Đề thi tham khảo THPT Quốc gia năm 2022 môn Ngữ văn 12 - Bộ đề: Vợ chồng A Phủ

docx 67 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 20/06/2022 Lượt xem 16806Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi tham khảo THPT Quốc gia năm 2022 môn Ngữ văn 12 - Bộ đề: Vợ chồng A Phủ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi tham khảo THPT Quốc gia năm 2022 môn Ngữ văn 12 - Bộ đề: Vợ chồng A Phủ
VỢ CHỒNG A PHỦ
ĐỀ THAM KHẢO
ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2022
Bài thi : Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu phía dưới:
“Nếu tổ quốc nhìn từ bao hiểm họa
Đã mười lần giặc đến từ biển Đông
Những ngọn sóng hóa Bạch Đằng cảm tử
Lũ Thoát Hoan bạc tóc kiếp trống đồng
Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo
Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn
Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy
Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân
Nếu tổ quốc neo mình đầu sóng cả
Những chàng trai ra đảo đã quên mình
Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước
Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh
Nếu tổ quốc nhìn từ bao mất mát
Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời
Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất
Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi”
(Trích Tổ quốc nhìn từ biển-Nguyễn Việt Chiến)
Câu 1)Xác định thể thơ của văn bản trên. (0,5 điểm)
Câu 2)Nhà thơ đã nhìn tổ quốc từ những góc nhìn nào? (0,5 điểm)
Câu 3)Đoạn thơ đã thể hiện tình cảm gì của tác giả về đất nước, Tổ quốc?(1,0 điểm)
Câu 4) Anh/chị có đồng cảm với tác giả khi nghĩ về biển đảo của Tổ quốc hôm nay?Hãy viết một mối đồng cảm sâu sắc nhất của anh/chị?(1,0 điểm)
II. Làm văn (7điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trả lời câu hỏi: lớp trẻ ngày hôm nay phải làm gì để xưng đáng với sự hi sinh của thế hệ cha anh?
Câu 2: (5 điểm)
“Ngày tết, Mị cũng uống rượu.Mị lén lấy hũ rượu, uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn người nhảy đồng, người hát. Nhưng lòng Mị đang sống về ngày trước.Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng.Ngày trước Mị thổi sáo giỏi.Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo.Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị .
Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả, Mị không biết.Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà.Mãi sau Mị mới đứng dậy.Nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà Mị từ từ bước vào buồng.Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng.Đã từ nãy Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui như những đêm Tết ngày trước.Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra.Mà tiếng sáo gọi bạn vẫn lửng lơ bay ngoài đường.
Anh ném pao, em không bắt
Em không yêu, quả pao rơi rồi”
 (Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, trang 7-8)
Anh/ chị hãy phân tích tâm trạngvà hành động củanhân vật Mị trong đoạn văn bản trên.Từ đó nhận xét ngắn gọn về nghệ thuật miêu tả nhân vật của Tô Hoài.
GỢI Ý:
I. ĐỌC HIỂU (3điểm)
Phần
Đáp án và biểu điểm
Điểm
I
ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
1
Thể thơ: tự do 
0,5
2
Nhà thơ đã nhìn tổ quốc từ những góc nhìn:
- Nhìn từ bao hiểm họa.
- Nhìn từ bao mất mát. 
0,5
3
- Đoạn thơ đã thể hiện tình cảm gì của tác giả về đất nước, Tổ quốc
+ Xót thương trước những hiểm họa đau thương, mất mát mà đất nước phải gánh chịu; sự hi sinh của những con người vì đất nước.
+ Tự hào, trân trọng về một đất nước luôn kiên cường, bất khuất trước những thử thách, gian lao; vững vàng tiến lên phía trước.
1,0
4
 HS có thể trả lời:
+Rất đồng cảm với tác giả khi nghĩ về biển đảocủa Tổ quốc hôm nay.
+Mối đồng cảm sâu sắc nhất : Mỗi người dân Việt Nam đều cảm nhận được sự mất mát, hi sinh của những người con vì tố quốc hi sinh. Toàn dân Việt Nam đang đồng lòng, đồng sức quyết tâm bảo vệ biển đảo quê hương.
1,0
II
LÀM VĂN (7.0 điểm)
1
Câu 1:
Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trả lời câu hỏi: lớp trẻ ngày hôm nay phải làm gì để xưng đáng với sự hi sinh của thế hệ cha anh?
-Yêu cầu: Đảm bảo dung lượng, hình thức, nội dung của đoạn văn.
-Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo một số ý sau:
+ Trước sự hi sinh của thế hệ cha anh, thế hệ hôm nay cần nhận thức rõ ràng về trách nhiệm, vai trò to lớn của mình trong việc bảo vệ, giữ gìn đất nước, phát huy truyền tthống vẻ vang của cha anh.
+ Học tập, tu dưỡng để có tri thức, để trưởng thành từ đó sẵn sang đóng góp công sức xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
+ Ý thức vai trò trách nhiệm của bản thân trong gia đình, từ đó phấn đấu để làm tròn nghĩa vụ của một thành viên trong gia đình. Vì có câu, gia đình là tế bào của xã hội.
+ Cống hiến, Sẵn sàng hòa nhập với thế giới, nhưng không đánh mất bản sắc dân tộc
D/C: Giáo sư Ngô Bảo Châu, kiện tướng Lê Quang Liêm, hai anh em Quốc Cơ, Quốc Nghiệp
+ Ý thức tự giác của mỗi công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2.0
2
Anh/ chị hãy phân tích tâm trạng nhân vật Mị trong đoạn văn bản sau:
“Ngày tết, Mị cũng uống rượu. Em không yêu, quả pao rơi rồi.”
Từ đó nhận xét ngắn gọn về nghệ thuật miêu tả nhân vật của Tô Hoài. 
5.0
a
Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
+ Tô Hoài là nhà văn lớn, có số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong văn học hiện đại Việt Nam. Với vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước và giọng điệu trần thuật hóm hỉnh, sinh động, đặc biệt là tài năng xây dựng và khắc họa nhân vật, Tô Hoài đã để lại dấu ấn khó phai mờ trong lòng bạn đọc cả trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945..
+ Năm 1952 Tô Hoài đi cùng với bộ đội vào giải phóng Tây Bắc. Trong chuyến đi này nhà văn đã có dịp sống gắn bó với đồng bào các dân tộc thiểu số ( Thái , Mường, Mông , Dao ..) nên đã để lại nhiều kỉ niệm, hiểu biết về cuộc sống con người miền núi. Đều này thôi thúc  Tô Hoài viết " Truyện Tây Bắc" trong đó có Vợ chồng  A Phủ. (1952). Truyện được giải nhất Truyện và kí Việt Nam năm  1954- 1955. Tác phẩm gồm hai phần, đoạn trích trong sách giáo khoa là phần một.
.
- Đoạn trích “Ngày tết, Mị cũng uống rượu. Em không yêu, quả pao rơi rồi.”là một phần diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân. Qua đó người đọc thấy được đăc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Tô Hoài.
b
Thân bài: 
* Giới thiệu về nhân vật Mị
-Trước khi về làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra, Mị là cô gái trẻ đẹp, hiếu thảo, lao động giỏi, tự tin và khao khát sống tự do Mị có những phẩm chất rất đáng tôn trọng và rất xứng đáng được hưởng hạnh phúc. 
- Làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí, Mị trở thành một nô lệ bị đọa đày, áp bức, bóc lột về thể xácvà bị đầu độc, áp chế về tinh thần. Vì bị tước hết mọi quyền sống nên Mịkhông còn ý niệm về thời gian,thời gian của Mị chỉ được tính bằng công việc, sống như cái xác không hồn,(ngồi bên tảng đá trơ lạnh, mặt Mị luôn cúi xuống buồn rười rượi, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa). Thế giới mà cô nhận thức được qua các ô cửa vuông bằng bàn tay “mờ mờ trăng trắng” “không biết là sương hay là nắng”. 
-Tiếng sáo và “những đêm tình mùa xuân” đánh thức sức sống tiềm tàng mãnh liệt và giấc mộng lứa đôi một thời Mị đã từng khao khát. Cô nhớ quá khứ, sống trong quá khứ, quên đi thực tại phũ phàng đầy cay đắng.
* Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vậtMị trong đoạn trích
- Hành động uống rượu bất thường và tâm trạng đắm chìm trong quá khứ, sống với quá khứ.
+ Hành động Mị “uống ực từng bát” rượu như đang nuốt tất cả những nỗi cay đắng, tủi cực vào bên trong.Uống để quên nhưng lại nhớ, uống để trôi đi nhưng lại lắng đọng bao nhiêu cảm xúc. “Ngày tết. từng bát”
+ Tâm trạng đắm chìm trong quá khứ, sống với quá khứ, một quá khứ huy hoàng, rực rỡ:“Nhưng lòng Mị. đi theo Mị”
(Tài năng – Thổi sáo giỏi, thổi lá cũng hay như thổi sáo; sắc đẹp - Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị;hương tình yêu nồng nàn)
=>Âm thanh tiếng sáo và men rượu đã tác động rất lớn đến tâm trạng của nhân vật Mị, làm cho Mị như ý thức được mình đang sống giữa hai thế giới: quá khứ và hiện tại; tỉnh và say; hạnh phúc và bi kịch
- Hành động âm thầm lặng lẽ và tâm trạng phấn chấn, phơi phới, vui sướng đột ngột“Rượu đã tan từ lúc nào. Mị muốn đi chơi.”
+ Hành động: từ từ bước vào buồng, ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông thể hiện sự bất lực đầy ngan ngán, chán chường, tuyệt vọng.
+ Tâm trạng : thấy phơi phới, đột nhiên vui sướng, nhận ra mình còn trẻ và muốn đi chơi.. dấu hiệu của sự hồi sinh trong tâm hồn của Mị.
- Ý nghĩ tiêu cực và sự đan xen giữa thực tại đầy cay đắng với khát vọng sống mãnh liệt “Huống chi. quả pao rơi rồi”
+Nhận thức hoàn cảnh thực tại phủ phàng, caycđắng: hôn nhân không tình yêu “không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau”
+ Ýnghĩ tiêu cực để thoát khỏi bất hạnh: ăn lá ngón tự tử
+Sống với âm thanh tiếng sáo
=>Mị khao khát tình yêu, tự do. Khao khát ấy chưa bao giờ bị dập tắt. Sức sống ấy như hòn than phủ đầy tro bụi, có cơ hội sẽ bùngcháy mạnh mẽ.
*Nhận xét ngắn gọn về nghệ thuật miêu tả nhân vật của Tô Hoài:Nhà văn Tô Hoài xây dựng nhân vật Mị với nhiều điểm nghệ thuật đặc sắc. Giới thiệu nhân vật tự nhiên mà ấn tượng, kể chuyện ngắn gọn, dẫn dắt tình tiết khéo léo đặc biệt tâm trạng được miệu tả, lí giải cụ thể, hợp lí:
-Đó là việc khắc họa hình tượng nhân vật, đặc biệt là phương diện miêu tả tâm lí.
-Đó là việc Tô Hoài xây dựng nhân vật theo kiểu con người phân lập: cô Mị ở hiện tại và cô Mị ở quá khứ hòa chung vào nhau. Hai con người ấy đan xen, khi tách ra khi hòa vào một tạo nên một cô Mị hết sức sinh động, mới lạ.
c
Kết bài:
- Đoạn trích góp phần hoàn thiện chân dung nhân vật Mị: dù nghèo khó, bị áp bức nhưng trong sâu thẳm tâm hồn vẫn tiềm tàng một sức sống mãnh liêt. Sức sống và khát vọng của Mị trong đoạn trích đã góp phần nêu bật giá trị nhân đạo của tác phẩm.
- Với nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế và tài năng viết truyện ngắn độc đáo, ngôn ngữ sinh động, chọn lọc, câu văn giàu tính tạo hình, thấm đẫm chất thơ, nhân vật Mị trong đoạn trích nói riêng và trong tác phẩm nói chung đã để lại trong lòng bao thế hệ bạn đọc một dấu ấn khó phai mờ. Nhân vật Mị và Tác Phẩm “Vợ chồng A Phủ” đã góp phần làm nên tên tuổi của Tô Hoài.
ĐỀ THAM KHẢO
ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2022
Bài thi : Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
 Đọc đoạn văn bản trích sau và thực hiện các yêu cầu:
  Bên cạnh đó, đặc điểm chung của những người thành công là không ngủ quên trên chiến thắng. Kể cả khi đã có những chiến tích lớn, họ vẫn không ngừng làm mới mình. Tờ báo lừng danh Washigton Post có lẽ đã sớm lụn bại trong cuộc cạnh tranh khốc liệt của truyền thông hiện đại nếu ông chủ Jeff Bezos không nhanh chóng cải tổ lại bộ máy “già nua”. Ông cho xây hẳn một tòa soạn mới theo mô hình tân tiến nhất, lắp đặt các thiết bị hiện đại để hổ trợ phân tích số liệu, nhu cầu đọc của độc giảvà đẩy mạnh sản xuất các tác phẩm báo chí mới mẻ bắt kịp xu hướng. Hay gần gũi hơn với chúng ta là sự thay đổi không ngừng của Facebook. Mặc dù đã có hơn một tỉ người dùng toàn cầu, Mark Zuckerberg và các đồng sự vẫn liên tục cập nhật các tính năng mới để tối đa thời gian chúng ta “ lang thang” trên mạng xã hội này.
 Cuộc sống không ngừng biến chuyển, và chúng ta cần phải biết thích ứng linh hoạt trong mọi hoàn cảnh. Hãy nhớ rằng, bất cứ ai trên đời cũng phải thay đổi nếu không muốn bị tụt hậu. Trong quá trính đối mặt với những biến động trong cuộc đời, rào cản lớn nhất của mỗi người suy cho cùng đều là chính mình. Nếu phá vỡ được mọi xiềng xích đang kìm hãm tiềm năng bản thân, bạn nhất định sẽ có thể chinh phục chặng đường chông gai trước mắt !
 (Chàng tí hon, miếng pho mát và bài học về sự thay đổi, Vân Anh Spiderum, theo Trí thức trẻ 20:55 05/04/2017). 
Câu 1: Chỉ ra phong cách ngôn ngữ của văn bản trên?
 Câu 2: Theo tác giả, đặc điểm chung của những người thành công là gì ?
Câu 3: Theo anh/chị, việc tác giả trích dẫn những tấm gương như Jeff Bezos,Mark Zuckerberg có tác dụng gì ?
 Câu 4: Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: Trong quá trính đối mặt với những biến động trong cuộc đời, rào cản lớn nhất của mỗi người suy cho cùng đều là chính mình ?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
 Câu 1 (2.0 điểm)
 Từ nội dung đoạn trích văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn ( khoảng 200 chữ ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự thay đổi bản thân.
 Câu 2 (5.0 điểm)
Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên, thìMỵ trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên. Mỵ lé mắt trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Thấy tình cảnh như thế, Mỵ chợt nhớ lại đêm năm trước, A Sử trói Mỵ, Mỵ cũng phải trói đứng thế kia. Nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó đã bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ ... Mỵ phảng phất nghĩ như vậy.
Trong nhà tối bưng, Mỵ rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mỵ tưởng như A Phủđương biết có người bước lại... Mỵ rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mỵ cũng hốthoảng. Mỵ chỉ thì thào được một tiếng "Ði ngay...” rồi Mỵ nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.
Mỵ đứng lặng trong bóng tối.
Rồi Mỵ cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mỵ vẫn băng đi. Mỵ đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc..
 (Trích Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài, Ngữ văn 12, NXBGD Việt Nam, 2010)
Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng nhân vật Mỵ trong đoạn trích trên để thấy biến đổi tâm trạng của nhân vật. Từ đó, hãy chỉ ra giá trị nhân đạo của tác phẩm.
 ----------------------------------HẾT------------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM THI
MÔN NGỮ VĂN
I. Hướng dẫn chung
 - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
 - Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.	
II. Đáp án và thang điểm
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
3,0
1
Phong cách ngôn ngữ của văn bản: phong cách ngôn ngữ chính luận/ phong cách chính luận/chính luận.
0,5
2
Đặc điểm chung của những người thành công là : 
 + Không ngủ quên trên chiến thắng
 + Không ngừng làm mới mình 
0,25
0,25
3
Việc tác giả trích dẫn những tấm gương như Jeff Bezos,Mark Zuckerberg có tác dụng :
 + Củng cố niềm tin cho người đọc về những lí lẽ đã nêu ( hoặc: tăng sức thuyết phục)
 + Động viên, khích lệ mọi người luôn không ngừng thay đổi, làm mới mình để không bị tụt hậu 
0,5
0,5
4
Cách hiểu ý kiến: Trong quá trình đối mặt với những biến động trong cuộc đời, rào cản lớn nhất của mỗi người suy cho cùng đều là chính mình.
 + Yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của mỗi người không phải là yếu tố đến từ bên ngoài, không phải từ ai khác mà chính là bản thân mình.
 + Cuộc sống của mỗi người như thế nào là do họ quyết định
( Lưu ý: HS có thể diễn đạt theo những cách khác nhau miễn đúng ý )
0,5
0,5
II
LÀM VĂN
1
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ ý kiến của bản thân về vấn đề : ý nghĩa của sự thay đổi bản thân.
2,0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh viết đúng hình thức một đoạn văn, có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, móc xích, tổng-phân-hợp hoặc song hành.
0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
 Ý nghĩa của sự thay đổi bản thân
0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận thích hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần thể hiện được suy nghĩ về vấn đề. Có thể tham khảo một số ý sau:
* Giải thích: 
- Thay đổi : là sự chuyển biến, là khác đi, là không còn như trước nữa..theo chiều hướng tích cực, tốt đẹp.
- Thay đổi bản thân: là thay đổi những điều chưa tốt hoặc chưa phù hợp trong cách suy nghĩ, trong lối sốngcủa bản thân, phải thay đổi để phát triển để hoàn thiện bản thân 
* Bàn luận: Ý nghĩa của sự thay đổi bản thân
 - Giúp mỗi người hoàn thiện hơn.
 - Giúp mỗi người dễ dàng hòa nhập với cuộc sống hiện tại, theo kịp sự phát triển của xã hội, không bị lạc hậu.
 - Giúp mỗi người khám phá chính mình để có thể thành công và hạnh phúc.
- Phê phán những người không có ý thức thay đổi để hoàn thiện bản thân hoặc thay đổi theo chiều hướng tiêu cực..
* Bài học nhận thức và hành động:
 Mỗi người cần có ý thức về tầm quan trọng của sự thay đổi bản thân; biết thay đổi tích cực để cuộc sống tốt đẹp hơn...
1,0
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt
0,25
e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận
0,25
2
Cảm nhận về nhân vật Mị trong hai lần miêu tả.Từ đó,bình luận ngắn gọn về tư tưởng nhân đạo của nhà văn Tô Hoài.
5.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Mở bài giới thiệu được vấn đề, thân bài triển khai vấn đề, kết bài khái quát vấn đề
0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Cảm nhận về sự chuyển biến tâm trạng của nhân vật Mị . Từ đó bình luận về giá trị nhân đạo của tác phẩm.
0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng
* Mở bài:
- Giới thiệu về Tô Hoài và truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”.
- Giới thiệu được vấn đề sẽ nghị luận: sự chuyển biến tâm trạng của nhân vật Mị. Từ đó chỉ ra giá trị nhân đạo của tác phẩm.
0,5
 * Thân bài
1. Giới thiệu về nhân vật Mị: 
- Ngoại hình, số phận, lai lịch.
- Cuộc đời của Mị trong nhà Pá Tra.
2, Tâm trạng của Mị trong đêm mùa đông cứu A Phủ: 
+ A Phủ- một chàng trai khỏe mạnh, gan góc, vì đánh A Sử bị bắt làm kẻ ở trừ nợ cho nhà Pá Tra. Trong một lần để bò bị hổ bắt, A Phủ bị trói đứng vào cột.
+ Lúc đầu khi trông thấy A Phủ bị trói: Mị thản nhiên, lạnh lùng hơ tay sưởi ấm, vô cảm trước A Phủ. 
+ Khi trông sang thấy một dòng nước mắt của A Phủ lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại: Mịchợt bừng tỉnh “trông người lại nghĩ đến ta”. 
+ Từ thương người đến thương thân dẫn Mị đến với ý thức ngày càng rõ rệt hơn về một sự thật thật tàn bạo và vô lí, bất công .Ý thức đó đã thôi thúc Mị đứng dậy cắt dây trói cho A Phủ và bất giác chạy theo anh, cùng trốn khỏi Hồng Ngài
àHành động tự phát do sự thúc bách của tình thế nhưng là tất yếu của một quá trình dồn nén, áp bức cả về thể chất lẫn tinh thần của nhân vật Mị. Hành động đã khẳng định sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị khi phải sống trong cảnh nô lệ lầm than.
3, Nét nghệ thuật đáng chú ý:
– Tô Hoài đã rất thành công trong việc miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật. Vợ chồng A Phủ thu hút người đọc bằng chính sức sống tiềm tàng trong một tính cách không đơn giản ở nhân vật Mị.
– Cách kể chuyện: Hấp dẫn lôi cuốn nhờ cách sắp xếp tình tiết, xây dựng cốt truyện tự nhiên, hợplí.
– Ngôn ngữ sinh động, chọn lọc và sáng tạo, câu văn giàu chất tạo hình và thấm đẫm chất thơ
0,25
1,5
0,5
* Bình luận ngắn gọn về tư tưởng nhân đạo của nhà văn Tô Hoài.
Tư tưởng nhân đạo sâu sắc:
- Niềm cảm thông sâu sắc với số phận đau khổ, tủi nhục của người dân lao động vùng cao Tây Bắc dưới ách thống trị của thực dân phong kiến miền núi.
- Tố cáo tội ác của giai cấp thống trị.
- Phát hiện, khẳng định, ngợi ca sức sống tiềm tàng, vẻ đẹp tâm hồn của người dân lao động miền núi.
0,5
* Khái quát, đánh giá vấn đề
0,5
d. Chính tả, dung từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt
0,25
e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận
0,25
TỔNG ĐIỂM: 10,0
--------------------------šõ›------------------------
ĐỀ THAM KHẢO
ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2022
Bài thi : Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:
“Xin bạn bình tâm
Tôi chẳng bao giờ là nhà thơ tên tuổi cả
Danh hiệu đó xin nhường cho người khác
Tôi chỉ mong mình tự do
Để được là mình
Viết điều mình mong ước
Giữa cái thời sống là đeo đuổi
Danh hiệu, bạc tiền, ghế cao, nhà rộng
Tôi chọn tự do
Thi sĩ
Tự do trước hết là chính mình
Không chiều lụy mình
Ngỏng cổ nghe lời khen tặng
Với tôi
Sự ân thưởng một câu nói vui bạn bè
Chiếc lá xanh bên đường
Chân mây chiều rạng rỡ
Tự do là tất cả
Những ràng buộc trong sạch
Giữa con người và con người
Con người cùng ngoại vật
Không ngã giá
Thật bình dị
Tự do làm tâm hồn ta lớn lên
Trong chiều kích vũ trụ”
(Tự do - Nguyễn Khoa Điềm, Tạp chí Sông Hương, số 292, tháng 6/2013)
Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? Được viết bằng thể thơ gì? (0,5 điểm)
Câu 2. Chỉ ra và phân tích tác dụng nghệ thuật của biện pháp tu từ nổi bật nhất mà tác giả sử dụng trong văn bản. (0,5 điểm)
Câu 3. Anh/chị hiểu thế nào về hai câu thơ: Tự do làm tâm hồn ta lớn lên/ Trong chiều kích vũ trụ? (1,0 điểm)
Câu 4. Căn cứ vào nội dung văn bản, anh/chị hãy giải thích nhan đề Tự do theo quan niệm của Nguyễn Khoa Điềm. (1,0 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến được nêu ra trong văn bản ở phần Đọc hiểu: Tự do trước hết là chính mình.
Câu 2: (5.0 đ) Cảm nhận của anh/ chị về diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đoạn trích sau:
“Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn, nếu không có bếp lửa sưởi kia thì Mị cũng đến chết héo. Mỗi đêm, Mị dậy ra thổi lửa hơ tay, hơ lưng, không biết bao nhiêu lần.
Thường khi đến gà gáy sáng Mị ngồi dậy ra bếp sưởi một lúc thật lâu thì các chị em trong nhà mới bắt đầu ra dóm lò bung ngô, nấu cháo lợn. Mỗi đêm, khi nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa sưởi bùng lên, cùng lúc ấy thì Mị cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trừng trừng, mới biết A Phủ còn sống. Mấy đêm nay như thế. Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết chỉ còn ở với ngọn lửa. Có đêm A Sử chợt về, thấy Mị ngồi đấy, A Sử đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp. Nhưng đêm sau Mị vẫn ra sưởi như đêm trước.
Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hóm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ đêm năm trước A Sử trói Mị , Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết. A Phủ ... Mị phảng phất nghĩ như vậy.
Ðám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình, Mị tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy. Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ...
Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng “Ði ngay...”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.
Mị đứng lặng trong bóng tối.
Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:
- A Phủ cho tôi đi.
A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:
- Ở đây thì chết mất”.
(“Vợ chồng A Phủ”- Tô Hoài, Ngữ văn 12 tập hai, NXB giáo dục, 2008, tr13, 14).
ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM
 Phần 
Câu 
Nội dung 
Điểm 
I
ĐỌC HIỂU
3,00
1
Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên: Nghệ thuật; thể thơ: Tự do. 
0.5
2
 - Biện pháp tu từ nổi bật nhất mà tác giả sử dụng trong văn bản là phép điệp từ. Đặc biệt là điệp từ "Tôi", "Tự do".
 - Tác dụng nghệ thuật:
 + Nhấn mạnh, làm rõ ý niệm về tự do của người nghệ sĩ.
 + Thể hiện niềm khát khao, ý thức vươn tới để đạt được sự tự do không chỉ trong sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ nói riêng, mà còn trong tâm hồn, trong cuộc sống của con người nói chung.
0.5
0.5
3
 Hai câu thơ: "Tự do làm tâm hồn ta lớn lên/ Trong chiều kích vũ trụ"
+ Hai câu thơ khẳng định ý nghĩa của tự do đối với tâm hồn con người: Khi có được sự tự do thì con người sẽ vượt thoát mọi giới hạn, phá bỏ những rào cản, ràng buộc và sự chật hẹp, nhỏ bé để vươn tới đời sống tinh thần phong phú, đẹp đẽ, lớn lao hơn. Từ đó sẽ làm chủ được bản thân, làm chủ cuộc sống, và tâm hồn được nâng lên trong chiều kích rộng lớn, vô biên của vũ trụ.
+ Hai câu thơ không chỉ bày tỏ nhận thức, tình cảm của tác giả, mà còn gợi lên ở mỗi người khao khát hướng tới cuộc sống tự do.
0.75
4
 Nhan đề "Tự do" theo quan niệm của tác giả Nguyễn Khoa Điềm:
+ Nhan đề đã tập trung thể hiện nội dung chính của văn bản cũng như quan điểm, tư tưởng của tác giả - đó là vấn đề "Tự do". Trước hết, với người nghệ sĩ, tự do là được chính mình, được sáng tạo và viết điều mình mong ước; tự do là không bị ràng buộc bởi vật chất, danh lợi, lời khen – chê của dư luận...Tự do cũng có thể là tất cả những "ràng buộc trong sạch" trong những mối quan hệ vô tư, tự nhiên, đẹp đẽ và cao thượng...
+ Đây không chỉ là quan niệm của người nghệ sĩ về tự do trong sáng tạo nghệ thuật nói riêng, mà cũng là một quan niệm, nhận thức về vấn đề tự do cho cuộc sống của con người nói chung. 
0.75
II
LÀM VĂN
Câu 1. 
Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về "Tự do là chính mình."
2.00
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận.
0.25
Có đủ các phần mở đoạn, các câu thân đoạn, câu kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, thân đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
0.25
"Tự do là chính mình."
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động
1.00
+ Giải thích: 
 ++ Tự do: là trạng thái không bị giam hãm về thể xác và tinh thần, không bị ép buộc phải làm theo những điều mình không muốn mà được tự lựa chọn và hành động theo đúng với ý chí, nguyện vọng của bản thân. Đó là điều mỗi cá nhân và cả nhân loại luôn khao khát hướng đến và đấu tranh để bảo vệ.
 ++ Ý kiến đưa ra một cách định nghĩa về tự do: chính là trạng thái con người được sống thực với chính mình, được làm điều mình muốn, không phải bắt buộc làm theo những điều người khác sai khiến hay trở thành người khác. Chỉ khi được sống đúng là chính mình, con người mới có sự tự do đích thực. 
+ Bàn luận: 
 ++ Ý kiến trên đã khái quát đúng đắn bản chất của sự tự do: chỉ khi được sống đúng là chính mình, con người mới có sự tự do đích thực. Vì sao lại như vậy?
 ++ Tự do không phải là điều người khác có thể ban phát cho ta, có thể giảng giải giúp ta hiểu mà chỉ có bản thân mỗi người mới cảm nhận, mới nhận biết được mình có thực sự được tự do hay không?
 ++ Được là chính mình đồng nghĩa với việc con người đã dám xóa bỏ tất cả mọi rào cản, khuôn khổ, ràng buộc vốn dĩ giam hãm bản thân để giải phóng cá nhân, cá tính, bản ngã; để dám sống với những điều mình ao ước, dám hành động theo những điều mình suy nghĩ, được tự lựa chọn cách sống mà mình cho là đúng và được quyết định cuộc đời, số phận của mình...
 ++ Chỉ là chính mình con người mới có sự tự do ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, kể cả khi bị giam cầm về thể xác. Còn nếu không được là chính mình thì dù có được tự do về thân thể, chúng ta vẫn bị giam hãm trong cái bóng của người khác, bị "cầm tù" về tinh thần, không bao giờ có được sự tự do đích thực.
+ Mở rộng vấn đề: 
 ++ Tự do là chính mình không đồng nghĩa với việc chúng ta được tùy ý làm theo tất cả những điều mình muốn, mình nghĩ mà bất chấp các chuẩn mực đạo đức, quy định pháp luật và lợi ích của cộng đồng. Đó hoàn toàn không phải là thứ tự do cá nhân ích kỉ. Chỉ khi sự tự do của cá nhân thống nhất với sự tự do của cộng đồng, dân tộc thì sự tự do ấy mới chính đáng, bền vững.
 ++ Không hẳn cứ sống là chính mình thì con người sẽ mặc nhiên có được sự tự do. Để có tự do, nhiều khi chúng ta phải hành động, phải đấu tranh, dũng cảm chống lại những định kiến hẹp hòi, những ràng buộc vô lối, những quy định khắc nghiệt để bảo vệ quyền tự do của chính mình.
+ Rút ra bài học nhận thức và hành động đúng đắn, phù hợp. 
d. Sáng tạo
0.25
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
0.25
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
Câu 2. 
5.00
a
Đảm bảo cấu trúc
0.50
b
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đêm cởi trói giải thoát cho A Phủ và tự giải thoát mình.
0.50
c
Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp
3.00
* Diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đêm cởi trói giải thoát cho A Phủ và tự giải thoát mình.
+ Giới thiệu về tác giả Tô Hoài, tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”; diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đêm cởi trói giải thoát cho A Phủ và tự giải thoát mình. (0.5) 
+ Sơ lược về Mị, về A Phủ và tình huống (do để hổ vồ mất một con bò) dẫn đến việc A Phủ bị trói đứng mấy ngày đêm.
+ Tâm trạng của Mị trước đêm cởi trói cho A Phủ :
 * Cuộc sống bị đọa đày trong nhà thống lý Pá Tra của Mị biến cô trở thành người câm lặ

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_tham_khao_thpt_quoc_gia_nam_2022_mon_ngu_van_12_bo_de.docx