối lượng brom phản ứng là 48 gam nếu cho 13,44 lít (đktc) hỗn hợp khí X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong dd NH3, thu được 36 gam kết tủa Câu 37: A. Trong một phân tử tetrapeptit mạch hở có 4 liên kết peptit. Sai có 3 liên kết peptit. B. Trong môi trường kiềm, đipeptit mạch hở tác dụng được với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím.sai muốn pư Cu(OH)2 Trong môi trường kiềm phải có 2 liên kết peptit nghĩa là phải tripeptit. C. Amino axit là hợp chất có tính lưỡng tính đúng D. Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit. sai Câu 38: Thủy phân triglixerit X trong NaOH người ta thu được hỗn hợp 3 muối natri oleat; natri sterat và natri linoleat . suy ra tổng số liên kết bi trong X là 6 Câu 39: Tính ngay được mol Cl2 và O2 trong Y Câu 40: 1) Fructozơ và glucozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc đúng (2) Saccarozơ và tinh bột đều không bị thủy phân khi có axit H2SO4 (loãng) làm xúc tác sai (3) Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp; đúng (4) Xenlulozơ và saccarozơ đều thuộc loại đisaccarit. sai Câu 41: Muối khan X là muối sunphat. Câu 42: N2O và NO2 có số mol bằng nhau) nên có thể qui đổi thành NO vậy có thể coi hỗn hợp khíA gồm N2, N2O, NO, NO2 (N2O và NO2 có số mol bằng nhau) gồm hai khi N2 và NO. Có ngay Câu 43: Muối có công thức chung đốt cháy mol tổng mol CO2 bằng mol nước Tìm công thức của tetrapeptit A và một pentapeptit B Câu 44: C. Rửa bằng nước lạnh. Câu 45: B. Z là CH3NH2 có nhiệt độ sôi thấp nhất trong số chất đã cho và có tính bazo mạnh A. T là C6H5NH2 sai vì C6H5NH2 có nhiệt độ sôi lớn hơn -33,4 (oC) C. Y là C6H5OH. Sai vì phenol có tính axit yếu PH nhỏ hơn 7 D. X là NH3 sai vì NH3 có tính bazo pH lớn hơn 7 Câu 46: Câu 47: A. Axit glutamic. Câu 48: Trong dung dịch ancol Z nồng độ 94% thì tỉ lệ số mol Câu 49: Xét kim loại M có hóa trị 2 đứng sau kim loại Fe. Khối lượng Fe3O4 và kim loại M pư là 39,84-3,84=36.g Câu 50: 0,125 mol hỗn hợp khí Y gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu trong không khí. Tỉ khối của Y so với H2 là 12,2 Nhận xét bài toán này hay : Hỗn hợp khí sau pư có khí không màu hóa nâu là NO có khối lượng mol là 30 khí còn lại nhỏ hơn 30 suy ra là H2 . vì có khí hidro nên ion phải hết mà ta tinh ra mol NO là 0,1 bảo toàn mol nito suy mol THẦY TRẦN VĂN THANH 0935246191 -0903502804 Tác giả bộ sách tuyệ đỉnh công phá đề thi THPT QG
Tài liệu đính kèm: