Đề thi thử số 5 thời gian: 120 phút. Môn: Ngữ văn

docx 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 946Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử số 5 thời gian: 120 phút. Môn: Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử số 5 thời gian: 120 phút. Môn: Ngữ văn
ĐỀ THI THỬ SỐ5
THỜI GIAN: 120 PHÚT.
Môn: Ngữ Văn.
PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (3điểm)
Đọc đoạn văn sau:
Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo. Ta không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng, không say mê cái huyền ảo, kì vĩ. Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét sặc sỡ. Quy mô chuộng sự vừa khéo, vừa xinh, phải khoảng. Giao tiếp, ứng xử chuộng hợp tình, hợp lí, áo quần, trang sức, món ăn đều không chuộng sự cầu kì. Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng và có quy mô vừa phải.
( Trích Nhìn về vốn văn hóa dân tộc – Trần Đình Hượu)
1. Đoạn văn trên có đặc điểm của phong cách ngôn ngữ gì? Về hình thức cấu trúc, nó thuộc kiểu đoạn văn gì? (1 đ)
2. Đoạn văn thể hiện nội dung gì? Hãy nêu ra 3 từ mà anh/ chị cho là chứa đựng chủ đề đoạn văn? Hãy đặt nhan đề cho đoạn văn? (1 đ)
3. “Ta không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng, không say mê cái huyền ảo, kì vĩ” – Theo anh/ chị, đây là ưu điểm hay nhược điểm của con người Việt Nam? Diễn giải ngắn gọn? (1 đ)
PHẦN I: VIẾT (7điểm)
Câu 1: (3.5đ)
Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ, khi nhân vật Trương Ba bày tỏ quan niệm của ông về cuộc sống: “ Không thể sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”, nhân vật tiên cờ Đế Thích có nói: “Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn cả ư?”.
Những quan niệm về cuộc sống như thế vẫn tồn tại trong xã hội hôm nay. Theo anh/ chị, quan niệm sống nào là phù hợp với thực tế đời sống? Hãy viết bài văn để bày tỏ ý kiến của mình?
Câu 2: (3.5đ) Chọn một trong hai đề sau:
Câu 2a: Bàn về truyện ngắn, có ý kiến cho rằng: “Qua một nỗi lòng, một cảnh ngộ, một sự việc của nhân vật, nhà văn muốn đối thoại với bạn đọc về một vấn đề nhân sinh”.
Bằng một vấn đề nhân sinh trong một truyện ngắn hiện đại, anh/ chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Câu 2b: Nhà thơ Lưu Trọng Lư cho rằng: “Một câu thơ hay là một câu thơ có sức gợi”
Anh/ chị hãy phân tích một câu thơ mà anh chị yêu thích để làm rõ câu nói trên.
HƯỚNG DẪN ĐỀ THI THỬ SỐ 5
THỜI GIAN: 120 PHÚT.
Môn: Ngữ Văn.
PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (3điểm)
Câu 1: Đoạn văn trên có đặc điểm của phong cách ngôn ngữ khoa học. Nó thuộc kiểu đoạn văn diễn dịch.
Câu 2: Đoạn văn trên nêu lên một đặc điểm của văn hóa Việt Nam, đó là quan niệm về cái đẹp vừa xinh, vừa khéo, duyên dáng, thanh lịch.
Ba từ: cái đẹp, xinh, khéo.
Nhan đề: Quan niệm về cái đẹp của người Việt Nam.
Câu 3: Thí sinh trình bày ý kiến theo suy nghĩ và trải nghiệm của bản thân: đó có thể là ưu điểm, có thể là nhược điểm. Phương án tối ưu là thí sinh thấy được cả mặt ưu và nhược điểm củađặc điểm đó trong văn hóa Việt Nam. Chú ý: diễn đạt ngắn gọn hàm súc.
PHẦN II: VIẾT (7điểm)
Câu 1: (3.5 đ)
Thí sinh biết cách viết văn bản NLXH bày tỏ quan điểm của mình về hai câu đối thoại của Trương Ba và Đế Thích. Phương án tối ưu là thí sinh vừa đánh giá được thực tế đời sống, vừa đưa ra những quan điểm đúng đắn, sâu sắc về cuộc sống: cần trung thực, sống thật với chính mình, tránh lối sống giả tạo, vay mượn. Liên hệ bản thân là điều quan trọng.
Câu 2: 
Câu 2a: Bài viết cần thể hiện được:
Hiểu câu nói: nhà văn mượn các chi tiết, cảnh ngộ của nhân vật để chuyển tải quan niệm về cuộc sống và con người.
Vấn đề nhân sinh trong truyên ngắn: Vần đề mưu sinh, hạnh phúc, đau buồn. tình thương, bi kịch của con người Chọn truyện ngắn phản ánh sâu sắc được những vần đề trên.
Bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề tác giả phản ánh.
Đánh giá nghệ thuật của truyện ngắn dùng làm ngữ liệu.
Câu 2b: Bài viết thể hiện được sự am hiểu những kiến thức lý luận văn học về thơ:
Sức gợi: Gợi ý nghĩa, gợi hình ảnh, gợi cảm xúc, gợi những suy nghĩ, chiêm nghiệm sâu sắc
Câu thơ chọn làm ngữ liệu phải tiêu biểu, nhiều tầng ý nghĩa, giàu sức gợi.
Khi phân tích câu thơ cần chú ý phân tích các yếu tố: tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, mạch cảm xúc thì mới đi đến hiểu được sức gợi của câu thơ.

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe luyen thi TN 2014 so 5 va goi y.docx