Đề thi thử học sinh giỏi - Khối 12 năm học 2015 - 2016 bài số 4 môn thi: Ngữ văn thời gian làm bài: 180 phút

doc 12 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 3261Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử học sinh giỏi - Khối 12 năm học 2015 - 2016 bài số 4 môn thi: Ngữ văn thời gian làm bài: 180 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử học sinh giỏi - Khối 12 năm học 2015 - 2016 bài số 4 môn thi: Ngữ văn thời gian làm bài: 180 phút
§Ò thi thö häc sinh giái - khèi 12 
n¨m häc 2015-2016
Bài số 4
M«n thi: Ng÷ v¨n
Thêi gian lµm bµi: 180 phót
----------------------------
Phần 1: Đọc hiểu: 4điểm
Bài 1: Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi dưới đây: 
  “Có người nghĩ rằng cần có nhiều tiền mới có thể hưởng thụ thực sự. Nhưng không. Với tiền, bạn có thể sở hữu nhiều thứ. Nhưng chỉ sở hữu thôi thì không mang lại hạnh phúc. Và chỉ sở hữu, không có nghĩa là biết hưởng thụ. Một người biết tận hưởng chiếc máy ảnh xịn khác với một người sở hữu máy ảnh chỉ vì muốn người khác khen là nó rất xịn. Một người thực sự hiểu, và biết tận hưởng tốc độ, tiện nghi của chiếc xe hơi khác với một người mua nó chỉ vì tin rằng việc sở hữu nó sẽ chứng tỏ mình thành đạt. Một người thực sự am hiểu hội họa, và biết giá trị của bức tranh mình mua sẽ rất khác một người bỏ nhiều tiền mua tranh chỉ để nghe những lời trầm trồ của người khác trong phòng khách nhà mình.
  Có người nghĩ rằng hưởng thụ cuộc sống đồng nghĩa với vật chất. Nhưng không. Hưởng thụ cuộc sống tức là tận hưởng mọi thứ tốt đẹp mà cuộc đời và vũ trụ mang đến cho bạn. Vật chất, tinh thần, thể xác. Cổ điển hay hiện đại. Nắng và gió, ngày và đêm. Mặt trời, mặt trăng, cây cối, núi sông và cỏ dại. Tình bạn, tình yêu. Mọi thứ, nếu bạn có thể nhận ra. Đáng buồn là nhiều lúc, chúng ta không nhận ra chúng, mà chỉ nhìn thấy những ảo ảnh khác. Chúng ta bị ảo giác. Chúng ta chỉ sở hữu mà cứ ngỡ mình đang được hưởng thụ. Đó là một ảo giác. Hoặc chúng ta đang trải qua điều này mà cứ tưởng rằng mình đang hưởng thụ một điều khác. Đó là một ảo giác khác. Ví như khi bạn tưởng mình đang tận hưởng một tình yêu say đắm, nhưng thật ra, chỉ là những thỏa mãn nhục dục. Không hơn.[] Hưởng thụ, hay chỉ trải qua? Kết quả khác nhau chính là sự mãn nguyện. Khi chỉ trải qua, chúng ta thường hay băn khoăn: Phải chăng đó đã là cái đẹp thực sự? Chuyến du ngoạn đáng giá? Bữa ăn đáng tiền? Phải chăng chiếc điện thoại đó là “đỉnh” nhất? Chiếc áo đó đã là đẹp nhất? Phải chăng ta đã có được thứ tương xứng với những gì ta bỏ ra? 
  Những người thực sự hưởng thụ thì không băn khoăn, mà thường mãn nguyện. Những người thực sự tận hưởng hạnh phúc cũng vậy, họ mãn nguyện. Niềm vui đôi khi bị thúc đẩy bởi nhu cầu phải hét toáng lên cho cả thế gian. Nhưng sự mãn nguyện thường có khuôn mặt rất lặng lẽ, và hiếm khi phô trương.
  Tôi nhận ra rằng để hưởng thụ thực sự, chúng ta cần phải học hỏi và có hiểu biết nhất định về điều ta đang làm, đang tận hưởng, đang thưởng thức. Biết mình có gì, hiểu thứ mình có, và biết cách tận hưởng tối đa những gì mình xứng đáng được hưởng, đó mới là hưởng thụ”. 
(Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, tr.140)
Câu 1: Dòng nào dưới đây nêu đúng quan niệm của tác giả trong đoạn văn bản trên?
A. Hưởng thụ cuộc sống có nghĩa là hưởng thụ vật chất.
B. Hưởng thụ cuộc sống là tận hưởng mọi thứ tốt đẹp mà cuộc đời và vũ trụ mang đến cho bạn.
C. Hưởng thụ cuộc sống là sở hữu mọi thứ.
D. Hưởng thụ cuộc sống là thỏa mãn nhục dục trong tình yêu say đắm
Câu 2: Ý nào dưới đây không phải là quan niệm của tác giả 
A. Chỉ sở hữu không có nghĩa là biết hưởng thụ.
B. Mãn nguyện là thực sự tận hưởng hạnh phúc, là biết hưởng thụ.
C. Cần phải học hỏi và có hiểu biết nhất định về điều ta đang làm, đang tận hưởng, đang thưởng thức để hưởng thụ thực sự.
D. Cần có nhiều tiền mới có thể hưởng thụ thực sự.
 Câu 3: Giọng điệu tranh luận của tác giả trong đoạn v¨n b¶n là gì?
A. Nhẹ nhàng mang tính chất chiêm nghiệm
B. Gay gắt mang tính chất phản đối
C. Mạnh mẽ mang tính hùng biện
D. Mỉa mai mang tính phê phán
 Câu 4: Tác giả của đoạn văn bản trên có viết tiếp rằng: “Ồ, cuộc đời cũng như hơi thở vậy thôi. Ta không thể hít một hơi dài quá khả năng của mình. Nhưng ta có thể hít sâu hết khả năng của mình trong từng hơi thở. Tôi vẫn tin rằng nếu bạn thực sự biết hưởng thụ, bạn sẽ luôn thấy mình đã sống rất sâu. Nếu biết trăm năm là hữu hạn, cớ gì ta không sống thật sâu?”
Theo anh/chị, quan niệm “sống thật sâu” của người viết đoạn VB trên gần gũi nhất với quan niệm sống nào dưới đây?
 A. Để làm ngọn lửa con.
Nến tự thiêu mình trong nước mắt (Nguyễn Ngọc Ký)
B. Người vá trời lấp bể
Kẻ đắp lũy xây thành
Ta chỉ là chiếc lá
Việc của mình là xanh. (Nguyễn Sĩ Đại)
C. Sống toàn tâm toàn trí sống toàn hồn
Sống toàn thân và thức nhọn giác quan (Xuân Diệu)
D. Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình (Tố Hữu)
Câu 5: Tác giả đã bác bỏ những ý kiến nào về “hưởng thụ”?
Câu 6: Sở hữu và hưởng thụ khác nhau như thế nào?
 Câu 7: “Hưởng thụ cuộc sống tức là tận hưởng mọi thứ tốt đẹp mà cuộc đời và vũ trụ mang đến cho bạn”. (Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn).
Em đồng tình hay phản đối với quan niệm “hưởng thụ cuộc sống” của Phạm Lữ Ân? Vì sao? Trình bày bằng đoạn văn không quá 10 dòng.
Bài 2: Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi:
Tình ta như hàng cây
Đã qua mùa gió bão.
Tình ta như dòng sông
Đã yên ngày thác lũ.
Thời gian như là gió
Mùa đi cùng tháng năm
Tuổi theo mùa đi mãi
Chi còn anh và em.
 Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại...
- Kìa bao người yêu mới
Đi qua cùng heo may.
 (Trích Thơ tình cuối mùa thu – Xuân Quỳnh)
 Câu 1: Xác định thể thơ được sử dụng trong đoạn thơ trên. 
 Câu 2: Phân tích ý nghĩa các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ: Tình ta như hàng cây / Đã qua mùa gió bão / Tình ta như dòng sông / Đã yên ngày thác lũ. 
 Câu 3: .Điệp khúc “Chỉ còn anh và em” được tác giả lặp lại hai lần trong đoạn thơ mang ý nghĩa gì? 
 Câu 4: Anh/ chị hãy nhận xét quan niệm về tình yêu của tác giả qua những dòng thơ: Thời gian như là gió/ Mùa đi cùng tháng năm/ Tuổi theo mùa đi mãi/ Chỉ còn anh và em /Cùng tình yêu ở lại. Trả lời trong khoảng 5-7dòng.
Phần 2: Làm văn
Câu 1.(6,0điểm)
Tôi hỏi đất: - Đất sống với nhau như thế nào? 
- Chúng tôi tôn cao nhau. 
Tôi hỏi nước: - Nước sống với nhau như thế nào? 
- Chúng tôi làm đầy nhau. 
Tôi hỏi cỏ: - Cỏ sống với nhau như thế nào? 
-Chúng tôi đan vào nhau, lan tới tận chân trời. 
Tôi hỏi người: Người sống với nhau như thế nào? 
 (Hỏi - Hữu Thỉnh) 
 Từ ý thơ trên, trình bày suy nghĩ của anh /chị về những bài học trong cách sống của con người.
Câu 2.(1,0điểm)
 Kế tục truyền thống thơ ca dân tộc, đặc biệt là thơ ca dân gian và thơ cổ điển, thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc cả trong nội dung và nghệ thuật biểu hiện.
(SGKNgữ văn 12 Nâng cao, tập một, NXB GD2008, tr. 152)
 Anh/chị hãy làm rõ ý kiến trên qua đoạn trích “Việt Bắc”
§Ò thi thö häc sinh giái - khèi 12 
n¨m häc 2015-2016
Bài số 5
M«n thi: Ng÷ v¨n
Thêi gian lµm bµi: 180 phót
----------------------------
Phần 1: Đọc hiểu: 4điểm
I/Câu 1 ( 1,75 điểm): Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi.
        "Thơ cũng như gương mặt người con gái. Có vẻ đẹp trời cho, có vẻ đẹp cha mẹ cho. Có cái đẹp sắc sảo, có cái đẹp thuỳ mị. Một cái nốt ruồi xinh xinh đặt ở đâu đấy trên mặt tạo nên một sự hài hoà, nhưng nếu đặt không đúng chỗ sẽ tạo nên sự phản cảm....
 Thơ hay cũng có nhiều cách: hay vì lời đẹp, hay vì tình nồng, hay vì ý sâu, hay vì ý tưởng mới. Có bài thơ tác giả viết, chữ trào ra đầu bút, bụng dạ như sắp phát cuồng. Có bài thơ đến nhanh như một bài thuộc lòng chép sẵn. Có bài thơ như tự nhiên nhặt được. Có bài thơ là sự chiêm nghiệm một đời, sự đau đớn trăn trở một đời, sự ám ảnh một đời..."
                                                                        ( Nguyễn Bùi Vợi)
         1/Đoạn văn trên thuộc thể loại gì?  
 2/ Tại sao tác giả lại nói “Thơ cũng như gương mặt người con gái”.
 3/ Biện pháp tu từ cú pháp nào được sử dụng nhiều nhất trong đoạn văn trên là gì? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
        4/ Câu văn Có bài thơ là sự chiêm nghiệm một đời, sự đau đớn trăn trở một đời, sự ám ảnh một đời..." là để chỉ điều gì?
Bài 2: ( 2,25 điểm): Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi.
“Cái quý giá nhất trên đời mà mỗi người có thể góp phần mang lại cho chính mình và cho người khác đó là “năng lực tạo ra hạnh phúc”, bao gồm năng lực làm người, năng lực làm việc và năng lực làm dân.
          Năng lực làm người là có cái đầu phân biệt được thiện - ác, chân - giả, chính - tà, đúng - sai..., biết được mình là ai, biết sống vì cái gì, có trái tim chan chứa tình yêu thương và giàu lòng trắc ẩn. Năng lực làm việc là khả năng giải quyết được những vấn đề của cuộc sống, của công việc, của chuyên môn, và thậm chí là của xã hội. Năng lực làm dân là biết được làm chủ đất nước là làm cái gì và có khả năng để làm được những điều đó. Khi con người có được những năng lực đặc biệt này thì sẽ thực hiện được những điều mình muốn. Khi đó, mỗi người sẽ trở thành một “tế bào hạnh phúc”, một “nhà máy hạnh phúc” và sẽ ngày ngày “sản xuất hạnh phúc” cho mình và cho mọi người.
          Xã hội mở ngày nay làm cho không có ai là “nhỏ bé” trên cuộc đời này, trừ khi tự mình muốn “nhỏ bé”. Ai cũng có thể trở thành những “con người lớn” bằng hai cách, làm được những việc lớn hoặc làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn. Và khi biết chọn cho mình một lẽ sống phù hợp rồi sống hết mình và cháy hết mình với nó, mỗi người sẽ có được một hạnh phúc trọn vẹn. Khi đó, ta không chỉ có những khoảnh khắc hạnh phúc, mà còn có cả một cuộc đời hạnh phúc. Khi đó, tôi hạnh phúc, bạn hạnh phúc và chúng ta hạnh phúc. Đó cũng là lúc ta thực sự “chạm” vào hạnh phúc!.” 
( “ Để chạm vào hạnh phúc”- Giản Tư Trung, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, 3/2/2012 )
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản . 
Câu 3. Trong văn bản có nhiều cụm từ in đậm được để trong ngoặc kép, hãy nêu công dụng của việc sử dụng dấu ngoặc kép trong những trường hợp trên. Từ đó, hãy giải thích nghĩa hàm ý của 02 cụm từ “nhỏ bé” và “con người lớn” 
Câu 4: Theo tác giả, khi nào mỗi chúng ta có một “hạnh phúc trọn vẹn”. Bạn có đồng ý như vậy không? Vì sao?
Câu 5. Theo quan điểm riêng của mình, anh/chị chọn cách “chạm” vào hạnh phúc bằng việc “làm những việc lớn” hay “làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn”. Vì sao? ( Nêu ít nhất 02 lý do trong khoảng 5 – 7 dòng).
Phần 2: Làm văn
Câu 1.(6,0điểm)
 Trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến 
“Ta hay chê cuộc đời méo mó
 Sao ta không tròn ngay tự trong tâm”
Câu 2.(1,0điểm)
 Viết về Đất Nước là một đề tài cũ nhưng Nguyễn khoa Điềm vẫn có cách cảm nhận mới mẻ.
 Anh/chị có đồng ý với ý kiến đó không?
Hết ..
I. Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
 Bài 1: Văn bản 1
 “Sông Thương bắt nguồn từ dãy núi Na Pa Phước, làng Man, xã Vân Thuỷ, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, chảy trong máng trũng Mai Sao - Chi Lăng và chảy vào địa phận tỉnh Bắc Giang. Sông chảy qua thành phố Bắc Giang (tên cũ là Phủ Lạng Thương) và điểm cuối là thị trấn Phả Lại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.... Sông Thương có chiều dài 157 km, diện tích lưu vực: 6.640 km². Giá trị vận tải được trên 64 km, từ Phả Lại, tỉnh Hải Dương đến thị trấn Bố Hạ, huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang”. (wikipedia.org)
 Văn bản 2 	
“Mai đành xa sông Thương tóc dài
 Vạn kiếp tình yêu anh gửi lại
 Xuân ơi xuân... lẽ nào im lặng mãi
 Hạ chưa về nhưng nắng đã Côn Sơn.
 Mai đành xa sông Thương thật thương
 Mắt nhớ một người, nước in một bóng
 Mây tr 1. Đọc đoạn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
“Ai cũng biết Hàn Quốc phát triển kinh tế khá nhanh, vào loại "con rồng nhỏ" có quan hệ khá chặt chẽ với các nước phương Tây, một nền kinh tế thị trường nhộn nhịp, có quan hệ quốc tế rộng rãi. Khắp nơi đều có quảng cáo, nhưng không bao giờ quảng cáo thương mại được đặt ở những nơi công sở, hội trường lớn, danh lam thắng cảnh. Chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh, nếu có thì viết nhỏ đặt dười chữ Triều Tiên to hơn ở phía trên. Đi đâu, nhìn đâu cũng thấy nổi bật những bảng hiệu chữ Triều Tiên. Trong khi đó thì ở một vài thành phố của ta nhìn vào đâu cũng thấy tiếng Anh, có bảng hiệu của các cơ sở của ta hẳn hoi mà chữ nước ngoài lại lớn hơn cả chữ Việt, có lúc ngỡ ngàng tưởng như mình lạc sang một nước khác.” 
 (Chữ ta, bài xã luận Bản lĩnh Việt Nam của Hữu Thọ)
 Câu 1: Đoạn văn trên được diễn đạt theo phong cách ngôn ngữ gì?
 Câu 2: Đoạn văn trên nói về vấn đề gì? Quan điểm của tác giả về vấn đề đó như thế nào?
 Câu 3: Xác định và phân tích thao tác lập luận chủ yếu trong đoạn văn trên?
 Câu 5: Từ bài viết trên, điều em cần tâm sự nhất với bạn trẻ Việt Nam là gì? (Ghi lại bằng đoạn văn khoảng 20 dòng)
ôi một chiều, chim kêu một giọng
 Anh một mình náo động một mình anh.”
(Sông Thương tóc dài – Hoàng Nhuận Cầm)
a, Hai văn bản trên khác nhau như thế nào trên các phương diện sau: Loại văn bản, tình cảm, thái độ của tác giả, ngôn ngữ, biệp pháp nghệ thuật?
b, Từ sự khác nhau đó, em hiểu như thế nào về đặc điểm ngôn ngữ trong một tác phẩm thơ?
Bài 2: Đọc bài thơ của Anh Ngọc và trả lời các câu hỏi sau đây:
 Vị tướng già
Những đối thủ của ông đã chết từ lâu
Bạn chiến đấu cũng chẳng còn ai nữa
Ông ngồi giữa thời gian vây bủa
Nghe hoàng hôn chầm chậm xuống quanh mình
Bàn chân đi qua hai cuộc chiến tranh
Giờ chậm rãi lần theo dấu gậy
Đôi bàn tay nhăn nheo run rẩy
Đã từng gieo khủng khiếp xuống đầu thù
Trong góc vườn mùa thu
Cây lá cũng như ông lặng lẽ
Tám mươi tuổi ông lại như đứa trẻ
Nở nụ cười ngơ ngác thơ ngây
Ông ra đi
Và...
Ông đã về đây
Đời là cuộc hành trình khép kín
Giữa hai đầu điểm đi và điểm đến
Là một trời nhớ nhớ với quên quên
Những vui buồn chưa kịp gọi thành tên
Cõi nhân thế mây bay và gió thổi
Bầy ngựa chiến đã chân chồn, gối mỏi
Đi về miền cát bụi phía trời xa
Ru giấc mơ của vị tướng già
Có tiếng khóc xen tiếng cười nức nở
Một chân ông đã đặt vào lịch sử
Một chân còn vương vấn với mùa thu.
( 9/1994)
1. Bài thơ viết về ai? Trong thời điểm nào của cuộc đời ông?
2. Xác định thể thơ và phép gieo vần?
3. Nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong các từ " thời gian" và "hoàng hôn" trong câu 3 và 4? Phân tích làm rõ giá trị biểu đạt và biểu cảm của biện pháp nghệ thuật đó?
4. Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh nhân vật trữ tình trong bốn câu thơ sau:
Những đối thủ của ông đã chết từ lâu
Bạn chiến đấu cũng chẳng còn ai nữa
Ông ngồi giữa thời gian vây bủa
Nghe hoàng hôn chầm chậm xuống quanh mình
1. Đọc đoạn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
“Ai cũng biết Hàn Quốc phát triển kinh tế khá nhanh, vào loại "con rồng nhỏ" có quan hệ khá chặt chẽ với các nước phương Tây, một nền kinh tế thị trường nhộn nhịp, có quan hệ quốc tế rộng rãi. Khắp nơi đều có quảng cáo, nhưng không bao giờ quảng cáo thương mại được đặt ở những nơi công sở, hội trường lớn, danh lam thắng cảnh. Chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh, nếu có thì viết nhỏ đặt dười chữ Triều Tiên to hơn ở phía trên. Đi đâu, nhìn đâu cũng thấy nổi bật những bảng hiệu chữ Triều Tiên. Trong khi đó thì ở một vài thành phố của ta nhìn vào đâu cũng thấy tiếng Anh, có bảng hiệu của các cơ sở của ta hẳn hoi mà chữ nước ngoài lại lớn hơn cả chữ Việt, có lúc ngỡ ngàng tưởng như mình lạc sang một nước khác.” 
 (Chữ ta, bài xã luận Bản lĩnh Việt Nam của Hữu Thọ)
 Câu 1: Đoạn văn trên được diễn đạt theo phong cách ngôn ngữ gì?
 Câu 2: Đoạn văn trên nói về vấn đề gì? Quan điểm của tác giả về vấn đề đó như thế nào?
 Câu 3: Xác định và phân tích thao tác lập luận chủ yếu trong đoạn văn trên?
 Câu 5: Từ bài viết trên, điều em cần tâm sự nhất với bạn trẻ Việt Nam là gì? (Ghi lại bằng đoạn văn khoảng 20 dòng)
5. Ngày 4/10/2013, Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần, trong 10 ngày lễ tang Đại tướng, và rất lâu sau đó...., khắp đất nước là hình ảnh các tầng lớp nhân dân lặng lẽ tiễn biệt Người. Báo chí trong nước và quốc tế cho rằng đây là một hiện tượng đưa đến những xúc động lớn lao và suy ngẫm sâu sắc.
Bằng đoạn văn khoảng 10 dòng, trình bày suy nghĩ của anh / chị về hiện tượng trên
Phần II. Làm văn
Câu 1 (6 điểm): 
Nơi dựa 
Người đàn bà nào dắt đưa nhỏ đi trên đường kia?
Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào
Đứa bé lẫm chẫm muốn chạy lên, hai bàn chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.
Và cái miệng nhỏ líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.
Ai biết đây, đưa bé còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.
Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?
Đôi mắt anh có cái ánh riêng của dôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.
Bà cụ lưng còng dựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rẩy.
Ai biết đây, bà cụ bước không còn vững chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những khó khăn thử thách.
 Từ bài thơ trên, anh/ chị có suy nghĩ như thế nào về nơi dựa trong cuộc sống?
Câu 2 (10 điểm):
Bàn về sự quan sát, miêu tả hiện thực cuộc sống của nhà văn, có ý kiến cho rằng:
“Nhìn thấy cái khác thường trong cái bình thường và trong cái khác thường nhìn thấy cái bình thường- đó là phẩm chất của những nhà nghệ sĩ đích thực”(Pauxtopxki)
Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên. Sau đó liên hệ với vẻ đẹp của người lính trong bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng) để thấy “ cái khác thường trong cái bình thường” và “trong cái khác thường nhìn thấy cái bình thường” 
 1. Đọc đoạn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
“Ai cũng biết Hàn Quốc phát triển kinh tế khá nhanh, vào loại "con rồng nhỏ" có quan hệ khá chặt chẽ với các nước phương Tây, một nền kinh tế thị trường nhộn nhịp, có quan hệ quốc tế rộng rãi. Khắp nơi đều có quảng cáo, nhưng không bao giờ quảng cáo thương mại được đặt ở những nơi công sở, hội trường lớn, danh lam thắng cảnh. Chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh, nếu có thì viết nhỏ đặt dười chữ Triều Tiên to hơn ở phía trên. Đi đâu, nhìn đâu cũng thấy nổi bật những bảng hiệu chữ Triều Tiên. Trong khi đó thì ở một vài thành phố của ta nhìn vào đâu cũng thấy tiếng Anh, có bảng hiệu của các cơ sở của ta hẳn hoi mà chữ nước ngoài lại lớn hơn cả chữ Việt, có lúc ngỡ ngàng tưởng như mình lạc sang một nước khác.” 
 (Chữ ta, bài xã luận Bản lĩnh Việt Nam của Hữu Thọ)
 Câu 1: Đoạn văn trên được diễn đạt theo phong cách ngôn ngữ gì?
 Câu 2: Đoạn văn trên nói về vấn đề gì? Quan điểm của tác giả về vấn đề đó như thế nào?
 Câu 3: Xác định và phân tích thao tác lập luận chủ yếu trong đoạn văn trên?
 Câu 5: Từ bài viết trên, điều em cần tâm sự nhất với bạn trẻ Việt Nam là gì? (Ghi lại bằng đoạn văn khoảng 20 dòng)
 2. Đọc kĩ bài thơ sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:
 Bông súng và siêu bão
 bông súng tím mọc lên từ nước
 bão Haiyan mọc lên từ biển
 bão Haiyan cho tôi kinh hoàng
 bông súng tím cho tôi bình yên
 rồi có thể người ta quên                   
 mà nhớ
 trong siêu bão một bông súng nở
 bông súng ấy màu tím
 bão Haiyan màu gì?
 (Báo Thanh niên chủ nhật, 17/11/2013  )
 Câu 1: Tìm và phân tích ý nghĩa biểu đạt của hai hình tượng chính trong bài thơ? Hai hình tượng đó có mối quan hệ như thế nào trong đoạn thơ?
 Câu 2: Chỉ ra và phân tích giá trị của thủ pháp nghệ thuật chính nhà thơ đã sử dụng để khắc họa hai hình tượng này?
 Câu 3: Câu thơ “trong siêu bão một bông súng nở”: Ý thơ thể hiện một cảm hứng nhân sinh như thế nào? Câu thơ này có gợi cho em liên tưởng đến một tứ thơ, một câu chuyện, hay một câu tục ngữ... nào cùng một ý nghĩa?
 Câu 4: Hai câu kết: bông súng ấy màu tím-bão Haiyan màu gì? có thể gợi ra những xúc cảm hoặc suy ngẫm gì?
Câu 5: Xác định thể thơ trong đoạn thơ trên? Thể thơ ấy có gần gũi với bài thơ nào trong chương trình 12
II. Phần 2: Văn nghị luận xã hội (6 điểm)
	Trình bày suy nghĩ của anh (chị) được gợi ra từ câu chuyện sau:
“Một chiếc lá vàng tự bứt khỏi cành cây rơi xuống gốc. Cái gốc tròn mắt ngạc nhiên hỏi.
Sao sớm thế?
Lá vàng giơ tay lên chào, cười và chỉ vào những lộc non”
 Theo “Những câu chuyện ngụ ngôn chọn lọc”- NXB Thanh niên -2003
III. Phần 3: Văn nghị luận văn học (8 điểm)
“ Thơ hay là thơ giản dị, xúc động, ám ảnh. Để đạt được một lúc ba điều ấy với các thi sĩ vẫn là điều bí mật” ( Trần Đăng Khoa).
 Anh /chị suy nghĩ gì về ý kiến trên?
------------------ Hết ---------------------
Gợi ý đáp án.
Phần I: Đọc hiểu (6đ)
Bài 1: 2,5đ.
C1: Phong cách ngôn ngữ báo chí (0,25đ).
C2: Nội dung : Bàn về việc quảng cáo của người Hàn Quốc và người Việt Nam.Từ đó bàn về thực trạng lạm dụng tiếng nước ngoài của ng VN. (0,5)
 Quan điểm của tác giả: Phê phán:.:0,25.
C3: Thao tác cơ bản : so sánh (0,25)
 Phân tích -_ ý nghĩa : 0,25.
C4: Đoạn văn: (1đ) Hình thức , dung lượng đảm bảo
 Nội dung: Có thể lựa chọn các nội dung cụ thể nhưng đều hướng về việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt..
*Chú ý giọng điệu trong bài viết.
Bài 2: 3,5đ.
Câu 1
Xác định hai hình tượng: Bông súng và siêu bão (0,25)
Phân tích ý nghĩa:
+ Ý nghĩa thực của hai hình tượng: (0,25đ)
+ Ý nghĩa biểu tượng: 0,5
. Hoa súng: cái đẹp, sự sống, sự bình yên nhiều khi mong manh trước cuộc đời.
. Siêu bão: Tai họa, sự hủy diệt, sức mạnh chết chóc.
- Mối quan hệ: Vừa tương đồng vừa tương phản vừa loại trừ, vừa hàm chứaNhững mói quan hệ ấy thể hiện những diễn biến khôn lường của cuộc sống., những sức mạnh, sự phái sinh, hồi sinh kì diệu .0,25
Câu 2: 
Thủ pháp nghệ thuật cơ bản: Phép đối (tương đồng và tương phản) (0,25)
Tác dụng: Ý thơ gợi những suy nghĩ sâu xa về cội nguồn của cái đẹp và hiểm họa.Nước gợi không gian của sự sinh tồn, biển gợi không gian của sự bất ưng.0,5.
Câu 3: 
Cảm hứng hồi sinh: 0,25
Liên hệ: 0,25.
Câu 4: Hai câu kết gợi ra Những dạng thái của cái Đẹp, sự sống.có thể nắm bắt, thấu nhận bởi sự hữu hình; còn tai họa, sự hủy diệt thì khó nắm bắt bởi vô ảnh vô hình, bất ưng.: 0,5.
Câu 5: 
Thể thơ: 0,25.
Liên hệ: 0,25.
Phần II: Làm văn 
1, Nghị luận xã hội: 6đ.
Gợi ý làm bài
Đây là dạng đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí, qua câu chuyện, học sinh cần rút ra bài học ý nghĩa sâu sắc được gửi gấm qua hình ảnh chiếc lá vàng “tự bứt khỏi cành”“cười và chỉ vào những lộc non” 
 Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ các ý sau :
 a. Giải thích ý nghĩa câu chuyện: 
 - Câu chuyện cần chú ý đến cách chiếc là vàng rời khỏi cành: tự nguyện bứt khỏi cành sớm hơn thời gian mà nó có thể tồn tại để nhường chỗ cho lộc non đâm chồi, khiến cho cái gốc phải bật hỏi: “Sao sớm thế ?”
 - Điều quan trọng hơn nữa là cách “chiếc lá vàng” nhìn nhận về sự ra đi của mình: mỉm cười và “chỉ vào những lộc non”.
 - Đó là sự thanh thản khi chiếc lá đã tìm thấy được ý nghĩa cho cuộc đời của mình: tự nguyện hi sinh để nhường chỗ cho một thế hệ mới ra đời.
→ Câu chuyện cho ta một bài học về lẽ sống ở đời: Phải biết sống vì người khác, dám chấp nhận cả những thiệt thòi, hi sinh về phía bản thân mình. - Đó cũng chính là một trong những cách sống của mỗi con người.
b. Bàn bạc - đánh giá – chứng minh:
 Câu chuyện có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc đối với mọi người:
- Từ mối quan hệ giữa “lá vàng” và “lộc non” câu chuyện cũng đưa ra một quy luật của sự sống: Cuộc sống là một sự phát triển liên tục mà ở đó cái mới thay thế cái cũ là điều tất yếu.
- Hình ảnh chiếc lá vàng rơi là quy luật của thiên nhiên, lá lìa cành là quy luật tất yếu của đời sống, có bắt đầu thì có kết thúc để bắt đầu một đời sống khác
- Mỗi chúng ta cần phải nhận thức rõ quy luật đó, để tránh trở thành những vật cản của bánh xe lịch sử; đồng thời phải biết đặt niềm tin và tạo điều kiện cho thế hệ trẻ
- Mỗi phút giây được sống, trên cõi đời này là niềm hạnh phúc nhưng giá trị sự sống không phải chúng ta sống được bao lâu mà là chúng ta đã sống như thế nào. 
- Lá rơi để bắt đầu, lá rơi vì đã đi hết một quãng đường đời. Đã hoàn thành sứ mệnh của đời mình
c. Bài học được rút ra: 
- Phê phán lối sống vị kỷ, chỉ biết đến lợi ích của bản thân .
- Thế hệ trẻ phải biết sống, phấn đấu và cống hiến sao cho xứng đáng với những gì 
được “trao nhận”
2, Nghị luận văn học: 8đ
- Dẫn dắt đến vấn đề một cách thuyết phục: 0,5đ
- Giải thích ý kiến: 1đ
- Phân tích những biểu hiện: 3 điểm (3 ý)
- Chứng minh qua 1 số tác phẩm cụ thể(ở cả 3 phương diện và nhận xét về sự hài hòa cả 3 phương diện)-2đ.
- Đánh giá lại ý kiến: 1đ.
- Ý nghĩa rút ra:0,5đ.

Tài liệu đính kèm:

  • docThi_HSG_Kh_12_bai_so_5.doc