Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS cấp huyện Cờ Đỏ, năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn

doc 5 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 2156Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS cấp huyện Cờ Đỏ, năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS cấp huyện Cờ Đỏ, năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn
 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CỜ ĐỎ KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẤP HUYỆN, NĂM HỌC 2015 - 2016
	 Khóa ngày 21 tháng 01 năm 2016
 	 MÔN: NGỮ VĂN 
 ĐỀ CHÍNH THỨC 	 Thời gian làm bài: 150 phút, không kể phát đề.	
Câu 1: (8,0 điểm) Nghị luận xã hội
 Đọc câu chuyện sau: 
Cậu bé và con rùa
 Có một cậu bé bắt được một con rùa, cậu ta cố tìm mọi cách làm cho con rùa phải thò đầu ra, nhưng càng làm con rùa càng thụt đầu vào, thậm chí những bàn chân của nó cũng thụt vào thật sâu. Tức quá, cậu ta lấy một cái que, định chọc vào thân con rùa bắt nó thò đầu ra. Thấy thế, bố cậu ta đi đến và nói: “Hãy đưa nó cho bố, bố có cách làm cho nó thò đầu ra mà không gây đau đớn cho nó”. Thế rồi, ông ta mang con rùa lại gần lò sưởi, vuốt nhẹ lên mai của nó. Một lát sau, con rùa thò đầu ra, rồi hai chân trước cũng thò ra, cuối cùng nó bò quanh nền nhà để cùng chơi với cậu bé. 
 (Nguồn Internet) 
 Em có suy nghĩ gì về bài học rút ra từ câu chuyện trên?
Câu 2: (12,0 điểm) Nghị luận văn học
 Nét đặc sắc của hình tượng người chiến sĩ trong hai bài thơ: Đồng chí (Chính Hữu) và Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) (Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục – 2014).
 --------- HẾT ---------
 Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
 Họ và tên thí sinh:. Số báo danh:.....
 Chữ kí của giám thị 1:	Chữ kí của giám thị 2:. .
 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CỜ ĐỎ KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẤP HUYỆN, NĂM HỌC 2015 - 2016
	 	 MÔN: NGỮ VĂN 
	HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
I. Hướng dẫn chung
	- Giám khảo cần nắm bắt được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh để đánh giá được một cách tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. Chủ động, linh hoạt vận dụng, cân nhắc từng trường hợp.
	- Tinh thần chung: nên sử dụng nhiều mức điểm (từ 0 điểm đến 20 điểm) một cách hợp lí. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
	- Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, giám khảo vẫn cho đủ điểm.
	- Việc chi tiết hóa điểm số (nếu có) so với thang điểm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm và được thống nhất trong tổ chấm. Bài thi không làm tròn điểm số.
 II. Đáp án và thang điểm
Câu 1 
Suy nghĩ về bài học rút ra từ câu chuyện Cậu bé và con rùa. 
8,0đ
* Yêu cầu về kĩ năng:
 Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. Thí sinh cần phải biết phối hợp các thao tác lập luận cho phù hợp: giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, phản bác,
2,0đ
 * Yêu cầu về kiến thức:
 Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần chân thành, thiết thực, hợp lí, chặt chẽ và thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý: 
6,0đ
Ý 1
 - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. 
1,0đ
Ý 2
 - Ý nghĩa câu chuyện: 
 + Đừng cố tìm cách bắt người khác phải làm theo ý của mình, cũng đừng nên dùng vũ lực để ép buộc họ làm điều gì đó.
 + Cách tốt nhất là hãy trao cho họ hơi ấm, sự quan tâm và tình yêu thương thì có thể họ sẽ tự làm theo ý của bạn.
0,5đ
Ý 3
- Bàn luận:
 + Hãy biết rõ đối phương để ứng xử phù hợp không phải là điều dễ dàng, nhưng đó là cách tốt nhất tạo nên sự gắn kết, thân thiện. 
 + Con người không nên chỉ biết đến ham muốn và sở thích của bản thân mà không nghĩ đến cảm xúc của người đối diện.
 + Hãy biết yêu thương, trân trọng, quan tâm, chia sẻ lẫn nhau, có như vậy bản thân mới có được những điều mình muốn,...
 + Tác dụng: Câu chuyện mang đến một bài học sâu sắc về sự quan tâm, chia sẻ, sưởi ấm tình người trong cuộc sống,...
 + Phản đề: Phê phán những người tâm hồn chai sạn, không còn hơi ấm tình người,...
2,5đ
Ý 4
- Bài học nhận thức và hành động:
 + Nhận ra được sự quan tâm, sưởi ấm của người bố dành cho con rùa trong câu chuyện, mỗi người cần có hành động đẹp, thiết thực dành cho những người xung quanh.
 + Có tình thương, trách nhiệm với mọi người; lên án lối sống vô trách nhiệm, vị kỉ, tầm thường,
1,0đ
 Xác định thái độ 
 Thí sinh cần phải xác định được một tâm thế đúng đắn là tâm thế của người trong cuộc. Cần xem việc làm bài là dịp đối diện với bản thân mình. Không phải chỉ nghị luận cho người khác, về người khác, mà trước hết, cần phải thấy đây là chuyện của mình, phải nói từ mình, nói cho mình. Từ đó mới có thái độ cầu thị, cầu tiến.
1,0đ
Câu 2
Nét đặc sắc của hình tượng người chiến sĩ trong hai bài thơ: Đồng chí (Chính Hữu) và Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật).
12,0đ
* Yêu cầu về kĩ năng:
 Biết cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Biết chọn lựa những nét về hình tượng người chiến sĩ để phân tích, cảm nhận được nét đặc sắc của hình tượng người chiến sĩ trong hai bài thơ. Kết cấu bài viết chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Chữ viết rõ ràng, cẩn thận.
4,0đ
* Yêu cầu về kiến thức:
 Trên cơ sở những hiểu biết về các tác giả Chính Hữu, Phạm Tiến Duật và hai bài thơ Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Sau đây là một số gợi ý: 
8,0đ
Ý 1
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: hình tượng người chiến sĩ trong hai bài thơ có những nét đặc sắc...
1,0đ
Ý 2
* Tổng: Có thể giới thiệu về đề tài người lính trong thơ ca thời kì kháng chiến chống Pháp và Mỹ,...
* Phân tích, cảm nhận:
- Điểm giống nhau: 
 + Phản ánh hiện thực của cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc; ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của anh bộ đội cụ Hồ, ca ngợi tình đồng chí, đồng đội keo sơn, gắn bó; bộc lộ những suy tư, trăn trở của con người trong cuộc sống đời thường;...
 + Hình ảnh thơ mới mẻ, cấu trúc câu thơ linh hoạt, ngôn ngữ thơ giản dị, tự nhiên, mang tính khẩu ngữ,...
- Nét đặc sắc riêng:
 + Đồng chí của Chính Hữu:
 . Nội dung: Viết về người lính trong buổi đầu chống thực dân Pháp. Họ xuất thân từ nông dân nghèo ở những miền quê khác nhau. Tác phẩm lý giải tình đồng đội, đồng chí nảy sinh trên cơ sở cùng cảnh ngộ, cùng lý tưởng chiến đấu, cùng chia sẻ gian lao, thiếu thốn. Các anh thấu hiểu tâm tư tình cảm của nhau, có những nỗi nhớ quê hương sâu nặng, tha thiết,...
 . Nghệ thuật: Bài thơ mang vẻ đẹp giản dị, ngôn ngữ mộc mạc, giọng điệu thủ thỉ tâm tình, cảm xúc dồn nén,... Tác phẩm có nhiều chi tiết phản ánh hiện thực mà vẫn đậm chất lãng mạn,...
 + Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật:
 . Nội dung: Viết về những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn những năm chống Mỹ ác liệt. Bài thơ làm nổi bật tư thế hiên ngang, bất khuất; tinh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn, nguy hiểm với ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam của người chiến sĩ lái xe; có nét tinh nghịch, trẻ trung, vô tư, lạc quan, hồn nhiên, sôi nổi; tình đồng đội ấm áp, chan hòa, coi nhau như một gia đình;...
 . Nghệ thuật: Bài thơ đậm chất văn xuôi mà vẫn rất thơ, tạo nên một lối thơ mới mẻ, giàu hiện thực, trẻ trung. Nhà thơ xây dựng hình tượng những chiếc xe không kính là một nét đặc sắc để khắc họa vẻ đẹp tâm hồn, ý chí người lính lái xe,...
 Nguyên nhân có sự khác nhau:
 + Do hoàn cảnh lịch sử chi phối cách phản ánh cuộc sống trong thời chiến; đồng thời do cách cảm nhận và tài năng thể hiện ở mỗi nhà thơ, cũng có sự đòi hỏi sáng tạo của văn học,... 
 + Tuy nhiên giữa hai thế hệ người chiến sĩ vẫn có tính nối tiếp và kế thừa,...
1,0đ
5,0đ
Lưu ý: Trong quá trình làm bài, thí sinh cần phân tích những câu thơ tiêu biểu để làm nổi bật nét đặc sắc về những người chiến sĩ (nét chung và nét riêng).
 Đánh giá chung
1,0đ
TỔNG ĐIỂM
Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
20,0đ

Tài liệu đính kèm:

  • docVăn.doc