Đề thi thử môn ngữ văn (thời gian 120 phút) môn toán

doc 1 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 840Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử môn ngữ văn (thời gian 120 phút) môn toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử môn ngữ văn (thời gian 120 phút) môn toán
ĐỀ THI THỬ MÔN NGỮ VĂN 
(Thời gian 120 phút)
I. Trắc nghiệm (2,0 điểm): Hãy chọn phương án đúng
Câu 1. Thành phần khởi ngữ là thành phần
 A. câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên để tài được nói đến trong câu.
 B. được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
 C. được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
 D. được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp trong câu.
Câu 2. Đoạn văn: Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre anh hùng chiến đấu. (theo Thép Mới) đã dùng phép liên kết chủ yếu nào để liên kết các câu với nhau?
 A. Phép đồng nghĩa. B. Phép thế. C. Phép nối. D. Phép lặp.
Câu 3. Trong các phương án dưới đây, phương án nào nêu đúng về giọng điệu của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ?
 A. Trong sáng, thiết tha. B. Nghiêm trang, thành kính. 
 C. Mạnh mẽ, hùng tráng. D. Nhanh, vui tươi.
Câu 4. Văn bản Chuyện người con gái Nam Xương được viết theo thể loại nào?
 A. Chí. B. Truyền kì. C. Truyện Nôm D. Tuỳ bút. 
Câu 5. Truyện Kiều được Nguyễn Du viết bằng chữ gì?
 A. Chữ Phạn. B. Chữ Hán. C. Chữ Nôm. D. Chữ Quốc ngữ.
Câu 6. Ai là tác giả của truyện ngắn Cố hương?
 A. D. Đi-phô. B. G. đơ Mô-pa-xăng. C. G. Lân-đơn. D. Lỗ Tấn.
Câu 7. Câu thơ: Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ được trích ở tác phẩm nào?
 A. Tiếng gà trưa. B. Bếp lửa. C. Mây và sóng. D. Ánh trăng.
Câu 8. Cách trả lời của nhân vật Mã Giám Sinh qua hai câu thơ: Hỏi tên, rằng: “Mã Giám Sinh ” – Hỏi quê, rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần” (Truyện Kiều) đã vi phạm phương châm hội thoại nào?
 A. Phương châm quan hệ. B. Phương châm lịch sự. 
 C. Phương châm về lượng. D. Phương châm về chất.
II. Tự luận: (8 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu hiệu quả của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ dưới đây:
Từ hồi về thành phố
quen ảnh điện, của gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dung qua đường
 (Trích Ánh trăng - Nguyễn Duy)
Câu 2: (2,0 điểm) Cho đoạn văn sau:
 Một ấn tượng hàm ơn khó tả dạt lên trong lòng cô gái. Không phải chỉ vì bó hoa rất to sẽ đi theo cô trong chuyến đi thứ nhất ra đời. Mà vì một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh cho thêm cô. Và vì một cái gì đó nữa mà lúc này cô chưa kịp nghĩ kĩ.
 (Ngữ văn 9, tập một, trang 187, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)
a) Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
b) Em hãy nêu ngắn gọn ý nghĩa của hình ảnh “một bó hoa nào khác nữa” trong câu văn thứ ba.
Câu 3: (5,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
Mai về miền Nam thưong trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
 (Viếng lăng Bác - Viễn Phương)

Tài liệu đính kèm:

  • docThi_thu_lan_1.doc