Đề thi thử kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 môn: Sinh học – Đề số: S.0005

pdf 7 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1603Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 môn: Sinh học – Đề số: S.0005", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 môn: Sinh học – Đề số: S.0005
 LUYỆN THI THPT QUỐC GIA VÀ ĐẠI HỌC TRỰC TUYẾN 
www.hoc365.vn Email: hoc365.vn@gmail.com https://www.facebook.com/hoc365 
Câu 1[S0005DA1]. Ở người, alen A quy định mắt nhìn mà bình thường trội hoàn toàn so với gen a 
gây bệnh mù màu đỏ - xanh lục. Gen này nằm tên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới 
tính X. Trong một gia đình, người bố có mắt nhìn màu bình thường, người mẹ bị mù màu, sinh ra 
người con trai thứ nhất có mắt nhìn màu bình thường, người con trai thứ hai bị mù màu. Biết rằng 
không có đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể, quá trình giảm phân ở mẹ diễn ra bình thường. 
Kiểu gen của hai người con trai này lần lượt là những kiểu gen nào sau đây? 
A. XAXAY, XaXaY. B. XAY, XaY. C. XAXAY, XaY. D. XAXaY, XaY. 
Câu 2[S0005DA2]. Một plasmit có 105 cặp nuclêôtit tiến hành tự nhân đôi 3 lần, số liên kết hóa trị nối 
giữa các nuclêôtit được hình thành là 
 A. 16.105 B. (2.105-2).8 C. (2.105-2).7 D. 14.105 
Câu 3[S0005DA3]. Bệnh bạch tạng là một bệnh do đột biến gen lặn trên NST thường gây nên. Ở một 
quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền, trung bình cứ 10000 người thì có 1 người biểu 
hiện bệnh này. Tỉ lệ người mạng gen gây bệnh nhưng không biểu hiện bệnh trong quần thể là 
 A. 0,099. B. 0,198. C. 0,0198. D. 0,011. 
Câu 4[S0005DA4]. Biết tằm có bộ NST 2n = 28. Để phân biệt đực cái ngay từ giai đoạn trứng người 
ta đã dùng cách gây đột biến chuyển đoạn 
 A. Không tương hỗ gen quy định màu trứng từ NST 10 sang NST X. 
B. Tương hỗ gen quy định màu trứng từ NST X sang NST số 10. 
C. Không tương hỗ gen quy định màu trứng từ NST X sang NST số 10. 
D. Tương hỗ gen quy định màu trứng từ NST số 10 sang NST X. 
Câu 5[S0005DA5]. Trong sản xuất kháng sinh bằng công nghệ tế bào, người ta sử dụng tế bào ung thư 
vì 
 A. Có thể giảm được độc tính của tế bào ung thư để chữa bệnh ung thư. 
 B. Chúng có khả năng tổng hợp nhiều loại kháng thể khác nhau. 
 C. Chúng có khả năng phân chia liên tục. 
 D. Chúng dễ dàng lây nhiễm vào động vật. 
Câu 6[S0005DA6]. Trong mô đang phân chia nguyên phân, xét hai nhóm tế bào trong đó hàm lượng 
ADN trong mỗi tế bào thuộc nhóm một chỉ bằng một nửa hàm lượng ADN trong mỗi tế bào thuộc 
nhóm hai. Tế bào thuộc nhóm một đang ở X, tế bào thuộc nhóm hai đang ở Y, X và Y lần lượt là: 
 A. Pha G2 và pha G1. B. Pha G1 và kì đầu. 
 C. Kì đầu và kì giữa. D. Pha G2 và kì đầu. 
Câu 7[S0005DA7]. Quá trình hình thành quần thể thích nghi xảy ra nhanh hay chậm tùy thuộc vào 
 A. Quá trình phát sinh và tích lũy các gen đột biến ở loài. 
 B. Tốc độ sinh sản của loài. 
 C. Áp lực của chọn lọc tự nhiên. 
 D. Tất cả các yếu tố đã nêu. 
ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2016 
Môn: SINH HỌC – ĐỀ SỐ: S.0005 
Thời gian làm bài: 90 phút; không kể thời gian phát đề 
 LUYỆN THI THPT QUỐC GIA VÀ ĐẠI HỌC TRỰC TUYẾN 
www.hoc365.vn Email: hoc365.vn@gmail.com https://www.facebook.com/hoc365 
Câu 8[S0005DA8]. CLTN không có vai trò nào sau đay trong quá trình hình thành quần thể thích 
nghi? 
 A. Sàng lọc và giữu lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi. 
 B. Làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi tồn tại sẵn trong tự nhiên. 
 C. Tạo ra các kiểu gen thích nghi. 
 D. Tăng cường mức độ thích nghi của các đặc điểm bằng cách tích lũy các alen quy định các đặc 
điểm thích nghi. 
Câu 9[S0005DA9]. Thế nào là tiến hóa nhỏ? 
 A. Là nhân tố tiến hóa chính hình thành nên quần thể. 
 B. Là nhân tố làm biến đổi tần số alen à thành phần kiểu gen của quần thể. 
 C. Là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. 
 D. Là quá trình làm biến đổi tần số alen mà không làm thay đỏi thành phần kiểu gen của quần thể. 
Câu 10[S0005DA10]. Trong 1 quần thể thực vật, alen A bị đột biến thành alen a thể đột biến là: 
 A. Cá thể mang kiểu gen aa và AA. B. Cá thể mang kiểu gen Aa. 
 C. Cá thể mang kiểu gen aa. D. Cá thể mang kiểu gen AA. 
Câu 11[S0005DA11]. Một loài hoa: gen A: thân cao, a: thân thấp, B: hoa kép, b: hoa đơn, D: hoa đỏ, 
d: hoa trắng. Trong di truyền không xảy ra hoán vị gen. Xét phép lai P(Aa, Bb, Dd) x (aa, bb, dd) 
nếu Fb xuất hiện tỉ lệ 1 thân cao, hoa kép, trắng: 1 thân cao, hoa đơn, đỏ: 1 thân thấp, hoa kép, 
trắng: 1 thân thấp, hoa đơn, đỏ; kiểu gen của bố mẹ là: 
 A. Bb
AD
ad
x bb
ad
ad
. B. Bb
Ad
aD
x bb
ad
ad
. 
 B. Aa
Bd
bD
x aa
bd
bd
. D. Aa
BD
bd
x aa
bd
bd
. 
Câu 12[S0005DA12]. Ở ruồi giấm, phân tử protein biểu hiện tính trạng đột biến mắt trắng so với phân 
tử protein biểu hiện tính trạng đột biến mắt đỏ kém một axit amin và có 2 axit amin mới. Những 
biến đổi xảy ra trong gen quy định mắt đỏ là 
 A. Mất 3 cặp nuclêôtit nằm gọn trong 1 bộ ba mã hóa. 
 B. Mất 3 cặp nuclêôtit nằm trong 3 bộ ba mã hóa kế tiếp nhau. 
 C. Mất 2 cặp nuclêôtit nằm trong 2 bộ ba mã hóa kế tiếp nhau. 
 D. Mất 3 cặp nuclêôtit nằm trong 2 bộ ba mã hóa kế tiếp nhau. 
Câu 13[S0005DA13]. Các nhân tố tiến hóa không làm phong phú vốn gen của quần thể là 
 A. Giao phối không ngẫu nhiên,chọn lọc tự nhiên. 
 B. Đột biến, biến động di truyền. 
 C. Di nhập gen,chọn lọc tự nhiên. 
 D. Đột biến, di nhập gen. 
Câu 14[S0005DA14]. Nguyên nhân làm cho tính trạng do gen nằm trong tế bào chất di truyền theo 
một cách thức rất đặc biệt là 
 A. Giao tử cái đóng góp lượng gen nằm trong tế bào chất cho hợp tử nhiều hơn so với giao tử đực. 
 B. Giao tử đực không đóng góp gen nằm trong tế bào chất cho hợp tử. 
 C. ADN trong tế bào thường là dạng mạch vòng. 
 D. Gen nằm trong tế bào chất của giao tử cái luôn trội hơn so với gen trong giao tử đực. 
Câu 15[S0005DA15]. Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng của người bị bệnh ung thư máu là: 
 LUYỆN THI THPT QUỐC GIA VÀ ĐẠI HỌC TRỰC TUYẾN 
www.hoc365.vn Email: hoc365.vn@gmail.com https://www.facebook.com/hoc365 
 A. 23. B. 45. C. 47. D. 46. 
Câu 16[S0005DA16]. Dạng sinh vật được xem như “nhà máy” sản xuất các sản phẩm sinh học từ 
công nghệ gen là: 
 A. Thể thực khuẩn. B. Vi khuẩn. C. Nấm men. D. Xạ khuẩn. 
Câu 17[S0005DA17]. Trong kỹ thuật chuyển gen, sau khi đưa phân tử ADN tái tổ hợp vào tế bào 
nhận ( thường là vi khuẩn); hoạt động của ADN tái tổ hợp là 
 A. Đến kết hợp với nhiễm sắc thể của tế bào nhận. 
 B. Đến kết hợp plasmit của tế bào nhận. 
 C. Tự nhân đôi cùng với quá trình sinh sản phân đôi của tế bào nhận. 
 D. Cả 3 hoạt động nói trên. 
Câu 18[S0005DA18]. Kết quả được xem là quan trọng nhất của việc ứng dụng kĩ thuật chuyển gen là 
 A. Điều chỉnh sửa chữa gen, tạo ra ADN và nhiễm sắc thể mới từ sự kết hợp các nguồn gen khác 
nhau. 
 B. Tạo ra nhiều đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể thông qua tác động bằng các tác nhân vật lí, 
hóa học phù hợp. 
 C. Tạo ra nhiều biến dị tổ hợp thông qua các quá trình lai giống ở vật nuôi hoặc cây trồng để ứng 
vào công tác tạo ra giống mới. 
 D. Giải thích được nguồn gốc của các vật nuôi và cây trồng thông qua phân tích cấu trúc của axit 
nuclêôtit. 
Câu 19[S0005DA19]. Các bệnh di truyền ở người phát sinh do cùng một dạng đột biến là: 
 A. Mù màu và máu khó đông. B. Bệnh Đao và hồng cầu lưỡi liềm. 
 C. Bạch tạng và ung thư máu. D. Ung thư máu và máu khó đông. 
Câu 20[S0005DA20]. Ở người, có các kiểu gen quy định nhóm máu sau đây: 
 - IAIA, IAIO quy định máu A. - IBIB, IBIO quy định máu B. 
 - IAIB quy định máu AB. - IOIO quy định máu O. 
 Có 2 anh em sinh đôi cùng trứng, người anh cưới vợ máu A sinh đứa con máu B, người em cưới vợ 
máu B, sinh đứa con máu A. Kiểu gen, kiểu hình của 2 anh em sinh đôi nói trên là 
 A. IAIB (máu AB). B. IAIA hoặc IAIO (máu A). 
 C. IBIB hoặc IBIO (máu B). D. IOIO (máu O). 
Câu 21[S0005DA21]. Có 2 gen trong TB. Gen 1 có hiệu số A – G = 600 Nu. Phân từ mARN sinh ra 
từ gen đó dài 5100 Ao. Gen 2 có khối lượng phân tử = 50% khối lượng phân tử của gen 1, mARN 
sinh ra từ gen 2 có A:U:G:X lần lượt phân chia theo tỉ lệ 1:2:3:4. Số nu từng loại của gen 1,2 là: 
 A. A = T = 1050, G = X = 450/ A = T = 225, G = X = 525. 
 B. A = T = 450, G = X = 1050/ A = T = 525, G = X = 225. 
 C. A = T = 525, G = X = 225/ A = T = 450, G = X = 1050. 
 D. A = T = 225, G = X = 525/ A = T =1050, G = X = 450. 
Câu 22[S0005DA22]. Ví dụ nào sau đây không phản ánh nguyên nhân biến động số lượng cá thể của 
quần thể 
 A. Những loài động vật ít có khả năng bảo vệ vùng sống như hươu, nai,... thì khả năng sống sót của 
con non phụ thuộc rất nhiều vào số lượng kẻ thù ăn thịt. 
 B. Đối với những loài có khả năng bảo vệ vùng sống như nhiều loài thú (hổ, báo...) thì khả năng 
cạnh tranh để bảo vệ vùng sống có ảnh hưởng lớn tới số lượng cá thể trong quần thể. 
 LUYỆN THI THPT QUỐC GIA VÀ ĐẠI HỌC TRỰC TUYẾN 
www.hoc365.vn Email: hoc365.vn@gmail.com https://www.facebook.com/hoc365 
 C. Ở chim, sự cạnh tranh giành nơi làm tổ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và nở trứng. 
 D. Lối sống bày đàn làm hạn chế nguồn dinh dưỡng ảnh hưởng đến sức sống của các cá thể trong 
quần thể. 
Câu 23[S0005DA23]. Cấu trúc di truyền của một quần thể như sau: 0,2AABb: 0,2AaBb: 0,3aaBB: 
0,3aabb. Nếu quần thể trên giao phối tự do thì tỉ lệ cơ thể mang 2 cặp gen dị hợp tử sau 1 thế hệ là: 
 A. 25%. B. 21%. C. 18,75%. D. 12,25%. 
Câu 24[S0005DA24]. Ba loài ếch – Rana pipiens, Rana clamitans và Rana sylvatica – cùng giao phối 
trong một cái ao, song chúng bao giờ cũng bắt cặp đúng với các cá thể cùng loài vì các loài ếch này 
có tiếng kêu khác nhau. Đây là ví dụ về loài ngăn cách nào và kiểu cách li gì? 
 A. Ngăn cách tiền hợp tử và được gọi là cách li tập tính. 
 B. Ngăn cách tiền hợp tử và được gọi là cách li thời gian. 
 C. Ngăn cách hậu hợp tử và được gọi là cách li tập tính. 
 D. Ngăn cách hậu hợp tử và được gọi là không hình thành con lai. 
Câu 25[S0005DA25]. Trong qua trình hình thành đặc điểm thích nghi, CLTN có vai trò 
 A. Sàng lọc và làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi đã có sẵn trong quần thể. 
 B. Phân hóa khả năng sống sót và sinh sản ưu thế của những kiểu gen khác nhau trong quâng thể. 
 C. Làm tăng sức sống và khả năng sinh sản của những cá thể có kiểu hình thích nghi. 
 D. Tạo ra các tổ hợp gen thích nghi và làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi. 
Câu 26[S0005DA26]. Chức năng của gen điều hòa là: 
 A. Kích thích hoạt động điều khiển tổng hợp prôtêin của gen cấu trúc. 
 B. Tạo tín hiệu để báo hiệu kết thúc quá trình điều khiển tổng hợp prôtêin của gen cấu trúc. 
 C. Kiểm soát hoạt động của gen cấu trúc thông qua các sản phẩm do chính gen điều hòa tạo ra. 
 D. Luôn luôn ức chế quá trình điều khiển tổng hợp prôtêin của các gen cấu trúc. 
Câu 27[S0005DA27]. Cây ưa bóng có đặc điểm 
 A. Phiến lá mỏng, lá nằm nghiêng và có ít hoặc không mô dậu. 
 B. Phiến lá mỏng, lá xếp ngang và có mô dậu phát triển. 
 C. Phiến lá dày, lá xếp nghiêng và có mô dậu phát triển. 
 D. Phiến lá mỏng, lá nằm ngang và có ít hoặc không có mô dậu. 
Câu 28[S0005DA28]. Ưu thế chính của lai tế bào so với lai hữu tính là 
 A. Tổ hợp được thông tin di truyền giữa các loài khác xa nhau trong bậc thang kim loại. 
 B. Hạn chế được hiện tượng thoái hóa giống. 
 C. Tạo được hiện tượng ưu thế lai tốt nhất. 
 D. Khắc phục được hiện tượng bất thụ trong lai xa. 
Câu 29[S0005DA29]. Ở ruồi giấm, gen A: mắt đỏ, a: mắt trắng, B: cánh thường, b: cánh ngắn. Đem 
lai ruồi giấm cái với ruồi giấm đực cùng kiểu gen AB/ab. Biết rằng đã xảy ra hoán vị gen với tần số 
f = 14%. Tỉ lệ kiểu hình mắt đỏ, cánh thường đời F1 bằng: 
 A. 68,49%. B. 71,5%. C. 50,49%. D. 36,98%. 
Câu 30[S0005DA30]. Trong chọn giống vật nuôi, người ta thường không sử dụng phương pháp 
 A. Gây đột biến đa bội. B. Tạo các giống thuần chủng. 
 C. Lai kinh tế. D. Lai giống. 
Câu 31[S0005DA31]. Đối với quá trình dịch mã di truyền, điều nào đúng với ribôxôm? 
A. Ribôxôm trượt từ đầu 3’ đến đầu 5’ trên mARN. 
 LUYỆN THI THPT QUỐC GIA VÀ ĐẠI HỌC TRỰC TUYẾN 
www.hoc365.vn Email: hoc365.vn@gmail.com https://www.facebook.com/hoc365 
B. Bắt đầu tiếp xúc với mARN từ bộ ba mã AUG. 
C. Cấu trúc của ribôxôm gồm tARN và protein histon. 
D. Tách thành 2 tiểu đơn vị sau khi hoàn thành dịch mã. 
Câu 32[S0005DA32]. Trong trường hợp rối loạn phân bào II của giảm phân, các loại giao tử được tạo 
ra từ cơ thể mang kiểu gen XAXa là 
 A. XaXa và 0. B. XAXA và 0. 
 C. XA và Xa. D. XAXA, XaXa và 0. 
Câu 33[S0005DA33]. Hóa chất 5-BU thường gây đột biến gen dạng thay thế cặp A – T bằng cặp G – 
X. Đột biến gen được phát sinh qua cơ chế nhân đôi ADN. Để xuất hiện dạng đột biến trên, gen 
phải trải qua mấy lần nhân đôi? 
 A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. 
Câu 34[S0005DA34]. Trong chọn giống vật nuôi, người ta thường không tiến hành: 
 A. Tạo các giống thuần chủng. B. Lai kinh tế. 
 C. Lai khác giống. D. Gây đột biến nhân tạo. 
Câu 35[S0005DA35]. Trình tự các gen trong một operon Lac như sau: 
 A. Gen điều hòa (R)  vùng vận hành (O)  các gen cấu trúc: gen Z – gen Y – gen A. 
 B. Vùng khởi động (P)  vùng vận hành (O)  các gen cấu trúc: gen Z – gen Y – gen A. 
 C. Vùng vận hành (O)  vùng khởi động (P)  các gen cấu trúc: gen Z – gen Y – gen A. 
 D. Gen điều hòa (R)  vùng khởi động (P)  vùng vận hành (O)  các gen cấu trúc. 
Câu 36[S0005DA36]. một loài thực vật, chiều cao cây do 5 gen không alen tác động cộng gộp. Sự có 
mặt mỗi alen trội làm chiều cao tăng thêm 5cm. Lai cây cao nhất có chiều cao 210cm với cây thấp 
nhất được F1 có chiều cao trung bình, sau đó cho F1 giao phấn. Chiều cao trung bình và tỉ lệ nhóm 
cây có chiều cao trung bình ở F2: 
 A. 185cm và 108/256. B. 185cm và 121/256. 
 C. 185cm và 63/256. D. 180cm và 126/256. 
Câu 37[S0005DA37]. Quá trình hình thành một quần xã ổn định từ một hoàn đảo mới được hình thành 
giữa biển, được gọi là 
 A. Diễn thế dưới nước. B. Diễn thế trên cạn. 
 C. Diễn thế nguyên sinh. D. Diễn thế thứ sinh. 
Câu 38[S0005DA38]. Một đoạn phân tử ADN có số lượng nuclêôtit loại A = 20% và có X = 621 
nuclêôtit. Đoạn ADN này có chiều dài tính ra đơn vị µm là 
 A. 0,0017595. B. 0,3519. C. 3519. D. 0, 7038. 
Câu 39[S0005DA39]. Đặc điểm nào của mã di truyền phản ánh tính thống nhất của sinh giới? 
 A. Tính liên tục. B. Tính phổ biến. C. Tính thoái hóa. D. Tính đặc hiệu. 
Câu 40[S0005DA40]. Trong chu kì tế bào, thời điểm dễ gây ĐB gen nhất là: 
 A. Pha S. B. Pha G1. C. Pha M. D. Pha G2. 
Câu 41[S0005DA41]. Ở một loài thực vât, bộ NST 2n = 18. Có thể dự đoán số lượng NST đơn trong 
một tế bào của thể ba đang ở kì sau của quá trình nguyên phân là 
 A. 40. B. 37. C. 38. D. 20. 
 LUYỆN THI THPT QUỐC GIA VÀ ĐẠI HỌC TRỰC TUYẾN 
www.hoc365.vn Email: hoc365.vn@gmail.com https://www.facebook.com/hoc365 
Câu 42[S0005DA42]. Khi cho lai hóa giữa hai thứ hoa màu đỏ với thứ hoa màu vàng thu được F1 toàn 
hoa màu lục. Cho F1 tự thụ phấn được F2 có: 165 cây hoa màu lục: 60 cây hoa màu đỏ: 54 cây hoa 
màu vàng : 18 cây hoa màu trắng. Đây là kết quả của quy luật: 
 A. Tương tác át chế trội. B. Thân li độc lập. 
 C. Tương tác át chế lặn. D. Tương tác bổ trợ. 
Câu 43[S0005DA43]. Giả sử trong một gen có một bazơ nitơ guanin trở thành dạng hiếm (G*) thì sau 
5 lần tự sao sẽ có bao nhiêu gen đột biến dạng thay thế G – X bằng A – T 
 A. 31. B. 15. C. 7. D. 3. 
Câu 44[S0005DA44]. Trong quá trình hình thành chuỗi polinuclêôtit, nhóm phốt phát của nuclêôtit 
sau sẽ gắn vào nuclêôtit trước ở vị trí nào? 
 A. Cacbon thứ tư của đường đêôxiribôzơ. 
 B. Cacbon thứ hai của đường đêôxiribôzơ. 
 C. Cacbon thứ ba của đường đêôxiribôzơ. 
 D. Cacbon thứ nhất của đường đêôxiribôzơ. 
Câu 45[S0005DA45]. Ở ruồi giấm, tính trạng thân xám trội hoàn toàn so với tính trạng thân đen, cánh 
dài trội hoàn toàn so với cánh ngắn. Các gen quy định màu thân và chiều dài cánh cùng nằm trên 1 
NST và cách nhau 40cM. Cho ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài lai với ruồi thân đen, cánh 
cụt; F1 thu được 100% thâm xám, cánh dài. Cho ruồi cái F1 lai với ruồi thân đen, cánh dài dị hợp. F2 
thu được kiểu hình thân xám, cánh cụt chiếm tỉ lệ 
 A. 20%. B. 10%. C. 30%. D. 15%. 
Câu 46[S0005DA46]. Trong một quần thể cân bằng di truyền xét 1 gen có 2 alen A và a có quan hệ 
trội lặn hoàn toàn. Quần thể có 64% cá thể có kiểu hình trội. Đột nhiên điều kiện sống thay đổi làm 
chết tất cả các cá thể có kiểu hình lặn trước khi trưởng thành. Sau đó, điều kiện sống trở lại như cũ. 
Thành phần kiểu gen của quần thể về alen trên sau một thế hệ ngẫu phối là 
 A. 0,14AA + 0,47Aa + 0,39aa. B. 0,39AA + 0,47Aa + 0,14aa. 
 C. 0,1AA + 0,44Aa + 0,46aa. D. 0,16AA + 0,48Aa + 0,36aa. 
Câu 47[S0005DA47]. Một gen thực hiện 3 lần sao mã đòi hỏi môi trường cung cấp số ribônuclêôtit 
các loại: A = 480; U = 540; G = 720. Gen đó có số lượng nuclêôtit 
 A. A = T = 510; G = X = 360. B. A = T = 340; G = X = 240. 
 C. A = T = 1020; G = X = 1440. D. A = T = 240; G = X = 360. 
Câu 48[S0005DA48]. Để cải tạo năng suất của một giống lợn Ỉ, người ta đã dùng lợn Đại bạch lai liên 
tiếp qua 4 thế hệ.Tỉ lệ hệ gen của Đại bạch trong quần thể ở thế hệ thứ 4 là 
 A. 75%. B. 56,25%. C. 87,25%. D. 93,75%. 
Câu 49[S0005DA49]. Giả thiết siêu trội giải thích hiện tượng ưu thế lai như sau: 
 A. Cơ thể ưu thế lai có năng suất cao, phẩm chất tốt. 
 B. Ở trạng thái dị hợp về các cặp gen,con lai có kiểu hình vượt trội so với bố, mẹ thuần chủng. 
 C. Ưu thế lai cao nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ. 
 D. Con lai F1 có kiểu gen không ổn định nên không thể làm giống. 
Câu 50 [S0005DA50]. Trong thiên nhiên, số loại bộ ba mã hóa không chứa 2 loại nuclêôtit A và G là 
 A. 2. B. 16. C. 8. D. 9. 
---HẾT--- 
 LUYỆN THI THPT QUỐC GIA VÀ ĐẠI HỌC TRỰC TUYẾN 
www.hoc365.vn Email: hoc365.vn@gmail.com https://www.facebook.com/hoc365 
Lời giải chi tiết chỉ có tại website: hoc365.vn 
+ Bước1: Các bạn truy cập vào website: hoc365.vn 
+ Bước 2: Các bạn nhập mã vào ô “Giải chi tiết” 
Ví dụ: MASS0005DA1 
+ Bước 3: Bấm nút “Trả lời” 
Sau đó sẽ xuất hiện: Đáp án giải chi tiết câu 1 của mã Đề S.0005 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDE_THI_THU_MON_SINH_HOC_2016.pdf