ĐỀ THI THỬ 11 Cho: H = 1; He = 4; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl =35,5; K = 39 ; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag=108. Cr = 52; Ba=137; Ca=40 Câu 1: Cho dãy các kim loại: Na, Cu, Fe, Ag, Zn. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là A. 2. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 2: Dãy các kim loại đều có thể điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là A.Mg, Zn, Cu B. Fe, Cu, Ag C. Al, Fe, Cr D. Ba, Ag, Au Câu 3: Các kim loại và ion đều phản ứng được với ion Fe2+ là Ag và Fe3+ B. Zn và Ag+ C. Ag và Cu2+ D. Zn và Cu2+ Câu 4: Kim nào sau đây là kim loại kiềm? A.Zn B. Al C. Na D. Cu Câu 5: Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Mg từ MgCl2 là A. nhiệt phân MgCl2. B. điện phân dung dịch MgCl2. C. dùng K khử Mg2+ trong dung dịch MgCl2. D. điện phân MgCl2 nóng chảy Câu 6: Ứng dụng không phải của kim loại kiềm là A.Dùng chế tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp. B.Điều chế kim loại kiềm hoạt động yếu hơn bằng phương pháp nhiệt kim loại. C.Dùng làm chất trao đổi nhiệt trong các lò phản ứng hạt nhân. D.Dùng làm chất xúc tác trong nhiều phản ứng hữu cơ. Câu 7: Dùng quỳ tím thì có thể phân biệt 2 dung dịch nào trong các cặp dung dịch sau ? A.Na2CO3, K2CO3 B. NaCl, KCl C. NaCl, Na2CO3 D. NaCl, KNO3 Câu 8: Hòa tan 4,6 gam một kim loại kiềm vào 200 ml nước thu được 204,4 g một dung dịch kiềm. Kim loại kiềm đó là A.Li B. Na C. K D. Rb Câu 9: Hoà tan 6,4 gam Cu bằng axit H2SO4 đặc, nóng (dư), sinh ra V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của V là A. 2,24. B. 3,36. C. 6,72 D. 4,48. Câu 10: Cho Fe tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Tổng hệ số cân bằng của phản ứng trên là A.9. B. 14. C. 18. D. 20. Câu 11: Cho 100 ml dung dịch Ba(OH)2 phản ứng với 200ml dung dịch Al(NO3)3 0,2 M thu được 2,34 g kết tủa. Nồng độ của dung dịch Ba(OH)2 ban đầu là: A. 0,45M hoặc 0,5M B. 0,65M hoặc 0,4M C. 0,45M hoặc 0,65M D. 0,3M hoặc 0,6M Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol metyl amin (CH3NH2), sinh ra V lít khí N2 (ở đktc). Giá trị của V là A. 1,12. B. 4,48. C. 3,36. D. 2,24. Câu 13: Kết tủa tạo thành khi nhỏ nước brom vào A. anilin. B. ancol etylic. C. axit axetic. D. benzen.. Câu 14: Poli(vinyl clorua) được điều chế từ phản ứng trùng hợp A. CH3-CH=CHCl. B. CH2=CH-CH2Cl C. CH3CH2Cl. D. CH2=CHCl. Câu 15:Đốt cháy hoàn toàn 0,171 gam gluxit A thu được 0,264 gam CO2 và 0,99 gam nước . Biết A có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất và A không có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Vậy A là A. Glucozơ B. Saccarozơ C. Mantozơ D. Fructozơ Câu 16: Số đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử C2H6O là A. 5. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 17: Thủy phân hoàn toàn m gam xenlulozơ có chứa 50% tạp chất trơ, toàn bộ lượng glucozơ thu được làm mất màu vừa đủ 500 ml dung dịch Br2 1M trong nước. Giá trị của m là A. 162. B. 81. C. 324. D. 180. Câu 18: Chất tham gia phản ứng tráng gương là A. tinh bột. B. axit axetic. C. xenlulozơ. D. mantozơ. Câu 19: Cho sơ đồ phản ứng: C2H5OH →X →CH3COOH (mỗi mũi tên ứng với một phản ứng). Chất X là A. HCHO. B. C2H5CHO. C. CH4. D. CH3CHO. Câu 20: Thuốc thử để phân biệt axit axetic và ancol etyilc là A. phenolphtalein. B. quỳ tím. C. nước brom. D. AgNO3 trong dung dịch NH3. Câu 21: Cho hỗn hợp gồm 6,72g Mg và 0,8g MgO tác dụng hết với lượng dư dung dịch HNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,896 lít một khí X (đktc) và dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y thu được 46g muối khan. Số mol HNO3 phản ứng là A. 0,68 B. 0,70 C. 0,72 D. 0,74 Câu 22: Hòa tan hoàn toàn 10,0 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại (đứng trước H trong dãy điện hóa) bằng dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được lượng muối khan là A. 1,71 gam. B. 17,1 gam. C. 13,55 gam. D. 34,2 gam. Câu 23: Cho amino axit X no, mạch hở, chứa một chức mỗi loại. Cho 0,1 mol X phản ứng hết với HCl dư thu được dung dịch chứa 11,15 gam muối. tên gọi của X là A. glyxin B. valin C. alanin D. lysin Câu 24: Cho các chất : (1) : Na, (2) : CuO, (3) : CH3COOH, (4) :NaOH, (5) : H2SO4 đặc, nguội. Dãy các chất đều có khả năng phản ứng với ancol etylic là A.(1), (2), (4). B. (1), (3), (4). C. (1), (2), (3), (4). D. (1), (2), (3), (5) Câu 25:Đốt cháy hoàn toàn 1,88 gam chất hữu cơ A (chứa C, H, O) cần 1,904 lít O2 (đktc) thu được CO2 và hơi nước theo tỉ lệ thể tích 4:3. Hãy xác định công thức phân tử của A. Biết tỉ khối của A so với không khí nhỏ hơn 7. A. C8H12O5. B. C4H8O2. C. C8H12O3. D. C6H12O6. Câu 26: Cho 33,35 gam hỗn hợp A gồm Fe3O4, Fe(NO3)3 và Cu tác dụng với dung dịch chứa 0,414 mol H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được khí NO duy nhất và dung dịch B chứa 2 muối. Cô cạn dung dịch B thì thu được bao nhiêu gam muối khan? A. 64,4 hoặc 61,52 B. 65,976 hoặc 61,52 C. 73,122 hoặc 64,4 D. 65,976 hoặc 75,922 Câu 27:Cho 4,48 lít CO (ở đktc) từ từ đi qua ống sứ nung nóng đựng 8 gam một oxit sắt đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khí thu được sau phản ứng có tỉ khối so với hiđro bằng 20. Công thức của oxit sắt và phần trăm thể tích của khí CO2 trong hỗn hợp khí sau phản ứng là A. FeO; 75%. B. Fe2O3; 75%. C. Fe2O3; 65%. D. Fe3O4; 65%. Câu 28:Thuỷ phân hoàn toàn 11,44 gam hỗn hợp 2 este đơn chức là đồng phân của nhau bằng dung dịch NaOH thu được 11,08 gam hỗn hợp muối và 5,56 gam hỗn hợp rượu. Xác định công thức cấu tạo của 2 este. A. HCOOCH3 và C2H5COOCH3, B. C2H5COOCH3 và CH3COOC2H5. C. HCOOC3H7 và C2H5COOCH3. D. Cả B, C đều đúng. Câu 29: Tổng số liên kết ϭ (xich ma) trong một phân tử ankin có công thức tổng quát CnH2n-2 là A.3n - 2 B. 3n - 3 C. 3n - 5 D. 3n - 4 Câu 30.Cho dãy các chất sau: Al, NaHCO3, (NH4)2CO3, NH4Cl, Al2O3, Zn, K2CO3, K2SO4. Có bao nhiêu chất trong dãy vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch NaOH? A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 31. Tiến hành các thí nghiệm sau: 1 Sục khí H2S vào dung dịch FeSO4; 2 Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4; 3 Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Na2SiO3;4 Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Ca(OH)2; 5 Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3; 6 Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là A. 5 B. 6. C. 3. D. 4. Câu 32: Cho các phát biểu sau: (1) Anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử; (2) Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen; (3) Oxi hóa ancol bậc 2 thu được anđêhit; (4) Dung dịch axit axetic tác dụng được với CaCO3; (5) Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ; (6) Tính bazơ của anilin mạnh hơn của amoniac; (7) Cao su buna-N thuộc loại cao su thiên nhiên; (8) Thủy phân este trong môi trường axit thu được sản phẩm là axit và ancol. Số phát biểu luôn đúng là A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 33: Chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H6O2, phản ứng được với Na và dung dịch AgNO3 trong NH3 nhưng không phản ứng với dung dịch NaOH. Hiđro hóa hoàn toàn X được chất Y có thể hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam. Công thức của X là A. HO-[CH2]2-CHO. B. C2H5COOH. C. HCOOC2H5. D.CH3-CH(OH)-CHO. Câu 34. Cho các phản ứng hóa học sau: 1 (NH4)2SO4 + BaCl2 → 2 CuSO4 + Ba(NO3)2 → 3 Na2SO4 + BaCl2 → 4 H2SO4 + BaSO3 → 5 (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → 6 Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2 → Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion rút gọn là: A. 1, 2, 3, 6. B. 1, 3, 5, 6. C. 2, 3, 4, 6. D. 3, 4, 5, 6. Câu 35. Có thể dùng CaO mới nung để làm khô các chất khí A. NH3, SO2, CO, Cl2. B. N2, NO2, CO2, CH4, H2. C. NH3, O2, N2, H2, C2H4. D. N2, Cl2, O2 , H2. Câu 36.Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường. (b) Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl loãng (dư). (c) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư). (d) Hòa tan hết hỗn hợp Cu và Fe2O3 (có số mol bằng nhau) vào dung dịch H2SO4 loãng (dư). Trong các thí nghiệm trên, sau phản ứng, số thí nghiệm tạo ra hai muối là A. 1. B . 3. C. 2. D. 4. Câu 37: X là một chất hữu cơ đơn chức chứa 54,54 % C, 9,09%H, 36,37%O. X không tác dụng với Na nhưng tác dụng với dung dịch NaOH. Cho 8,8 gam X tác dụng hết với NaOH thu được 9,6 gam muối.Công thức cấu tạo phù hợp củaX là A.CH3–COOCH2–CH3 B. HCOOCH2–CH3 C.CH3–CH2–COOCH3 D. CH3–COO–CH=CH2 Câu 38: Kết luận nào sau đây đúng? A. C2H4 và C3H6 là đồng đẳng của nhau. B. C2H4 và C4H8 là đồng đẳng của nhau. C. C4H10 có ba đồng phân. D. C2H6 và C3H8 là đồng đẳng của nhau. Câu 39: Trong thí nghiệm được mô tả bằng hình vẽ dưới đây, vai trò của bình đựng NaOH là : A. làm khô C2H2. B. loại CaC2 lẫn trong C2H2. C. loại các tạp chất khí lẫn trong C2H2. D. làm xúc tác cho phản ứng giữa C2H2 và nước tạo CH3-CHO Câu 40: Cho 15 gam hỗn hợp 3 amin đơn chức, bậc một tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1,2 M thì thu được 18,504 gam muối. Thể tích dung dịch HCl phải dùng là A. 0,8 lít. B. 0,08 lít. C. 0,4 lít. D. 0,04 lít. Câu 41:Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,4 mol FeO và 0,1mol Fe2O3 vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được dung dịch A và khí B không màu, hóa nâu trong không khí. Dung dịch A cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa. Lấy toàn bộ kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn có khối lượng là A. 23,0 gam. B. 32,0 gam. C. 16,0 gam. D. 48,0 gam. Câu 42: KhiđốtcháyhoàntoànmộtaminđơnchứcX,thuđược8,4lítkhíCO2,1,4lítkhíN2(cácthểtích khí đo ởđktc) và 10,125 gamH2O. Công thức phân tử của X là (cho H = 1, O = 16) A. C3H7N. B. C2H7N. C. C3H9N. D. C4H9N. Câu 43:Cho 0,02 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu được 3,67 gam muối khan. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với 40 gam dung dịch NaOH 4%. Công thức của X là A. (H2N)2C3H5COOH. B. H2NC2C2H3(COOH)2. C. H2NC3H6COOH. D. H2NC3H5(COOH)2. Câu 44: Người ta điều chế anilin bằng sơ đồ sau Biết hiệu suất giai đoạn tạo thành nitrobenzen đạt 60% và hiệu suất giai đoạn tạo thành anilin đạt 50%. Khối lượng anilin thu được khi điều chế từ 156 gam benzen là A. 186,0 gam B. 111,6 gam C. 55,8 gam D. 93,0 gam Câu 45: Cho phương trình hóa học: FeS + HNO3 ® Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + NO2 + H2O. Biết tỉ lệ số mol NO và NO2 là 3 : 4. Sau khi cân bằng phương trình hóa học trên với hệ số các chất là những số nguyên tối giản thì hệ số của HNO3 là A. 76. B. 63. C. 102. D. 39. Câu 46: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Nung NH4NO3 rắn. (b) Đun nóng NaCl tinh thể với dung dịch H2SO4 (đặc). (c) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaHCO3. (d) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 (dư). (e) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4. (g) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3. (h) Cho PbS vào dung dịch HCl (loãng). (i) Cho Na2SO3 vào dung dịch H2SO4 (dư), đun nóng. Số thí nghiệm sinh ra chất khí là A. 6. B. 5. C. 4. D. 2. Câu 47: Xác định tên theo IUPAC của ancol sau: (CH3)2CH – CH2 – CH(OH) – CH3 A. 4 – metylpentan-2-ol B. 4,4 – dimetylbutan-2-ol C. 1,3 – dimetylbutan-1-ol D. 2,4 – dimetylbutan-4-ol Câu 48:Đốt cháy hoàn toàn m(g) hỗn hợp 2 ancol A, B thuộc cùng dãy đồng đẳng của ancol metylic người ta thu được 70,4(g) CO2 và 39,6(g) H2O. Vậy m có giá trị nào sau đây? A. 33,2(g) B. 24,9(g) C. 16,6(g) D. 34,4(g) Câu 49: Hỗn hợp X gồm hai muối R2CO3 và RHCO3. Chia 44,7 gam X thành ba phần bằng nhau: Phần một tác dụng hoàn toàn với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 35,46 gam kết tủa. Phần hai tác dụng hoàn toàn với dung dịch BaCl2 dư, thu được 7,88 gam kết tủa. Phần ba tác dụng tối đa với V ml dung dịch KOH 2M. Giá trị của V là A.200 B. 70 C. 180 D. 110
Tài liệu đính kèm: