Giáo án lớp 12 môn Ngữ văn - Tiết 73: Đọc thêm: Mùa lá rụng trong vườn

doc 2 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1840Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 12 môn Ngữ văn - Tiết 73: Đọc thêm: Mùa lá rụng trong vườn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 12 môn Ngữ văn - Tiết 73: Đọc thêm: Mùa lá rụng trong vườn
Soạn:
Xác nhận: 13/2	
	Tiết 73: Đọc thêm: Mïa l¸ rông trong v­ên 
I.Mục tiêu bài học:
-Cảm nhận được không khí ngày tết mang truyền thống văn hóa dân tộc và những tác động của nền KT thị trường đối với con người.
-Thấy được nghệ thuật kể chuyện, thể hiện tâm kí và tính cách nhân vật.
II.Phương tiện thực hiện:
III.Cách thức tiến hành: Kết hợp đọc, gợi mở, nêu vấn đề.
IV.Tiến trình dạy học:
1.Tổ chức:
Thứ
Ngày
Tiết
Lớp
Sĩ số
Vắng
12B
12D
12H
2.Kiểm tra 15 phút: A/c suy nghĩ gì về sự lựa chọn của người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa? 
3.Bài học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Giớ thiệu nét chính về nhà văn Ma Văn Kháng, tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn.
 HS đọc đoạn trích.
N/v chị Hoài hiện ra ntn?
(ngoại hình, h/c hiện tại của chị và g/đ ông Bằng?
Tìm và nhận xét các chi tiết nói về cách ứng xử của chị với mọi người ? Y/n của nhân vật trong sự thay đổi của thời cuộc?
Trao đổi nhóm: Phân tích diễn biến tâm lí của hai n/v ông Bằng và chị Hoài trong cảnh gặp lại?
Khung cảnh tết trong nhà ông Bằng được miêu tả ntn?
Cảnh ông Bằng thắp hương trước ban thờ gia tiên gợi cho a/c suy nghĩ gì về ngày tết cổ truyền trong bối cảnh xã hội ngày càng vận động?
I. Tìm hiểu chung
1.Tác giả: -Ma Văn Kháng, tên khai sinh là Đinh Trọng Đoàn, sinh:1936, quê Hà Nội
- Có nhiều đóng góp tích cực cho sự vận động và phát triển nhiều mặt của VHNT nước nhà
2. Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn 
-Được tặng giải thưởng Hội nhà văn VN năm 1986.
ND: bày tỏ niềm lo lắng sâu sắc cho giá trị truyền thống trước những đổi thay của thời cuộc. 
 NT Quan sát nhạy cảm tinh tế.
3.Văn bản:Trích từ chương II của tt Mùa lá rụng... 
II.Hướng dẫn đọc thêm:
1. Nhân vật chị Hoài
-Mang vẻ đẹp đằm thắm của người phụ nữ nông thôn: “người thon gọn... Chiếc khăn len nâu ..cặp mắt hai mí đằm thắm và cái miệng cười rất tươi”.
-Hoàn cảnh:Từng là dâu trưởng bây giờ có một gia đình riêng với những quan hệ riêng, lo toan riêng, mọi người vẫn nhớ, vẫn quí, vẫn yêu chị.
-Cách ứng xử: “tưởng đã cắt hết mối dây liên hệ, vẫn giao cảm, vẫn chia sẻ buồn vui và cùng tham dự cuộc sống của gia đình này: Biết chuyện cô Phượng đã chuyển công tác, nhận được thư bố chồng cũ, sợ ông buồn nên phải lên ngay”; chu đáo, xởi lởi chuẩn bị quà, hỏi thăm tất cả mọi người; sự thành tâm của chị trước bàn thờ gia tiên chiều 30 tết....). Trong tiềm thức mỗi người “vẫn sống động một chị Hoài đẹp người, đẹp nết”.
] vẫn giữ được nét đẹp truyền thống quí giá trước những “cơn địa chấn” 
2.Diễn biến tâm lí hai n.v ông Bằng và chị Hoài trong cảnh gặp lại:
- Ông Bằng: “nghe thấy xôn xao tin chị Hoài lên”, sững lại, mặt thoáng một chút ngơ ngẩn. Rồi mắt ông chớp liên hồi, môi ông bật bật không thành tiếng, có cảm giác ông sắp khóc oà”, “giọng ông bỗng khê đặc, khàn rè: Hoài đấy ư, con? “. Nỗi vui mừng, xúc động không dấu giếm.
- Chị Hoài: “gần như không chủ động được mình, lao về phía ông Bằng, quên cả đôi dép, đôi chân to bản... kịp hãm lại khi còn cách ông già hai hàng gạch hoa”. Tiếng gọi của chị nghẹn ngào trong tiếng nấc “ông!” [Cảnh gặp gỡ vui mừng lẫn một nỗi tiếc thương đau buồn
3.Khung cảnh tết: khói hương, mâm cỗ thịnh soạn “vào cái thời buổi đất nước còn nhiều khó khăn sau hơn ba mươi năm chiến tranh.”,mọi người trong gia đình tề tựu, quây quần..chuẩn bị chu đáo cho khoảnh khắc tri ân trước tổ tiên trong chiều 30 tết.
- Ông Bằng “soát lại hàng khuy áo, chỉnh lại cà vạt, ho khan một tiếng, dịch chân lại trước mặt bàn thờ”. “Thoáng cái, ông Bằng như quên hết xung quanh và bản thể. Dâng lên cái cảm giác thiêng liêng rất đỗi quen thân và tâm trí ông bỗng mờ nhoà... Thưa thầy mẹ đã cách trở ngàn trùng mà vẫn hằng sống cùng con cháu.....” Những hình ảnh sống động gieo vào lòng người đọc niềm xúc động rưng rưng, rồi “nhập vào dòng xúc động tri ân tiên tổ và những người đã khuất”.
- Bày tỏ lòng tri ân trước tổ tiên, trước những người đã mất trong lễ cúng tất niên - một nét văn hoá truyền thống đáng trân trọng và tự hào của dân tộc ta. “Quá khứ không cắt rời với hiện tại. Tổ tiên không tách rời với con cháu. Tất cả liên kết một mạch bền chặt thuỷ chung”.[ Dù cuộc sống hiện đại muôn sự đổi thay thì nét đẹp truyền thống văn hóa vẫn đang và rất cần được gìn giữ, trân trọng.
4.Củng cố: Nghệ thuật kể chuyện linh hoạt, sinh động và thái độ trân trọng TT
5.Hướng dẫn tự học: Liên hệ với không khí ngày tết trong gia đình a/c.
E.Bổ sung giáo án:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_van_12.doc