Đề thi thử thpt quốc gia lần 2 môn Sinh học 12

doc 6 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 892Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử thpt quốc gia lần 2 môn Sinh học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử thpt quốc gia lần 2 môn Sinh học 12
TRƯỜNG THCS VÀ THPT CÔ TÔ
Họ tên học sinh: ...................
LỚP:  - NĂM HỌC: 2015-2016
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2
MÔN SINH HỌC 12
Thời gian làm bài: 90 phút
(Không kể thời gian phát đề)
SỐ BÁO DANH
MÃ ĐỀ
381
CHỮ KÝ GIÁM THỊ 1
CHỮ KÝ GIÁM THỊ 2
Đề chính Chọn câu trả lời đúng nhất, tô vào phiếu trả lời
Câu1: Ở một loài thực vật lưỡng bội (2n = 8), các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Do đột biến lệch bội đã làm xuất hiện thể một. Thể một này có bộ nhiễm sắc thể nào trong các bộ nhiễm sắc thể sau đây?
 A.AaBbDdEe	 B.AaaBbDdEe	 C.AaBbEe	 D.AaBbDEe
 Câu2: Hình bên mô tả bệnh di truyền nào ?
 A.Bệnh Tócnơ	 B.Bệnh siêu nữ
 C.Bệnh đao	 D.Bệnh bạch tạng
Câu3: Quy luật phân li độc lập thực chất nói về 
 A.Sự phân li độc lập của các tính trạng
 B.Sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9:3:3:1
 C.Sự phân li độc lập của các alen trong quá trình giảm phân
 D.Sự tổ hợp của các alen trong quá trình giảm phân
Câu4: Khi nói về gen ngoài nhân, phát biểu nào sau đây đúng?
 A.Các gen ngoài nhân luôn được phân chia đều cho các tế bào con trong phân bào
 B.Gen ngoài nhân chỉ biểu hiện ra kiểu hình ở giới 
cái và không biểu hiện ra kiểu hình ở giới đực.
 C.Gen ngoài nhân được di truyền theo dòng mẹ.
 D.Gen ngoài nhân chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử.
Câu5: Cho một số cấu trúc và một số cơ chế di truyền sau: 
1. ADN có cấu trúc một mạch. 2. mARN. 3. tARN.
4. ADN có cấu trúc hai mạch. 5. Prôtêin. 6. Phiên mã. 7. Dịch mã. 8. Nhân đôi ADN.
 Các cấu trúc và cơ chế di truyền có nguyên tắc bổ sung là
 A.2,3,6,7,8.	 B.3,4,6,7,8.	 C.1,2,3,4,6.	 D.4,5,6,7,8.
Câu6: Ở sinh vật nhân sơ, xét gen M có chiều dài là 0,51 Micromet và có tỉ lệ A/G=2/3.Gen M bị đột biến điểm thành alen m, so với gen M alen m giảm 2 liên kết hiđrô. Số lượng nuclêôtit từng loại của alen m là
 A.A = T = 900; G = X = 599.	 B.A = T = 600; G = X = 900.
 C.A = T = 600; G = X = 899.	 D.A = T = 599; G = X = 900.
Câu7: Có các phát biểu sau về mã di truyền: 
(1). Với bốn loại nuclêotit có thể tạo ra tối đa 64 cođon mã hóa các axit amin. 
(2). Mỗi cođon chỉ mã hóa cho một loại axit amin gọi là tính đặc hiệu của mã di truyền. 
(3). Với ba loại nuclêotit A, U, G có thể tạo ra tối đa 27 cođon mã hóa các axit amin. 
(4). Anticođon của axit amin mêtiônin là 5’AUG3’. Phương án trả lời đúng là
 A.(1) đúng; (2) sai; (3) đúng; (4) sai.	 B.(1) đúng; (2) sai; (3) đúng; (4) đúng.
 C.(1) sai; (2) đúng; (3) sai; (4) đúng.	 D.(1) sai; (2) đúng; (3) sai; (4) sai.
Câu8: Ở cà độc dược, bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Một tế bào sinh dưỡng nguyên phân không bình thường khi có một nhiễm sắc thể kép không phân li, kết thúc quá trình nguyên phân này sẽ tạo ra
 A.2 tế bào con, trong đó có 1 tế bào lưỡng bội và 1 tế bào thể 1.
 B.2 tế bào con, trong đó có 1 tế bào thể 3 và 1 tế bào thể 1.
 C.2 tế bào con, trong đó có 1 tế bào thể 3 và 1 tế bào lưỡng bội.
 D.2 tế bào con đều bị đột biến thừa 1 nhiễm sắc thể.
Câu9: Côđon nào sau đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?
 A.5’UGG3’.	 B.5’UGX3’.	 C.5’UAA3’.	 D.5’UAX3’.
Câu10: Ở một loài thực vật có 2n = 14. Số nhóm gen liên kết của loài là
 A.14	 B.12.	 C.2	 D.7
Câu11: Ở một loài thực vật, xét 2 tính trạng, mỗi tính trạng đều do một gen có 2 alen quy định, alen trội là trội hoàn toàn. Hai gen này cùng nằm trên một nhiễm sắc thể thường, hoán vị gen xảy ra ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái. Giao phấn cây thuần chủng có kiểu hình trội về cả 2 tính trạng với cây có kiểu hình lặn về cả 2 tính trạng trên (P), thu được F1. Cho F1 giao phấn với nhau, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, kết luận nào sau đây về F2 sai?
 A.Kiểu hình lặn về 2 tính trạng luôn chiếm tỉ lệ nhỏ nhất.
 B.Có 2 loại kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen.
 C.Có 10 loại kiểu gen.
 D.Kiểu hình trội về 2 tính trạng luôn chiếm tỉ lệ lớn nhất.
Câu12: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng. Hai cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Cho giao phấn ngẫu nhiên 1 cây thân cao, hoa trắng và 1 cây thân thấp, hoa đỏ của F1. Nếu không có đột biến và chọn lọc, tính theo lí thuyết thì xác suất xuất hiện đậu thân cao, hoa trắng ở F2 là: 
 A.2/9.	 B.8/9 	 C.1/9 	 D.4/9. 
Câu13: Ở ruồi giấm, gen B quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen b quy định thân đen; gen V quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen V quy định cánh cụt. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường và cách nhau 17cM. Lai hai cá thể ruổi giấm thuần chủng (P) thân xám, cánh cụt với thân đen, cánh dài thu được F1. Cho các ruồi giấm F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau. Tính theo lí thuyết, ruồi giấm có kiểu hình thân xám, cánh dài ở F2 chiếm ti lệ 
 A.56,25% 	 B.50% 	 C.64,37% 	 D.41,5% 
Câu14: Ở một loài động vật, gen quy định độ dài cánh nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen A quy định cánh dài trội hoàn toàn với alen a quy định cánh ngắn. Cho các con đực cánh dài giao phối ngẫu nhiên với các con cái cánh ngắn (P), thu được F1 gồm 75% số con cánh dài, 25% số con cánh ngắn. Tiếp tục cho F1 giao phối ngẫu nhiên thu được F2. Theo lí thuyết , ở F2 số con cánh ngắn chiểm tỉ lệ
 A.39/64	 B.25/64	 C.1/4	 D.3/8
Câu15: Một quần thể thực vật lưỡng bội, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Ở thế hệ xuất phát (P) gồm 25% cây hoa đỏ và 75% cây hoa trắng. Khi (P) tự thụ phấn liên tiếp qua hai thế hệ, ở F2, cây hoa đỏ chiếm tỉ lệ 17,5%. Theo lí thuyết, trong tổng sổ cây hoa đỏ ở (P), cây không thuần chủng chiếm tỉ lệ
 A.80%	 B.5%	 C.75%	 D.20%
Câu16: Thành tựu nào sau đây không phải là do công nghệ gen? 
 A.Tạo vi khuẩn E. coli sản xuất chữa bệnh đái tháo đường ở người 
 B.Tạo ra cừu Đôly
 C.Tạo giống cà chua có gen bị bất hoạt làm quả chậm chín 
 D.Tạo ra cây bông mang gen kháng được thuốc trừ sâu 
Câu17: Ở người có một số bệnh và hội chứng sau: 
1. Bệnh ung thư máu; 2. Bệnh thiếu máu và hồng cầu hình lưỡi liềm; 
3. Bệnh bạch tạng; 4. Hội chứng Đao; 
5. Hội chứng Tocnơ 6. Bệnh mù màu. 
Những bệnh nào sau đây do đột biến nhiễm sắc thể gây nên ? 
 A.2,4,5 	 B.2,3,6 	 C.1,4,5 	 D.1,3,5 
Câu18: Bệnh teo cơ là do một đột biến gen lặn trên NST X gây nên, không có alen tương ứng trên NST Y. Nhận định nào sau đây là đúng?
 A.Bệnh xuất hiện ở nam giới nhiều hơn ở nữ giới 
 B.Bệnh xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn ở nam giới
 C.Bệnh chỉ xuất hiện ở nữ giới 
 D.Bệnh chỉ xuất hiện ở nam giới
Câu19: Một quần thể động vật, xét 2 cặp gen (A, a và B,b) nằm trên một cặp NST thường. Cho biết không phát sinh đột biến mới. Theo lí thuyết, quá trình ngẫu phối có thể tạo ra trong quần thể này tối đa bao nhiêu loại kiểu gen thuộc về 2 gen đang xét? 
 A.10. 	 B.16. 	 C.18. 	 D.9. 
Câu20: Ví dụ nào dưới đây thuộc cơ quan tương đồng?
 A.Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của các động vật có xương sống khác
 B.Vây cá và vây cá voi
 C.mang cá và mang tôm
 D.Sự tiêu giảm chi sau của cá voi
Câu21: Nhận xét nào sau đây không đúng ? 
 A.Chọn lọc tự nhiên làm xuất hiện các alen mới và làm thay đổi tần số của các alen 
 B.Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn một alen lặn có hại ra khỏi quần thể 
 C.Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và tác động gián tiếp lên kiểu gen 
 D.Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội nhanh chóng làm biến đổi tần số của các alen và thành phần kiểu gen của quần thể 
Câu22: Cho bảng sau đây về đặc điểm của một số hình thức ứng dụng di truyền học trong tạo giống bằng công nghệ tế bào. 
Loại ứng dụng
Đặc điểm
(1) Nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa
(a) Từ một mô sinh dưỡng ban đầu có thể tạo ra một số lượng lớn cá thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau chỉ trong một thời gian ngắn.
(2) Nuôi cấy mô thực vật.
(b) Được xem là công nghệ tăng sinh ở động vật
(3) Tách phôi động vật thành nhiều phần, mỗi phần phát triển thành một phôi riêng biệt
(c) Có sự dung hợp giữa nhân tế bào sinh dưỡng với tế bào chất của trứng.
(4) Nhân bản vô tính bằng kĩ thuật chuyển nhân ở động vật
(d) Tạo được các dòng đồng hợp về tất cả các cặp gen.
(5) Dung hợp tế bào trần
(e) Cơ thể lai mang bộ NST của hai loài bố mẹ.
Tổ hợp ghép đúng là:
 A.1d, 2a, 3b, 4c, 5e.	 B.1d, 2c, 3b, 4e, 5a.
 C.1d, 2b, 3a, 4c, 5e.	 D.1e, 2a, 3b, 4c, 5a.
Câu23: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định cây thấp, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, hai cặp gen này nằm trên cùng một cặp NST thường. Alen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định quả dài. Cho hai cây cao, hoa đỏ, quả tròn có kiểu gen khác nhau (P) giao phân với nhau, thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa trắng, quả dài chiếm 1,5%. Biết quá trình giảm phân tạo giao tử đực và cái xảy ra như nhau. Kiểu gen của (P) và tần số hoán vị gen tương ứng là:
 A.Dd x dd; f = 40%	 B.Dd x Dd; f = 40%
 C.Dd x Dd; f = 2%	 D.Dd x Dd; f = 40%
Câu24: Trong một quần thể thực vật, trên nhiễm sắc thể số II các gen phân bố theo trình tự là ABCDEFGH, do đột biến đảo đoạn NST, người ta phát hiện thấy các gen phân bố theo các trình tự khác nhau là : 1. ABCDEFGH. 2. AGCEFBDH 3. ABCGFEDH 4. AGCBFEDH
Mối liên hệ trong quá trình phát sinh các dạng đột biến đảo đoạn ở trên là
A. 1 3 4 2.	B. 1 4 3 2.	
C. 1 3 4 2.	D. 1 2 3 4.
Câu25: Trong qui luật di truyền phân ly độc lập, với các gen trội lặn hoàn toàn. Nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tính trạng tương phản thì số loại kiểu gen khác nhau ở F2 là 
 A.2n 	 B.(3 : 1) n 	 C.(1 : 2 : 1)n	 D.3 n 
Câu26: Theo dõi quá trình phân bào ở một cơ thể sinh vật lưỡng bội bình thường, người ta vẽ được sơ đồ minh họa sau đây:
Cho biết quá trình phân bào không xảy ra đột biến. Hình này mô tả kì nào và bộ NST lưỡng bội của loài: 
A.kì sau của nguyên phân và 2n = 8	 
B.kì sau của nguyên phân và 2n = 4
C.kì giữa của giảm phân 2n = 4	 
D.kì đầu của giảm phân 2n = 8 
Câu27: Loại đột biến cấu trúc NST nào sau đây có thể làm cho gen từ nhóm gen liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác?
 A.Chuyển đoạn giữa 2 NST không tương đồng
 B.Chuyển đoạn trong 1 NST
 C.Đảo đoạn NST
 D.Lặp đoạn NST
Câu28: Hình vẽ bên mô tả cơ chế phát sinh dạng đột biến nào sau đây ?
 A.Đảo đoạn nhiễm sắc thể.
 B.Chuyển đoạn tương hỗ giữa các nhiễm sắc thể.
 C.Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.
 D.Chuyển đoạn không tương hỗ giữa các nhiễm sắc thể.
Câu29: ở một loài thực vật giao phấn, xét một gen có 2 alen, alen A quy định màu hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen a quy định màu hoa trắng, thể dị hợp về cặp gen này có hoa màu hồng. Quần thể nào sau đây của loài trên đang ở trạng thái cân bằng di truyền?
 A.Quần thể gồm các cây có hoa màu đỏ và các cây hoa màu hồng.
 B.Quần thể gồm tất cả các cây đều có hoa màu hồng.
 C.Quần thể gồm các cây có hoa màu đỏ và các cây có hoa màu trắng.
 D.Quần thể gồm tất cả các cây đều có hoa màu đỏ.
Câu30: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 20. Cho hai cây thuộc loài này giao phấn với nhau tạo ra các hợp tử. Giả sử từ một hợp tử trong số đó (hợp tử H) nguyên phân liên tiếp 4 lần, ở kì giữa của lần nguyên phân thứ tư, người ta đếm được trong tất cả các tế bào con có tổng cộng 336 crômatit. Cho biết quá trình nguyên phân không xảy ra đột biến. Hợp tử H có thể được hình thành do sự thụ tinh giữa
 A.giao tử n với giao tử 2n.	 B.giao tử n với giao tử n.
 C.giao tử (n - 1) với giao tử n.	 D.giao tử (n + 1) với giao tử n.
Câu31: Dấu hiệu đánh dấu sự bắt đầu của giai đoạn tiến hoá sinh học là xuất hiện
 A.quy luật chọn lọc tự nhiên. B.các sinh vật đơn giản đầu tiên.
 C.các hạt côaxecva. D.các hệ tương tác giữa các đại phân tử hữu cơ.
 Câu32: Sự sai khác về các axit amin trong chuỗi hemoglobin giữa các loài trong bộ linh trưởng được cho bởi bảng sau.
Các loài trong bộ linh trưởng
Tinh tinh
Gorilla
Vượn Gibbon
Khỉ Rhezut
Khỉ sóc
Số axit amin khác so với người
0
1
3
8
9
Phát biểu nào sau đây sai?
 A.Đây là một bằng chứng gián tiếp cho thấy tinh tinh với người gorlla có quan hệ gần gũi nhất so với các loài khác trong bộ linh trưởng
 B.Gorilla có tổ tiên trực tiếp là là vượn gibbon
 C.Khỉ sóc là loài có quan hệ họ hàng xa nhất với tinh tinh so với các loài còn lại
 D.Tinh tinh, khỉ Zhezut và khí sóc đều có cùng một tổ tiên, tiến hóa theo các nhánh khác nhau
Câu33: Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể?
 A.Kiểu phân bố.	 B.Tỷ lệ các nhóm tuổi.
 C.Mối quan hệ dinh dưỡng	 D.Tỷ lệ đực cái.
Câu34: Sự biến động số lượng cá thể của quần thể cá cơm ở vùng biển Pêru liên quan đến hoạt động của hiện tượng El - Nino là kiểu biến động
 A.theo chu kì nhiều năm.	 B.theo chu kì mùa.
 C.theo chu kì tuần trăng.	 D.không theo chu kì.
Câu35: Khi nói về kích thước quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?
 A.Nếu kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng cao.
 B.Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong.
 C.Kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) luôn tỉ lệ thuận với kích thước của cá thể trong quần thể.
 D.Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này là khác nhau giữa các loài.
Câu36: " Sông kia giờ đã nên đồng, chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai" được hiểu là dạng
 A.diễn thế nguyên sinh.	 B.diễn thế phân hủy.
 C.diễn thế thứ sinh.	 D.diễn thế dị dưỡng
Câu37: Ở một loài thực vật lưỡng bội, biết mỗi gen quy định một tính trạng, hoán vị gen xảy ra trong quá trình giảm phân tạo giao tử đực và cái với tần số như nhau. Cho cây thuần chủng quả đỏ, tròn giao phấn với cây quả vàng, bầu dục thu được F1 100% cây quả đỏ, tròn. Cho F1 tự thụ phân, F2 xuất hiện 4 loại kiểu hình trong đó có kiểu hình quả đỏ, bầu dục chiếm tỉ lệ 9%. Dự đoán nào sau đây đúng về sự di truyền của các tính trạng nói trên?
 A.F1 có kiểu gen dị hợp về 2 cặp gen và tần số hoán vị gen bằng 36%.
 B.Số cây dị hợp về 2 cặp gen trên ở F2 chiếm 34%.
 C.F1 có kiểu gen dị hợp về 2 cặp gen và số cây quả đỏ, tròn ở F2 chiếm tỉ lệ 59%.
 D.F2 có 8 loại kiểu gen.
Câu38: Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 1 500 000 Kcal, Sinh vật tiêu thụ bậc 2: 180 000 Kcal 
 Sinh vật tiêu thụ bậc 3: 18 000 Kcal Sinh vật tiêu thụ bậc 4: 1 620 Kcal .
Hiệu suất sinh thái giữa bật dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 là :
 A.10% 	 B.15%	 C.12% 	 D.9%
Câu39: Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen qui định, alen trội là trội hoàn toàn. Biết rằng không xảy ra đột biến và bố của người đàn ông ở thế hệ thứ III: không mang alen gây bệnh. Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III sinh được đứa con trai đầu lòng không bị bệnh này là bao nhiêu? 
 A.2/36	 B.17/36	 C.8/36	 D.1/36
Câu40: Cho phép lai sau đây: AaBbCcDdEe X aaBbccDdee. Biết gen trội là trội hoàn toàn, mỗi gen qui định 1 tính trạng, không có đột biến phát sinh. Có mấy kêt luận sau đây là đúng với phép lai trên: 
(1) : tỉ lệ đời con có kiểu hình lặn về tất cả tính trạng là 1/128. 
(2) : sổ loại kiểu hình được tạo thành là 32. 
(3) : tỉ lệ kiểu hình trội về tất cả các tính trạng là: 9/128 
(4) : số loại kiểu gen được tạo thành: 64 
 A.3 	 B.4. 	 C.1. 	 D.2. 
Câu41: 3 tế bào sinh tinh ở ruồi giấm có kiểu gen Aa DE/de giảm phân không phát sinh đột biến đã tạo ra 4 loại tinh trùng. Theo lí thuyết, tỉ lệ 4 loại tinh trùng
 A.1 : 1 : 1 :1	 B.1 : 1 : 2 :2
 C.3 : 3 : 1 :1	 D.1 : 1 : 1 :1 : 1 : 1 : 1 :1
Câu42: Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và di truyền lặn trội hoàn toàn; tần số hoán vị gen giữa A và B là 20%. Xét phép lai Ab/aB XDE XdE x Ab/ab XdE Y kiểu hình A-bbddE- ở đời con chiếm tỉ lệ 
 A.35%. 	 B.40%. 	 C.22,5%. 	 D.45%. 
Câu43: Trong các câu sau đây khi nói về đột biến điểm: 
1. Đột biến điểm là những biến đổi nhỏ nên ít có vai trò trong quá trình tiến hóa.
2. Đột biến điểm là những biến đổi đồng thời tại nhiều điểm khác nhau trong gen cấu trúc .
3. Trong bất cứ trường hợp nào, tuyệt đại đa số đột biến điểm là có hại.
4. Trong số các đột biến điểm thì phần lớn đột biến thay thế một cặp nuclêôtit là gây hại ít nhất cho cơ thể sinh vật. 
5. Xét ở mức độ phân tử, phần nhiều đột biến điểm là trung tính. 
6. Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường và tổ hợp gen mà nó tồn tại. Có bao nhiêu câu đúng?
 A.3. 	 B.2 	 C.5. 	 D.4.
Câu44: Các ví dụ nào sau đây thuộc về cơ chế cách li sau hợp tử:
(1) Hai loài rắn sọc sống trong cùng một khu vực địa lí, một loài chủ yếu sống dưới nước, loài kia sống trên cạn.
(2) Một số loài kì giông sống trong một khu vực vẫn giao phối với nhau, tuy nhiên phần lớn con lai phát triển không hoàn chỉnh.
(3) Ngựa lai với lừa đẻ ra con la bất thụ.
(4) Trong cùng một khu phân bố địa lí, chồn đốm phương đông giao phối vào cuối đông, chồn đốm phương tây giao phối vào cuối hè.
(5) Các phân tử prôtêin bề mặt của trứng và tinh trùng nhím biển tím và nhím biển đỏ không tương thích nên không thể kết hợp được với nhau.
(6) Hai dòng lúa tích lũy các alen đột biến lặn ở một số locut khác nhau, hai dòng vẫn phát triển bình thường, hữu thụ nhưng con lai giữa hai dòng mang nhiều alen đột biến lặn nên có kích thước rất nhỏ và cho hạt lép. Đáp án đúng là : 
 A.(2), (4), (5).	 B.(1), (3), (6).	 C.(2), (3), (6).	 D.(2), (3), (5).
Câu45: Những quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có các đặc điểm
 A.cá thể có kích thước lớn, sử dụng nhiều thức ăn, tuổi thọ lớn.
 B.cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản ít, đòi hỏi điều kiện chăm sóc nhiều.
 C.cá thể có kích thước lớn, sinh sản ít, sử dụng nhiều thức ăn.
 D.cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều, đòi hỏi điều kiện chăm sóc ít.
Câu46: Ở một loài thực vật, gen quy định hạt dài trội hoàn toàn so với alen quy định hạt tròn; gen quy định hạt chín sớm trội hoàn toàn so với alen quy định hạt chín muộn. Cho cây có kiểu gen dị hợp tử về 2 cặp gen tự thụ phấn đời con thu được 3600 cây, trong đó có 144 cây có kiểu hình hạt tròn, chín muộn. Biết rằng không có đột biến, hoán vị gen xảy ra ở cả 2 giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, số cây ở đời con có kiểu hình hạt dài, chín muộn là bao nhiêu?
 A.826 cây. 	 B.756 cây . 	 C.576 cây. 	 D.628 cây.
Câu47: Phát biểu nào sau đây chưa chính xác?
 A.Trao đổi chất theo phương thức đồng hoá, dị hoá và sinh sản là những dấu hiệu không có ở vật thể vô cơ.
 B.Sự phát sinh sự sống là quá trình tiến hoá của các hợp chất cácbon dẫn tới sự hình thành hệ tương tác các đại phân tử protêin và axit nucleic có khả năng tự nhân đôi, tự đổi mới.
 C.Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống gồm 2 loại vật chất hữu cơ là protêin và axit nucleic
 D.Phân tử ADN có khả năng tự sao chép chính xác nên cấu trúc đặc trưng của ADN luôn ổn định qua các thế hệ.
Câu48: Cho một số khu sinh học:
 (1) Đồng rêu (Tundra). (2) Rừng lá rộng rụng theo mùa. 
(3) Rừng lá kim phương bắc (Taiga). (4) Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới. 
Có thể xếp các khu sinh học nói trên theo mức độ phức tạp dần của lưới thức ăn theo trình tự đúng là
 A.(2) → (3) → (4) → (1).	 B.(1) → (3) → (2) → (4).
 C.(2) → (3) → (1) → (4).	 D.(1) → (2) → (3) → (4).
Câu49:Lưới thức ăn của một ao nuôi cá như sau: Trong ao vật dữ đầu bảng có số lượng rất ít ỏi. Từ hiện trạng của ao, bạn hãy chỉ cho người nông dân nên áp dụng biện pháp sinh học nào đơn giản nhất nhưng có hiệu quả để nâng cao tổng giá trị sản phẩm trong ao?
 A.Thả thêm cá quả vào ao để tiêu diệt cá mương, thòng đong, cân cấn nhằm giải phóng giáp xác vì thế tăng thức ăn cho mè hoa.
 B.Tiêu diệt bớt cá quả vì cá quả là cá dữ đầu bảng, lúc đó cá mương, thòng đong, cân cấn sẽ tăng thì tổng giá trị sản phẩm trong ao sẽ tăng.
 C.Loại bớt cá mè hoa nhằm giảm cạnh tranh với cá mương, thòng đong, cân cấn.
 D.Loại bớt cá quả để cá mương, thòng đong, cân cấn phát triển.
Câu50:Khai thác tài nguyên một cách bền vững là
 A.khai thác tài nguyên một cách tối đa cho phát triển kinh tế, xã hội nhằm nâng cao đời sống cho con người.
 B.cấm không được khai thác để bảo vệ tài nguyên.
 C.bảo vệ những loài sinh vật có giá trị cao, những loài ít có giá trị cần khai thác triệt để.
 D.khai thác hợp lí tài nguyên tái sinh và tái chế, tái sử dụng tài nguyên không tái sinh.
------------Hết----------

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_THPT_Quoc_Gia_Co_To.doc