Đề thi thử học kì I môn Hóa học Lớp 8

doc 2 trang Người đăng Trịnh Bảo Kiên Ngày đăng 05/07/2023 Lượt xem 181Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử học kì I môn Hóa học Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử học kì I môn Hóa học Lớp 8
ĐỀ THI THỬ HỌC KÌ I
I.TRẮC NGHIỆM ( 5 điểm)
Câu 1. Ở điều kiện tiêu chuẩn, hỗn hợp gồm 11,2 lít N2 và 5,6 lít SO2 có khối lượng là
A. 16 gam. 	B. 20 gam. 	 C. 30 gam. 	 D. 15 gam.
Câu2. Lấy cùng một lượng m gam mỗi chất sau, chất nào có số mol lớn nhất?
A. Na. 	B. P.	 C. Cu.	D. CO.
Câu 3. Trong 1 mol H2O có chứa bao nhiêu nguyên tử oxi?
A. 3.106. 	B. 9.1023.	C. 12.1023. 	 D. 6.1023.
Câu 4: Cho 0,1 mol Al2O3 tác dụng với dung dịch chứa 0,6 mol HCl, sản phẩm của phản ứng là AlCl3 và H2O. Tính khối lượng AlCl3 thu được.
A. 26,7 gam.	B. 51,3 gam.	 C. 45,6 gam.	D. 34,2 gam.
Câu 5: A là hợp chất CxHy có tỉ khối hơi đối với H2 là 13, biết cacbon chiếm 92,3% khối lượng phân tử. Công thức phân tử của CxHy là:
A. CH4	B. C3H6	 	 C. C2H6	 D. C2H2
Câu 6: Cho phương trình: 2KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2 ↑.Nhiệt phân 18,96 gam KMnO4, thu được V lít O2 (đktc), biết hiệu suất phản ứng 100% . Giá trị của V là	
A. 2,24 lít	 	B. 1,792 lít	C. 1,344 lít	 	D. 8,96 lít
Câu 7: Cho 2,24 g sắt tác dụng hết với dung dịch axit clohiđric loãng thu được FeCl2 và H2. Sau phản ứng thu được bao nhiêu lít khí H2 (đktc)
A. 0,224 lít	 	 B. 0,896 lít	 	 C. 0,112 lít	 	 D. 0,336 lít
Câu 8: Tổng số nguyên tử trong một phân tử CaCO3 là:
A. 6 
B. 5
 C. 2
D. 3
Câu 9: Muốn thu khí CO2 vào bình thì thu bằng cách:
A. Đặt úp ngược bình	B. Đặt đứng bình C. Cách nào cũng được	D. Đặt nghiêng bình
Câu 10: Tỉ khối của A đối với H2 là 23. A là khí nào sau đây?
A. NO2. 	 	 B. N2. 	 C. CO2. 	 D. Cl2.
II.TỰ LUẬN ( 5 điểm)
Câu 11. (1 điểm)Lập phương trình hóa học ứng với các sơ đồ phản ứng sau đây?
1) Fe3O4 + HCl FeCl2 + FeCl3 + H2O
2) C5H12 + O2 CO2 + H2O
3) CnH2nO2 + O2 CO2 + H2O
4) FexOy + Al Fe + Al2O3
Câu 12: (1,0 điểm) Cho 3,9 gam kẽm tác dụng vừa đủ với axit Sunfuric thu được kẽm sunfat và khí hidro.
a) Tính khối lượng muối kẽm sunfat thu được và thể tích khí H2 thoát ra (đktc) biết H= 90%
b) Tính khối lượng axit sunfuric ban đầu biết lấy dư 12%.
Câu 13. (1,0 điểm) Cho 5,4 gam kim loại tác dụng với dung dịch HCl lấy dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 6,72 lít khí H2 (ở đktc). Xác định kim loại.
Câu 14 (1 điểm): Cho 2,24g kim loại sắt tác dụng với 3,65g axit clohiđric tạo ra sắt (II) clorua và V lít khí hiđro (đktc).
a) Chất nào còn dư sau phản ứng? khối lượng bao nhiêu?
b) Tính khối lượng của sắt (II)clorua tạo thành và xác định V?
Câu 15 (1 điểm): Trong quá khứ, chất độc hexacloran (C6H6Cl6) có hiệu lực trừ sâu mạnh, từng được sử dụng phổ biến trong nông nghiệp và làm dược phẩm (trị ghẻ, diệt chấy...).Tuy nhiên, do là chất độc phân hủy rất chậm trong tự nhiên nên vào năm 2009, hexacloran đã bị đưa vào danh sách của Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy và bị cấm sử dụng tại 169 quốc gia trên thế giới.
a)Nêu 2 ứng dụng của hexacloran.
b)Tại sao hiện nay hexacloran lại bị cấm sử dụng?
c)Tính phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong hexacloran

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_hoc_ki_i_mon_hoa_hoc_lop_8.doc