Đề thi thử đại học môn Hoá - Trường THPT Gia Bình Số 1

doc 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1244Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử đại học môn Hoá - Trường THPT Gia Bình Số 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử đại học môn Hoá - Trường THPT Gia Bình Số 1
Trường THPT Gia Bình Số 1
Tổ Hóa học
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN HOÁ NĂM 2015-1016
Thời gian làm bài 90 phút không kể thời gian giao đề
Cho biết khối lượng nguyên tử (tính theo đvC) của các nguyên tố: H=1; C=12; N=14; O=16; F=19; Cl=35,5; I=127; Si=28; P=31; S=32; Na=23; Mg=24; Al=27; K=39; Ca=40; Cr=52; Fe=56; Ni=59; Cu=64; Zn=65; Ag=108; Ba=137; Sn=119; Pb=207.
Câu 1: Có các nhận xét sau: 
1. Số electron tối đa trong lớp thứ n là 2n2.
2. Ứng với cấu hình electron phân lớp ngoài cùng np2n-1 ( n là số lớp electron ) có 2 nguyên tố thoả mãn.
3. Khi biểu diễn cấu hình electron theo AO ta tuân theo nguyên lí vững bền.
4. Nguyên tử của nguyên tố có Z≤ 20 thì 1≤ N/Z ≤ 1,5.
Số nhận định đúng là:
 A. 2 	B. 3 	C. 4 	D. 1
Câu 2: Có phát biểu sau về liên kết hóa học:
1. Điểm khác nhau liên kết ion và liên kết cộng hóa trị là tính định hướng và tính bão hòa.
2. Liên kết p-p luôn là liên kết sigma.
3. Theo qui tắc bát tử các phân tử :NO2; SO2 ; CO2 ; CO đều chứa liên kết phối trí.
4. Các chất: CH3COOH, CH3CHO, CH3OH, C2H5COOCH3 đều tạo liên kết hidro với nước.
Số nhận định đúng là:
A. 1 	B. 2 	C. 3 	D. 4
Câu 3: Để hoà tan hết một mẫu Al trong dung dịch axít HCl ở 30oC cần 20 phút. Cũng mẫu Al đó tan hết trong dung dịch axít nói trên ở 50oC trong 5 phút. Để hoà tan hết mẫu Al đó trong dung dịch nói trên ở 80oC thì cần thời gian là:
 A. 30 s.	 	B. 187,5 s.	 	C. 44,6 s.	D. 37,5 s.
Câu 4: Dung dịch CH3COOH 1,0M (dung dịch X) có độ diện li . Cho vào dung dịch X một lượng lần lượt các chất: CH3COONa; HCl; Na2CO3; CH3COOH, NaCl và H2O. Có bao nhiêu chất làm tăng độ điện li của dung dịch X ?
 A.   4	 	B. 2	 	C. 3	D. 1
Câu 5: Nhúng một thanh Al vào dung dịch hỗn hợp FeSO4 và Fe2(SO4)3, sau một thời gian lấy thanh Al ra thấy khối lượng của thanh Al không đổi, thu được dung dịch A . Vậy dung dịch A có chứa
 A. Al2(SO4)3; Fe2(SO4)3 B. Al2(SO4)3; FeSO4 C. FeSO4; Fe2(SO4)3 D. Al2(SO4)3; FeSO4; Fe2(SO4)3
Câu 6: Cho các chất: AgNO3, Cu(NO3)2, MgCO3, Ba(HCO3)2, NH4HCO3, NH4NO3 và Fe(NO3)2. Nếu nung các chất trên đến khối lượng không đổi trong các bình kín không có không khí, rồi cho nước vào các bình, số bình có thể tạo lại chất ban đầu sau các thí nghiệm là.
 A. 4	 	B. 5	 	C. 6	D. 3
Câu 7: Cho các chất Fe, Cu, KCl, KI, H2S, KMnO4, AgNO3, NH3. Ion Fe3+ trong dung dịch oxi hóa được bao nhiêu chất?
 A. 5	 	B. 3	 	C. 4.	D. 6.
Câu 8: Một cốc nước chứa: a mol Ca2+, b mol Na+, c mol Mg2+, d mol SO42-, e mol Cl-, f mol HCO3-. Có các kết luận sau:
Không thể pha chế được dung dịch chứa đồng thời các ion như trong cốc trên.
Đun cô cạn cốc nước trên thu được ( 40a+ 23b + 24c + 96d + 35,5e + 61f) gam chất rắn.
Nước trong cốc trên là nước cứng toàn phần.
Đun nóng cốc nước trên hồi lâu có thể thu được nước mềm.
Các kết luận đúng là:
A. 1;3	B. 2;3	C. 2;4	D. 3;4
Câu 9: Có các nhận xét sau: 
(1) Loại đá Ngọc bích, Saphia , Boxit đều chứa tinh thể của Al2O3.
(2) Khi nhiệt độ càng tăng ăn mòn kim loại theo kiểu ăn mòn hóa học càng mạnh.
(3) Để làm khô khí NH3 ta có thể dùng chất hút nước là P2O5.
(4) Trong phòng thí nghiệm, nguời ta thường điều chế HNO3 từ dung dịch NaNO3 và H2SO4 đặc
(5) Khi tăng áp suất cân bằng: 2HI ß-à H2 + I2 dịch chuyển theo chiều thuận.
Số nhận xét sai là:
A. 1 	B. 2 	C. 3 	D. 4
Câu 10: Có các nhận xét sau: 
(1) Dãy các ion Ag+, Fe3+, Fe2+,Cu2+,H+ được xếp theo chiều giảm dần tính oxi hóa (từ trái qua phải)
(2) Điện phân dung dịch hỗn hợp gồm a mol NaCl và b mol CuSO4 với điện cực trơ thu được dung dịch X có pH>7. Sự liên hệ giữa a và b là a< 2b.
(3) Các kim loại Zn, Fe, Ag đều có thể điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện. 
(4) Các ion Cu2+, Fe2+, HSO4-, NO3- không thể cùng tồn tại trong một dung dịch:
(5) Dung dịch HNO3 đặc + HCl đặc tỉ lệ 1:3 theo thể tích hòa tan được vàng.
(6) Cho các kim loại: Na, Ca, Al, Fe, Cu. Nếu chỉ dùng H2O có thể tìm được 3 kim loại.
Số nhận xét đúng là:
A. 3 	B. 4 	C. 5 	D. 6
Câu 11. Nguyên tắc luyện thép là: 
 	A. Oxi hoá các tạp chất C, Si, P, S, Mn...trong quặng sắt thành oxít rồi biến thành xỉ và tách ra khỏi thép.
 	B. Dùng chất khử CO để khử oxít sắt ở nhiệt độ cao.
 	C. Oxi hoá các tạp chất C, Si, P, Mn trong gang thành oxit rồi biến thành xỉ và tách ra khỏi thép
 	D. Tăng thêm hàm lượng C trong gang để thu được thép.
Câu 12: Khí SO2 phản ứng được với các dung dịch:
A. Na2CO3, NaAlO2, NaCl.	B. Na2CO3. NaAlO2, C6H5ONa.
C. BaCl2, Na2SO4, NaAlO2.	D. Na2CO3, CH3COONa, Na2SO4.
Câu 13: Các chất trong dãy sau có nhiệt độ sôi tăng dần:
A. CH4 < NH3 < H2O < HF.	B. CH4 < NH3 < HF < H2O.
C. CH4 < HF < NH3 < H2O.	D. HF < H2O < NH3 < CH4,.
Câu 14: Dãy gồm các chất nào sau đây đều có tính lưỡng tính ?
A. AlCl3, H2O, NaHCO3, Zn(OH)2, ZnO	B. ZnCl2, AlCl3, NaAlO2, NaHCO3, Al
C. H2O, Zn(OH)2, HOOC-COONa, NaHCO3	D. Al, NaHCO3, Al(OH)3, ZnO, Be(OH)2
Câu 15: Dựa vào các phản ứng Fe cháy trong khí Cl2 rạo ra FeCl3 còn khi cháy trong khí O2 tạo ra Fe3O4 rút ra kết luận đúng là
A. Đơn chất oxi hoạt động kém hơn đơn chất clo.
B. Nguyên tử oxi hoạt động hơn nguyên tử clo.
C. Nguyên tố clo hoạt động hoá học mạnh hơn nguyên tố oxi.
D. Nguyên tử clo hoạt động hoá học mạnh hơn nguyên tử oxi.
Câu 16: Cho 4,48 lit H2 và 3,36 lit Cl2 (đktc) t¸c dông với nhau rồi hoà tan sản phẩm vào 192,7 g nước ta thu được dung dịch A. Lấy 25 gam dung dịch A cho tác dụng với AgNO3 dư thu được 3,5875 gam kết tủa. Hiệu suất của phản ứng giữa H2 và Cl2 là: ( coi clo tan trong nước không đáng kể).
 	A. 50%.	B. 33,33%.	C. 45%.	D. 66,67%
Câu 17: Cho từ từ dung dịch HCl 35% vào 56,76 ml dung dịch NH3 16% (có khối lượng riêng 0,936 gam/ml) ở 20˚C, cho đến khi trung hòa vừa đủ, thu được dung dịch A. Làm lạnh dung dịch A về 0˚C thì thu được dung dịch B có nồng độ 22,9% và có m gam muối kết tủa. Trị số của m là:
A. 2,927 gam          	B. 3,014 gam        	C. 2,515 gam        	D. 3,428 gam
Câu 18: Một hợp kim Na–K tác dụng hết với nước được 2,0 lít khí (đo ở 00C, 1,12 atm) và dung dịch D. Thể tích dung dịch HCl 0,5M cần để trung hòa hết ½ dung dịch D là?
 	A. 200 ml	B. 100 ml	C. 400 ml	D. 1000 ml
Câu 19: Cho a gam bột Fe vào 400 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,4M và H2SO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,8a gam hỗn hợp bột kim loại và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của a và V lần lượt là
A. 17,8 và 4,48.	B. 30,8 và 2,24.	C. 20,8 và 4,48.	D. 35,6 và 2,24.
Câu 20: X là dung dịch AlCl3, Y là dung dịch NaOH 2 M. Thêm 150 ml dung dịch Y vào cốc chứa 100ml dung dịch X, khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn thấy trong cốc có 7,8 gam kết tủa. Thêm tiếp vào cốc 100 ml dung dịch Y, khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn thấy trong cốc có 10,92 gam kết tủa. Nồng độ mol/l của dung dịch X bằng:
A. 3,2 M.	B. 2,0 M.	C. 1,6 M.	D. 1,0 M.
Câu 21 : Dung dịch X chứa 0,375 mol K2CO3 và 0,3 mol KHCO3. Thêm từ từ dung dịch chứa 0,525 mol HCl vào dung dịch X được dung dịch Y và V lít CO2 (đktc). Thêm dung dịch nước vôi trong dư vào Y thấy tạo thành m gam kết tủa. Giá trị của V và m là
 	A. 3,36 và 17,5 	B. 8,4 và 52,5.	 	C.3,36 và 52,5 D. 6,72 và 26,25.
Câu 22: Dung dịch D có thể tích 400 ml chứa muối AgNO3 0,10M và Ni(NO3)2 0,15M. Điện phân D với điện cực trơ, dòng điện cường độ 3,86 A trong 20 phút. Độ tăng khối lượng catot bằng: 
	A. 4,556 gam. 	B. 0,236 gam.	C. 5,264 gam.	D. 4,320 gam.
Câu 23: Cho a gam hỗn hợp A gồm Fe2O3, Fe3O4, Cu vào dung dịch HCl dư thấy có 1 mol axit phản ứng và còn lại 0,256 a gam chất rắn không tan. Mặt khác, khử hoàn toàn a gam hỗn hợp A bằng H2 dư thu được 42 gam chất rắn. Tính phần trăm về khối lượng Cu trong hỗn hợp A?
 	A. 25,6%	 	B. 50% 	C.44,8% D. 32%
Câu 24: Trong 1 bình kín có thể tích không đổi chứa bột S và C (thể tích không đáng kể). Bơm không khí vào bình đến áp suất p = 2atm, 25oC. Bật tia lữa điện để cacbon và S cháy hết rồi đưa về 250C. Áp suất trong bình lúc đó là:
A. 4 atm	B. 1,5 atm	C. 2 atm	D. 2,5 atm
Câu 25. Nhiệt phân m gam hỗn hợp gồm: Mg(OH)2; Al(OH)3; Zn(OH)2; Fe(OH)3 và Cu(OH)2 đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng hỗn hợp giảm 4,32 gam. Để hoà tan hết m gam hỗn hợp các hiđroxit trên cần dùng V lít dung dịch HCl 0,25M. Giá trị của V là
 	A. 0,96.	B. 1,92	 C. 0,48.	D. 1,44.
Câu 26: Khi thổi khí CO2 dư vào dung dịch C6H5ONa muối vô cơ thu được phải là NaHCO3 vì:
 	A. phênol là chất kết tinh, ít tan trong nước lạnh. 
B. tính axit của H2CO3> C6H5OH> HCO3-.
 	C. CO2 là một chất khí.
 	D. nếu tạo ra Na2CO3 thì nó sẽ bị CO2 dư tác dụng tiếp theo PƯ: Na2CO3 + CO2 + H2O ® 2 NaHCO3.
Câu 27: X có công thức phân tử là C4H8Cl2. Thủy phân X trong dung dịch NaOH đun nóng thu được chất hữu cơ Y đơn chức. Hãy cho biết X có bao nhiêu công thức cấu tạo?
A. 5	B. 3	C. 2	D. 4
Câu 28: Có bao nhiêu đồng phân có cùng công thức phân tử C5H12O khi oxi hóa bằng CuO (to) tạo sản phẩm có phản ứng tráng gương?
	A. 2	B. 3	C. 4	D. 5.
Câu 29: Thực hiện các thí nghiệm sau:
 (1) Sục khí C2H4 vào dung dịch KMnO4. 	(2). Sục xiclopropan vào dung dịch Br2
.(3) Chiếu sáng vào hỗn hợp khí (CH4; Cl2). 	(4). Sục khí axetilen vào dung dịch AgNO3/NH3.
 (5). Cho Na vào ancol etylic. 	(6). Cho NaOH vào dung dịch phenol.
Số thí nghiệm có phản ứng oxi hoá- khử xảy ra là
A. 6.	B. 5	C. 4	D. 3
Câu 30: Cho các chất sau: CH3COOCH2CH2Cl, ClH3N-CH2COOH, C6H5Cl (thơm), HCOOC6H5 (thơm), C6H5COOCH3 (thơm), HO-C6H4-CH2OH (thơm), CH3CCl3, CH3-COOC(Cl2)-CH3. Có bao nhiêu chất khi tác dụng với dung dịch NaOH loãng , dư, đun nóng cho sản phẩm có 2 muối?
 	A. 4	 	B. 7	 	C. 5	 	D. 6
Câu 31: Phát biểu sau đây sai:
A. Dung dịch glucozơ và dung dịch fructozơ đều hoà tan được Cu(OH)2.
B. Sản phẩm thủy phân xenlulozơ và tinh bột (xúc tác H+, t0) đều có tham gia phản ứng tráng bạc.
C. Thủy phân (xúc tác H+, t0) saccarozơ cũng như mantozơ đều cho cùng một loại monosaccarit.
D. Dung dịch mantozơ tác dụng với Cu(OH)2/NaOH khi đun nóng cho kết tủa đỏ gạch
Câu 32: Cho các chất: butan, buta-1,3-dien, propilen, but-2-in, axetilen, metylaxetilen, isobutan, xiclopropan, isobutilen, andehit axetic. Chọn phát biểu đúng về các chất trên:
 	A. Có 8 chất làm mất màu nước brom. 
B. Có 3 chất tác dụng dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa màu vàng nhạt.
 	C. Có 8 chất làm mất màu tím của dung dịch KMnO4 
D. Có 7 chất tham gia phản ứng cộng hidro.
Câu 33: Phát biểu sau đây sai:
 	A. Phenol phản ứng với tất cả các chất: kim loại Ca , nước brom, anhiđrit axetic, dung dịch NaOH.
B. Phản ứng giữa axit cacboxylic và ancol là phản ứng thế nguyên tử H trong OH của ancol.
C. Phenol tác dụng với oxi không khí ở điều kiện thường
D. Để phân biệt glucozơ với fructozơ dung dịch AgNO3/NH3.
Câu 34: Có các chất hữu cơ sau: (1) Glucozơ; (2) Fructozơ; (3) Saccarozơ; (4) êtyl fomat ; (5) Tinh bôt; (6) Xenlulozo ; (7) Axitfomic; (8) anbumin; (9) Tơ nilon-6,6 ; (10) Chất béo . Số chất tham gia phản ứng tráng g ương và số chất tham gia phản ứng thuỷ phân lần lượt là? 
A. 4 và 6	B. 5 và 6 	C. 4 v à 7.	D. 5 v à 7
Câu 35: Ứng dụng nào sau đây đúng ?
A. Trong công nghiệp người ta dùng saccarozơ để tráng gương
B. Trong công nghiệp người ta dùng C2H5Cl để điều chế ancol etylic
C. Dung dịch mantozơ được truyền vào tĩnh mạch cho người bệnh. 
D. Xenlulozơ dùng để sản xuất vải may mặc và phim ảnh không cháy
Câu 36: Hiện tượng hóa học nào sau đây được mô tả không đúng?
A. Nhỏ vài giọt dung dịch HNO3 đặc vào dung dịch lòng trắng trứng thì thấy có kết tủa màu vàng xuất hiện.
B. Cho benzen vào nước brôm, lắc kĩ để yên sau một thời gian nước brôm bị mất mầu.
C. Cho HNO3 đặc/H2SO4 đặc vào dung dịch phenol có kết tủa mầu vàng.
D. Cho từ từ đến dư dung dịch CH3NH2 vào dung dịch FeCl3 thì lúc đầu có kết tủa nâu đỏ xuất hiện, sau đó kết tủa tan dần đến hết.
Câu 37: Cho các dung dịch loãng sau (có cùng nồng độ mol): (1) CH3COONa; (2) ClCH2COONa; (3) CH3CH2COONa và (4) NaCl. Thứ tự độ pH tăng dần của các dung dịch trên là: 
	A. (4)<(3)<(2)<(1).	B. (4)<(2)<(3)<(1).	C. (1)<(2)<(3)<(4).	D. (4)<(2)<(1)<(3).
Câu 38: Chất tan trong nước ở điều kiện thường tốt nhất trong các chất sau:
A. phenol	B. Anilin	C. Pheylamoniclorua	D. Benzen
Câu 39: Hỗn hợp khí X gồm H2 và một an kin tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3. Tỷ khối của X so với H2 bằng 4,8. Đun nóng X có xúc tác Ni thu được hỗn hợp Y không làm mất màu dung dịch brôm, tỷ khối của Y so với H2 là 8. Công thức cấu tạo của X là 
 	A. CHºCH. 	B. CHºC-CH3. 	C. CHºC-CH2-CH3. D. CH3 -CºC-CH3.
Câu 40 : Chia m gam hỗn hợp M gồm 2 ancol đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thành 2 phần bằng nhau. Cho phần 1 tác dụng với Na (dư), được 3,36 lit khí H2 (đktc). Cho phần 2 phản ứng hoàn toàn với CuO ở nhiệt độ cao được hỗn hợp M1, chứa 2 andehit (ancol chỉ biến thành andehit). Toàn bộ lượng M1 phản ứng hết với AgNO3 trong NH3 thu được 86,4 gam Ag. Giá trị của m là
 	A. 30,4	 	B. 24,8 	C. 12,4 	D. 15,2
Câu 41: Hỗn hợp X gồm 0,15 mol HCHO và anđehit Y. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 12,32 lít (đktc) CO2 và m gam nước. Mặt khác nếu cho hỗn hợp X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được tối đa 1,4 mol Ag. Giá tri của m là
 	A. 9,90	B. 8,10	C. 5,40	D. 6,30
Câu 42: Một hợp chất (X) là dẫn xuất của benzen trong phân tử có 4 liên kết π. 
Biết a mol (X) khi bị đốt cháy hoàn toàn thì được số mol CO2 bé hơn 8,2 a mol. b mol (X) tác dụng vừa đủ b mol NaHCO3. c mol (X) tác dụng vừa đủ 2c mol NaOH. Công thức cấu tạo (X) là 
 	A. HOC2H4C6H4COOH	 	B. HOOC-C6H4COOH	 
C. HOCH2C6H4COOH	D. HOC6H4COOH
Câu 43 : Đốt cháy hoàn toàn V lít hơi một amin X bằng một lượng oxi vừa đủ tạo ra 8V lít hỗn hợp gồm khí cacbonic, khí nitơ và hơi nước (các thể tích khí và hơi đều đo ở cùng điều kiện). Amin X tácdụng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường, giải phóng khí nitơ. Chất X là: 
 	A. CH3-CH2-CH2-NH2. B. CH2=CH-CH2-NH2. C. CH3-CH2-NH-CH3.	D. CH2=CH-NH-CH3.
Câu 44: Đun nóng 20 gam một chất béo trung tính với dung dịch chứa 0,24 mol NaOH. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn , phải dùng 0,18 mol HCl để trung hoà NaOH dư. Vậy khối lượng NaOH cần để xà phòng hoá 1 tấn chất béo trên và khối lượng xà phòng chứa 72% ( theo khối lượng ) muối natri của axit béo sinh ra từ một tấn chất béo đó lần lượt là.
A. 140 kg và 1040 kg 	B. 300 kg và 1070 kg 
C. 120 kg và 1427,77 kg 	D. 120 kg và 1028 kg 
Câu 45: Cho 0,12 mol alanin tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được dung dịch X. Thêm vào dung dịch X 300 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Biết khi cô cạn không xảy ra phản ứng hóa học. Giá trị của m là
A. 17,70 gam	B. 22,74 gam	C. 20,10 gam	D. 23,14 gam
Câu 46: Đốt cháy hoàn toàn m gam cao su isopren đã được lưu hóa bằng không khí vừa đủ (chứa 20% O2 và 80% N2), làm lạnh hỗn hợp sau phản ứng để ngưng tụ hết hơi nước thì thu được 1709,12 lít hỗn hợp khí (đktc). Lượng khí này tác dụng vừa hết với dung dịch chứa 0,1 mol Br2. Xác định m?
A. 159,5 gam	B. 159,6 gam	C. 141,2 gam	D. 141,1 gam
Câu 47: Một tetrapeptit X có cấu tạo từ các α-aminoaxit no, mạch hở có một nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl. Biết trong X có phần trăm khối lượng nitơ là 20,458%. Tổng số đồng phân trong X là:
A. 13	B. 14	C. 15	D. 16.
Câu 48: Cho 13,62 gam trinitrotoluen (TNT) vào một bình đựng bằng thép có dung tích không đổi 500ml (không có không khí) rồi gây nổ. Sau phản ứng nhiệt độ bình là 18000C, áp suất trong bình là P atm, biết rằng sản phẩm khí trong bình sau nổ là hỗn hợp CO, N2, H2. P có giá trị là:
A. 224,38	B. 203,98	C. 152,98	D. 81,6
Câu 49: Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít hỗn hợp khí X chứa C2H6, C3H6, C4H6, rồi háp thụ hết sản phẩm cháy vào bình dung dịch nước vôi trong dư thấy khối lượng bình tăng 49,2 gam. Tỉ khối của hỗn hợp khí X so với H2 là bao nhiêu?
A. 18	B. 20	C. 22	D. 24
Câu 50 : Cho 30 g hai chất hữu cơ A và B mạch hở chỉ có nhóm chức -OH và -COOH; trong đó A có hai nhóm chức khác nhau và B chỉ có một nhóm chức tác dụng hết với Na kim loại giải phóng ra 6,72 lít khi H2 (đktc). Mặt khác, nếu trung hòa 30 gam hỗn hợp trên cần 0,8 lít NaOH 0,5M. Khi đốt cháy A cũng như B đều thu được số mol CO2 và số mol H2O bằng nhau. Biết gốc hidrocacbon trong A lớn hơn trong B. Cho biết công thức cấu tạo của A và B?
A. HOOC-CH2-COOH, CH3COOH 	 B. HO-(CH2)2-COOH và CH3COOH    
C. CH2=CH-CH2OH, HO-CH2-COOH 	 D. (CH2)2 (COOH)2 và CH3COOH
================HẾT===========
Ghi chú: Thí sinh được dùng bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_THU_TRUONG_THPT_GIA_BINH_SO_1.doc