TRƯỜNG THCS DÂN HÒA ĐỀ THI THỬ Môn: Ngữ Văn Thời gian: 120 phút Phần I:( 4 điểm): Dưới đây là một đoạn trích ....Nửa tiếng đồng hồ sau, chị Thao chui vào hang. Bình thản, mệt lả và cáu kỉnh, chị nhìn tôi:“Hơn nghìn khối!“, rồi chị ngồi xuống uống nước trong bi đông. Nước nhỏ từ cằm xuống áo, liên tiếp những giọt mưa. Tôi quay về đơn vị. Đại đội trưởng bảo Thế à, cảm ơn các bạn Đại đội trưởng rất hay dùng từ tế nhị như “cảm ơn, xin lỗi, chúc may mắn“ Câu 1: Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Cho biết cấu tạo của nhan đề tác phẩm đó. Cấu tạo ấy có dụng ý gì trong việc thể hiện nội dung của tác phẩm? Câu 2: Hãy chỉ ra từ ngữ được dùng làm phép thế có trong đoạn văn trên ? Câu 3: Cách sử dụng từ ngữ của nhân vật đại đội trưởng khiến em liên tưởng đến phương châm hội thoại nào? Việc người kể chuyện dẫn lại lời nói của nhân vật chị Thao và người đại đội trưởng của mình nhằm mục đích gì? Câu 4: Từ đoạn trích trên hãy trình bày suy nghĩ của em( khoảng nửa trang giấy thi) về vấn đề giao tiếp ứng xử của học sinh hiện nay. PHẦN II: (6 điểm) Không biết từ khi nào, mùa thu xuất hiện trong thi ca với bao cảm xúc, để lại ấn tượng sâu đậm khiến lòng người bâng khuâng xao xuyến. Trong Sang thu nhà thơ Hữu Thỉnh có viết: Sông được lúc dềnh dàng Câu 1: Em chép tiếp 3 câu để hoàn thiện khổ thơ ? Giải nghĩa từ “dềnh dàng”? Câu 2: Chỉ ra biện pháp tu từ nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ trên? Nêu hiệu quả thẩm mĩ của biện pháp tu từ trong diễn đạt? Câu 3: Từ khổ thơ vừa chép, hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch, trình bày cảm nhận của em về những biến chuyển trong không gian lúc giao mùa từ hạ sang thu. Trong đoạn văn có sử dụng câu bị động, thành phần cảm thán ( gạch chân câu bị động và thành phần cảm thán). Câu 4: Kể tên một tác phẩm khác ( nêu tên tác giả) cũng viết về thời điểm đất trời sang thu mà em đã học trong chương trình lớp 9 kì 2 HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN I Câu 1 * Đoạn văn trên trích trong tác phẩm: Những ngôi sao xa xôi - tác giả Lê Minh Khuê * Nhan đề: - Cấu tạo là ngữ danh từ. - Nhan đề bắt nguồn từ đôi mắt của nhân vật Phương Định: Có cái nhìn sao mà xa xăm. - Nhan đề ấy còn có ý nghĩa: + Biểu hiện cho những tâm hồn hết sức hồn nhiên, mơ mộng, lãng mạn của những cô gái thành phố. + Biểu hiện cho những khát vọng, ước mơ trong tâm hồn thiếu nữ về một cuộc sống thanh bình, êm ả giữa những gì gần gũi khốc liệt của chiến tranh, không khí bàng hoàng của bom đạn, tất cả như trở nên xa vời. + Ánh sáng của các vì sao lung linh như xứ së thần tiên của những câu chuyện cổ tích, không rực rỡ chói loà như mặt trời, và cũng không bàng bạc, thấm đẫm bao phủ như mặt trăng. Nhưng nó thường nhỏ bé, không dễ nhận ra, Nhiều khi nhìn lên bầu trời, ta phải thật chăm chú mới phát hiện ra những ngôi sao ấy. - Nhan đề ấy góp phần thể hiện nội dung của truyện là ca ngợi vẻ đẹp của các cô thanh niên xung phong. Vẻ đẹp bình dị « xa xôi », vì thế phải thật chăm chú mới nhìn thấy được, mới yêu và quý trọng những vẻ đẹp như thế. 0,25đ 0,75đ Câu 2 Sử dụng những từ ngữ có tương đồng về ý nghĩa để thay thế cho từ, cụm từ trước tránh lặp lại trong diễn đạt. - Thế à; Thế cho “Hơn nghìn khối” mà Phương Định đã báo cáo 0,5đ Câu 3 - Cách sử dụng từ của đại đội trưởng khiến ta liên hệ đến phương châm hội thoại lịch sự - Việc người kể chuyện dẫn lại lời nói của chị Thao và người đại đội trưởng của mình nhằm mục đích tái hiện lại công việc san lấp mặt đường của các cô gái thanh niên xung phong rất nhiều, vất vả, bom đạn kẻ thù cày xới con đường thật khủng khiếp. Đồng thời cũng cho thấy tinh thần lạc quan sẵn sàng đương đầu với nhiệm vụ vất vả, quá sức, nguy hiểm này. 0,5đ 0,5đ Câu 4 Ứng xử là quá trình giao tiếp, xử lí, giải quyết vấn đề trước mắt mình và nói năng với người khác trong cộng đồng. Ứng xử phải có lòng tự trọng, lịch sự và khiểm tốn để vừa lòng người nghe vừa dễ chịu lời mình nói. Trong học sinh hiện nay, có một số học sinh ứng xứ rất tốt. Thầy cô đến là các học sinh khoanh tay chào và nói chuyện rất lễ phép. Bạn bè trong trường nói năng hòa đồng, cởi mở lẫn nhau. Thế nhưng trong trường lại có những bạn nói năng, ứng xử khiến chúng ta không hài lòng. Một số bạn dùng những từ nói tục chửi thề, nói như đánh vào tai, ăn nói vô cùng bất lịch sự, gây mất đoàn kết với mọi người xung quanh Ứng xử chính là thước đo phẩm chất của người học sinh. Người học sinh ứng xử tốt luôn được bạn bè thương yêu, thầy cô trân trọng và mọi người quý trọng. Người không ứng xử tốt sau này sẽ không có ai bên cạnh, trở thành người không có ích cho xã hội. Vì vậy, chúng ta phải biết cách dùng từ ngữ và xử lí cho tốt và tránh xa những lời nói bất lịch sự, hành động không thể chấp nhận để mọi người có thể gần nhau hơn Ứng xử của học sinh rất cần cho chúng ta ngay bây giờ. Chúng ta phải ra sức rèn luyện cách ứng xử với mọi người, ăn nói dễ nghe, cùng nhau học tập để trở thành những người công dân có ích cho xã hội. Ứng xử vốn được coi như một tiêu chuẩn khẳng định kiến thức. Đối với nhiều người, chỉ cần qua cách ứng xử là có thể biết được tính cách cũng như học thức của người đối diện. Vậy ứng xử là gì? Làm thế nào để ứng xử một cách có văn hóa? Ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp, là cách mà con người phản ứng lại trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định. Ứng xử được thể hiện cụ thể qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người với cá nhân, tập thể xung quanh. Một người có khả năng đối đáp thông minh, ứng xử khéo léo, lịch thiệp sẽ được nhiều người yêu quý, tôn trọng. Ngược lại, những kẻ nói tục chửi bậy, thô lỗ bất lịch sự lại bị xa lánh và ghét bỏ. Họ không chỉ cho thấy rằng bản thân đang không tôn trọng người khác mà chính họ cũng đang không tôn trọng mình. Họ tạo nên một hình ảnh xấu trong mắt những người xung quanh. Một học sinh ngoan ngoãn, vâng lời và luôn chào hỏi thầy cô sẽ được yêu quý hơn những học sinh ăn nói xấc xược, có thái độ vô lễ. Hay như trong các cuộc thi hoa hậu chẳng hạn, trong vòng chung kết bao giờ cũng sẽ có một câu hỏi về kiến thức xã hội để kiểm tra cách ứng xử của thí sinh. Người có câu trả lời thông minh, sắc bén sẽ luôn được lòng mọi người và ban giám khảo đánh giá cao và có khả năng trở thành hoa hậu cao hơn những thí sinh khác. Vì vậy, ngay từ bây giờ, khi đang là học sinh chúng ta nên học cách ứng xử. Rèn luyện ngay từ những điều nhỏ nhặt sẽ hình thành cho chúng ta một thói quen ứng xử lịch thiệp, có văn hóa. Tục ngữ có câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, lời nói lịch sự, nhã nhặn sẽ luôn tạo được ấn tượng tốt với người đối diện. Cách ứng xử không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn là những hành vi có ý thức. Lễ phép với thầy cô, chan hòa với bạn bè, yêu thương bố mẹ, sẽ giúp chúng ta có lối sống lành mạnh và từ đó cách ứng xử cũng trở nên phù hợp.Học sinh cần “học ăn, học nói, học gói, học mở” . Ứng xử sẽ biểu hiện bản thân là một con người phải phép, được giáo dục, có văn hóa. “Chim khôn hót tiếng rảnh rang Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe” Ứng xử thể hiện trí tuệ và nhân cách của một con người. Vì vậy, có thể nới, ứng xử chính là chiếc chìa khóa để chúng ta tiếp xúc với xã hội, hòa đồng với những con người có hiểu biết, văn mình, lịch sự. 1,5đ PHẦN II Câu 1 - Chép đúng khổ thơ không sai lỗi 0,5 đ Câu 2 + Sông dềnh dàng - nghệ thuật nhân hoá gợi hình, tả dòng sông trôi chậm -> gợi suy nghĩ trầm tư. + Chim vội vã nghệ thuật nhân hoá gợi cảm -> hơi thu se lạnh khiến lũ chim “vội vã” bay về phương nam tránh rét. - Hình ảnh đám mây “vắt nửa mình sang thu” - nghệ thuật nhân hoá -> gợi hình dung: Mây như dải lụa treo trên bầu trời. Ranh giới nửa nghiêng về mùa hạ, nửa nghiêng về mùa thu. -> Cảm xúc say sưa, tâm hồn giao cảm với thiên nhiên. 0,25 đ 0,25 đ 0,5 đ Câu 3 * Hình thức - Đúng kiểu đoạn văn - Có sử dụng đầy đủ các yêu cầu thành phần cảm thán, câu bị động (có gạch chân chú thích) * Nội dung - Sự vận động của thiên nhiên trong thời khắc chuyển mùa được cụ thể hoá bằng những đổi thay của vạn vật. : + Với biện pháp nhân hóa: Sông lúc sang thu “dềnh dàng” với cái dáng vẻ khoan thai, thong thả của con sông mùa thu, ngỡ như nó được nghỉ ngơi thoải mái khi mùa nước lũ cuồn cuộn đã đi qua. + Đối lập với hình ảnh đó là hình ảnh đàn chim bắt đầu vội vã bay về tổ lúc hoàng hôn. + Hình ảnh “có đám mây mùa hạ” còn vương lại. Và mây lưu luyến bắc chiếc cầu: “Vắt nửa mình sang thu”.Một liên tưởng thú vị, một hình ảnh đầy chất thơ. -->Hữu Thỉnh điểm vào bức tranh thu của mình một hình ảnh mới mẻ, gợi cảm: hai nửa của một đám mây thuộc về hai mùa. Không phải vẻ đẹp của mùa hạ cũng chưa hẳn là vẻ đẹp của mùa thu mà đó là vẻ đẹp của thời khắc giao mùa được sáng tạo từ một hồn thơ tinh tế và nhạy cảm đang say thời khắc giao mùa này. 0,5 đ 1 đ 0,75 đ 0,75 đ 1 đ Câu 4 - Văn bản: Bến quê – Nguyễn Minh Châu 0,5đ
Tài liệu đính kèm: