ĐỀ THI THỬ QUỐC GIA NĂM 2016 Họ và tên thí sinh: ¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼.¼¼¼¼¼¼.. Số báo danh: ¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼ Cho biết nguyên tử khối (theo đvC) của các nguyên tố: H = 1; He = 4; Li = 7; Be = 9; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Rb = 85; Sr = 88; Ag = 108; Sn = 119; Cs = 133; Ba = 137; Pb = 207; I = 127; F = 19. Câu 1: Nguyên tắc nào để sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn sau đây là sai: A. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của khối lượng nguyên tử. B. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. C. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng. D. Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử được xếp thành một cột. Câu 2: Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon: A. Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn B. Chữa sâu răng C. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm D. Sát trùng nước sinh hoạt Câu 3:Cho các nguyên tử: , , . Nhận định nào đúng khi nói về 3 nguyên tử X, Y, Z: A. X, Y thuộc cùng một nguyên tố hóa học B. X và Z có cùng số khối C. X và Y có cùng số nơtron D. X, Z là 2 đồng vị của 1 nguyên tố hóa học Câu 4:Bộ dụng cụ ở hình bên có thể dùng để điều chế khí Clo trong phòng thí nghiệm. Các dung dịch C và D lần lượt đựng : A E B C D E A. H2SO4 đặc và NaCl bão hòa B. H2SO4 đặc và Ca(OH)2 C. Ca(OH)2 và H2SO4 đặc D. NaCl bão hòa và H2SO4 đặc Câu 5: Thủy phân hỗn hợp 0,02 mol saccarozơ và 0,01mol mantozơ một thời gian thu được dung dịch X với hiệu suất tương ứng là 60% và 75%. Khi cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được lượng Ag là: A. 0,078mol B. 0,083mol C. 0,085mol D. 0,090mol Câu 6:Khi cho 0,1mol este đơn chức, mạch hở X tác dụng với dung dịch NaOH dư sau khi phản ứng kết thúc thì lượng NaOH đã phản ứng là 8g và tổng khối lượng sản phẩm hữu cơ thu được là 21,0g. Số đồng phân cấu tạo của X thoả mãn các tính chất trên là: A. 5 B. 3 C. 4 D. 2 Câu 7:Cho dãy các chất: N2, H2, NH3, NaCl, HCl, H2O. Số chất trong dãy mà phân tử chỉ chứa liên kết cộng hóa trị không cực là: A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 8:Hỗn hợp X gồm etilen, metan, propin, vinyl axetilen có tỉ khối so với H2 là 17. Đốt cháy hoàn toàn 5,1gam hỗn hợp X rồi hấp thụ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng bình tăng thêm m gam. Giá trị của m là: A. 25,5 B. 20,1 C. 18,3 D. 21,9 Câu 9:Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là: A. 5 B. 6 C. 7 D. 8 Câu 10: Cho butan qua xúc tác ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp X gồm C4H10, C4H8, C4H6 và H2. Tỉ khối của X so với butan là 0,45. Nếu cho 0,6mol X vào Brom dư thì số mol Brom tối đa phản ứng là: A. 0,33mol B. 0,36mol C. 0,30mol D. 0,40mol Câu 11:Phát biểu nào sau đây là sai: A. Độ âm điện của brom lớn hơn độ âm điện của iot B. Tính axit của HF mạnh hơn tính axit của HCl C. Bán kính nguyên tử của clo lớn hơn bán kính nguyên tử của flo D. Tính khử của ion Br- lớn hơn tính khử của ion Cl- Câu 12: Cho m gam bột Cu vào 400ml dung dịch AgNO3 1M sau một thời gian phản ứng thu được 42g hỗn hợp rắn X và dung dịch Y. Lọc tách X rồi thêm 16,25g bột Zn vào Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 23,65g chất rắn Z. Giá trị của m là: A. 19,2 B. 12,8 C. 16,0 D. 9,6 Câu 13:Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm m gam Al và 30,4g Cr2O3 trong điều kiện không có không khí sau khi phản ứng kết thúc, thu được hỗn hợp X. Cho toàn bộ X vào một lượng dư dung dịch HCl loãng nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 12,32 lit khí (đktc). Còn nếu cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch NaOH đặc nóng dư, sau khi phản ứng kết thúc thì số mol NaOH đã phản ứng là: A. 0,9mol B. 0,5mol C. 0,1mol D. 0,4mol Câu 14:Cho các phản ứng hóa học sau: (a) S + O2 SO2; (b) S + 3F2 SF6; (c) S + Hg ® HgS; (d) S + 6HNO3đặc H2SO4 + 6SO2 + 2H2O. Số phản ứng trong đó S thể hiện tính khử là: A. 1 B. 2 C.3 D. 4 Câu 15:Cho 400ml dung dịch E gồm AlCl3 x mol/lit và Al2(SO4)3 y mol/lit tác dụng với 612ml dung dịch NaOH 1M, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 8,424g kết tủa. Mặt khác, khi cho 400ml E tác dụng với BaCl2 dư thì thu được 33,552g kết tủa. Tỉ lệ x : y là: A. 3 : 4 B. 3 : 2 C. 4 : 3 D. 7 : 4 Câu 16:Khi bắt đầu phản ứng, nồng độ của 1 chất là 0,024M, sau 10 giây xảy ra phản ứng, nồng độ của chất đó là 0,022M. Tốc độ của phản ứng trong thời gian đó là: A. 0,0002 mol/ls B. 0,0024 mol/ls C. 0,0022 mol/ls D. 0,0046 mol/ls Câu 17:Hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2, Cu(NO3)2 và AgNO3. Thành phần % khối lượng của N trong X là 11,864%. Có thể điều chế được tối đa bao nhiêu gam hỗn hợp 3 kim loại từ 70,8g X: A. 39,6g B. 36,8g C. 30,4g D. 33,6g Câu 18:Nhiệt phân hoàn toàn một lượng Cu(NO3)2 được chất rắn X và hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ Y vào một lượng dư nước thu được dung dịch Z. Cho khí CO dư qua X nung nóng đến phản ứng hoàn toàn rồi lấy chất rắn sinh ra cho vào Z, thấy chất rắn chỉ tan một phần và thoát ra khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của X đã phản ứng là: A. 70% B. 25% C. 60% D. 75% Câu 19:Chia hỗn hợp 2 ancol đơn chức X, Y (MX< MY) là đồng đẳng kế tiếp thành 2 phần bằng nhau: Đốt cháy hoàn toàn phần I thu được 8,96 lit CO2 và 11,7g H2O. Đun nóng phần II với H2SO4 đặc ở 1400c tạo thành 4,615g hỗn hợp 3 ete. Hóa hơi hoàn toàn hỗn hợp 3 ete trên thu được thể tích hơi bằng thể tích của 2,17g N2 ở cùng điều kiện. Hiệu suất của phản ứng tạo ete của X, Y lần lượt là: A. 80% và 50% B. 50% và 80% C. 40% và 60% D. 60% và 40% Câu 20:Cho m gam bột kẽm vào 500ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng dung dịch tăng thêm 7,85g so với dung dịch ban đầu. Giá trị của m là: A. 16,25 B. 15,60 C. 11,05 D. 11,70 Câu 21:Hỗn hợp X gồm etyl axetat, metyl propionat và vinyl acrylat. Đốt cháy hoàn toàn 36,2g X thu được 27g H2O. Phần trăm số mol của vinyl axetat trong hỗn hợp là: A. 75% B. 50% C. 40% D. 25% Câu 22:Cho phương trình hoá học: N2 (k) + O2(k) ⇌ 2NO (k); DH > 0. Hãy cho biết những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng hoá học trên: A. Nhiệt độ và nồng độ B. Áp suất và nồng độ C. Nồng độ và chất xúc tác D. Chất xúc tác và nhiệt độ Câu 23:Các hợp chất sau, hợp chất nào thuộc loại lưỡng tính: A. Cr(OH)3, Fe(OH)2, Mg(OH)2 B. Cr(OH)3, Zn(OH)2, Pb(OH)2 C. Cr(OH)3, Zn(OH)2, Mg(OH)2 D. Cr(OH)3, Pb(OH)2, Mg(OH)2 Câu 24:Phát biểu nào sau đây đúng: A. Phân hỗn hợp chứa nitơ, photpho, kali được gọi chung là NPK B. Phân ure có công thức (NH4)2CO3 C. Phân lân cung cấp nitơ cho cây dưới dạng ion NO3- và NH4+ D. Amophot là hỗn hợp các muối (NH4)2HPO4 và KNO3 Câu 25:Ở điều kiện thích hợp xảy ra các phản ứng sau: (a) 2C + Ca®CaC2; (b) C + 2H2® CH4; (c) C + CO2® 2CO; (d) 3C + 4Al ® Al4C3. Trong các phản ứng trên, tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng: A. (a). B. (c). C. (d). D. (b). Câu 26:Hấp thụ hết 3,36 lit CO2 (đktc) vào 100ml dung dịch gồm K2CO3 0,2M và KOH x mol/lit, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với BaCl2 dư thu được 13,79g kết tủa. Giá trị của x là: A. 1,6 B. 2,2 C. 2,0 D. 1,8 Câu 27:Công thức đơn giản nhất của một hidrocacbon là CnH2n+1. Dãy đồng đẳng của hidrocacbon là: A. ankan B. ankin C. anken D. ankadien Câu 28:Tên thay thế (theo IUPAC) của (CH3)3C - CH2 - CH(CH3)2 là A. 2,2,4,4-tetrametylbutan. B. 2,4,4-trimetylpentan. C. 2,2,4-trimetylpentan. D. 2,4,4,4-tetrametylbutan. Câu 29:Cho 11,64 gam hỗn hợp X gồm Cu và Ag có tỉ lệ mol tương ứng là 1:3 vào 50 ml dung dịch gồm H2SO4 2M và HNO3 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được a mol khí NO (là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Trộn a mol NO trên với 0,1mol O2 thu được hỗn hợp khí Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với nước thu được 500ml dung dịch có pH = z. Giá trị của z là: A. 2 B. 4 C. 3 D. 1 Câu 30:Để hidro hóa hoàn toàn 0,025mol hỗn hợp X gồm 2 andehit có khối lượng 1,625g cần 1,12 lit H2 (đktc). Mặt khác khi cho cũng lượng X trên phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 10,8g Ag. CTCT của 2 andehit trong X là: A. CH2 = C(CH3)CHO và OHCCHO B. OHCCH2CHO, OHCCHO C. HCHO, OHCCH2CHO D. CH2 = CHCHO, OHCCH2CHO Câu 31:Chất hữu cơ X mạch hở có dạng H2N - R - COOR' (R, R'là các gốc hidrocacbon), phần trăm khối lượng của O trong X là 35,96%. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH, toàn bộ lượng ancol sinh ra cho tác dụng với CuO đun nóng được andehit Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 34,56g Ag kết tủa. Giá trị của m là: A. 8,01 B. 10,68 C. 7,12 D. 14,24 Câu 32:Ancol no, mạch hở có công thức tổng quát là: A. CnH2n+2O B.CnH2n+2Oz C. CnH2n+2-2kOz D. CxHyOz Câu 33:Hỗn hợp M gồm 1 andehit và 1 ankin (có cùng số nguyên tử C). Đốt cháy hoàn toàn x mol hỗn hợp M thu được 3x mol CO2 và 1,6x mol H2O. % số mol của andehit trong hỗn hợp M là: A. 60% B. 40% C. 50% D. 80% Câu 34: Hỗn hợp X gồm C3H6, C4H10, C2H2 và H2. Cho m gam X vào bình kín có chứa một ít bột Ni làm xúc tác. Nung nóng bình thu được hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng vừa đủ V lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy cho hấp thụ hết vào bình đựng nước vôi trong dư, thu được một dung dịch có khối lượng giảm 21,45 gam. Nếu cho Y đi qua bình đựng lượng dư dung dịch brom trong CCl4 thì có 24 gam brom phản ứng. Mặt khác, cho 11,2 lít (đktc) hỗn hợp X đi qua bình đựng dung dịch brom dư trong CCl4, thấy có 64 gam brom phản ứng. các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V gần với giá trị nào sau đây nhất A. 22. B. 21,00. C. 10. D. 21,5. Câu 35: Rót từ từ dung dịch HCl 0,1M vào 200 ml dung dịch K[Al(OH)4] 0,2M. Khối lượng kết tủa thu được phụ thuộc vào V (ml) dung dịch HCl như sau: Giá trị của a và b lần lượt là: A. 200 và 1000 B. 200 và 800 C. 200 và 600 D. 300 và 800 Câu 36:Phần trăm khối lượng của N trong hợp chất CxHyN là 23,73%. Số đồng phân amin thỏa mãn các dữ kiện trên là: A. 3 B. 4 C. 2 D. 1 Câu 37:Phát biểu không đúng là: A. Trong dung dịch H2NCH2COOH tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H3N+CH2COO- B. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl C. Hợp chất H2NCH2COOH3NCH3 là este của glyxin D. Amino axit là những chất rắn kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt Câu 38:Brađikinin có tác dụng làm giảm huyết áp. Đó là một nonapeptit có công thức là: Arg-Pro- Pro-Gly-Phe-Ser-Pro-Phe-Arg. Khi thuỷ phân không hoàn toàn peptit này có thể thu được bao nhiêu tripeptit nào có chứa phenylalanin (Phe): A. 5 B. 6 C. 4 D. 3 Câu 39:Miêu tả không đúng về cấu trúc mạch của các polime là: A. Poli(vinyl axetat) có dạng mạch không phân nhánh B. Amilopectin có dạng mạch mạng lưới không gian C. Cao su lưu hóa có dạng mạch mạng lưới không gian D. Poli(vinyl clorua) có dạng mạch không phân nhánh Câu 40:Tổng số hợp chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở có cùng CTPT C5H10O2 phản ứng được với dung dịch NaOH cho sản phẩm là muối và ancol nhưng không có phản ứng tráng bạc là: A. 4 B. 5 C. 8 D. 9 Câu 41.Cho hỗn hợp các kim loại K, Ba, Mg, Al, Fe, Cu, Ag tác dụng với oxi dư đun nóng. Số lượng oxit thu được là: A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Câu 42; Đốt cháy m gam hỗn hợp gồm 2 amin no đơn chức mạch hở thu được 28,6 gam CO2 và 18,45 gam H2O. m có giá trị là : A. 13,35 gam B. 12,65 gam C. 13 gam D. 11,95 gam Câu 43: Axit cacboxylic X, ancol Y, anđehit Z đều đơn chức, mạch hở, tham gia được phản ứng cộng với Br2 và đều có không quá ba nguyên tử cacbon trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp gồm X, Y, Z (trong đó X chiếm 20% về số mol) cần vừa đủ 0,34 mol O2. Mặt khác 14,8 gam hỗn hợp trên phản ứng tối đa với a mol H2 (xúc tác Ni). Giá trị của a là A. 0,45. B. 0,40. C. 0,50. D. 0,55. Câu 44:Cho hỗn hợp Al và Zn vào dung dịch AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X chỉ chứa 1 muối và phần không tan Y gồm 2 kim loại. Hai kim loại trong Y và muối trong X là: A. Zn, Ag và Zn(NO3)2 B. Al, Ag và Al(NO3)3 C. Al, Ag và Zn(NO3)2 D. Zn, Ag và Al(NO3)3 Câu 45:Chất X có CTPT là C4H8O3. X tác dụng với NaHCO3 và muối thu được tác dụng với Na giải phóng H2. Hơi của X không tác dụng với CuO nung nóng. Vậy công thức cấu tạo của X là: A. CH3C(CH3)(OH)COOH B. HOCH2CH2CH2COOH C. HOCH2-CO-CH2CH2OH D. HOCH2CH2COOCH3 Câu 46:Để luyện 900 tấn gang có hàm lượng sắt 90% cần dùng x tấn quặng manhetit chứa 75% Fe3O4 (còn lại là tạp chất không chứa sắt). Biết hàm lượng sắt bị hao hụt trong quá trình sản xuất là 2%. Giá trị của x là: A. 1246,63 B. 1118,57 C. 1521,87 D. 1491,43 Câu 47:Cho các chất: HCHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số chất có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là: A. 3 B. 6 C. 4 D. 5 Câu 48:Cho các phản ứng sau: (a) H2S + SO2; (b) Na2S2O3 + dung dịch H2SO4 loãng; (c) SiO2 + 2Mg (t0); (d) Al2O3 + dung dịch NaOH; (e) Ag + O3; (g) SiO2 + dung dịch HF. Số phản ứng tạo ra đơn chất là: A. 4 B. 5 C. 6 D. 3 Câu 49:Hỗn hợp khí X gồm O2 và O3 có tỉ khối so với H2 là 22,4. Hỗn hợp khí Y gồm propyl amin và etyl amin có tỉ khối so với H2 là 24,6. Để đốt cháy hoàn toàn V1 lit Y cần vừa đủ V2 lit X (biết sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2, các chất khí được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Tỉ lệ V1 : V2 là: A. 5:1 B. 1:5 C. 3:1 D. 1:3 Câu 50:Cho phản ứng C6H5CH3 + KMnO4® C6H5COOK + MnO2 + KOH + H2O. Tổng hệ số (nguyên, tối giản) của tất cả các chất trong phản ứng trên là: A. 8 B. 10 C. 12 D. 11 Hết --------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Tài liệu đính kèm: