Đề cương ôn tập chuẩn bị kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn Lớp 12

docx 4 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 20/06/2022 Lượt xem 399Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập chuẩn bị kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập chuẩn bị kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn Lớp 12
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CHUẨN BỊ KIỂM TRA GIỮA KÌ II LỚP 12
I.MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
 ĐỌC HIỂU
Nhận biết:
- Xác định được chi tiết, sự việc tiêu biểu.
- Nhận diện phương thức biểu đạt, ngôi kể, hệ thống nhân vật, biện pháp nghệ thuật,...của văn bản/đoạn trích.
Thông hiểu:
 Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích: chủ đề tư tưởng, ý nghĩa của các chi tiết, sự việc tiêu biểu, ý nghĩa của hình tượng nhân vật, nghệ thuật trần thuật, bút pháp nghệ thuật,...
Vận dụng:
 Bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề đặt ra trong văn bản/đoạn trích.
VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (khoảng 150 chữ)
Nghị luận về tư tưởng, đạo lí/ Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Nhận biết:
- Xác định được tư tưởng đạo lí cần bàn luận./ - Nhận diện hiện tượng đời sống cần nghị luận.
- Xác định được cách thức trình bày đoạn văn.
Thông hiểu:
- Diễn giải về nội dung, ý nghĩa của tư tưởng đạo lí./ - Hiểu được thực trạng/nguyên nhân/ các mặt lợi - hại, đúng - sai của hiện tượng đời sống.
Vận dụng:
- Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận phù hợp để triển khai lập luận, bày tỏ quan điểm của bản thân về tư tưởng đạo lí/ hiện tượng đời sống.
Vận dụng cao:
- Huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng đạo lí/ hiện tượng đời sống.
- Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh; đoạn văn giàu sức thuyết phục.
VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi:
- Vợ chồng A Phủ (trích) của Tô Hoài
- Vợ nhặt của Kim Lân
Nhận biết:
- Xác định kiểu bài nghị luận, vấn đề cần nghị luận.
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nhớ được cốt truyện, nhân vật; xác định được chi tiết, sự việc tiêu biểu,...
Thông hiểu:
- Diễn giải về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của truyện hiện đại: vấn đề số phận con người, cảm hứng anh hùng ca và cảm hứng thế sự, tình yêu quê hương đất nước; nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, bút pháp trần thuật mới mẻ.
- Lí giải một số đặc điểm cơ bản của truyện hiện đại Việt Nam được thể hiện trong văn bản/đoạn trích.
Vận dụng:
- Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của truyện hiện đại Việt Nam.
- Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích; vị trí và đóng góp của tác giả.
Vận dụng cao:
- So sánh với các tác phẩm khác, liên hệ với thực tiễn; vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận.
- Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh; bài văn giàu sức thuyết phục.
2. Về năng lực
Năng lực đặc thù: Đọc, Nói, Nghe 
-Tổng kết, ôn tập một cách có hệ thống những kiến thức cơ bản về đọc hiểu, đoạn văn NLXH và văn học Việt Nam (Văn xuôi kháng chiến chống Pháp) ; vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo những kiến thức đó.
- Biết lựa chọn ngôn ngữ trong sáng, diễn đạt mạch lạc vấn đề trình bày; nắm bắt được những nội dung thuyết trình, nhận xét phần trình bày của bạn; biết cách đặt các câu hỏi phản biện 
- Trình bày được cảm xúc và sự đánh giá của cá nhân về tác phẩm.
-Biết trình bày báo cáo kết quả của bài soạn, bài tập, sử dụng các phương tiện hỗ trợ phù hợp.
Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Giao tiếp và hợp tác
-Biết xác định vấn đề, làm rõ thông tin, phân tích tình huống, đề xuất giải pháp, cách thức và tiến trình giải quyết vấn đề phù hợp; biết phát hiện tình huống có vấn đề, không chấp nhận thông tin một chiều, hình thành ý tưởng mới.
- Nắm được công việc cần thực hiện để hoàn thành các nhiệm vụ của nhóm.
3.Về phẩm chất: Trách nhiệm
Có ý thức chăm chỉ ôn tập 
II. NỘI DUNG
1.Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 150 chữ)
Đối với đoạn văn Tổng-Phân-Hợp
1.1. Xây dựng câu mở đầu của đoạn văn
Câu mở đoạn: Chỉ được dùng 01 câu (Câu tổng – chứa đựng thông tin của đề kiểm tra yêu cầu. Câu này mang tính khái quát cao).
1.2. Xây dựng phần thân của đoạn văn
a. Phải giải thích các cụm từ khóa, giải thích cả câu (cần ngắn gọn, đơn giản)
b. Bàn luận:
- Đặt ra các câu hỏi – vì sao – tại sao – sau đó bình luận, chứng minh từng ý lớn, ý nhỏ.
- Đưa ra dẫn chứng phù hợp, ngắn gọn, chính xác (tuyệt đối không kể chuyện dông dài, tán gẫu, sáo rỗng)
- Đưa ra phản đề – mở rộng vấn đề – đồng tình, không đồng tình.
1.3. Câu kết đoạn
Rút ra bài học nhận thức và hành động
2. Những phát hiện khác nhau về số phận và cảnh ngộ của người dân lao động trong các tác phẩm Vợ nhặt (Kim Lân) và Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài). Phân tích nét đặc sắc trong tư tưởng nhân đạo của mỗi tác phẩm.
Vợ nhặt
Vợ chồng A Phủ
Số phận và cảnh ngộ của người dân lao động
Tình cảnh thê thảm của người dân lao động trong nạn đói năm 1945.
Số phận bi thảm của người dân miền núi Tây Bắc dưới ách áp bức, bóc lột của bọn phong kiến trước Cách mạng.
Tư tưởng nhân đạo của tác phẩm
Ngợi ca tình người cao đẹp, khát vọng sống và hi vọng vào một tương lai tươi sáng.
Ngợi ca sức sống tiềm tàng của con người và con đường họ tự giải phóng, đi theo cách mạng.
LUYỆN TẬP – HS làm bài vào đôi giấy- nộp. Thời gian làm bài: 90 phút
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Tôi vội vàng nhét vào trong chiếc túi cấp dưỡng nhọ nhem của chị một chiếc phong bì niêm rất cẩn thận. Suốt buổi trưa, tôi đã mượn giấy bút biên cho Nguyệt lá thư đầu tiên. Ra đến rừng săng lẻ, tôi chưa về chỗ giấu xe vội, mà men bờ sông ra ngoài cầu. Con sông miền Tây in đầy bóng núi xanh thẳm, hai bên bờ cỏ lau chen với hố bom. Chiếc cầu bị cắt làm đôi như một nhát rìu phang rất ngọt. Ba nhịp phía bên này đổ sập xuống, những phiến đá xanh lớn rơi ngổn ngang dưới lòng sông, chỉ còn hai hàng trụ đứng trơ vơ giữa trời. Tôi đứng bên bờ sông giữa cảnh một chiếc cầu đổ và lại tự hỏi: Qua bấy nhiêu năm tháng sống giữa cảnh bom đạn và tàn phá những cái quý giá đó chính bàn tay mình xây dựng nên, vậy mà Nguyệt vẫn không quên tôi sao? Trong tâm hồn người con gái nhỏ bé, tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, cái sợi chỉ xanh óng ánh ấy, bao nhiêu bom đạn dội xuống cũng không hề đứt, không thể nào tàn phá nổi ư?
(Trích Mảnh trăng cuối rừng, Tuyển tập Nguyễn Minh Châu, 
NXB Văn học, 2018, tr. 46) 
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định ngôi kể trong đoạn trích.
Câu 2. Chỉ ra hình ảnh thiên nhiên được tác giả miêu tả trong đoạn trích.
Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu văn: “Trong tâm hồn người con gái nhỏ bé, tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, cái sợi chỉ xanh óng ánh ấy, bao nhiêu bom đạn dội xuống cũng không hề đứt, không thể nào tàn phá nổi ư?”.
Câu 4. Anh/Chị hãy nhận xét quan niệm về con người của tác giả trong đoạn trích.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Trong thời gian dịch bệnh Covid-19 bùng phát, tại nhiều địa phương đã xuất hiện cây ATM gạo để chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn.
Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của hiện tượng trên. 
Câu 2 (5,0 điểm)
Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Mị được nhà văn Tô Hoài thể hiện trong đoạn trích sau:
Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị.
Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường. 
 (Trích Vợ chồng A Phủ, Ngữ văn 12, Tập hai, 
NXB Giáo dục Việt Nam 2020, tr. 7 - 8)

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_chuan_bi_kiem_tra_giua_ki_ii_mon_ngu_van_lop.docx