Đề thi tham khảo THPT Quốc gia năm 2022 môn Ngữ văn 12 - Bộ đề: Hồn trương ba, da hàng thịt

docx 37 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 20/06/2022 Lượt xem 2421Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi tham khảo THPT Quốc gia năm 2022 môn Ngữ văn 12 - Bộ đề: Hồn trương ba, da hàng thịt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi tham khảo THPT Quốc gia năm 2022 môn Ngữ văn 12 - Bộ đề: Hồn trương ba, da hàng thịt
HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT
ĐỀ THAM KHẢO
ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2022
Bài thi : Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: 
Bất kỳ một quan điểm nào cũng có thể thay đổi, điều quan trọng là bạn có “muốn” thay đổi thay không mà thôi. Mọi thứ không bỗng dưng mà có, thái độ cũng vậy. Để có một thái độ sống đúngđắn, trước tiên ta cần hình thành nó, rồi dần dần phát triển lên, biến nó thành tài sản quý giá cho bản thân. Một số người từ chối việc thay đổi, họ cho rằng “Tôi đã quen sống như này từ nhỏ, thay đổi chỉ làm cuộc sống thêm rắc rối mà thôi!” hoặc “Cha mẹ sinh mình ra thế nào thì cứ thế ấy, thayđổi làm gì cho mệt!”. Bạn cần biết rằng, không bao giờ là quá trễ cho một sự thay đổi. Nhờ thay đổi, con người mới có những bước tiến vượt bậc. Không chấp nhận thay đổi, cuộc sống của bạn sẽ trở nên nghèo nàn, thậm chí bạn sẽ gặp những rắc rối lớn. Bạn gọi một cái cây không đâm chồi nảy lộc, không ra hoa kết trái là gì? Đó chẳng phải là “cây chết” hay sao? Con người chúng ta cũng vậy. Cuộc sống sẽ luôn được vận hành tốt nếu ta không ngừng hoàn thiện bản thân. 
Những ai không chịu thay đổi cho phù hợp với cuộc đời sẽ chẳng thể nào thích nghi được với hoàn cảnh. Có thể họ vẫn hiện hữu nhưng trong cuộc sống của họ sẽ bị tách biệt, không bắt nhịp được với đồng loại của mình. 
(Wayne Cordeiro, Thái độ quyết định thành công,NXB Tổng hợp TP. HCM, 2016, tr.34) 
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?
Câu 2. Theo tác giả, tại sao một số người từ chối việc thay đổi? 
Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về ý của câu: Không chấp nhận thay đổi, cuộc sống của bạn sẽ trở nên nghèo nàn, thậm chí bạn sẽ gặp những rắc rối lớn?
Câu 4. Thông điệp nào từ đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/chị? (trình bày khoảng 5 đến 7 dòng) 
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) 
Câu 1. (2,0 điểm) 
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về những điều cần thay đổi ở thanh niên Việt Nam hiện nay trong việc trở thành công dân toàn cầu. 
Câu 2. (5,0 điểm) 
Đế Thích: Ông Trương Ba... (đắn đo rất lâu rồi quyết định) Vì lòng quí mến ông, tôi sẽ làm cu Tị sống lại, dù có bị phạt nặng... Nhưng còn ông... rốt cuộc ông muốn nhập vào thân thể ai? 
Hồn Trương Ba: (sau một hồi lâu): Tôi đã nghĩ kĩ... (nói chậm và khẽ) Tôi không nhập vào hình thù ai nữa! Tôi đã chết rồi, hãy để tôi chết hẳn! 
Đế Thích: Không thể được! Việc ông phải chết chỉ là một lầm lẫn của quan thiên đình. Cái sai ấy đã được sửa bằng cách làm cho hồn ông được sống. 
Hồn Trương Ba: Có những cái sai không thể sửa được. Chắp vá gượng ép chỉ càng làm sai thêm. Chỉ có cách là đừng bao giờ sai nữa, hoặc phải bù lại bằng một việc đúng khác. Việc đúng còn làm kịp bây giờ là làm cu Tị sống lại. Còn tôi, cứ để tôi chết hẳn... 
Đế Thích: Không! Ông phải sống, dù với bất cứ giá nào... 
Hồn Trương Ba: Không thể sống với bất cứ giá nào được, ông Đế Thích ạ! Có những cái giá đắt quá, không thể trả được... Lạ thật, từ lúc tôi có đủ can đảm đi đến quyết định này, tôi bỗng cảm thấy mình lại là Trương Ba thật, tâm hồn tôi lại trở lại thanh thản, trong sáng như xưa... 
Đế Thích: Ông có biết ông quyết định điều gì không? Ông sẽ không còn lại một chút gì nữa, không được tham dự vào bất cứ nỗi vui buồn gì! Rồi đây, ngay cả sự ân hận về quyết định này, ông cũng không có được nữa. 
Hồn Trương Ba: Tôi hiểu. Ông tưởng tôi không ham sống hay sao? Nhưng sống thế này, còn khổ hơn là cái chết. Mà không phải chỉ một mình tôi khổ! Những người thân của tôi sẽ còn phải khổ vì tôi! Còn lấy lí lẽ gì khuyên thằng con tôi đi vào con đường ngay thẳng được? Cuộc sống giả tạo này có lợi cho ai? Họa chăng chỉ có lão lí trưởng và đám trương tuần hỉ hả thu lợi lộc! Đúng, chỉ bọn khốn kiếp là lợi lộc. 
(Lưu Quang Vũ, Hồn Trương Ba,da hàng thịt,Ngữ văn 12, tập Hai, NXB Giáo dục - 2008, tr.151-152)‌ ‌
‌‌Cảm‌ ‌nhận‌ ‌của‌ ‌anh/chị‌ ‌về‌ ‌nhân‌ ‌vật‌ ‌Hồn‌ ‌Trương‌ ‌Ba‌ ‌trong‌ ‌đoạn‌ ‌trích‌ ‌trên.‌ ‌Từ‌ ‌đó,‌ ‌nhận‌ ‌xét‌ ‌chiều‌ ‌sâu‌ ‌triết‌ ‌lí‌ ‌về‌ ‌con‌ ‌người‌ ‌của‌ ‌ ‌Lưu‌ ‌Quang‌ ‌Vũ.‌ 
V. HƯỚNG DẪN CHẤM:
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC - HIỂU	
1
Phương thức biểu đạt chính của văn bản: nghị luận.
0.5
2
Theo‌ ‌tác‌ ‌giả,‌ ‌một‌ ‌số‌ ‌người‌ ‌từ‌ ‌chối‌ ‌việc‌ ‌thay‌ ‌đổi‌ ‌vì‌ ‌họ‌ ‌cho‌ ‌rằng:‌ ‌
+‌ ‌“Tôi‌ ‌đã‌ ‌quen‌ ‌sống‌ ‌như‌ ‌thế‌ ‌này‌ ‌từ‌ ‌nhỏ,‌ ‌thay‌ ‌đổi‌ ‌chỉ‌ ‌làm‌ ‌cho‌ cuộc‌ ‌sống‌ ‌thêm‌ ‌rắc‌ ‌rối‌ ‌mà‌ ‌thôi”.‌ ‌
+‌ ‌“Cha‌ ‌mẹ‌ ‌sinh‌ ‌mình‌ ‌ra‌ ‌thế‌ ‌nào‌ ‌thì‌ ‌cứ‌ ‌để‌ ‌thế‌ ‌ấy,‌ ‌thay‌ ‌đổi‌ ‌làm‌ ‌gì‌
‌cho‌ ‌mệt!”.‌
0.5
3
Không‌ ‌chấp‌ ‌nhận‌ ‌thay‌ ‌đổi,‌ ‌cuộc‌ ‌sống‌ ‌của‌ ‌bạn‌ ‌sẽ‌ ‌trở‌ ‌nên‌ ‌nghèo‌ 
‌nàn,‌ ‌thậm‌ ‌chí‌ ‌bạn‌ ‌sẽ‌ ‌gặp‌ ‌những‌ ‌rắc‌ ‌rối‌ ‌lớn:‌
-‌ ‌Tụt‌ ‌hậu‌ ‌so‌ ‌với‌ ‌người‌ ‌khác,‌ ‌thiếu‌ ‌hụt‌ ‌về‌ ‌kiến‌ ‌thức,‌ ‌kĩ‌ ‌năng‌ ‌do‌ 
‌không‌ chịu‌ ‌học‌ ‌hỏi‌ ‌và‌ ‌trau‌ ‌dồi.‌ ‌
-‌‌Những‌ ‌khó‌ ‌khăn,‌ ‌phiền‌ ‌phức‌ ‌mà‌ ‌con‌ ‌người có thể sẽ‌ ‌gặp‌ ‌phải‌ ‌trong‌ ‌cuộc‌ ‌sống‌ ‌
0.75
0.25
4
Học‌ ‌sinh‌ ‌nêu‌ ‌thông‌ ‌điệp‌ ‌có‌ ‌ý‌ ‌nghĩa‌ ‌nhất‌ ‌với‌ ‌bản‌ ‌thân‌ ‌nhưng‌ ‌cần‌ 
‌lí‌ ‌giải‌ ‌hợp‌ ‌lí,‌ ‌thuyết‌ ‌phục,‌ ‌không‌ ‌trái‌ ‌với‌ ‌chuẩn‌ ‌mực‌ ‌đạo‌ ‌đức‌ ‌và‌ 
‌pháp‌ ‌luật.‌ ‌
1.0
II
LÀM VĂN
1
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về những điều cần thay đổi ở thanh niên Việt Nam hiện nay trong việc trở thành công dân toàn cầu. 
2.0
a. Đảm bảo bố cục một đoạn văn nghị luận: có đủ các phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Mởđoạn nêu được vấn đề, thân đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.
0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Những điều cần thay đổi ở thanh niên Việt Nam hiện nay trong việc trở thành công dân toàn cầu. 
0.25
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các ý:
-‌ ‌Giải‌ ‌thích:‌ ‌
+‌ ‌Sự‌ ‌thay‌ ‌đổi‌ ‌là‌ ‌những‌ ‌biến‌ ‌chuyển‌ ‌về‌ ‌suy‌ ‌nghĩ,‌ ‌nhận‌ ‌thức,‌ ‌hành‌ ‌động,‌ ‌tình‌ ‌cảmtrong‌ ‌mỗi‌ ‌cá‌ ‌nhân.‌ ‌
+‌ ‌Công‌ ‌dân‌ ‌toàn‌ ‌cầu‌ ‌là‌ ‌những‌ ‌người‌ ‌có‌ ‌thể‌ ‌sống‌ ‌và‌ ‌làm‌ ‌việc‌ ‌ở‌
‌một‌ ‌hay‌ ‌nhiều‌ ‌quốc‌ ‌gia‌ ‌khác‌ ‌nhau,‌ ‌trong‌ ‌môi‌ ‌trường‌ ‌đa‌ ‌ngôn‌ ‌ngữ‌đa‌ ‌văn‌ ‌hóa.‌ ‌
0.25
* Bàn luận: 
- ‌Để‌ ‌trở‌ ‌thành‌ ‌công‌ ‌dân‌ ‌toàn‌ ‌cầu‌ ‌thanh‌ ‌niên‌ ‌Việt‌ ‌Nam:‌ ‌
+‌ ‌Nỗ‌ ‌lực‌ ‌trong‌ ‌học‌ ‌tập,‌ ‌trau‌ ‌dồi‌ ‌kiến‌ ‌thức‌ ‌cho‌ ‌bản‌ ‌thân,‌ ‌trang‌ ‌bị‌ 
‌khả‌ ‌năng‌ ‌sử‌ ‌dụng‌ ‌thông‌ ‌thạo‌ ‌một‌ ‌ngoại‌ ‌ngữ‌ ‌(tiếng‌ ‌Anh)‌ ‌để‌ ‌hội‌ ‌nhập.‌ ‌
+‌ ‌Tích‌ ‌cực,‌ ‌chủ‌ ‌động‌ ‌tiếp‌ ‌cận ‌công‌ ‌nghệ‌ ‌4.0‌,‌ ‌rèn‌ ‌luyện‌ ‌tư‌ ‌duy‌
‌phản‌ ‌biện,‌ ‌kĩ‌ ‌năng‌ ‌giao‌ ‌tiếp‌ ‌và‌ ‌khả‌ ‌năng‌ ‌thích‌ ‌ứng‌ ‌với‌ ‌một‌ ‌thế‌ 
‌giới‌ liên‌ ‌tục‌ ‌thay‌ ‌đổi
+‌ ‌Tăng‌ ‌cường‌ ‌trải‌ ‌nghiệm‌ ‌trong‌ ‌cuộc‌ ‌sống‌ ‌để‌ ‌hình‌ ‌thành‌ ‌kĩ‌ ‌năng‌ ‌sống.‌
+‌ ‌Phấn‌ ‌đấu‌ ‌theo‌ ‌những‌ ‌chuẩn‌ ‌mực‌ ‌đạo‌ ‌đức,‌ ‌chuẩn‌ ‌mực‌ ‌giá‌ ‌trị‌
‌được‌ ‌UESCO‌ ‌công‌ ‌nhận.‌ 
0.5
* Liên hệ bản thân, rút ra bài học: 
-‌ ‌Công‌ ‌dân‌ ‌toàn‌ ‌cầu‌ ‌là‌ ‌ước‌ ‌mơ‌ ‌của‌ ‌tuổi‌ ‌trẻ‌ ‌Việt‌ ‌Nam.‌ ‌
-‌ ‌Trở‌ ‌thành‌ ‌công‌ ‌dân‌ ‌toàn‌ ‌cầu‌ ‌là‌ ‌phù‌ ‌hợp‌ ‌với‌ ‌xu‌ ‌thế‌ ‌chung‌ ‌của‌ 
‌thế‌ ‌giới.‌ ‌
-‌ ‌Phấn‌ ‌đấu‌ ‌để‌ ‌thực‌ ‌hiện‌ ‌mong‌ ‌muốn‌ ‌đó‌ ‌bằng‌ ‌những‌ ‌hành‌ ‌động,‌ 
‌việc‌ ‌làm‌ ‌thiết‌ ‌thực.
0.25
d. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
0.25
e. Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
0.25
II
2
LÀM VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
5.0
Đế Thích: Ông Trương Ba... (đắn đo rất lâu rồi quyết định) Vì lòng quí mến ông, tôi sẽ làm cu Tị sống lại, dù có bị phạt nặng... Nhưng còn ông... rốt cuộc ông muốn nhập vào thân thể ai? 
Hồn Trương Ba: (sau một hồi lâu): Tôi đã nghĩ kĩ... (nói chậm và khẽ) Tôi không nhập vào hình thù ai nữa! Tôi đã chết rồi, hãy để tôi chết hẳn! 
Đế Thích: Không thể được! Việc ông phải chết chỉ là một lầm lẫn của quan thiên đình. Cái sai ấy đã được sửa bằng cách làm cho hồn ông được sống. 
Hồn Trương Ba: Có những cái sai không thể sửa được. Chắp vá gượng ép chỉ càng làm sai thêm. Chỉ có cách là đừng bao giờ sai nữa, hoặc phải bù lại bằng một việc đúng khác. Việc đúng còn làm kịp bây giờ là làm cu Tị sống lại. Còn tôi, cứ để tôi chết hẳn... 
Đế Thích: Không! Ông phải sống, dù với bất cứ giá nào... 
Hồn Trương Ba: Không thể sống với bất cứ giá nào được, ông Đế Thích ạ! Có những cái giá đắt quá, không thể trả được... Lạ thật, từ lúc tôi có đủ can đảm đi đến quyết định này, tôi bỗng cảm thấy mình lại là Trương Ba thật, tâm hồn tôi lại trở lại thanh thản, trong sáng như xưa... 
Đế Thích: Ông có biết ông quyết định điều gì không? Ông sẽ không còn lại một chút gì nữa, không được tham dự vào bất cứ nỗi vui buồn gì! Rồi đây, ngay cả sự ân hận về quyết định này, ông cũng không có được nữa. 
Hồn Trương Ba: Tôi hiểu. Ông tưởng tôi không ham sống hay sao? Nhưng sống thế này, còn khổ hơn là cái chết. Mà không phải chỉ một mình tôi khổ! Những người thân của tôi sẽ còn phải khổ vì tôi! Còn lấy lí lẽ gì khuyên thằng con tôi đi vào con đường ngay thẳng được? Cuộc sống giả tạo này có lợi cho ai? Họa chăng chỉ có lão lí trưởng và đám trương tuần hỉ hả thu lợi lộc! Đúng, chỉ bọn khốn kiếp là lợi lộc. 
(Lưu Quang Vũ, Hồn Trương Ba,da hàng thịt,Ngữ văn 12, tập Hai, NXB Giáo dục - 2008, tr.151-152)‌ ‌
‌‌Cảm‌ ‌nhận‌ ‌của‌ ‌anh/chị‌ ‌về‌ ‌nhân‌ ‌vật‌ ‌Hồn‌ ‌Trương‌ ‌Ba‌ ‌trong‌ 
‌đoạn‌ ‌trích‌ ‌trên.‌ ‌Từ‌ ‌đó,‌ ‌nhận‌ ‌xét‌ ‌chiều‌ ‌sâu‌ ‌triết‌ ‌lí‌ ‌về‌ ‌con‌ ‌người‌ ‌của‌ ‌‌ ‌Lưu‌ ‌Quang‌ ‌Vũ.‌ 
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
0.5
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp nhân vật hồn Trương Ba trong đoạn trích, nhận xét chiều sâu triết lí về con người của Lưu Quang Vũ.
0.5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích và nội dung nghị luận:
0.5
* ‌Về‌ ‌nội‌ ‌dung:‌ ‌
- Hoàn cảnh xuất hiện cuộc ‌đối ‌thoại:Trương Ba thích trồng vườn, yêu cái đẹp, tâm hồn thanh nhã, giỏi đánh cờ. Bị bắt chết nhầm, nên phải trú ngụ trong thân xác anh hàng thịt mới chết gần nhà. Do sống tạm bợ, lệ thuộc, Trương Ba dần bị xác hàng thịt làm mất đi bản chất trong sạch, ngay thẳng, bị người thân từ chối.
‌‌Ý‌ ‌thức‌ ‌được‌ ‌điều‌ ‌đó,‌ ‌Trương‌ ‌Ba‌ ‌dằn‌ ‌vặt,‌ ‌đau‌ ‌khổ‌ ‌và‌‌quyết‌ ‌định‌ ‌chống‌ ‌lại‌ ‌bằng‌ ‌cách‌ ‌tách‌ ‌ra‌ ‌khỏi‌ ‌xác‌ ‌thịt,‌ ‌không‌ ‌chấp‌ ‌nhận‌ ‌để‌ ‌Đế‌ ‌Thích‌ ‌cho‌ ‌nhập‌ ‌vào‌ ‌xác‌ ‌cu‌ ‌Tị.‌ ‌ ‌
0.5
- Nhân vật Hồn Trương Ba phê phán sai lầm của Đế Thích: 
+ Đế Thích gợi ý để hồn rời xác anh hàng thịt sang xác cu Tị. Nhưng Hồn Trương Ba đã hình dung ra những “nghịch cảnh” khi phải sống trong thân xác một đứa trẻ đã quyết định xin cho cu Tị được sống, và mình được chết hẳn.
+ Thần thánh cũng sai lầm, qua lời của Đế Thích: “Việc ông phải chết chỉ là một sai lầm của quan thiên đình. Cái sai ấy đã được sửa bằng cách làm cho ông được sống”. Hồn Trương Ba đã dáp lại:“‌Có‌ ‌những‌ ‌cái‌ ‌sai‌ ‌không‌ ‌thể‌ ‌sửa‌ ‌được.‌ ‌Chắp‌ ‌vá‌ ‌và‌ ‌gượng‌ ‌ép‌ 
‌chỉ‌ ‌làm‌ ‌sai‌ ‌thêm.‌ ‌Chỉ‌ ‌có‌ ‌cách‌ ‌là‌ ‌đừng‌ ‌bao‌ ‌giờ‌ ‌sai‌ ‌nữa,‌ ‌hoặc‌ ‌phải‌ ‌bù‌ ‌lại bằng một việc đúng khác”. Hồn Trương Ba đã lí luận đúng, Trương Ba đã phải chết vì sự sai lầm của các thần quan trên thiên đình. Từ sai lầm ấy, và vì tính háo danh, muốn “người trên trời, dưới đất mới biết tôi cao cờ như thế nào” nên Đế Thích mới chắp vá và gượng ép cho Hồn Trương Ba nhập vào xác hàng thịt tạo nên nỗi thống khổ cho Trương Ba và những người thân.‌ ‌Cũng‌ ‌vì‌ ‌ích‌ ‌kỉ,‌ ‌háo‌ ‌danh‌ ‌mà‌ ‌Đế‌ ‌Thích‌ ‌quyết‌ ‌phạm‌ ‌một‌ ‌sai‌ 
‌lầm‌ ‌khác‌ ‌là‌ ‌cho‌ ‌Hồn‌ ‌Trương‌ ‌Ba‌ ‌nhập‌ ‌vào xác‌ ‌cu‌ ‌Tị,‌ ‌nếu‌ ‌Hồn‌ ‌Trương‌ ‌Ba‌ ‌không‌ ‌kịch‌ ‌liệt‌ ‌phản‌ ‌đối.‌ ‌
-‌ ‌Nhân‌ ‌vật‌ ‌Hồn‌ ‌Trương‌ ‌Ba‌ ‌có‌ ‌quan‌ ‌niệm‌ ‌sống‌ ‌đúng‌ ‌đắn:‌ ‌sống‌ là‌ ‌chính‌ ‌mình,‌ ‌sống‌ ‌vị‌ ‌tha,‌ ‌cao‌ ‌thượng,‌ ‌nhân‌ ‌hậu:‌ ‌
+Dù‌ ‌rất‌ ‌ham‌ ‌sống‌ ‌(“‌Ông‌ ‌tưởng‌ ‌tôi‌ ‌không‌ ‌ham‌ ‌sống‌ ‌hay‌ ‌sao‌?”)‌ 
‌nhưng‌ ‌Hồn‌ ‌Trương‌ ‌Ba‌ ‌lại‌ ‌quyết‌ ‌định‌ ‌“không‌ ‌muốn‌ ‌nhập‌ ‌vào hình thù ai nữa” vì hơn ai hết ông thấu hiểu nỗi khổ của bản thân mình khi phải nương nhờ vào thân xác người khác. Ông cũng không muốn những người thân của mình phải khổ, phải liên lụy‌ ‌ ‌vì‌ ‌mình.‌ ‌
+Với‌ ‌quyết‌ ‌định‌ ‌này,‌ ‌Trương‌ ‌Ba‌ ‌đã‌ ‌tự‌ ‌viết‌ ‌nên‌ ‌cái‌ ‌kết‌ ‌có‌ ‌hậu‌ ‌cho‌ ‌cuộc‌ ‌đời‌ ‌mình‌ ‌và‌ ‌cho‌ ‌những‌ ‌người‌ ‌xung‌ ‌quanh.‌ ‌Mặc‌ ‌dù‌ ‌sự‌ ‌sống‌ ‌của‌ ‌Trương‌ ‌Ba‌ ‌đã‌ ‌sắp‌ ‌đi‌ ‌đến‌ ‌hồi‌ ‌kết‌ ‌thúc‌ ‌nhưng‌ ‌Trương‌ ‌Ba‌ ‌đã‌ 
‌tìm‌ ‌thấy‌ ‌lại‌ ‌được‌ ‌con‌ ‌người‌ ‌thật‌ ‌của‌ ‌chính‌ ‌bản‌ ‌thân‌ ‌mình:‌ ‌“‌Lạ‌ 
‌thật,‌ ‌từ‌ ‌lúc‌ ‌tôi‌ ‌có‌ ‌đủ‌ ‌can‌ ‌đảm‌ ‌đi‌ ‌đến‌ ‌quyết‌ ‌định‌ ‌này,‌ ‌tôi‌ ‌bỗng‌ ‌cảm‌‌thấy‌ ‌mình‌ ‌lại‌ ‌là‌ ‌Trương‌ ‌Ba‌ ‌thật,‌ ‌tâm‌ ‌hồn‌ ‌tôi‌ ‌lại‌ ‌trở‌ ‌lại‌ ‌thanh‌ ‌thản‌trong‌ ‌sáng‌ ‌như‌ ‌xưa.‌..”.‌ ‌Không‌ ‌chỉ‌ ‌phục‌ ‌sinh‌ ‌lại‌ ‌những‌ ‌giá‌ ‌trị‌ ‌tốt‌ ‌đẹp‌ ‌của‌ ‌bản‌ ‌thân,‌ Trương Ba còn trở nên bất tử trong suy nghĩ của tất cả những người thân bằng tình cảm nhớ thương, yêu quý. 
 + Hồn Trương Ba lại phải giải thích rằng cũng ham sống lắm, nhưng sống mà mình không còn là mình, bắt người thân phải khổ vì mình thì đó là cái giá không thể trả được. Và Hồn Trương Ba đã đặt ngược lại vấn đề rồi đi đến kết luận: “Cuộc sống giả tạo này có lợi cho ai? Họa chăng chỉ có lão lí trưởng và đám trương tuần hỉ hả thu lợi lộc! Đúng, chỉ bọn khốn kiếp là lợi lộc”. 
+ Cách giải quyết của Hồn Trương Ba là duy nhất đúng và toàn vẹn nhất dù cách đó có thể khiến Hồn Trương Ba vĩnh viễn rời xa cuộc đời này, thậm chí “cả sự ân hận về quyết định này, ông cũng không có được nữa”. Vì chỉ khi “chết hẳn”, Hồn Trương Ba mới tìm lại được sự thanh thản, trong sáng; những người thân của Trương Ba cũng sẽ không còn phải khổ vì ông; thằng con của Trương Ba sẽ có cơ hội trở lại con đường ngay thẳng. Cho đến phút cuối cùng, Hồn Trương Ba vẫn rất nhân hậu, vị tha. 
=>Những lời thoại của Hồn Trương Ba với Đế Thích chứng tỏ nhân vật đã ý thức rõ về tình cảnh trớ trêu, đầy tính chất bi hài của mình, thấm thía nỗi đau khổ về tình trạng ngày càng vênh lệch giữa hồn và xác, đồng thời càng chứng tỏ quyết tâm giải thoát nung nấu của nhân vật. Qua màn đối thoại, có thể thấy tác giả gửi gắm nhiều thông điệp vừa trực tiếp vừa gián tiếp, vừa mạnh mẽ, quyết liệt vừa kín đáo và sâu sắc về thời đại chúng ta đang sống, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của những người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự dung tục, giả tạo để bảo vệ quyền được sống toàn vẹn, hợp với lẽ tự nhiên cùng sự hoàn thiện nhân cách. 
0.75
* Về nghệ thuật: 
+ Sáng tạo lại cốt truyện dân gian. 
+ Nghệ thuật dựng cảnh, dựng đối thoại, độc thoại nội tâm. Hành động của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách, góp phần phát triển tình huống kịch. 
+ Có chiều sâu triết lý khách quan. 
1.0
* Nhận xét chiều sâu triết lí về con người của nhà văn Lưu Quang Vũ. 
 - Màn thoại giữa Trương Ba và Đế Thích một lần nữa khắc sâu vấn đề trung tâm nhất, cốt lõi nhất của toàn bộ tác phẩm, đó là việc người sống vẫn có sự hài hòa giữa linh hồn và thể xác, giữa bên trong và bên ngoài. Việc một người vẫn còn đầy khao khát sống như Trương Ba sau quá trình trăn trở, lựa chọn đã chối từ cả hai cơ hội được sống để nhận về mình cái chết đã cho thấy để sống cho ra một người không hề dễ dàng. Người ta không thể sống bằng bất cứ giá nào, người chỉ thực sự được là mình khi có sự thống nhất, hòa hợp giữa hoạt động bên ngoài với tâm trạng, cảm xúc bên trong. 
 - Tác giả không chỉ đặt ra vấn đề để người đọc trăn trở suy nghĩ mà đã đi đến trả lời cho câu hỏi: sống như thế nào là sống có ý nghĩa? Trương Ba chết hẳn để đổi lại sự sống cho anh hàng thịt, cho cu Tị, để đổi lấy tiếng cười và niềm hạnh phúc cho tất cả những người xung quanh thì câu hỏi: sống như thế nào là có ý nghĩa đã được trả lời một cách rõ ràng: một sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi người không chỉ biết sống vì mình mà còn biết sống, biết vun đắp, thậm chí biết hi sinh cho hạnh phúc của những người xung quanh. Rõ ràng ở đây nhà văn đã đề cao lối sống vị tha, cao thượng. Đó cũng chính là lý do cho sự thay đổi đầy dụng ý của tác giả khi biến một người nông dân chung chung trong truyện cổ dân gian thành một người làm vườn ‌trong‌ ‌tác‌ ‌phẩm‌ ‌của‌ ‌mình.‌ ‌Hình‌ ‌tượng‌ ‌người‌ ‌làm‌ ‌vườn‌ ‌chính‌ ‌là‌‌đại‌ ‌diện‌ ‌cho‌ ‌những‌ ‌người‌ ‌biết‌ ‌vun‌ ‌xới,‌ ‌chăm‌ ‌lo‌ ‌cho‌ ‌hạnh‌ ‌phúc‌ của‌ ‌người‌ ‌khác.‌ ‌Ở‌ ‌khía‌ ‌cạnh‌ ‌này‌ ‌chúng‌ ‌ta‌ ‌thấy‌ ‌tư‌ ‌tưởng‌ ‌của‌ ‌nhà‌ ‌văn‌ ‌dù‌ ‌tiến‌ ‌bộ‌ ‌và‌ ‌mới‌ ‌mẻ‌ ‌đến‌ ‌đâu‌ ‌vẫn‌ ‌có‌ ‌sự‌ ‌bắt‌ ‌rễ‌ ‌sâu‌ ‌và‌ ‌hoàn‌ 
‌toàn‌ ‌thống‌ ‌nhất‌ ‌với‌ ‌truyền‌ ‌thống,‌ ‌đạo‌ ‌lý‌ ‌tốt‌ ‌đẹp‌ ‌của‌ ‌dân‌ ‌tộc.‌ 
0.5
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
0.5
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
0.25
Lưu ý khi chấm: Chỉ cho điểm theo mức trên khi học sinh đáp ứng cả về kĩ năng và kiến thức. Cho điểm phải căn cứ tính thống nhất giữa các phần trong bố cục và tính nhất quán của bài, không đếm ý cho điểm. 
--------------------------šõ›------------------------
ĐỀ THAM KHẢO
ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2022
Bài thi : Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm)
 Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: 
Đi ta đi! Khai phá rừng hoang
Hỏi núi non cao, đâu sắt đâu vàng?
Hỏi biển khơi xa, đâu luồng cá chạy?
Sông Đà, sông Lô, sông Hồng, sông Chảy
Hỏi đâu thác nhảy, cho điện quay chiều?
Hỡi những người trai, những cô gái yêu
Trên những đèo mây, những tầng núi đá
Hai bàn tay ta hãy làm tất cả!
Xuân đã đến rồi. Hối hả tương lai
Khói những nhà máy mới ban mai
(Trích Bài ca mùa xuân 1961- Tố Hữu)
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Chỉ ra hai hình ảnh trong đoạn trích thể hiện cảm hứng xây dựng cuộc sống mới.
Câu 3. Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ.
Câu 4. Anh/Chị hãy nhận xét về tình cảm của tác giả được thể hiện trong đoạn trích.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về vấn đề tuổi trẻ và tương lai của đất nước.
Câu 2 (5.0 điểm)
Hồn Trương Ba: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn.
Đế Thích: Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn cả ư? Ngay cả tôi đây. Ở bên ngoài, tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong. Mà cả Ngọc Hoàng nữa, chính người lắm khi cũng phải khuôn ép mình cho xứng với danh vị Ngọc Hoàng. Dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông. Ông đã bị gạch tên khỏi sổ Nam Tào. Thân thể thật của ông đã tan rữa trong bùn đất, còn chút hình thù gì của ông đâu!
Hồn Trương Ba: Sống nhờ vào đồ đạc, của cải của người khác, đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!
Đế Thích: (không hiểu) Nhưng mà ông muốn gì?
Hồn Trương Ba: Ông từng nói: Nếu thân thể người chết còn nguyên vẹn, ông có thể làm cho hồn người đó trở về. Thì đây, (chỉ vào người mình) thân thể anh hàng thịt còn lành lặn nguyên xi đây, tôi trả lại cho anh ta. Ông hãy làm cho hồn anh ta được sống lại với thân xác này.
Đế Thích: Sao lại có thể đổi tâm hồn đáng quý của bác lấy chỗ cho cái phần hồn tầm thường của anh hàng thịt?
Hồn Trương Ba: Tầm thường, nhưng đúng là của anh ta, sẽ sống hòa thuận được với thân anh ta, chúng sinh ra là để sống với nhau. Vả lại, còncòn chị vợ anh ta nữachị ta thật đáng thương!
(Trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” – Lưu Quang Vũ, SGK Ngữ văn 12 tập hai, trang 149, NXB Giáo dục 2008, tr149)
Phân tích vẻ đẹp nhân cách của Trương Ba thể hiện qua đoạn đối thoại với Đế Thích. Từ đó nhận xét về chiều sâu triết lí được tác giả gửi gắm qua đoạn trích?
 Hết
V. GỢI Ý ĐÁP ÁN
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
3,0
1
Thể thơ tự do.
0,5
2
Hai hình ảnh trong đoạn trích thể hiện cảm hứng xây dựng cuộc sống mới:
Khai phá rừng hoang, Hai bàn tay ta hãy làm tất cả
(HS có thể chọn hình ảnh khác)
0.5
3
Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ:
Biện pháp tu từ: Câu hỏi tu từ, lặp cấu trúc cú pháp, liệt kê.
Tác dụng: Nhấn mạnh tâm thế làm chủ của con người đối với núi sông, biển cả bao la, giàu tiềm năng, đồng thời thể hiện khao khát xây dựng, phát triển đất nước.
1,0
4
Nhận xét về tình cảm của tác giả được thể hiện trong đoạn trích:
Tác giả thể hiện niền vui lớn, niềm tự hào về non sông đất nước. Cảm hứng ra đi để khai phá tiềm năng của núi rừng, sông biển, làm giàu cho quê hương đất nước.
1.0
II
LÀM VĂN
7,0
1
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về vấn đề tuổi trẻ và tương lai của đất nước 
2,0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Học sinh có thể trình bày đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
suy nghĩ về vấn đề tuổi trẻ và tương lai của đất nước
0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận
1,0
Học sinh có thể vận dụng các thao tác lập luận khác nhau để triển khai vấn đề cần nghị luận, tuy nhiên phải đúng trọng tâm mà đề bài yêu cầu. Có thể tham khảo hướng sau:
- Nêu tầm quan trọng, vai trò của tuổi trẻ với non sông đất nước. Dẫn dắt ý kiến của Bác Hồ hoặc câu nói tương tự về mối quan hệ giữa tuổi trẻ và tương lai đất nước.
- Giải thích thế nào là tuổi trẻ và tương lai đất nước? Tuổi trẻ và tương lai đất nước có mối quan hệ, ảnh hưởng như thế nào? Để tổ quốc sánh vai với các cường quốc thì tuổi trẻ cần làm gì? Làm thế nào để phát huy tối đa sức mạnh của tuổi trẻ ngày nay?
- Phê phán bộ phận giới trẻ sống không có trách nhiệm, không phát huy vai trò của tuổi trẻ.
- Khẳng định ý nghĩa vai trò của tuổi trẻ, nhấn mạnh mối quan hệ giữa tuổi trẻ và tương lai đất nước.
- Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học tập và rèn luyện đối với giới trẻ.
- Bày tỏ những suy nghĩ cảm nhận của bản thân.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
0,25
e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận.
0,25
2
Phân tích vẻ đẹp nhân cách của Trương Ba thể hiện qua đoạn đối thoại với Đế Thích. Từ đó nhận xét về chiều sâu triết lí được tác giả gửi gắm qua đoạn trích.
5,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Mở bài giới thiệu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định vấn đề cần nghị luận
Vẻ đẹp nhân cách của nhân vật Trương Ba thể hiện qua đoạn đối thoại với nhân vật Đế Thích. Qua đó tác giả gửi gắm những triết lý sâu sắc.
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận
Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
- Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Lưu Quang Vũ, tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt, và nêu đúng vấn đề nghị luận
0,5
- Hoàn cảnh dẫn đến màn đối thoại: Trương Ba là một người hiền lành, lương thiện, tốt bụng nhưng bị chết oan vì sự tắc trách của quan nhà trời. Đế Thích, một vị tiên cờ vì yêu quý mến mộ tài nghệ của Trương Ba nên đã giúp ông sống lại trong thể xác của anh hành thịt. Mọi việc rắc rối bắt đầu xảy ra kể từ khi hồn Trương Ba cư ngụ trong thể xác phàm tục ấy. Ý thức được tình trạng “vênh lệch” của mình, Trương Ba quyết định gọi Đế Thích để giải quyết bi kịch mà mình đang gặp phải.
- Vẻ đẹp nhân cách của nhân vật Trương Ba thể hiện qua đoạn đối thoại với nhân vật Đế Thích:
+ Trương Ba hiểu thấu ý nghĩa của sự sống đích thực, luôn khát khao sống đúng với bản thân, không muốn sống nhờ, sống gửi
+ Không chấp nhận cảnh sống “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”.
+ Muốn được sống theo đúng bản chất của mình “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”.
+ Thẳng thắn chỉ ra những sai lầm của Đế Thích “Sống nhờ vào đồ đạc.cần biết”.
+ Theo Trương Ba, sự sống chỉ có ý nghĩa khi chấm dứt tình trạng giả tạo, con người phải sống đúng với mình, có được sự hoà hợp toàn vẹn giữa linh hồn và thể xác.
- Chiều sâu triết lí được gửi gắm qua đoạn trích:
+ Con người muốn có cuộc sống hạnh phúc cần phải có sự hài hoà giữa thể xác và linh hồn, giữa vật chất và tinh thần, được sống là chính mình.
+ Cuộc sống chỉ thật sự có ý nghĩa khi con người tìm thấy tình yêu thương, sự sẽ chia của những người xung quanh, đặc biệt là những người thân yêu trong gia đình.
+ Được sống là điều may mắn nhưng sống thế nào cho thật ý nghĩa mới là điều quan trọng
3,0
Nghệ thuật:
– Màn kịch thể hiện sự xung đột quyết liệt, căng thẳng giữa Trương Ba và Đế Thích do sự bất đồng về quan điểm sống, nhân vật cần đưa ra sự lựa chọn.
– Thể hiện đầy đủ những đặc trưng thể loại kịch: mâu thuẫn phát triển từ “đỉnh điểm” đi đến “mở nút”, ngôn ngữ sinh động, giọng điệu biến hoá, lời thoại vừa hướng nội vừa hướng ngoại,
0.5
Đánh giá khái quát: Qua đoạn đối thoại của nhân vật trong đoạn trích, nhà văn đã chuyển tải nhiều thông điệp nhân sinh quan trọng
0,5
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
0,25
e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận.
0,25
--------------------------šõ›------------------------
ĐỀ SỐ 14
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích: 
“Michael Dowling là chủ tịch hội đồng quản trị của một trong những ngân hàng lớn nhất tiểu bang Minnesota và từng được phòng Thương mại Hoa kỳ bầu chọn là vị lãnh đạo tiêu biểu của năm Một lần, ông được mời đến thăm các thương bệnh binh ở thành phố Luân Đôn – những con người đã phải đối mặt với thế chiến II khốc liệt.
Mở đầu buổi nói chuyện, Michael nói với các khán giả của ông rằng thương tích mà họ đang gánh chịu chẳng đáng là gì, rằng thay vì chìm đắm trong đau khổ, thất vọng họ hãy đứng lên, hăng hái trở lại và tiếp tục cống hiến cho cuộc sống. Ngay lập tức nhiều tiếng xì xào phản đối nổi lên...
Rất bình thản, Michael tiếp tục bài phát biểu của mình. Ông khuyên họ hãy giữ vững niềm tin vào bản thân và tự đặt ra những mục tiêu để phấn đấu. Khi ông kết thúc, cơn thịnh nộ của các thương bệnh binh lên đến đỉnh điểm. Họ lớn tiếng phản đối chê bai lẫn thóa mạ ông. Nhưng lạ thay, vị chủ tịch không hề nao núng. Ông im lặng, bình thản ngồi xuống chiếc ghế gần đó và bắt đầu “tháo” chân phải của mình ra. Trông thấy cảnh đó, những người lính có vẻ lắng dịu một chút. Họ chăm chú quan sát hành động kì lạ của ông. Michael tháo tiếp một bên chân còn lại của mình, rồi lặng lẽ tháo luôn cánh tay phải, bàn tay trái của mình Ông tiếp tục nói, những lời tâm tình dịu dàng của người đồng cảnh ngộ, rằng thành công của mỗi người phụ thuộc vào việc họ có dám đặt ra cho mình những mục tiêu phấn đấu hay không và mức độ nhẫn nại để thực hiện những mục tiêu ấy đến đâu. Những người cựu chiến binh yên lặng. Người đàn ông tật nguyền đang phát biểu trên bục kia đã thực sự truyền cho họ một sức sốngmới.”
(Trích “Vượt lên chính mình” - Những câu chuyện cuộc sống - NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2014, tr. 42)
Thực hiện các yêu cầu sau: 
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2: Tìm những cụm từ miêu tả thái độ của những người thương bệnh binh khi nghe Michael nói chuyện.
Câu 3: “Người đàn ông tật nguyền đang phát biểu trên bục kia đã thực sự truyền cho họ một sức sống mới”. Theo anh (chị), “sức sống mới” mà Michael truyền cho các thương bêṇh binh đươc làm nên bởi điều gì?
Câu 4: Suy nghĩ của anh (chị) về bài hoc từ lời khuyên của Michael với các thương bệnh binh trong phần mở đầu buổi nói chuyện: “thay vì chìm đắm trong đau khổ họ hãy đứng lên, hăng hái trở lại và tiếp tục cống hiến”?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ ) phát biểu suy nghĩ của mình về lời tâm tình của Michael nói với các thương bêṇ h binh : “...thành công của mỗi người phụ thuộc vào việc họ có dám đặt ra cho mình những mục tiêu phấn đấu hay không và mức độ nhẫn nại để thực hiện những mục tiêu ấy đến đâu”.
Câu 2 (5,0 điểm)
Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ có đoạn:
Hồn Trương Ba: Ông Đế Thích ạ, tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt được nữa, không thể được!
Đế Thích: Sao thế?Có gì không ổn đâu!
Hồn Trương Ba: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn.
Đế Thích: Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn cả ư? Ngay cả tôi đây. Ở bên ngoài, tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong. Mà cả Ngọc Hoàng nữa, chính người lắm khi cũng phải khuôn ép mình cho xứng với danh vị Ngọc Hoàng. Dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông. Ông đã bị gạch tên khỏi sổ Nam Tào. Thân thể thật của ông đã tan rữa trong bùn đất, còn chút hình thù gì của ông đâu!
Hồn Trương Ba: Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác, đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết
Đế Thích: Nhưng mà ông muốn gì?
Hồn Trương Ba: Ông từng nói: Nếu thân thể người chết còn nguyên vẹn, ông có thể làm cho hồn người đó trở về. Thì đây, thân thể anh hàng thịt còn lành lặn nguyên xi đây, tôi trả lại cho anh ta. Ông hãy làm cho hồn anh ta được sống lại với  thân xác này
Ðế Thích: Sao lại có thể đổi tâm hồn đáng quý của bác lấy chỗ cho cái phần hồn tầm thường của anh hàng thịt?
Hồn Trương Ba: Tầm thường, nhưng đúng là của anh ta, sẽ sống hòa thuận được với thân anh ta, chúng sinh ra là để sống với nhau. Vả lại, còncòn chị vợ anh ta nữachị ta thật đáng thương!”
Đế thích: Nhưng thế hồn ông muốn trú vào đâu?
Hồn Trương Ba: Ở đâu cũng được, chứ không ở đây nữa. Nếu ông không giúp, tôi sẽtôi sẽ nhảy xuống sông hay đâm một nhát dao vào cổ, lúc đó thì hồn tôi chẳng còn, xác anh hàng thịt cũng mất.
 (Trích Hồn Trương Ba, da hàng t

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_tham_khao_thpt_quoc_gia_nam_2022_mon_ngu_van_12_bo_de.docx