Đề thi thử kỳ thi THPT Quốc gia năm 2015 môn: Hóa học - Tỉnh Nam Định

doc 5 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1092Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử kỳ thi THPT Quốc gia năm 2015 môn: Hóa học - Tỉnh Nam Định", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử kỳ thi THPT Quốc gia năm 2015 môn: Hóa học - Tỉnh Nam Định
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
NAM ĐỊNH
ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015
MÔN: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút
(đề thi gồm có 5 trang)
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137; Pb = 207.
Câu 1: Trong các kim loại: Cu, Al, Fe, Ag. Kim loại có tính khử yếu nhất là:
A. Fe. 	B. Al.	C. Ag.	D. Cu.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Hiđroxit của các kim loại kiềm thổ đều là bazơ mạnh.
B. Nguyên tác sản cuất thép là oxi hóa tạp chất trong gang bằng oxi.
C. Ở trạng thái cơ bản, lớp ngoài cùng của kim loại kiềm đều có 1 electron.
D. Trong phản ứng nhiệt nhôm, nhôm đóng vai trò chất khử.
Câu 3: Cho m gam bột Mg vào dung dịch chứa 0,3 mol AgNO3 và 0,2 mol Fe(NO3)3 sau phản ứng hoàn toàn thu được 38 gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 8,4.	B. 9,6.	C. 7,2.	D. 6,0.
Câu 4: Nhóm chức có trong tristearin là:
A. Anđehit.	B. Este.	C. Axit.	D. Ancol.
Câu 5: Polime nào sau đây trên thực tế được sử dụng làm tơ?
A. Poli (metyl metacrylat).	B. Poli (vinyl xianua).
C. Polietilen.	D. Poliisopren.
Câu 6: Chất nào sau đây là amino axit?
A. CH3-COONH3-CH3.	B. H2N-CH2-CÔOO-CH3.
C. H2N-CH(CH3)-COOH.	D. ClCH3-CH2-COOH.
Câu 7: Phản ứng để điều chế phân ure là: 
A. Ca3(PO4)2 + H3PO4 to 	B. NH3 + H3PO4(dd)→
C. Ca3(PO4)2 + H2SO4 (đặc) to	D. CO2 + NH3 to, pcao
Câu 8: Cho dãy các chất: axetilen, glucoơ, metyl fomat, axit acrylic, axetanđehit, saccarozơ. Số chất trong dãy khi tác dụng với AgNO3 trong NH3 cho kết tủa là
A. 3.	B. 6. 	C. 5.	D. 4.
Câu 9: Đối với các bệnh nhân thiếu máu, các bác sĩ sẽ cung cấp cho bạnh nhân một loại thuốc bổ máu nhằm bổ sung nguyên tố nào sau đây cho cơ thể người bệnh?
A. Nhôm.	B. Kẽm.	C. Canxi.	D. Sắt.
Câu 10: Dung dịch có pH > 7 là
A. NaNO3.	B. Na2CO3.	C. KCl.	D. CuSO4.
Câu 11: Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa khử?
A. SO2 + 2Mg to 2MgO + S.	B. SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O.
C. Fe(OH)2 + H2SO4 → FeSO4 + 2H2O.	D. HCl + NaOH → NaCl + H2O.
Câu 12: Dung dịch chất làm đổi màu quỳ tím sang màu xanh là
A. Phenyl amoni clorua.	B. Anilin.
C. Etyl amin.	D. Glyxin.
Câu 13: Loại phân bón có tác dụng kích thích quá trình sinh trưởng của cây, làm tăng tỉ lệ protein thực vật, giúp cây trồng phát triển nhanh cho nhiều hạt, củ hoặc quả là
A. Phân kali.	B. Phân lân.	C. Phân vi lượng.	D. Phân đạm.
Câu 14: Nguyên tố thuộc nhóm IVA là
A. Brom.	B. Lưu huỳnh.	C. Cacbon.	D. Photpho.
Câu 15: Chất nào sau đây không phải chất điện li?
A. C6H12O6 (glucozơ).	B. HCl.	C. NaHCO3.	D. NaOH.
Câu 16: Cho cân bằng hóa học sau: ∆Hpư = -92 kJ
Tác động làm cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận là
A. Tăng lượng NH3.	B. Tăng lượng xúc tác.	C. Tăng nhiệt độ.	D. Tăng áp suất.
Câu 17: Để trung hòa 100 gam dung dịch amin đơn chức, mạch hở nồng độ 13,5% cần dùng 100 ml dung dịch H2SO4 1,5 M. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn là
A. 1. 	B. 3.	C. 4.	D. 2.
Câu 18: Cho sơ đồ điều chế khí sau:
Sơ đồ trên phù hợp với phản ứng điều chế khí nào sau đây?
A. Na2SO3 + H2SO4 (đặc) to Na2SO4 + SO2 + H2O.
B. NaCl (r) + H2SO4 (đặc) to NaHSO4 + HCl.
C. NaOH + NH4Cl to NaCl + NH3 + H2O.
D. HCOOH H2SO4 đặc, đun nóng CO + H2O.
Câu 19: Phát biểu đúng là
A. Liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử ankan là các liên kết xichma. 
B. Trong phân tử amin, số nguyên tử hiđro luôn là số nguyên dương lẻ.
C. Trong thành phần hợp chất hữu cơ, nhất thiết có nguyên tố cacbon và hiđro.
D. Hiđrocacbon có công thức chung CnH2n-2 đều là các ankin.
Câu 20: Khi cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, thu được sản phẩm gồm:
A. Fe2(SO4)3 và H2.	B. FeSO4 và H2.
C. FeSO4, SO2 và H2O.	D. Fe2(SO4)3, SO2 và H2O.
Câu 21: Cho 100,0 ml dung dịch HCl 0,1 M vào 100,0 ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,06 M thu được 200,0 ml dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là
A. 13.	B. 2.	C. 12.	D. 7.
Câu 22: Hiđrocacbon không làm mất màu dung dịch brom là
A. Etan.	B. Stiren.	C. Isopren.	D. Etilen.
Câu 23: Dung dịch ancol hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch màu xanh lam là
A. Etanol.	B. Glixerol.	C. Propan-2-ol.	D. Propan-1,3-điol.
Câu 24: Kim loại không tan trong nước ở nhiệt độ thường là
A. Ca.	B. Fe.	C. Na.	D. Ba.
Câu 25: Chất vừa tác dụng với NaHCO3 vừa có phản ứng tráng gương là
A. HO-CH2-COOH.	B. HCOO-CH=CH2.	C. O=CH-CH2-COOH.	D.CH2=CH-COOH.
Câu 26: cho sơ đồ phản ứng sau:
CrCl3 KOH dư X Cl2+KOH dư Y H2SO4 loãng dư Z.
Chất Z là
A. K2CrO4.	B. Cr2(SO4)3.	C. K2Cr2O7.	D. CrO3.
Câu 27: Chất chứa liên kết cộng hóa trị phân cực là
A. N2.	B. HCl.	C. Cl2.	D. NaCl.
Câu 28: Nhúng thanh hợp kim Zn-Cu vào dung dịch HCl, xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa học. Bán phản ứng xảy ra tại anot là
A. Cu → Cu2+ + 2e.	B. Zn → Zn2+ + 2e.	C. Cu2+ + 2e → Cu.	D. 2H+ + 2e → H2.
Câu 29: Chất có thể điều chế trục tiếp từ etanol là
A. Axetilen.	B. Vinyl axetilen.	C. Axetanđehit.	D. Đimetyl ete.
Câu 30: Thành phần chính của đường mía là 
A. Saccarozơ.	B. Glucozơ.	C. Amilozơ.	D. Fructozơ.
Câu 31: Số nhóm – NH2 và số nhóm –COOH trong phân tử đipeptit Gly-Lys là
A. 3 và 2.	B. 1 và 2.	C. 2 và 2.	D. 2 và 1.
Câu 32: Cho m gam axit glutamic vào dung dịch NaOH thu được dung dịch X chứa 23,1 gam chất tan. Để tác dụng vừa đủ với chất tan tròng dung dịch X cần dùng 200 ml dung dịch HCl 1M và H2SO4 0,5M, thu được dung dịch chứa 38,4 gam hỗn hợp muối. Giá trịn của m là
A. 14,70.	B. 20,58.	C. 17,64.	D. 22,05.
Câu 33: Cho dãy chất sau: (1) ClH3N-CH2-COOH, (2) CH3COONH3-CH3, (3) H2N-CH2-CONH-CH2-COOH, (4) H2N-CH2-COO-CCH3, (5) CH3-COO-C6H5, (6) m-HOC6H4CH2OH. Có bao nhiêu chất trong dãy mà 1 mol chất đó có thể tác dụng tối đa 2 mol NaOH là
A. 5.	B. 2. 	C. 4.	D. 3.
Câu 34: Điện phân (với điện cực trơ, màng ngăn) dung dịch chứa x mol CuSO4 và y mol NaCl (x < y) bằng dòng điện một chiều có cường độ 2,68A, sau thời gian t giờ, thấy khối lượng dung dịch giảm 18,95 gam, thu được dung dịch Y. Thêm tiếp lượng dư Al vào dung dịch Y, thấy thoát ra 3,36 lít khí H2 (đktc) và dung dịch sau phản ứng chứa 2 chất tan có số mol bằng nhau. Giá trị của t là
A. 3,5.	B. 5,0.	C. 4,5. 	D. 4,0.
Câu 35: Este hai chức, mạch hở có công thức phân tử C7H10O4. Từ X thực hiện các phản ứng sau:
(1) X + NaOH (dư) to X1 + X2 + X3
(2) X2 + H2 Ni, to X3
(3) X1 + H2SO4 (loãng) → Y + Na2SO4 
Công thức cấu tạo của chất Y là
A. HOOC-CH=CH-COOH.	B. HOOC-CH2-CH2-COOH.
C. CH2=CH-COOH.	D. HOOC-CH2-COOH.
Câu 36: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm m gam hỗn hợp Al, CuO, Fe3O4, Fe2O3 trong khí trơ, thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư thu được dung dịch Y, chất không tan Z và 0,672 lít H2 (đktc). Sục khí CO dư vào Y, thu được 7,8 gam kết tủa. Cho Z tan hết vào dung dịch H2SO4, thu được dung dịch chứa 16,2 gam muối sunfat và 2,464 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 10,26.	B. 11,24.	C. 14,28.	D. 12,34.
Câu 37: Hỗn hợp E gồm 2 chất hữu cơ X (C2H7O3N) và Y (C3H12O3N2). X và Y đều có tính chất lưỡng tính. Cho m gam hỗn hợp E tác dung với dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lít khí Z (Z là hợp chất vô cơ). Mặt khác, khi cho m gam hỗn hợp E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thoát ra 6,72 lít khí T (T là hợp chất hữu cơ đơn chức chứa C, H, N và làm xanh quỳ tím ẩm). Cô cạn dung dịch thu được chất rắn gồm 2 chất vô cơ. Thể tích các khí đo ở đktc. Giá trị của m là
A. 23,1.	B. 22,4.	C. 21,7.	D. 20,5.
Câu 38: Cho hơi ancol X dơn chức qua CuO dư, đun nóng, sau phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp hơi Y. Tỉ khối của Y so với H2 là 22,5. Số công thức cấu tạo của X là
A. 2.	B. 1.	C. 3.	D. 4.
Câu 39: Geranyl axetat là một este đơn chức, mạch hở có mùi hoa hồng. X tác dụng với Br2 trong CCl4 theo tỉ lệ mol 1 : 2. Trong phân tử X cacbon chiếm 73,47% theo khối lượng. Tổng số nguyên tử có trong phân tử geranyl axetat là
A. 30.	B. 34.	C. 32.	D. 28.
Câu 40: Hình vẽ dưới đây biểu diễn cho các giai đoạn của quá trình tách chất bằng phương pháp kết tinh
Trong quá trình kết tinh, người ta thực hiện các giai đoạn sau:
(a) Hòa chất rắn chứa hỗn hợp chất vào một dung môi, đun nóng để tạo dung dịch bão hòa ở nhiệt độ cao.
(b) Lọc bỏ phần rắn không hòa tan bằng phễu lọc. 
(c) Để nguội để các chất bắt đầu kết tinh.
(d) Thực hiện bơm hút chân không để tách lấy chất rắn kết tinh.
Phương pháp sử dụng trong quá trình sau đây thuộc loại phương pháp kết tinh?
A. Giã lá chàm, cho vào nước, lọc lấy dung dịch màu để nhuộm sợi, vải.
B. Ngâm rượu thuốc, rượu rắn.
C. Làm đường cát, đường phèn từ nước mía.
D. Nấu rượu uống.
Câu 41: Cho các thí nghiệm sau:
(1) Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Ba(HCO3)2.
(2) Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3.
(3) Dẫn từ từ khí CO2 vào dung dịch NaOH.
Và các đồ thị sau:
 CO32-	CO32-
 tiến trình phản ứng	tiến trình phản ứng
 	(a)	(b)	
 CO32-	CO32-
 	tiến trình phản ứng	tiến trình phản ứng
	(c)	(d)	
Đồ thị biễu diễn đúng với lượng (hay số mol) ion CO32- trong dung dịch theo tiến trình phản ứng là
A. Thí nghiệm 1-(c), Thí nghiệm 2-(d), Thí nghiệm 3-(a).
B. Thí nghiệm 1-(a), Thí nghiệm 2-(b), Thí nghiệm 3-(d).
C. Thí nghiệm 1-(b), Thí nghiệm 2-(d), Thí nghiệm 3-(c).
D. Thí nghiệm 1-(c), Thí nghiệm 2-(b), Thí nghiệm 3-(a).
Câu 42: Peptit E bị thủy phân theo phương trình hóa học sau:
E + 5NaOH → X + 2Y + Z + 2H2O (trong đó X, Y, Z là các muối của các amino axit)
Thủy phân hoàn toàn 6,64 gam E thu được m gam X, Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 2,352 lít khí O2 (đktc), thu được 2,12 gam Na2CO3, 3,52 gam CO2, 1,26 gam H2O và 224 ml khí N2 (đktc). Biết X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Công thức cấu tạo của Z là
A. (CH3)2CH-CH-(NH2)-COONa.	B. H2N-CH2-COONa.
C. H2N-CH(CH3)-COONa.	D. CH3-CH2-CH(NH2)-COONa.
Câu 43: Cho m gam hỗn hợp X gồm Mg và Al (có tỉ lệ mol 3 : 4)vào dung dịch chứa HNO3 loãng dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch có chứa 8,2m gam muối. Biết rằng có 0,3 mol N+5 trong HNO3 đã bị khử. Số mol HNO3 đã phản ứng là
A. 2,1.	B. 3,0.	C. 2,4.	D. 4,0.
Câu 44: Cho m gam bột Fe vào bình đựng dung dịch HCl thoát ra 2,24 lít khí H2 (đktc). Thêm tiếp dung dịch AgNO3 dư vào bình, thu được 52,46 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 8,40.	B. 6,72.	C. 7,84.	D. 5,60.
Câu 45: Hỗn hợp đồng mol (số mol các chất trong hỗn hợp bằng nhau) nào sau đây tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư?
A. Cu và Fe3O4.	B. Cu và Al2O3.	C. CuO và Ag.	D. Cu và Fe.
Câu 46: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 trong 200,0 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch Y và 3,36 lít khí H2 (đktc). Thêm 300,0 ml hoặc 700,0 ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch Y đều thu được cùng một lượng kết tủa có khối lượng m gam. Giá trị gần nhất của m là
A. 6,9.	B. 8,0.	C. 9,1.	D. 8,4.
Câu 47: Dẫn khí CO dư đi qua m gam hỗn hợp X gồm 0,25 mol CuO, 0,1 mol Fe3O4 và 0,1 mol Al2O3, nung nóng. Sau một thời gian thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được 3,2 gam chất rắn và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là 
A. 86,5.	B. 90,2.	C. 95,4.	D. 91,8.
Câu 48: Hợp chất X có thành phần nguyên tố gồm C, H, O và chứa vòng benzen. Cho 0,05 mol X vào dung dịch NaOH nồng độ 10% (dư 20% so với lượng cần phản ứng) đến phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn khan Y và phần hơi Z chỉ chứa một chất. Ngưng tụ Z cho tác dụng với Na dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được 41,44 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 0,09 mol Na2CO3, 0,26 mol CO2 và 0,14 mol H2O. Biết X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Giá trị của m là
A. 10,8.	B. 12,3.	C.11,1	.	D. 11,9.
Câu 49: Cho sơ đồ phản ứng hóa học sau: 
(1) X + NaOH to Y + CH3CHO
(2) Y (rắn) + NaOH (rắn) CaO, to C2H6 + Na2CO3
Chất X là
A. Vinyl propionat.	B. Etyl axetat.	C. Vinyl acrylat.	D. Etyl propionat.
Câu 50: Hỗn hợp X gồm MgCO3 và CaCO3. Nung m gam hỗn hợp X ở nhiệt độ cao thu được chất rắn Y và khí CO2. Cho Y vào nước thu được chất rắn Z và dung dịch E. Hấp thụ hết lượng khí CO2 trên vào dung dịch E, thu được 0,4m gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần % theo khối lượng của CaCO3 trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 60,0%.	B. 64,8%.	C. 40,0%.	D. 72,6%.
------------ HẾT ----------
Họ và tên thí sinh:  Chữ ký của giám thị 1: ..
Số báo danh: . Chữ ký của giám thị 2: ..

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THPT_QG.doc