Đề thi tham khảo THPT Quốc gia năm 2022 môn Ngữ văn 12 - Bộ đề văn bản: Người lái đò sông Đà

docx 79 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 20/06/2022 Lượt xem 24714Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi tham khảo THPT Quốc gia năm 2022 môn Ngữ văn 12 - Bộ đề văn bản: Người lái đò sông Đà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi tham khảo THPT Quốc gia năm 2022 môn Ngữ văn 12 - Bộ đề văn bản: Người lái đò sông Đà
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
ĐỀ THAM KHẢO
ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2022
Bài thi : Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
I. ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm)
 Đọc đoạn trích: 
Khó có thể nói có ai đó là hoàn hảo, mặt nào cũng tốt, khi nào cũng tốt và ai đó là hoàn toàn ngược lại, không có gì đáng giá cả, cuộc đời họ là một màu đen tuyền.
Ngay cả người được coi là xấu nhất, nếu chịu khó nhìn kỹ, theo dõi kỹ, ta vẫn cảm nhận được không ít điều hay lẽ phải với những nét hấp dẫn mà chưa chắc người bình thường đã có. Còn người tốt thì cũng đừng có nghĩ rằng không có lúc nào họ xấu hoặc có những mặt những tính chất khác người khó chịu, làm nhiều người phiền muộn.
Vấn đề ta thường thấy ở đây là có người tốt nhiều, người tốt ít, người xấu nhiều, người xấu ít hoặc người này bản chất là tốt hay người kia bản chất là xấu.
Nhà văn hóa M. Twain (Mỹ) có dùng một hình ảnh khá chí lý: "Ai cũng có một vầng trăng và một đám mây đen". Câu nói đó có ý nghĩa tích cực là khuyên răn con người hãy luôn làm cho ánh hào quang của vầng trăng thêm rực rỡ và xóa dần màu xám xịt của đám mây đen. Người tốt cũng đừng chủ quan là mình sẽ không biến chất và người xấu cũng không phải không giáo dục được, không tự tu dưỡng điều chỉnh mình được.
Đời người là một sự phấn đấu không ngừng, một sự điều chỉnh bổ sung liên tục.
(Phong cách sống của người đời,Nhà báo Trường Giang, https://www.chungta.com )
Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Theo tác giả, Vấn đề ta thường thấy là vấn đề gì?
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng 01 biện pháp tu từ trong câu: "Ai cũng có một vầng trăng và một đám mây đen". 
Câu 3. Theo anh/chị,việc xóa dần màu xám xịt của đám mây đen thể hiện trong văn bản có tác dụng gì? 
Câu 4. Lời khuyên về người tốt và người xấu của tác giả gợi anh/chị suy nghĩ gì?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1(2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ ý nghĩa sự phấn đấu không ngừng của con người trong cuộc sống.
Câu 2. (5,0 điểm)
Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. Chưa hề bao giờ tôi thấy dòng Sông Đà đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ.
   Đã có lần tôi nhìn Sông Đà như một cố nhân. Chuyến ấy ở rừng đi núi cũng đã hơi lâu, đã thấy thèm chỗ thoáng. Mải bám gót anh liên lạc, quên đi mất là mình sắp đổ ra Sông Đà. Xuống một cái dốc núi, trước mắt thấy loang loáng như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy. Tôi nhìn cái miếng sáng lóe lên một màu nắng tháng ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”. Bờ Sông Đà, bãi Sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên Sông Đà. Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. Đi rừng dài ngày rồi lại bắt ra Sông Đà, đúng thế, nó đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân, mặc dầu người cố nhân ấy mình biết là lắm bệnh lắm chứng, chốc chốc dịu dàng đấy, rồi chốc lại bẳn tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy.
  Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ – Yên Bái – Lai Châu.
(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.191-192)
Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng con sông Đà trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét về chất thơ trong đoạn trích.
--------------------HẾT--------------------
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Phần
Câu/Ý
Nội dung
Điểm
I
Đọc hiểu
3.0
1
Theo tác giả, vấn đề ta thường thấy là: có người tốt nhiều, người tốt ít, người xấu nhiều, người xấu ít hoặc người này bản chất là tốt hay người kia bản chất là xấu.
0.5
2
 -Học sinh chỉ ra và nêu tác dụng 01 trong 02 biện pháp tu từ trong câu: "Ai cũng có một vầng trăng và một đám mây đen". 
a. Biện pháp tu từ: ẩn dụ: “vầng trăng”- mặt tốt của con người, “mây đen”- mặt xấu của con người.
b. Phép đối: “vầng trăng” đối lập với “mây đen”.
- Tác dụng: giúp cho lời diễn đạt trở nên sinh động, gợi hình, gợi cảm, cụ thể, ấn tượng hơn. Đồng thời nhấn mạnh vào tính tốt xấu của con người, qua đó thể hiện cái nhìn toàn diện khi đánh giá con người của người viết.
0.5
3
 Việc xóa dần màu xám xịt của đám mây đen có tác dụng : 
- Giúp con người tìm thấy điểm yếu của bản thân và cải thiện chúng nhằm đem lại cho mình sức mạnh thay đổi nhiều khía cạnh của cuộc sống; giải quyết các vấn đề một cách dễ dàng hơn và con người sẽ nhận ra rằng, dù khó khăn thế nào thì vẫn sẽ có cách để thành công.
- Giúp con người vượt ra khỏi vùng an toàn của bản thân để làm những điều chưa bao giờ dám nghĩ. Thay vì luôn e sợ và quẩn quanh với những điều quen thuộc thì giờ đây, con người có thể suy nghĩ đến những cảnh tượng mới mẻ hơn và tốt đẹp hơn.
1.0
4
Lời khuyên về người tốt và người xấu của tác giả gợi suy nghĩ :
- Học sinh tóm lược lại lời khuyên về người tốt và người xấu của tác giả thể hiện trong văn bản: Người tốt cũng có lúc mắc sai lầm biến thành người xấu; còn người xấu nếu tìm hiểu kĩ, họ vẫn có không ít điều hay lẽ phải với những nét hấp dẫn;
- Nêu suy nghĩ bản thân: Khi đã thành người tốt, càng phải giữ vững và phát huy những điều tốt đẹp, không rơi vào tự cao, tự mãn. Khi lỡ làm điều sai lầm, rơi vào cái xấu, cần phải tìm cách sửa chữa cái sai kịp thời, đừng nên tự ti, mặc cảm tội lỗi. 
1.0
II
Làm văn
1
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ ý nghĩa sự phấn đấu không ngừng của con người trong cuộc sống.
2.0
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ
 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng -phân-hợp, song hành hoặc móc xích.
 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một vấn đề xã hội: ý nghĩa sự phấn đấu không ngừng của con người trong cuộc sống.
0.25
0.25
c. Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý nghĩa sự phấn đấu không ngừng của con người trong cuộc sống.Có thể triển khai theo hướng sau:
-Ý nghĩa sự phấn đấu không ngừng của con người trong cuộc sống:
+ Sự phấn đấu không ngừng tạo cho con người sự bền bĩ, gắng sức nhằm đạt tới mục đích cao đẹp;
+Sự phấn đấu không ngừng giúp con người trở nên năng nổ, cần cù, không chỉ có thể có được thành tựu trong công việc mà còn có thể tạo cho họ nhiều cơ hội.
+Sự phấn đấu không ngừng tạo nên sức mạnh tinh thần để chiến thắng chính mình, xoá tan đám mây đen để hiện ra vầng trăng sáng ngời, thay cái xấu thành cái tốt.
- Bài học nhận thức và hành động.
+ Mỗi người cần có nhận thức đúng đắn để thấy rằng sự phấn đấu không ngừng là rất cần thiết, nhằm khẳng định vị trí của mình trong xã hội;
+ Mỗi người cần có hành động đúng đắn: sống là hành động, phấn đấu không ngưng nghỉ để biến ước mơ, hoài bão thành hiện thực.
1.00
d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
0,25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 
0,25
2
Cảm nhận của anh/ chị vẻ đẹp hình tượng sông Đà ở đoạn trích. 
5,0
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về đoạn trích văn xuôi( có ý phụ)
 Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
(0,25)
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
 Hình tượng sông Đà ở đoạn trích
(0,5)
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:
3.1.Mở bài: 0.25
-Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ chân chính suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông có một vị trí quan trọng và đóng góp không nhỏ cho văn học Việt Nam hiện đại: thúc đẩy thể tùy bút, bút kí văn học đạt tới trình độ nghệ thuật cao; làm phong phú thêm ngôn ngữ văn học dân tộc; đem đến cho nền văn xuôi hiện đại Việt Nam một phong cách tài hoa, độc đáo.Điều đó được thể hiện qua tuỳ bút “Người lái đò sông Đà”.
- Nêu vấn đề cần nghị luận: Đoạn trích ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của sông Đà thể hiện chất thơ trong sáng tác của Nguyễn Tuân.
3.2.Thân bài: 3.0
a. Khái quát về tác phẩm, đoạn trích:
-Người lái đò Sông Đà được in trong tập tùy bút Sông Đà (1960) của nhà văn Nguyễn Tuân, gồm 15 bài tùy bút và một bài thơ phác thảo đứng vào hàng kiệt tác của Văn học Việt Nam hiện đại. Tác phẩm mới đầu có tên là Sông Đà, sau đó khi in vào tập 2 Tuyển tập Nguyễn Tuân thì tác giả đổi lại là Người lái đò Sông Đà.
 - Vị trí, nội dung đoạn trích: thuộc phần đầu của tuỳ bút. Sau khi nhà văn thể hiện vẻ đẹp hung bạo, hùng vĩ của sông Đà, ông tiếp tục hướng đến vẻ đẹp trữ tình của con sông.
b. Cảm nhận nội dung, nghệ thuật vẻ đẹp sông Đà trong đoạn trích: 
*Về nội dung: Sông Đà có vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng:
- Nguyễn Tuân đã quan sát sông Đà ở nhiều góc độ khác nhau để có một cái nhìn toàn diện nhất. Từ trên tàu bay nhìn xuống sông Đà như “cái dây thừng ngoằn ngoèo” uốn quanh núi rừng Tây Bắc. Ở những quãng yên, dòng sông lại giống như một người thiếu nữ kiều diễm “tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ấn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo”. Điệp ngữ “tuôn dài, tuôn dài” như mở ra trước mắt người đọc sự vô tận của dòng sông. Phép so sánh “như một áng tóc trữ tình” tạo nên vẻ đẹp kiêu sa của Đà giang. Nó như một kiệt tác của đất trời dành riêng cho vùng đất thiêng liêng này. Hai chữ “ẩn hiện” càng làm tăng lên sự bí hiểm của dòng sông. Ta như đi lạc giữa chốn bồng lai vừa thực, vừa mộng. Mái tóc trữ tình ấy, còn được cài thêm hoa ban, hoa gạo đẹp mơ màng trong khói nương mùa xuân. Bằng con mắt rất tinh tế, Nguyễn Tuân đã phát hiện được những góc nhìn mà ở đó, dòng sông đã phô ra được tất cả vẻ đẹp trẻ trung, mềm mại, thướt tha của mình. Đoạn văn còn thể hiện tài hoa trong việc sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân : giữa hai chữ “tuôn dài tuôn dài” thường sẽ có dấu phẩy, nhưng tác giả cố tình phá vỡ cấu trúc ngữ pháp để bản thân câu chữ cũng có khả năng tạo hình và tô đậm ấn tượng về cái mênh mang, dàn trải, cái mềm mại, duyên dáng của dòng sông. Ngoài ra trong câu văn này còn có thể nhận thấy tác giả sử dụng rất nhiều vần bằng tạo nên ấn tượng về một dòng chảy nhẹ nhàng,êm đềm của dòng sông Đà ở hạ nguồn.Câu văn này của Nguyễn Tuân xứng đáng được xếp vào những câu văn đẹp được coi là “tờ hoa” trong văn học Việt Nam.
-Quan hệ giữa Nguyễn Tuân với dòng sông Đà không chỉ đơn thuần là quan hệ giữa nhà văn và đối tượng miêu tả mà còn là quan hệ giữa những người bạn tri âm tri kỉ . Bởi vậy, tác giả không chỉ dừng lại trên bề mặt để ghi lại chất thơ của dòng sông mà còn đi sâu vào tâm hồn để nhận thấy chất trữ tình trong tính cách, trong quan hệ của dòng sông với con người.
+Tác giả dùng 1 từ ngữ rất thiêng liêng và ý nghĩa để gọi sông Đà, đó chính là “cố nhân”. Trong văn hóa của người Việt Nam thì “cố nhân” dùng để chỉ những tình bạn thân thiết, gắn bó, những tình bạn đã được tạo nên từ sự đồng điệu tri âm, đã được thử thách bởi những thăng trầm của thời gian. Hơn nữa từ “cố nhân” còn gợi lên cảm xúc bâng khuâng, da diết của một nỗi nhớ đậm sâu.
Khác hẳn với con thủy quái hung dữ luôn tìm cách đe dọa, tiêu diệt con người ở thượng nguồn, về đến hạ nguồn sông Đà bỗng trở nên dịu dàng và đằm thắm, trở thành đối tượng chia sẻ mọi buồn vui với con người.Bởi vậy khi phải xa cách dòng sông, Nguyễn Tuân nhớ dòng sông như nhớ 1 người bạn thân thiết .Vì tác giả dành cho dòng sông nỗi nhớ da diết, mãnh liệt nên khi được gặp lại con sông yêu thương, niềm vui đã vỡ òa và tràn ra trên bề mặt câu chữ của Nguyễn Tuân :
Trước hết, đó là câu văn: Bờ Sông Đà, bãi Sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên Sông Đà. Ở đây, Nguyễn Tuân sử dụng những câu văn ngắn, giữa các vế có sự trùng điệp về cấu trúc tạo nên nhịp điệu nhanh, dồn dập, vừa gợi ra niềm vui háo hức say mê, vừa gợi ra những bước chân nhanh vội của tác giả để đến với dòng sông của mình. Cụm từ “sông Đà” được điệp lại liên tiếp 3 lần ở 3 vế của câu văn gợi ra được trái tim nồng nhiệt, ấm nóng đang cố gắng mở rộng tất cả biên độ của mình để ghi lại những biểu hiện dù là nhỏ bé, giản dị nhất của sông Đà như: bờ, bãi, chuồn chuồn, bươm bướm. Các vế câu lại được khéo léo sắp xếp để vế sau dài hơn vế trước cho thấy sự tăng cấp, sự hối hả dồn dập trong niềm vui vỡ òa của tác giả, khiến cho câu văn không còn là câu mô tả bình thường mà đã trở thành những tiếng reo vui.
Niềm vui của tác giả còn được diễn tả bằng những hình ảnh so sánh độc đáo liên tiếp đặt cạnh nhau:“Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nổi lại chiêm bao đứt quãng”. Có thể nói đây là 2 hình ảnh so sánh rất lạ.Cách so sánh giúp tác giả diễn tả chính xác niềm vui căng tràn, mãnh liệt của mình. Vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm gợi ra niềm vui vì sự mong đợi đã được thỏa mãn vì sự thay đổi theo chiều hướng lạc quan, tươi sáng. Vui như nối lại chiêm bao đứt quãng lại gợi ra được niềm vui hiếm hoi nhưng vô cùng mãnh liệt, vì thông thường những giấc mơ khi đã đứt thì rất khó nối lại được. Việc nối lại những giấc chiêm bao đứt quãng vừa là những trường hợp rất hi hữu, vừa vô cùng quý giá.
-Vẻ đẹp trữ tình của sông Đà còn được Nguyễn Tuân thể hiện qua việc miêu tả sắc nước. Nhà văn không đưa ra nhận xét một cách hồ đồ, mà ông “đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên sông Đà; đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống” sau đó mới khẳng định: sắc nước sông Đà thay đổi theo mùa. Mùa xuân, nước sông Đà “xanh ngọc bích” chứ không“xanh màu xanh canh hến như màu của sông Gâm, sông Lô. “Xanh ngọc bích ” là xanh trong, xanh sáng - một sắc màu gợi cảm giác trong lành, đó là sắc màu của nước, của núi, của da trời cùng nhau hòa quyện. Mùa thu, nước sông Đà “lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa”. Câu văn so sánh khiến người đọc phải ngỡ ngàng trước sự đa dạng của sắc nước sông Đà. Nó không thay đổi dồn dập như màu nước sông Hương “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím ” hay đỏ nặng một màu phù sa như nước sông Hồng. Chưa bao giờ, sông Đà có màu đen như “thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ra đổ mực Tây vào rồi gọi bằng một cái tên láo lếu”.
- Nguyễn Tuân đã gieo vào tâm trí người đọc những cảnh đẹp ấn tượng đọc đôi bờ sông. Không dữ dội như quãng bày thạch trận trên sông, “cảnh ven sông lặng như tờ, từ đời Lý đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi”. Tác giả hướng đến lịch sử những buổi đầu dựng nước và giữ nước để làm nổi bật vẻ đẹp nguyên sơ của dòng sông. Đúng như nhà văn đã so sánh “bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử ”, “hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi thơ”. Điểm thêm vào đó là “một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa” cùng “một đàn hươu cúi đầu ngổn búp cỏ gianh đẫm sương đêm”. Thiên nhiên nơi đây như một bức họa thủy mặc khiến ta liên tưởng đến câu thơ của Lý Bạch “Yên hoa tâm nguyệt há Dương Châu ” (Xuôi thuyền về Dương Châu giữa tháng ba, mùa hoa khói). Đó là cái nắng Đường thi ấm áp và tràn ngập sự sống của mùa xuân. 
 -Khái quát: Như vậy, để làm rõ vẻ vẻ đẹp trữ tình của dòng sông Đà, Nguyễn Tuân đã miêu tả từ nhiều thời điểm: mùa xuân, mùa thu, từ nhiều góc độ: khi thì ngồi trên trực thăng để bao quát toàn cảnh , khi thì xuôi thuyền dọc theo sông Đà thậm chí có khi còn dừng hẳn lại để chiêm ngưỡng và miêu tả một cách cặn kẽ, kĩ càng. Việc làm đó của Nguyễn Tuân vừa cho thấy con sông Đà mang trong mình một vẻ đẹp đa chiều, phải soi ngắm từ nhiều phương diện, góc độ mới có thể thấy hết cái thơ mộng trữ tình của nó, vừa cho thấy tinh thần lao động nghiêm túc ở Nguyễn Tuân.
* Về nghệ thuật: 
-Những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ và rất thú vị;
-Từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao;
-Câu văn đa dạng, nhiều tầng, giọng điệu mượt mà, sâu lắng.
c. Nhận xét chất thơ thể hiện trong đoạn trích
- Biểu hiện: chất thơ trong đoạn trích thể hiện: 
+Cảm nhận của tác giả về vẻ đẹp trữ tình của dòng sông: Sông Đà như một người gái đẹp của núi rừng Tây Bắc với mái tóc dài, thật dài, mượt mà, tha thướt, gài buông lơi những bông hoa ban trắng ngần hay những bông gạo đỏ rực, thấp thoáng ẩn hiện giữa núi rừng mùa xuân mù sương khói.
+Vẻ tinh khôi, non tơ của nương ngô nhú lá non đầu mùa, của những vạt đồi cỏ gianh đang ra nõn búp; vẻ lặng tờ, tịnh không một bóng người, hoang dại, hồn nhiên của đôi bờ biền bãi.
+Ở xúc cảm tinh tế của tác giả trước dòng sông thơ mộng, trữ tình: cảm giác đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân sau chuỗi ngày chia biệt; cảm giác thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu...
+Ở những so sánh, liên tưởng thú vị độc đáo của Nguyễn Tuân: Sông Đà như một người con gái đẹp, như một cố nhân, nước Sông Đà đổi màu liên tục qua mỗi mùa trong năm.
- Ý nghĩa: Chất thơ trong tuỳ bút của Nguyễn Tuân là một phần trong nội dung phong cách tài hoa, uyên bác của ông. Ông để lại ấn tượng đặc biệt về một con sông đầy cá tính, mang tính cách của con người với hai nét độc đáo, đối lập mà thống nhất: hung bạo và trữ tình.Qua đó, ta thấy nhà văn có công đi tìm cái đẹp- chất vàng thiên nhiên Tây Bắc để ca ngợi. Thiên nhiên là sản phẩm nghệ thuật vô giá, là công trình mĩ thuật của tạo hoá đã ban tặng cho con người.Đó cũng chính là tình yêu Tổ quốc mà nhà văn cách mạng Nguyễn Tuân đã gửi gắm qua trang tuỳ bút của mình.
3.3.Kết bài: 0.25
- Kết luận về nội dung, nghệ thuật vẻ đẹp trữ tình của sông Đà trong đoạn trích;
 - Bài học cuộc sống rút ra qua đoạn trích: tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước
(3.5)
4. Sáng tạo
 Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
( 0,5)
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu
 Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
( 0,25)
-------------------HẾT--------------------
ĐỀ THAM KHẢO
ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2022
Bài thi : Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích: 
Khó có thể nói có ai đó là hoàn hảo, mặt nào cũng tốt, khi nào cũng tốt và ai đó là hoàn toàn ngược lại, không có gì đáng giá cả, cuộc đời họ là một màu đen tuyền.
Ngay cả người được coi là xấu nhất, nếu chịu khó nhìn kỹ, theo dõi kỹ, ta vẫn cảm nhận được không ít điều hay lẽ phải với những nét hấp dẫn mà chưa chắc người bình thường đã có. Còn người tốt thì cũng đừng có nghĩ rằng không có lúc nào họ xấu hoặc có những mặt những tính chất khác người khó chịu, làm nhiều người phiền muộn.
Vấn đề ta thường thấy ở đây là có người tốt nhiều, người tốt ít, người xấu nhiều, người xấu ít hoặc người này bản chất là tốt hay người kia bản chất là xấu.
Nhà văn hóa M. Twain (Mỹ) có dùng một hình ảnh khá chí lý: "Ai cũng có một vầng trăng và một đám mây đen". Câu nói đó có ý nghĩa tích cực là khuyên răn con người hãy luôn làm cho ánh hào quang của vầng trăng thêm rực rỡ và xóa dần màu xám xịt của đám mây đen. Người tốt cũng đừng chủ quan là mình sẽ không biến chất và người xấu cũng không phải không giáo dục được, không tự tu dưỡng điều chỉnh mình được.
Đời người là một sự phấn đấu không ngừng, một sự điều chỉnh bổ sung liên tục.
(Phong cách sống của người đời, Nhà báo Trường Giang, https://www.chungta.com)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1.Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Theo tác giả, Vấn đề ta thường thấy là vấn đề gì?
Câu 3. Theo anh/chị việc xóa dần màu xám xịt của đám mây đen thể hiện trong văn bản có tác dụng gì? 
Câu 4. Lời khuyên về người tốt và người xấu của tác giả gợi anh/chị suy nghĩ gì?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ ý nghĩa sự phấn đấu không ngừng của con người trong cuộc sống.
Câu 2. (5,0 điểm)
Sóng thác đã đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất, cả cái luồng nước vô sở bất chí ấy bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò []. Mặt sông trong tích tắc lòa sáng lên như một cửa bể đom đóm rừng ùa xuống mà châm lửa vào đầu sóng. Nhưng ông đò vẫn cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bệch đi như cái luồng sóng đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ hiểm. Tăng thêm mãi lên tiếng hỗn chiến của nước của đá thác. Nhưng trên cái thuyền sáu bơi chèo, vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo của người cầm lái. Vậy là phá xong cái trùng vi thạch trận vòng thứ nhất. Không một phút nghỉ tay nghỉ mắt, phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật. Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này. Vòng đầu vừa rồi, nó mở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử một cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông. Vòng thứ hai này tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Cưỡi lên thác sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ. Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá. Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy cái luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy. Bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra định níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử. Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến. Những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền. Chỉ còn vẳng reo tiếng hò của sóng thác luồng sinh. Chúng vẫn không ngớt khiêu khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng thua cái thuyền đã đánh trúng vào cửa sinh nó trấn lấy. Còn một trùng vây thứ ba nữa. Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được lượn được. Thế là hết thác. 
(TríchNgười lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, tập một)
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật ông lái đò trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét cái nhìn mang tính phát hiện về con người của nhà văn Nguyễn Tuân.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI CHI TIẾT
Phần
Câu/Ý
Nội dung
Điểm
I
Đọc hiểu
3.0
1
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.
0,5
2
 Theo tác giả, vấn đề ta thường thấy là: có người tốt nhiều, người tốt ít, người xấu nhiều, người xấu ít hoặc người này bản chất là tốt hay người kia bản chất là xấu.
0,5
3
 Việc xóa dần màu xám xịt của đám mây đen có tác dụng: 
- Giúp con người tìm thấy điểm yếu của bản thân và cải thiện chúng nhằm đem lại cho mình sức mạnh thay đổi nhiều khía cạnh của cuộc sống; giải quyết các vấn đề một cách dễ dàng hơn và con người sẽ nhận ra rằng, dù khó khăn thế nào thì vẫn sẽ có cách để thành công.
- Giúp con người vượt ra khỏi vùng an toàn của bản thân để làm những điều chưa bao giờ dám nghĩ. Thay vì luôn e sợ và quẩn quanh với những điều quen thuộc thì giờ đây, con người có thể suy nghĩ đến những cảnh tượng mới mẻ hơn và tốt đẹp hơn.
1,0
4
Lời khuyên về người tốt và người xấu của tác giả gợi suy nghĩ:
- Học sinh tóm lược lại lời khuyên về người tốt và người xấu của tác giả thể hiện trong văn bản: Người tốt cũng có lúc mắc sai lầm biến thành người xấu; còn người xấu nếu tìm hiểu kĩ, họ vẫn có không ít điều hay lẽ phải với những nét hấp dẫn;
- Nêu suy nghĩ bản thân: Khi đã thành người tốt, càng phải giữ vững và phát huy những điều tốt đẹp, không rơi vào tự cao, tự mãn. Khi lỡ làm điều sai lầm, rơi vào cái xấu, cần phải tìm cách sửa chữa cái sai kịp thời, đừng nên tự ti, mặc cảm tội lỗi. 
1,0
II
Làm văn
1
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ ý nghĩa sự phấn đấu không ngừng của con người trong cuộc sống.
2,0
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ
 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng -phân-hợp, song hành hoặc móc xích.
 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một vấn đề xã hội: ý nghĩa sự phấn đấu không ngừng của con người trong cuộc sống.
0,25
0,25
c. Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý nghĩa sự phấn đấu không ngừng của con người trong cuộc sống. Có thể triển khai theo hướng sau:
- Ý nghĩa sự phấn đấu không ngừng của con người trong cuộc sống:
+ Sự phấn đấu không ngừng tạo cho con người sự bền bĩ, gắng sức nhằm đạt tới mục đích cao đẹp;
+Sự phấn đấu không ngừng giúp con người trở nên năng nổ, cần cù, không chỉ có thể có được thành tựu trong công việc mà còn có thể tạo cho họ nhiều cơ hội.
+Sự phấn đấu không ngừng tạo nên sức mạnh tinh thần để chiến thắng chính mình, xoá tan đám mây đen để hiện ra vầng trăng sáng ngời, thay cái xấu thành cái tốt.
- Bài học nhận thức và hành động.
+ Mỗi người cần có nhận thức đúng đắn để thấy rằng sự phấn đấu không ngừng là rất cần thiết, nhằm khẳng định vị trí của mình trong xã hội;
+ Mỗi người cần có hành động đúng đắn: sống là hành động, phấn đấu không ngưng nghỉ để biến ước mơ, hoài bão thành hiện thực.
1,0
d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
0,25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 
0,25
2
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật ông lái đò trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xétcái nhìn về con người mang tính phát hiện của nhà văn Nguyễn Tuân.
5,0
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về một đoạn thơ (có ý phụ)
 Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
0,25
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
 Về nhân vật ông lái đò trong đoạn trích; nhận xétcách nhìn mang tính phát hiện về con người của nhà văn Nguyễn Tuân.
0,25
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:
3.1.Mở bài
- Nguyễn Tuân là nhà văn tiêu biểu của văn xuôi hiện đại Việt Nam. 
- Tuỳ bút Người lái đò sông Đà là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng Tám 1945. 
-Nhân vật ông lái đò thể hiện rõ cách nhìn mang tính phát hiện của ông về con người lao động Việt Nam.
3.2.Thân bài: 3.50
a. Khái quát về tuỳ bút, đoạn trích
- Về hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, nội dung, nghệ thuật của tác phẩm;
- Vị trí, nội dung đoạn trích.
b. Cảm nhận vẻ đẹp của ông đò trong đoạn trích
- Về nội dung: 
+ Vẻ đẹp tài hoa, nghệ sĩ ở hình ảnh ông lái đò:
++ Ông lái đò được đặt trong tình huống thử thách đặc biệt: chiến đấu với thác dữ sông Đà, vượt qua ba trùng vi thạch trận bằng tài nghệ “tay lái ra hoa”.
++ “nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá”và ung dung chủ động trong hình ảnh “trên thác hiên ngang người lái đò sông Đà có tự do, vì người lái đò ấy đã nắm được cái quy luật tất yếu của dòng nước Sông Đà”
++ Rất nghệ sĩ trong hình ảnh “nắm chắc lấy cái bờm sóng đúng luồng, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh”;với lũ đá nơi ải nước, “đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến”, con thuyền trong sự điều khiển của ông lái: “như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được, lượn được.”
++ Nhận xét: Việc đưa con thuyền tìm đúng luồng nước, vượt qua bao cạm bẫy của thạch trận sông Đà quả thực là một nghệ thuật cao cường từ một tay lái điêu luyện.
+Vẻ đẹp trí dũng ở hình ảnh ông lái đò:
++Một mình một thuyền, ông lái giao chiến với sóng thác dữ dội như một viên dũng tướng luôn bình tĩnh đối đầu với bao nguy hiểm: “ông lái đò cố nén vết thươnghai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái” , mặc dù “mặt méo bệch đi” vì nhữngluồng sóng “ đánh đòn âm, đánh đòn tỉa”, “nhưng trên cái thuyền sáu bơi chèo, vẫn nghe tiếng chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo của người cầm lái” 
++ Đối mặt với thác dữ sông Đà, ông đò có một lòng dũng cảm vô song: “Cưỡi lên thác sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ” 
++ Ông lái đò khôn ngoan vượt qua mọi cạm bẫy của thác ghềnh, đưa con thuyền vượt thác an toàn khi “ những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền”, còn lũ đá thì “thất vọng thua cái thuyền” Cuộc đọ sức giữa con người với thiên nhiên thật ghê gớm, căng thẳng, đầy sáng tạo và con người đã chiến thắng. 
++ Nhận xét:Vẻ đẹp người lái đò Sông Đà là vẻ đẹp của người anh hùng lao động trong công cuộc dựng xây cuộc sống mới của đất nước.
 - Về nghệ thuật: 
 +Tạo tình huống đầy thử thách cho nhân vật; chú ý tô đậm nét tài hoa, nghệ sĩ; sử dụng ngôn ngữ phong phú, sáng tạo, tài hoa; 
+Kết hợp kể với tả nhuần nhuyễn và đặc sắc, bút pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, liên tưởng độc đáo, thú vị; 
+Vận dụng tri thức của nhiều ngành văn hóa, nghệ thuật góp phần miêu tả cuộc chiến hào hùng và khẳng định vẻ đẹp tâm hồn nhân vật.
c. Nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về con người của nhà văn Nguyễn Tuân
 - Qua nhân vật ông lái đò, Nguyễn Tuân có cách nhìn mang tính phát hiện về người lao động mới. Ông đò tiêu biểu là người anh hùng, cũng là nghệ sĩ trong môi trường làm việc và trong công việc của mình khi dám đương đầu với thử thách và đạt tới trình độ điêu luyện trong công việc. Nhà văn đã phát hiện ra “ch

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_tham_khao_thpt_quoc_gia_nam_2022_mon_ngu_van_12_bo_de.docx