Đề thi thử thpt quốc gia lần 3 năm 2015 - 2016 môn ngữ văn thời gian: 180 phút

docx 11 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1035Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử thpt quốc gia lần 3 năm 2015 - 2016 môn ngữ văn thời gian: 180 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử thpt quốc gia lần 3 năm 2015 - 2016 môn ngữ văn thời gian: 180 phút
ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN	 ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA
TRƯỜNG THPT CHUYÊN	LẦN 3 NĂM 2015 - 2016
MÔN NGỮ VĂN
	 Thời gian: 180 phút
Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:
Một lần đi thăm một thầy giáo lớn tuổi, trong lúc tranh luận về quan điểm sống, một sinh viên đã nói:
- Sở dĩ có sự khác biệt là vì thế hệ các thầy sống trong những điều cũ là của một thế giới lạc hậu, ngày nay chúng em được tiếp xúc với những thành tựu khoa học tiên tiến hơn nhiều, thế hệ các thầy đâu có máy tính, không có internet, vệ tinh viễn thông và các thiết bị thông tin hiện đại như bây giờ...
Người thầy giáo trả lời:
-	Những phương tiện hiện đại giúp chúng ta nhưng không làm thay đổi chúng ta. Còn điều em nói là đúng. Thời trẻ, những người như chúng tôi không có những thứ em vừa kể nhưng chúng tôi đã phát minh ra chúng và đào tạo nên những con người kế thừa và áp dụng chúng.
Cậu sinh viên chợt cúi đầu, im lặng.
(Dẫn theo Hạt giống tâm hồn và Ý nghĩa cuộc sống, tập 5, 
NXB Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh)
Câu 1. Đặt nhan đề cho văn bản trên. (0,5 điểm)
Câu 2. Theo cậu sinh viên, điều gì làm nên sự khác biệt về quan điểm sống giữa thế hệ của cậu và thế hệ của người thầy giáo lớn tuổi? (0,5 điểm)
Câu 3. Hãy nêu quan điểm sống và sự lí giải của anh/ chị sau khi đọc xong văn bản trên bằng một đoạn văn ngắn. (0,5 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ câu 4 đến câu 6:
Ôi bóng người xưa đã khuất rồi 
Tròn đôi nấm đất trắng chân đồi 
Sống trong cát, chết vùi trong cát 
Những trái tìm như ngọc sáng ngời
Đốt nén hương thơm, mát dạ Người 
Về đây vui chút mẹ Tơm ơi!
Nắng tươi xóm ngói, tường vôi mới 
Phấp phới buồm dong, nắng biển khơi 
(Mẹ Tơm - Tố Hữu)
Câu 4. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên? (0,25 điểm)
Câu 5. Anh (chị) hãy nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. (0,5 điểm)
Câu 6. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ “Sống trong cát, chết vùi trong cát/ Những trái tim như ngọc sáng ngời”.
Phần II: Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
Phải chăng lối sống thực dụng đang làm băng hoại đạo đức của con người, đặc biệt là giới trẻ hiện nay?
Viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề trên.
Câu 2. (4,0 điểm)
Anh (chị) hãy phân tích làm nổi bật vẻ đẹp sử thi của hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành (Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục, 2008).
--- HẾT ---
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Câu
Ý
Nội dung
I
Đọc hiểu:
1
Học sinh có thể đặt nhan đề cho câu chuyện một cách phong phú nhưng cần làm nổi bật lên sự đối lập trong quan điểm sống của hai thế hệ.
Có thể gợi ý một số nhan đề như sau: Đối thoại thế hệ; Trước kia và bây giờ;...
2
Theo cậu sinh viên, điều làm nên sự khác biệt về quan điểm sống giữa hai thế hệ, thế hệ trẻ và thế hệ của người thầy giáo lớn tuổi là do thời đại, hoàn cảnh sống.
3
Qua câu chuyện trên, người thầy muốn cậu sinh viên hiểu rằng mặc dù thế hệ của ông không được sống trong thời đại có những thành tựu khoa học tiên tiến như máy tính, internet, vệ tinh viễn thông và các thiết bị thông tin hiện đại khác... nhưng ông và những người cùng thế hệ đã đặt viên gạch khởi đầu và đào tạo nên những con người kế thừa và áp dụng những thành tựu đó. Thời đại mà người thầy giáo sống có thể là thời của những điều cũ kĩ, lạc hậu nhưng chính họ đã kiến tạo nên thế giới văn minh mà cậu sinh viên đang sống.
Học sinh bày tỏ sự đồng tình hoặc phản đối quan niệm trên của người thầy giáo và giải thích cho câu trả lời của mình. Nội dung lí giải phải hợp lí, có sức thuyết phục.
4
Hai khổ thơ có phương thức diễn đạt biểu cảm.
5
Đoạn thơ được viết bằng niềm xúc động chân thành thể hiện lòng biết ơn người mẹ đã nuôi giấu nhà thơ trong những ngày kháng chiến gian khổ. Từ cảm xúc cụ thể, đoạn thơ vươn lên tinh thần triết lí, đề cao đạo lí ân nghĩa “Uống nước nhớ nguồn “ của dân tộc.
6
Suy nghĩ về nỗi đau thương, mất mát của con người, nhà thơ dẫn dắt người đọc về lẽ sống, triết lí ở đời: “Sống trong cát... sáng ngời”. Con người sinh ra từ cát bụi, khi trở về giã từ cuộc sống cũng hòa cùng cát bụi, trọn vẹn một vòng sinh tử, một kiếp nhân sinh. Dẫu cuộc đời những con người như mẹ Tơm chịu muôn vàn cơ cực, gian lao, thử thách nhưng vẻ đẹp của ý chí, tâm hồn họ luôn tỏa sáng. Câu thơ mang ấn tuợng đẹp đẽ, giàu ý nghĩa biểu tượng kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật hoán dụ qua từ “Trái tim” và biện pháp nghệ thuật so sánh “trái tim như ngọc sáng ngời”. Ở đây, hình ảnh “trái tim” là để thay thế cho con người, đề cao sức sống tinh thần bất diệt, còn sự so sánh trái tim như viên ngọc quý đã ngợi ca sự thánh thiện, tỏa sáng bền lâu, vĩnh hằng. Nhà thơ đã khẳng định thật xúc động rằng: dù những người như mẹ Tơm có ra đi nhưng tâm hồn họ luôn bất tử, trở thành biểu tượng cho lý tưởng yêu nước và đức hy sinh cao cả của con người Việt Nam trong chiến tranh.
II
Làm văn:
1
Phải chăng lối sống thực dụng đang làm băng hoại đạo đức của con người, đặc biệt là giới trẻ hiện nay?
1
Mở bài
- Lối sống thực dụng đang là vấn đề đáng báo động, lên án. Nó không chỉ xuất hiện ở một bộ phận không nhỏ giới trẻ mà còn trở thành một vấn đề tiêu cực của nhiều đối tượng người trong xã hội hiện đại.
2
Thân bài:
a
Thế nào là lối sống thực dụng?
- Lối sống thực dụng là lối sống coi nặng giá trị vật chất, chạy đua theo những nhu cầu trước mắt, đặt lợi ích của bản thân lên trên tất cả, gần với sự ích kỉ, trục lợi. Lối sống thực dụng là một căn bệnh nguy hiểm có thể làm băng hoại đạo đức con người.
b
Phân tích vấn đề:
- Biểu hiện của lối sống thực dụng: sống buông thả, thờ ơ, hành xử thô bạo, vi phạm pháp luật nhà nước, coi trọng tiền bạc, xem nhẹ những giá trị đạo đức, nhân cách, tâm hồn. Ví dụ: hiện tượng chọn nghề theo thị hiếu xã hội mà không theo sở thích, khả năng của bản thân; bạo lực trong học đường, sống thử và quan hệ tình dục trước hôn nhân; bỏ bê học hành chơi game, đua xe, đua đòi hưởng thụ, hưởng lạc quá mức,...
- Nguyên nhân của lối sống thực dụng: do ý thức của bản thân; do môi trường giáo dục còn chưa chú trọng đến đạo đức, nhân cách, kĩ năng sống; do gia đình thiếu sát sao, quan tâm; do xã hội chưa tổ chức được những hoạt động hữu ích thu hút giới trẻ,...
- Tác hại của lối sống thực dụng: Lối sống thực dụng sẽ làm tha hóa con người, khơi dậy những ham muốn bản năng, cơ hội, chạy theo hưởng lạc, những lợi ích trực tiếp trước mắt, xa rời những mục tiêu phấn đấu. Trong quan hệ giữa người với người, những tình cảm lành mạnh bị thay thế bằng quan hệ vụ lợi, vật chất. Trong đời sống, họ vô trách nhiệm, bàng quan, vô cảm, không đấu tranh chống cái sai và cũng không ủng hộ cái đúng, cái tốt.
- Làm thế nào loại trừ được lối sống thực dụng? Sống phải có khát vọng, lí tưởng, có hoài bão, mục đích sống, động lực để phấn đấu. Nhất là tuổi trẻ phải biết biến ước mơ thành hành động cụ thể, năng động, dám nghĩ, dám làm, không uổng phí thời gian, loại bỏ lối sống ích kỉ, vượt qua cám dỗ đời thường. Gia đình, nhà trường và xã hội cần quan tâm hơn tới giáo dục tạo động lực phấn đấu và thu hút, trọng dụng giới trẻ vào những việc làm có ích.
c
Bài học nhận thức và hành động:
- Cần đấu tranh với bản thân loại trừ lối sống thực dụng.
- Có những hành động tích cực, chủ động để nắm bắt cơ hội, hướng tới tương lai của chính mình. Hội nhập với cuộc sống hiện đại nhưng không đánh mất những giá trị truyền thống tốt đẹp.
3
Kết bài:
Khẳng định: Lối sống thực dụng cần lên án như một căn bệnh nguy hiểm của đời sống xã hội.
2
Anh (chị) hãy phân tích làm nổi bật vẻ đẹp sử thi của hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành (Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục, 2008).
1
Vài nét về tác giả, tác phẩm:
- Nguyễn Trung Thành vốn là một chiến sĩ, một phóng viên. Đề tài sáng tác của ông: mảnh đất Tây Nguyên hoang dại, bí ẩn, cuộc sống chiến đấu anh dũng của nhân dân nơi đây. Phong cách nghệ thuật: đậm chất sử thi và cảm hứng lãng mạn.
- Tác phẩm: hoàn thành vào mùa hè năm 1965, đăng trên tạp chí Văn nghệ quân giải phóng miền Trung Trung Bộ, sau này được đưa vào tập “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”. Cảm hứng chủ đạo của tác phẩm: có áp bức có đấu tranh, chỉ có bạo lực cách mạng mới là con đường sống duy nhất cho nhân dân miền Nam Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mĩ.
2
Vẻ đẹp sử thi của hình tượng Tnú:
a
Vẻ đẹp sử thi của nhân vật văn học nói chung:
- Nhân vật sử thi là mẫu nhân vật anh hùng mang lí tưởng của thời đại, số phận gắn với những sự kiện lớn của cộng đồng, kết tinh những phẩm chất tiêu biểu nhất của cộng đồng và lập nên những chiến công hiển hách.
- Nhân vật sử thi thường được khắc họa trong những bối cảnh không gian kì vĩ, cách trần thuật trang trọng; giọng điệu thiết tha, hùng tráng.
b
Vẻ đẹp sử thi của hình tượng nhân vật Tnú:
b1
Nội dung hình tượng:
* Nhân vật mang tầm vóc của người anh hùng, rất điển hình cho tính cách, sức mạnh và lí tưởng của nhân dân Tây Nguyên.
- Tnú có một khí phách phi thường, một tinh thần chiến đấu quả cảm vô song:
+ Ngay từ khi còn nhỏ, lúc Tnú và Mai làm giao liên dẫn đường cho cán bộ, hai người được anh Quyết dạy cho cái chữ, học chữ thua Mai nhưng Tnú thể hiện một quyết tâm mạnh mẽ để đưa được chữ vào đầu.
+ Khi Tnú đối diện vớỉ kẻ thù, bị chúng khủng bố tỉnh thần, chúng chĩa súng và quát hỏi anh: “Cộng sản ở đâu?”, anh đã chỉ tay vào bụng trả lời khẳng khái: “Cộng sản ở đây”, mặc dù sau câu nói ấy lưng Tnú dọc ngang vết dao chém của giặc.
+ Đi đường núi làm giao liên Tnú rất dũng cảm, Tnú tránh đi đường mòn, qua sông cũng không thích lội chỗ nước êm mà thường lựa chọn dòng nước xiết, có lần đi qua một thác sông bị kẻ thù phục kích Tnú nhanh chóng nuốt luôn cái thư anh Quyết gửi.
+ Hình ảnh đôi bàn tay Tnú gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc. Đôi bàn tay ấy trước đây lành lặn đã từng cầm phấn học cái chữ anh Quyết dạy, từng lấy đá ghè vào đầu như để tự trừng phạt mình, là bàn tay nghĩa tình rưng rưng nắm lấy tay Mai, nhưng dữ dội nhất là khi đôi bàn tay bị giặc đốt, mười đầu ngón tay là mười ngọn đuốc bùng lên lửa căm thù.
- Tnú trung thành tuyệt đối và có niềm tin sắt đá vào chân lí cách mạng: Khi Tnú bị kẻ thù thiêu đốt ngón tay, ngọn lửa dữ dội như cào xé gan ruột và cả hệ thần kinh của anh: “Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi, răng anh cắn nát môi anh rồi”. Trong bi kịch ấy Tnú không hề kêu van nửa lời vì anh luôn tâm niệm lời dạy của anh Quyết: “Người cộng sản không thèm kêu van “. Lòng trung thành vói cách mạng của Tnú còn hòa cùng niềm tin lớn lao như trong lời cụ Mết: “Đảng còn, núi nước này còn’”.
- Tnú có một tình yêu lớn lao, sâu sắc với gia đình, quê hương xứ sở và một lòng căm thù giặc mãnh liệt:
+ Thuở thiếu thời, Tnú là người bạn nghĩa tình của Mai, lớn lên là người yêu chung thủy của Mai, sau này là người chồng, người cha đầy trách nhiệm với gia đình. Khi chứng kiến giặc tàn sát Mai và đứa con nhỏ, mặc dù tay không tấc sắt, Tnú vẫn xông vào chống trả. Vậy sức mạnh nào đã thôi thúc Tnú để anh bất chấp cả hiểm nguy, lao vào kẻ thù như một con hổ xám? Động lực ghê gớm ấy xuất phát từ tình yêu thương vợ con tha thiết.
+ Tnú còn rất nghĩa tình với buôn làng Xô Man, anh yêu mảnh đất quê hương, yêu những cánh rừng xà nu, con đường, dòng suối; vì quê hương mà anh lên đường chiến đấu.
+ Lòng căm thù ở Tnú cũng dữ dội và quyết liệt. Trong anh tích tụ ba mối thù lớn: mối thù của bản thân, của gia đình, và của cả buôn làng Xô Man. Lưng Tnú dọc ngang vết dao chém, mười ngón tay bị đốt, đó là chứng tích tội ác kẻ thù mà anh phải mang thẹo suốt đòi; vợ con anh chết thảm khốc dưới trận mưa gậy sắt; còn dân làng Xô Man bị kẻ thù tàn sát, chúng treo cổ anh Xút lên cây vả đầu làng, chặt đầu bà Nhan treo đầu mũi súng để răn đe. Vì thế, dù chỉ còn đôi bàn tay thương phế nhưng Tnú vẫn đi truy lùng giặc để trả thù, kết thúc thiên truyện, anh đã dùng bàn tay quả báo bóp chết thằng chỉ huy đang cố thủ trong đền trú ẩn.
* Nhân vật có số phận gắn bó với những biến cố lớn của làng Xô Man, phản ánh cuộc đấu tranh anh dũng của đồng bào Tây Nguyên chống Mĩ ngụy, làm sáng tỏ chân lí thời đại: phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng.
- Khi còn nhỏ, Tnú là đứa trẻ mồ côi được buôn làng cưu mang đùm bọc và trở thành người con ưu tú của làng Xô Man.
- Khi kẻ thù giày xéo quê hương, Tnú phải chịu nhiều đau thương mất mát, tiêu biểu cho nỗi đau thương mất mát lớn của dân tộc. Ở Tnú cỏ thừa sức mạnh cá nhân: một thể chất khỏe khoắn; tinh thần, ý chí quyết liệt; sự gan góc, dũng cảm; kẻ thù tàn bạo không thể khuất phục nổi anh. Dù chúng tra tấn bằng lưỡi dao, mũi súng, dây trói, ngọn lửa nhưng Tnú tay không lao vào cứu mẹ con Mai thì anh vẫn thất bại. Mai và đứa con ngã xuống, bản thân Tnú bị lửa thiêu đốt bàn tay.
- Khi được giác ngộ cách mạng và vùng lên quật khởi, quá trình trưởng thành của Tnú cũng rất điển hình cho con đường đến với cách mạng của người dân Tây Nguyên. Người dân Xô Man đã cầm vũ khí đứng lên sau bao ngày vào rừng dưới ánh lửa xà nu, họ rèn giáo mác, mài dao, mài rựa chuẩn bị vũ khí chờ ngày đồng khởi. Họ ào ạt xông lên, dẫn đầu là cụ Mết, chém gục thằng Đục, giết cả tiểu đội ác ôn, cứu Tnú, giải phỏng quê hương. Quá trình đấu tranh của Tnú đi từ tự phát đến tự giác, tham gia lực lượng vũ trang đánh Mĩ cũng là con dưòng đúng đắn của nhân dân Tây Nguyên.
b2
Nghệ thuật khắc họa hình tượng:
- Không khí truyện được dựng như các cuộc kể khan truyền thống của các già làng thuở trước; lối viết truyện ngắn hiện đại pha trộn nhiều yếu tố sử thi dân gian khiến một nhân vật của thời đại chống Mĩ, lại phảng phất hình bóng những anh hùng sử thi cổ đại.
- Bút pháp nghệ thuật có sự kết hợp giữa tả thực và biểu tượng: nhân vật Tnú gắn liền với một biểu tượng về sức sống bất diệt của người Tây Nguyên đó là cây xà nu; hình ảnh đôi bàn tay Tnú được miêu tả như một biểu tượng độc đáo cho cuộc đời và số phận của nhân vật; giọng điệu trang trọng, hào hùng; ngôn ngữ đầy chất tạo hình và chất thơ.
- Không khí truyện được dựng như các cuộc kể khan truyền thống của các già làng thuở trước; lối viết truyện ngắn hiện đại pha trộn nhiều yếu tố sử thi dân gian khiến một nhân vật của thời đại chống Mĩ, lại phảng phất hình bóng những anh hùng sử thỉ cổ đại.
- Bút pháp nghệ thuật có sự kết hợp giữa tả thực và biểu tượng: nhân vật Tnú gắn liền với một biểu tượng về sức sống bất diệt của người Tây Nguyên đó là cây xà nu; hình ảnh đôi bàn tay Tnú được miêu tả như một biểu tượng độc đáo cho cuộc đời và số phận của nhân vật; giọng điệu trang trọng, hào hùng; ngôn ngữ đầy chất tạo hình và chất thơ.
3
Đánh giá:
- Hình tượng nhân vật Tnú mang tính chất sử thi, tiêu biểu cho cả Tây Nguyên bất khuất. Nếu như cụ Mết có khí thế hùng dũng, hành động quyết liệt như thác lũ thì Tnú lại khỏe khoắn, vững chãi như một cây xà nu trưởng thành trên đất Tây Nguyên. Đó là vẻ đẹp của người anh hùng được nối tiếp từ những áng sử thi như Đăm San, Xinh Nhã,...
TÀI LIỆU ÔN THI THPTQG MÔN NGỮ VĂN
BỘ 99 ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN 2016 
ĐỀ 1-5
1. THPT CHUYÊN KHTN HÀ NỘI, LẦN 3, NĂM 2016
2. THPT HÀN THUYÊN BẮC NINH, LẦN 1, NĂM 2016
3. THPT YÊN LẠC VĨNH PHÚC, LẦN 1, NĂM 2016
4. THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIÊU ĐỒNG THÁP, LẦN 1, NĂM 2016
5. THPT TRẦN PHÚ VĨNH PHÚC, LẦN 1, NĂM 2016
ĐỂ DOWNLOAD ĐẦY ĐỦ (FILE WORD) VÀO LINK:
ĐỀ 6-10
6. THPT NGÔ SĨ LIÊN BẮC GIANG, LẦN 1, NĂM 2016
7. THPT VIỆT YÊN BẮC GIANG, LẦN 1, NĂM 2016
8. THPT NÔNG CỐNG 1 THANH HÓA LẦN 1, NĂM 2016
9. THPT YÊN LẠC, VĨNH PHÚC, LẦN 2, NĂM 2016
10. THPT NGÔ SĨ LIÊN BẮC GIANG, LẦN 2, NĂM 2016
ĐỂ DOWNLOAD ĐẦY ĐỦ (FILE WORD) VÀO LINK:
ĐỀ 11-15
11. THPT YÊN THẾ BẮC GIANG, LẦN 2, NĂM 2016
12. THPT NGỌC TẢO HÀ NỘI, LẦN 1, NĂM 2016
13. THPT HẬU LỘC 4 THANH HÓA, LẦN 1, NĂM 2016
14. THPT BÌNH THẠNH, TÂY NINH, LẦN 1, NĂM 2016
15. THPT THUẬN THÀNH 1 BẮC NINH, LẦN 1, NĂM 2016
ĐỂ DOWNLOAD ĐẦY ĐỦ (FILE WORD) VÀO LINK:
ĐỀ 16-20
16. SỞ GD VÀ ĐT VĨNH PHÚC, LẦN 1, NĂM 2016
17. THPT CHÍ LINH HẢI DƯƠNG, LẦN 1, NĂM 2016
18. THPT CHUYÊN ĐHSP HÀ NỘI, LẦN 1, NĂM 2016
19. THPT SẦM SƠN THANH HÓA, LẦN 1, NĂM 2016
20. THPT CHUYÊN QUỐC HỌC HUẾ, LẦN 1, NĂM 2016
ĐỂ DOWNLOAD ĐẦY ĐỦ (FILE WORD) VÀO LINK:
ĐỀ 21-25
21. THPT TIÊN LỮ HƯNG YÊN, LẦN 1, NĂM 2016
22. THPT KINH MÔN HẢI DƯƠNG, LẦN 1, NĂM 2016
23. THPT KIM THÀNH HẢI DƯƠNG, LẦN 1, NĂM 2016
24. THPT HÀM LONG BẮC NINH, LẦN 1, NĂM 2016
25. THPT YÊN THẾ BẮC GIANG, LẦN 3, NĂM 2016
ĐỂ DOWNLOAD ĐẦY ĐỦ (FILE WORD) VÀO LINK:
ĐỀ 26-30
26. THPT PHÚ NHUẬN TPHCM, LẦN 1, NĂM 2016
27. THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG PHÚ THỌ, LẦN 1, NĂM 2016
28. THPT ĐA PHÚC HÀ NỘI, LẦN 1, NĂM 2016
29. THPT CHUYÊN NGUYỄN HUỆ HÀ NỘI, LẦN 1, NĂM 2016
30. THPT HỒNG LĨNH HÀ TĨNH, LẦN 1, NĂM 2016
ĐỂ DOWNLOAD ĐẦY ĐỦ (FILE WORD) VÀO LINK:
ĐỀ 31-35
31. THPT LÝ THƯỜNG KIỆT YÊN BÁI, LẦN 1, NĂM 2016
32. THPT CHUYÊN BẮC GIANG, LẦN 1, NĂM 2016
33. THPT ĐÔNG THỤY ANH THÁI BÌNH, LẦN 1, NĂM 2016
34. THPT CHUYÊN ĐHSP HÀ NỘI, LẦN 2, NĂM 2016
35. THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIÊU ĐỒNG THÁP, LẦN 2, NĂM 2016
ĐỂ DOWNLOAD ĐẦY ĐỦ (FILE WORD) VÀO LINK:
ĐỀ 36-40
36. THPT CHUYÊN LÀO CAI LẦN 1 NĂM 2016
37. THPT HÀN THUYÊN BẮC NINH LẦN 2 NĂM 2016
38. THPT ĐỒNG BÀNH LẠNG SƠN, LẦN 1, NĂM 2016
39. THPT CHUYÊN ĐH VINH, LẦN 2, NĂM 2016
40. SỞ GD VÀ ĐT VĨNH PHÚC, LẦN 2, NĂM 2016
ĐỂ DOWNLOAD ĐẦY ĐỦ (FILE WORD) VÀO LINK:
ĐỀ 41-45
41. THPT CHUYÊN BẮC GIANG, LẦN 2, NĂM 2016
42. THPT CHUYÊN ĐHSP HÀ NỘI, LẦN 3, NĂM 2016
43. THPT SÔNG LÔ VĨNH PHÚC, LẦN 2, NĂM 2016
44. THPT CHUYÊN ĐẠI HỌC VINH, LẦN 1, NĂM 2016
45. THPT CHUYÊN NGUYỄN HUỆ HÀ NỘI, LẦN 2, NĂM 2016
ĐỂ DOWNLOAD ĐẦY ĐỦ (FILE WORD) VÀO LINK:
ĐỀ 46-50
46. THPT QUỲNH LƯU 2 NGHỆ AN, LẦN 1, NĂM 2016
47. THPT THỪA LƯU THỪA THIÊN HUẾ, LẦN 1, NĂM 2016
48. THPT LÝ THƯỜNG KIỆT BÌNH THUẬN, LẦN 2, NĂM 2016
49. THPT KRONG-ANA GIA LAI, LẦN 1, NĂM 2016
50. THPT THUẬN THÀNH 1, BẮC NINH, LẦN 2, NĂM 2016
ĐỂ DOWNLOAD ĐẦY ĐỦ (FILE WORD) VÀO LINK:
ĐỀ 51-55
51. THPT ĐÔNG DU ĐẮC LẮC, LẦN 1, NĂM 2016 (ĐỀ 1)
52. THPT ĐÔNG DU ĐĂC LẮC, LẦN 1, NĂM 2016 (ĐỀ 2)
53. THPT LÝ TỰ TRỌNG QUẢNG NAM, LẦN 1, NĂM 2016
54. THPT AN LÃO HẢI PHÒNG, LẦN 1, NĂM 2016
55. SỞ GD VÀ ĐT QUẢNG NINH, LẦN 1, NĂM 2016
ĐỂ DOWNLOAD ĐẦY ĐỦ (FILE WORD) VÀO LINK:
ĐỀ 56-60
56. THPT ĐÔNG DU ĐẮC LẮC, LẦN 1, NĂM 2016
57. THPT AN LÃO HẢI PHÒNG, LẦN 1, NĂM 2016
58. THPT ĐA PHÚC HÀ NỘI, LẦN 2, NĂM 2016
59. THPT LÝ TỰ TRỌNG QUẢNG NAM, LẦN 1, NĂM 2016
60. SỞ GD VÀ ĐT QUẢNG NINH, LẦN 1, NĂM 2016
ĐỂ DOWNLOAD ĐẦY ĐỦ (FILE WORD) VÀO LINK:
ĐỀ 61-65
ĐANG CẬP NHẬT

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_thi_thu_THPT_lan_1.docx