Đề thi thử chính thức THPT Quốc gia môn: Hóa học - Trường THPT Đức Hòa

doc 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1160Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử chính thức THPT Quốc gia môn: Hóa học - Trường THPT Đức Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử chính thức THPT Quốc gia môn: Hóa học - Trường THPT Đức Hòa
SỞ GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO LONG AN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2016
 TRƯỜNG THPT ĐỨC HÒA Thời gian làm bài: 90 phút
 ---oOo--- ( 50 câu, 4 trang )
 ĐỀ CHÍNH THỨC Mã đề thi 259
Họ và tên thí sinh: ........................................................................ Số báo danh: .......................
Cho nguyên tử khối Na = 23 ; K = 39 ; Rb = 85; Cs = 133 ; Al = 27 ; Be = 9 ; Mg = 24 ; Ca = 40 ; 
 Sr = 88 ; Ba = 137 ; Fe = 56 ; Cr = 52 ; Zn = 65 ; Cu = 64; Ag = 108 ; Cl = 35,5 ; S = 32 ; O = 16 ; N = 14 ; C = 12 ; H = 1
Câu 1: Tơ nào dưới đây thuộc loại tơ nhân tạo?
 A. Tơ nilon-6,6. B. Tơ axetat. C. Tơ tằm. D. Tơ capron
Câu 2: Dung dịch phenol (C6H5OH) không phản ứng được với chất nào sau đây?
 A. NaOH. B. NaCl. C. Br2. D. Na
Câu 3: Amino axit X có phân tử khối bằng 117. Tên của X là
 A. alanin. B. glyxin. C. valin. D. lysin.
Câu 4: Cacbohiđrat nào sau đây thuộc loại đisaccarit?
 A. Amilozơ. B. Saccarozơ. C. Glucozơ. D. Xenlulozơ.
Câu 5: Dung dịch nào dưới đây khi phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được kết tủa trắng?
 A. Ca(HCO3)2. B. FeCl3. C. AlCl3. D. H2SO4.
Câu 6: Cho giá trị độ âm điện của các nguyên tố: F (3,98); O (3,44); C (2,55); H (2,20); Na (0,93). Hợp chất nào sau đây là hợp chất ion?
 A. NaF. B. CO2. C. CH4. D. H2O.
Câu 7: Chất nào sau đây chứa nguyên tố N
A. andehit đơn chức	B. axit cacboxylic	C. ankan.	D. Amin
Câu 8: Trieste của glixerol với chất nào sau đây là chất béo
A. axit acrylic.	B. axit fomic	C. axit axetic	D. axit oleic
Câu 9: Chất nào sau đây không hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường
A. glucozơ	B. tinh bột	C. saccarozơ	D. fructozơ
Câu 10: Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là:
	A. anilin.	B. axit glutamic.	C. alanin.	 D. metylamin.
Câu 11: Dung dịch chất nào dưới đây có môi trường kiềm?
 A. NH4Cl. B. Al(NO3)3. C. Na2CO3. D. HCl.
Câu 12: Chất nào sau đây không thể tạo ra C2H5OH bằng một phản ứng hóa học? 
 A. C6H12O6 (glucozơ) B. CH3COOH C. CH2=CH2 D. CH3CHO
Câu 13: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây phản ứng mạnh với nước? 
 A. Al B. Fe C. Na D. Ag
Câu 14: Cho dãy các kim loại: Ca, Cr, Li, Cu. Kim loại cứng nhất trong dãy là:
	A. Li.	B. Cu.	C. Cr.	D. Ca.
Câu 15: Hòa tan hoàn toàn m gam sắt bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu được 3,36 lít khí (đktc). Giá trị của m là
A. 5,6.	B. 9,6.	C. 2,8.	D. 8,4.
Câu 16: Cho các phương trình phản ứng:
 (a) 2Fe + 3Cl2 2FeCl3. (b) NaOH + HCl → NaCl + H2O.
 (c) Fe3O4 + 4CO 3Fe + 4CO2. (d) AgNO3 + NaCl → AgCl + NaNO3.
 Trong các phản ứng trên, số phản ứng oxi hóa - khử là
 A. 2. B. 1. C. 3. D. 4
Câu 17: Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, axetilen, metyl fomat, saccarozơ, tinh bột, fructozơ. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là:
 A. 2. B. 3. C. 4. D. 1
Câu 18: Chất nào sau đây trùng hợp tạo tơ olon?
A. CHºCH.	B. CF2=CF2.	C. CH2=CHCl.	D. CH2=CHCN.
Câu 19: Cho các cân bằng sau:
 (1) 2 SO2(k) + O2(k) 2SO3 (k) 	(2) N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3 (k) 
 (3) 2HI(k) H2(k) + I2(k) 	(4) CO2(k) + H2(k) CO(k) + H2O(k)
Khi thay đổi áp suất, nhóm gồm các cân bằng không bị dịch chuyển là
A. (1) và (3).	B. (2) và (4).	C. (1) và (2).	D. (3) và (4).
Câu 20: Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố X có 5 electron ở lớp L (lớp thứ hai). Số proton có trong nguyên tử X là
 A. 7. B. 6. C. 9. D. 5.
Câu 21: Cho sơ đồ phản ứng: Cr X Y. Chất Y trong sơ đồ trên là: 
 A. NaCrO2. B. Na2Cr2O7. C. Cr(OH)2. D. Cr(OH)3.
Câu 22: Metyleugenol (phân tử khối bằng 178) là một chất dụ dẫn côn trùng (ruồi vàng hại cây ăn quả). Kết quả phân tích nguyên tố của metyleugenol cho thấy cacbon chiếm 74,16%, hiđro chiếm 7,86% (về khối lượng), còn lại là oxi. Công thức phân tử của metyleugenol là
 A. C9H6O4. B. C10H10O3. C. C11H14O2. D. C11H24O.
Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn m gam một aminoaxit X no, mạch hở, có một nhóm -NH2 và 1 nhóm COOH thì thu được 19,8 gam CO2; 0,525 mol H2O . Giá trị của m là :
 A. 8,9g B. 7,5g C. 13,35g D. 11,25g.
Câu 24: Cho 7,4 gam hỗn hợp tất cả các chất đồng phân C3H6O2 (đơn chức, mạch hở, có cùng số mol) phản ứng với NaHCO3 (dư). Thể tích CO2 thu được ở (đktc) là
A. 2,24 lít.	B. 1,12 lít.	C. 0,75 lít.	D. 0,56 lít.
Câu 25: Cho dãy các chất: NaHCO3, Al2(SO4)3, Mg(OH)2, Al(OH)3, MgO, Al2O3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là
A. 3.	B. 4.	C. 2.	D. 5.
Câu 26: Mùi tanh của cá là hỗn hợp các amin và một số tạp chất khác. Để khử mùi tanh của cá trước khi nấu, người ta thường
A. ngâm cá thật lâu trong nước để amin tan đi.	B. rửa cá bằng giấm ăn.
C. rửa cá bằng dung dịch Na2CO3.	D. rửa cá bằng dung dịch thuốc tím để sát trùng.
Câu 27: Để phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 7,5 gam H2NCH2COOH cần vừa đủ V ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là
A. 50.	B. 200.	C. 100.	D. 150.
Câu 28: Ion kim loại X khi vào cơ thể vượt mức cho phép sẽ gây nguy hiểm với sự phát triển cả về trí tuệ và thể chất con người. Ở các làng nghề tái chế ăcqui cũ, nhiều người bị ung thư, trẻ em chậm phát triển trí tuệ, còi cọc vì nhiễm độc ion kim loại này.Vừa qua 5 lô nước C2 và rồng đỏ cũng đã bị thu hồi do hàm lượng ion này vượt mức cho phép trong nước uống nhiều lần. Kim loại X ở đây là: 
A. Đồng.	 B. Magie.	 C. Chì.	 D. Sắt.
Câu 29: Trong dung dịch CuSO4, ion Cu2+ không bị khử bởi
A. Fe.	B. Zn.	C. Mg.	D. Ag.
Câu 30: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm x mol Ba(OH)2 và y mol Ba[Al(OH)4]2 (hoặc Ba(AlO2)2), kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:
Giá trị của x và y lần lượt là
A. 0,10 và 0,30.	B. 0,10 và 0,15.	C. 0,05 và 0,15.	D. 0,05 và 0,30.
Câu 31: Trong các chất: stiren, axit acrylic, axit axetic, vinylaxetilen và butan, số chất có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro (xúc tác Ni, đun nóng) là
 A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.
Câu 32: Cho các phát biểu sau:
 (a) Để xử lí thủy ngân rơi vãi, người ta có thể dùng bột lưu huỳnh.
 (b) Khi thoát vào khí quyển, freon phá hủy tầng ozon.
 (c) Trong khí quyển, nồng độ CO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiệu ứng nhà kính.
 (d) Trong khí quyển, nồng độ NO2 và SO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiện tượng mưa axit.
 Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
 A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 33: Cho y gam kim loại M vào dung dịch Fe2(SO4)3, sau phản ứng khối lượng phần dung dịch tăng thêm y gam. Kim loại M là
A. Ag.	B. Zn.	C. Ba.	D. Cu.
Câu 34: Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở phản ứng vừa đủ với a mol KOH, thu được hai muối và b mol ancol (a > b). Hỗn hợp X gồm
A. ancol và este.	B. axit và este.	C. axit và ancol.	D. hai este.
Câu 35: Nung nóng bình kín chứa 0,5 mol H2 và 0,3 mol ankin X (có bột Ni xúc tác), sau một thời gian
thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối của Y so với H2 bằng 16,25. Hỗn hợp Y phản ứng tối đa với 32 gam Br2
trong dung dịch. Công thức phân tử của X là
 A. C5H8. B. C3H4. C. C2H2. D. C4H6.
Câu 36: Tiến hành các thí nghiệm sau:
 (a) Điện phân dung dịch AlCl3.
(b) Điện phân dung dịch CuSO4.
(c) Điện phân nóng chảy NaCl
(d) Cho luồng khí CO qua bột Al2O3 nung nóng.
(e) Cho AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2.
(f) Cho luồng khí NH3 qua CuO nung nóng.
Số thí nghiệm sau khi kết thúc phản ứng tạo sản phẩm có chứa kim loại là:
A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 37: Trong công nghiệp: X dùng điều chế andehit axetic, Y dùng điều chế axit axetic theo phương
pháp hiện đại, Z dùng để điều chế phenol. X, Y, Z không phải là chất nào dưới đây?
 A. Cumen B. Metanol C. Etilen D. Etanol
Câu 38: Hòa tan m gam Al bằng dung dịch HNO3 vừa đủ thì 8,96 lít (đktc) hỗn hợp X gồm NO và NO2
có tỉ khối hơi so với oxi là 1,3125 và dung dịch Y chứa 66,9 gam muối. Giá trị của m là:
 A. 13,5 B. 8,1 C. 5,4 D. 10,8
Câu 39 : Có bao nhiêu peptit mà phân tử có 6 nguyên tử C được tạo nên từ các - aminoaxit no, mạch hở trong phân tử chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl.
A. 8	B. 6	C. 4	D. 2
Câu 40: Điện phân 2000 ml ( điện cực trơ, có màng ngăn) dung dịch gồm Cu(NO3)2 và 0,01 mol NaCl đến khi cả 2 điện cực đều thoát ra 448ml khí (đktc) thì ngừng điện phân. Dung dịch sau điện phân hòa tan tối đa một lượng sắt là ( Biết sản phẩm khử duy nhất là NO)
A. 0,448 gam	B. 0,364 gam	C. 0,280 gam	D. 0,420 gam
Câu 41: Cho các chất X, Y, Z, T thỏa mãn bảng sau :
 Chất
Thuốc thử 
X
Y
Z
T
NaOH
Có phản ứng
Có phản ứng
Không phản ứng
Có phản ứng
NaHCO3
Sủi bọt khí
Không phản ứng
Không phản ứng
Không phản ứng
Cu(OH)2
hòa tan
Không phản ứng
Hòa tan
Không phản ứng
AgNO3/NH3
Không tráng gương
Có tráng gương
Tráng gương
Không phản ứng
X, Y, Z, T lần lượt là
A. CH3COOH, CH3COOCH3, glucozơ, CH3CHO
B. CH3COOH, HCOOCH3 , glucozơ, phenol.
C. HCOOH, CH3COOH, glucozơ, phenol.
D. HCOOH, HCOOCH3, fructozơ, phenol
Câu 42: Cho m gam P2O5 tác dụng với 253,5 ml dung dịch NaOH 2M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn
toàn thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X, thu được 3m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
 A. 21,30 B. 8,52 C. 12,78 D. 7,81
Câu 43: Hỗn hợp E gồm chất X (C3H10N2O4) và chất Y (C7H13N3O4), trong đó X là muối của axit đa
chức, Y là tripeptit. Cho 27,2 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được 0,1 mol hỗn
hợp 2 khí. Mặt khác 27,2 gam E phản ứng với dung dịch HCl thu được m gam chất hữu cơ. Giá trị của m
là
 A. 44,525 B. 39,350 C. 34,850 D. 42,725
Câu 44: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm metylamin, etylamin, propylamin và trimetylamin bằng một lượng không khí vừa đủ( gồm 20% thể tích là O2, còn lại là N2) rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng nước vôi trong dư thấy khối lượng bình tăng 30,2 gam và có 69,44 lít khí(đktc) thoát ra khỏi bình. Giá trị m gần nhất với giá trị nào sau đây:
A. 10,1	B. 8,3	C. 9,1	D. 9,3
Câu 45: Hỗn hợp X gồm Al, Ca, Al4C3 và CaC2. Cho 15,15 gam X vào nước dư, chỉ thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z (C2H2, CH4, H2). Đốt cháy hết Z, thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 9,45 gam H2O. Nhỏ từ từ 200 ml dung dịch HCl 2M vào Y, được m gam kết tủa. Giá trị của m là: 
	A. 27,3.	B. 19,5.	C. 16,9.	D. 15,6.
Câu 46: Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic đơn chức, một axit cacboxylic hai chức (hai axit đều mạch hở, có cùng số liên kết π) và hai ancol đơn chức thuộc cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được 2,912 lít CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O. Thực hiện phản ứng este hóa m gam X (giả sử hiệu suất các phản ứng đều bằng 100%), thu được 3,36 gam sản phẩm hữu cơ chỉ chứa este. Phần trăm khối lượng của axit cacboxylic đơn chức trong X là:	
	A. 14,08%.	B. 20,19%.	C. 16,90%.	D. 17,37%.
Câu 47: Cho m gam gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 (trong đó Al chiếm 60% khối lượng). Hòa tan hoàn toàn dung dịch Y gồm H2SO4 và NaNO3, thu được dung dịch Z chỉ chứa 3 muối trung hòa và a gam hỗn hợp khí A (trong A có 0,03 gam H2). Cho dung dịch BaCl2 dư vào Z đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 93,2 gam kết tủa. Còn nếu cho Z phản ứng với NaOH thì lượng NaOH phản ứng tối đa là 0,935 mol. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn m gam X bằng dung dịch KOH thì thu được 5,712 lít H2 (đktc). Giá trị a gần nhất với giá trị nào sau đây ?
A. 1,55.	B. 1,45.	C. 3,0.	D. 2,45.
Câu 48: Cho 86 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, FeO, Fe(NO3)2 và Mg tan hết trong 1540 ml dung dịch H2SO4 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch Y (chỉ chứa các muối trung hòa) và 0,04 mol N2. Cho KOH dư vào dung dịch Y rồi đun nóng nhẹ thấy số mol KOH phản ứng tối đa là 3,15 mol và có m gam kết tủa xuất hiện. Mặt khác, nhúng thanh Al vào Y sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn nhấc thanh Al ra cân lại thấy khối lượng tăng 28 gam (kim loại Fe sinh ra bám hết vào thanh Al). Biết rằng tổng số mol O có trong hai oxit ở hỗn hợp X là 1,05 mol. Nếu lấy toàn bộ lượng kết tủa trên nung nóng ngoài không khí thì thu được tối đa bao nhiêu gam oxit:
A. 88	B. 84	C. 82	D. 81
Câu 49: Hỗn hợp E gồm 3 peptit mạch hở X, Y, Z ( MX < MY < MZ , nY = nZ) có tổng số liên kết peptit trong 3 phân tử là 13 trong đó số nguyên tử oxi trong phân tử mỗi peptit không nhỏ hơn 6. Để thủy phân hoàn toàn 32,13 gam hỗn hợp E cần vừa đủ 510ml dung dịch NaOH 1M thu được hỗn hợp muối của Gly và Val có tỷ lệ mol là 16 : 1. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol E cần vừa đủ 2,565 mol oxi. Phần trăm theo khối lượng của Z gần nhất với giá trị nào sau đây
A. 17	B. 12	C. 14	D. 15
Câu 50: Cho X, Y là 2 chất thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic và MX< MY ; Z là ancol có cùng số nguyên tử C với X; T là este 2 chức được tạo bởi X, Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn 11,16 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z và T cần vừa đủ 13,216 lit khí O2 (đktc) thu được khí CO2 và 9,36 gam nước. Mặt khác 11,16 gam E tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,04 mol Br2 . Khối lượng muối thu được khi cho cùng lượng E trên tác dụng hết với dung dịch KOH dư gần nhất với giá tri nào dưới đây?
 A. 5,80 gam B. 5,44 gam C. 5,04 gam D. 4,88 gam
------------- HẾT -------------

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_THU_THPT_QUOC_GIA_2016.doc