SỞ GD VÀ ĐT HÀ NỘI TRƯỜNG THPT TRUNG GIÃ ---- & ---- ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 3 NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN: SINH HỌC Thời gian làm bài: 90 phút (50 câu trắc nghiệm) Mã đề 424 Họ, tên thí sinh:.......................................................................... Số báo danh:............................................................................... Câu 1: Cho biết một phần của lưới thức ăn: ốc sên và châu chấu ăn hạt tiêu, nhện ăn châu chấu, chuột chù ăn ốc sên và nhện, cú ăn chuột chù. Chuột chù thuộc: A. Bậc dinh dưỡng 2 hoặc 3; Sinh vật tiêu thụ bậc 3 hoặc 4. B. Bậc dinh dưỡng 3 hoặc 4; Sinh vật tiêu thụ bậc 2 hoặc 3. C. Bậc dinh dưỡng 2; Sinh vật tiêu thụ bậc 3. D. Bậc dinh dưỡng 3; Sinh vật tiêu thụ bậc 2. Câu 2: Khảo sát sự di truyền bệnh M ở người qua ba thế hệ như sau: 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 I II III Nam bình thường Nam bị bệnh M Nữ bình thường Nữ bị bệnh M Xác suất để người III2 không mang gen bệnh là bao nhiêu: A. 0,25. B. 0,75. C. 0,33. D. 0,5. Câu 3: Một quần thể có 100% kiểu gen Aa, tự thụ phấn qua 3 thế hệ liên tiếp. Tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ thứ 3 của quần thể là: A. 0,25 AA : 0,5 Aa : 0,25 aa. B. 0,375 AA : 0,125 Aa : 0,375 aa. C. 0,4375 AA : 0,125 Aa : 0,4375 aa. D. 0,4 AA : 0,2 Aa : 0,4 aa. Câu 4: Một phân tử mARN chỉ chứa 3 loại ribonucleotit là Adenine, Uracine và Guanine. Nhóm các bộ ba nào sau đây có thể có trên mạch bổ sung của gen đã phiên mã ra mARN nói trên? A. ATX, TAG, GXA, GAA. B. AAA, XXA, TAA, TXX. C. TAG, GAA, AAT, ATG. D. AAG, GTT, TXX, XAA. Câu 5: Một loài có bộ NST 2n=36. Một tế bào sinh dục chín của thể đột biến một nhiễm tiến hành giảm phân. Nếu các cặp NST đều phân li bình thường thì ở kì sau của giảm phân I, trong tế bào có bao nhiêu NST? A. 38. B. 37. C. 35. D. 36. Câu 6: Cho các bệnh, tật và hội chứng di truyền sau đây ở người: 1. Bệnh pheniketo niệu. 2. Bệnh ung thư máu 3. Tật có túm lông ở vành tai. 4. Hội chứng Đao. 5. Hội chứng Tocno. 6. Bệnh máu khó đông. Có bao nhiêu bệnh, tật và hội chứng di truyền có thể gặp ở cả nam và nữ? A. 6. B. 5. C. 3. D. 4. Câu 7: Ở một loài thực vật lưỡng bội có 5 nhóm gen liên kết, có 9 thể đột biến số lượng NST được kí hiệu từ 1 đến 9. Bộ NST của mỗi thể đột biến như sau: (1) Có 22 NST. (2) Có 9 NST; (3) Có 25 NST. (4) Có 11 NST; (5) Có 12 NST. (6) Có 35 NST; (7) Có 15 NST. (8) Có 18 NST; (9) Có 21 NST. Trong 9 thể đột biến nói trên, có bao nhiêu thể đột biến thuộc loại lệch bội về 1 NST? A. 3. B. 5. C. 4. D. 2. Câu 8: Ở vi khuẩn E.coli, khi nói về hoạt động của các gen cấu trúc trong Operon Lac, kết luận nào sau đây đúng? A. Các gen này có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã khác nhau. B. Các gen này có số lần nhân đôi khác nhau nhưng số lần phiên mã bằng nhau. C. Các gen này có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã bằng nhau. D. Các gen này có số lần nhân đôi bằng nhau nhưng số lần phiên mã khác nhau. Câu 9: Phân tử ADN ở vùng nhân của E.Coli có tổng số là 3450 liên kết hidro. Trên mạch 1 có số lượng nu loại G bằng loại X và số X gấp 3 lần nu loại A trên mạch đó. Số lượng nu loại A trên mạch 2 gấp 5 lần số lượng A trên mạch 1. Xác định phương án trả lời sai: A. phân tử ADN có A = T = G = X = 690. B. khi phân tử ADN nhân đôi 2 lần đã lấy từ môi trường 2070 nu loại A và 2070 nu loại X. C. số lượng liên kết hóa trị giữa các nu trong phân tử ADN trên là 2758. D. mạch 2 có số lượng các loại nu T= 575; A=115; G= 345; X= 345. Câu 10: Khi lai giữa P đều thuần chủng khác nhau về 3 cặp tính trạng tương phản, đời F1xuất hiện toàn cây quả tròn, thơm, lượng vitamin A nhiều. Cho đời F1 tự thụ phấn, thu được F2 phân li kiểu hình theo tỉ lệ: 6 cây quả tròn, thơm, lượng vitamin A nhiều, 3 cây quả tròn, thơm, lượng vitamin A ít, 3 cây quả bầu, thơm, lượng vitamin A nhiều, 2 cây quả tròn, không thơm, lượng vitamin A nhiều, 1 cây quả tròn, không thơm, lượng vitamin A ít, 1 cây quả bầu, không thơm, lượng vitamin A nhiều. Biết mỗi tính trạng do 1 cặp gen điều khiển. Kiểu gen của cơ thể F1 là: A. ABC//abc. B. Aa Bd//bD. C. Bb Ac//aC. D. Bb AC//ac. Câu 11: Xét các nhóm loài thực vật: 1. Thực vật thân thảo ưa sáng. 3. Thực vật thân gỗ ưa sáng. 2. Thực vật thân thảo ưa bóng. 4. Thực vật thân cây bụi ưa sáng. Trong quá trình diễn thế nguyên sinh của quần xã trên cạn, thứ tự xuất hiện của các nhóm loài thực vật này là: A. 1®2®3®4. B. 1®4®3®2. C. 3®4®2®1. D. 1®2®4®3. Câu 12: Cho các nhân tố sau: (1) Chọn lọc tự nhiên (2) Giao phối không ngẫu nhiên (3) Giao phối ngẫu nhiên (4) Các yếu tố ngẫu nhiên (5) Đột biến (6) Di nhập gen. Có bao nhiêu nhân tố không làm thay đổi tần số alen của quần thể? A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 13: Khi nói về quần thể ngẫu phối, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Quá trình ngẫu phối làm cho quần thể đa hình về kiểu gen và kiểu hình. B. Quá trình ngẫu phối làm cho tần số kiểu gen dị hợp giảm dần qua các thế hệ. C. Quá trình ngẫu phối tạo ra nhiều biến dị tổ hợp. D. Quá trình ngẫu phối không làm thay đổi tần số alen của quần thể. Câu 14: Biết A -cao, a- thấp, B -lá chẻ, b -lá nguyên, D- có hoa, d- không hoa. Xét phép lai: P: (Aa,Bb,Dd) x (Aa,Bb,Dd) F1 xuất hiện : 603 cao, chẻ, có hoa; 202 thấp,chẻ, không hoa; 195 cao, nguyên, có hoa; 64 thấp, nguyên, không hoa thì cặp bố mẹ có kiểu gen nào sau đây: A. B. C. D. Câu 15: Cho các trường hợp sau: 1. Gen tạo ra sau tái bản ADN bị mất 1 cặp nuclêôtit; 2. Gen tạo ra sau tái bản ADN bị thay thế ở 1 cặp nuclêôtit; 3. mARN tạo ra sau phiên mã bị mất 1 nuclêôtit; 4. mARN tạo ra sau phiên mã bị thay thế 1 nuclêôtit; 5. Chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị mất 1 axit amin; 6. Chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị thay thế 1 axit amin. Có bao nhiêu trường hợp được xếp vào đột biến gen? A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 16: Ở tằm, hai gen A và B cùng nằm trên một nhóm liên kết cách nhau 20cM. Ở phép lai: ♀AB/ab x ♂Ab/aB kiểu gen ab/ab ở đời con có tỉ lệ là: A. 0,01. B. 0,04. C. 0,05. D. 0,10. Câu 17: Giả sử có một giống lúa có gen A gây bệnh vàng lùn. Để tạo thể đột biến mang kiểu gen aa có khả năng kháng bệnh, người ta thực hiện các công đoạn sau: (1) Xử lí hạt giống bằng tia phóng xạ để gây đột biến rồi gieo hạt mọc thành cây. (2) Cho các cây kháng bệnh lai với nhau hoặc cho tự thụ phấn để tạo dòng thuần.(3) Chọn lọc các cây có khả năng kháng bệnh. (4) Cho các cây con nhiễm tác nhân gây bệnh. Quy trình tạo giống theo thứ tự: A. (1), (4), (3), (2). B. (1), (2), (3), (4). C. (1), (3), (4), (2). D. (2), (3), (4), (1). Câu 18: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, quan hệ trội lặn hoàn toàn. Xét các phép lai: (1) AaBbdd × AaBBdd. (2) AAbbDd × AaBBDd. (3) Aabbdd × aaBbDD. (4) aaBbdd × AaBbdd. (5) aabbdd × AaBbDd. (6) AaBbDd × AabbDD. Có bao nhiêu phép lai cho tỉ lệ kiểu hình 3 : 3 : 1 : 1? A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 19: Lai phân tích cơ thể chứa 2 cặp gen dị hợp cho tỷ lệ kiểu hình ở con lai bằng 45% : 45% : 5% : 5%. Tần số hoán vị gen bằng: A. 22,5%. B. 15%. C. 10%. D. 5%. Câu 20: Cho các ví dụ sau:(1) Cây bụi mọc hoang dại. (2) Những con dã tràng cùng nhóm tuổi trên bãi triều. (3) Đàn chó rừng. (4) Các loài sò sống trong phù sa vùng triều. (5) Sự phân bố của chim cánh cụt. Kiểu phân bố ngẫu nhiên là: A. (2), (4). B. (1), (2), (3). C. (4). D. (4), (5). Câu 21: Người và tinh tinh khác nhau, nhưng thành phần axit amin ở chuỗi hemoglobin như nhau chứng tỏ người và tinh tinh cùng nguồn gốc, bằng chứng đó gọi là: A. bằng chứng tế bào học. B. bằng chứng phôi sinh học. C. bằng chứng giải phẫu so sánh. D. bằng chứng sinh học phân tử. Câu 22: Trong một cái ao, kiểu quan hệ có thể xảy ra giữa hai loài cá có ổ sinh thái trùng nhau nhiều là: A. vật ăn thịt - con mồi. B. ký sinh. C. ức chế cảm nhiễm. D. cạnh tranh. Câu 23: Trong một chuỗi thức ăn, loài nào sau đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất khi quần thể thực vật trong quần xã bị nhiễm thuốc trừ sâu? Biết rằng loại thuốc trừ sâu đó khó phân giải và liều thuốc không đủ để gây ngộ độc cấp tính. A. Sinh vật sản xuất. B. Sinh vật tiêu thụ bậc 1. C. Sinh vật tiêu thụ bậc 2. D. Sinh vật tiêu thụ bậc 3. Câu 24: Trong các đặc điểm nêu dưới đây, có bao nhiêu đặc điểm có ở cả quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân thực và quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ? 1. Có sự hình thành các đoạn Okazaki; 2. Nuclêôtit mới được tổng hợp sẽ liên kết vào đầu 3' của mạch mới; 3. Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu tái bản; 4. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn; 5. Enzim ADN pôlimêraza không làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN; 6. Sử dụng các loại nuclêôtit A, T, G, X, U làm nguyên liệu. Phương án đúng là: A. 5. B. 3. C. 4. D. 6. Câu 25: Những kết luận nào sau đây thuộc về yếu tố ngẫu nhiên? (1) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen một cách đột ngột không theo một hướng xác định. (2) Hiệu quả tác động thường phụ thuộc vào kích thước quần thể. (3) Một alen nào đó cũng có thể bị loại thải hoàn toàn và một alen bất kì có thể trở nên phổ biến trong quần thể. (4) Kết quả có thể dẫn đến hình thành quần thể thích nghi và hình thành loài mới. (5) Làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể. A. (2), (3), (4), (5). B. (1), (3), (5). C. (1), (3), (4). D. (1), (2), (3). Câu 26: Gen M quy định vỏ trứng có vằn và bướm đẻ nhiều, alen lặn m quy định vỏ trứng không vằn và bướm đẻ ít. Những cá thể mang kiểu gen M- đẻ trung bình 100 trứng/lần, những cá thể có kiểu gen mm chỉ đẻ 60 trứng/lần. Biết các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường, quần thể bướm đang cân bằng di truyền. Tiến hành kiểm tra số trứng sau lần đẻ đầu tiên của tất cả các cá thể cái, người ta thấy có 9360 trứng trong đó có 8400 trứng vằn. Số lượng cá thể cái có kiểu gen Mm trong quần thể là: A. 84 con. B. 36 con. C. 64 con. D. 48 con. Câu 27: Khi muốn bảo tồn các nguồn gen thực vật quý hiếm, người ta sử dụng phương pháp: A. Chọn dòng tế bào xoma. B. Nuôi cấy hạt phấn. C. Dung hợp tế bào trần. D. Nuôi cấy tế bào thực vật in vitro tạo mô sẹo. Câu 28: Dưới đây liệt kê một số hoạt động của con người trong thực tế sản xuất: (1) Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp; (2) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên không tái sinh; (3) Loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong các hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá; (4) Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lí; (5) Bảo vệ các loài thiên địch; (6) tăng cường sử dụng các chất hóa học để tiêu diệt các loài sâu hại. Trong các hoạt động trên, có bao nhiêu hoạt động giúp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái? A. 5. B. 4. C. 6. D. 3. Câu 29: Vì sao các gen liên kết với nhau: A. Vì chúng có lôcut giống nhau. B. Vì chúng nằm trên cùng 1 chiếc NST. C. Vì các tính trạng do chúng quy định cùng biểu hiện. D. Vì chúng cùng ở cặp NST tương đồng. Câu 30: Cho biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn; cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao từ lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Xét các phép lai sau: 1. AAaaBbbb x aaaaBBbb; 2. AAaaBBbb x AaaaBbbb. 3. AaaaBBBb x AaaaBbbb; 4. AaaaBBbb x AaaaBbbb; 5. AaaaBBbb x aaaaBbbb; 6. AaaaBBbb x aabb. Theo lí thuyết, trong 6 phép lai nói trên có bao nhiêu phép lai mà đời con có 12 kiểu gen, 4 kiểu hình? A. 4 phép lai. B. 3 phép lai. C. 2 phép lai. D. 1 phép lai. Câu 31: Ở sinh vật nhân sơ, có nhiều trường hợp gen bị đột biến nhưng chuỗi polypeptit do gen quy định tổng hợp không bị thay đổi. Nguyên nhân là vì: A. ADN của vi khuẩn có dạng vòng. B. Gen của vi khuẩn có cấu trúc theo operon. C. Mã di truyền có tính đặc hiệu. D. Mã di truyền có tính thoái hóa. Câu 32: Xét 3 gen nằm trên cùng một cặp NST thường, không xảy ra hoán vị gen, trong đó 1 gen có 3 alen, một gen có 4 alen và 1 gen có 5 alen. Trong quần thể có thể có tối đa bao nhiêu kiểu gen nếu chỉ xét với các cơ thể giảm phân tạo 2 loại giao tử? A. 1770. B. 445. C. 1830. D. 60. Câu 33: Giả sử các tính trạng di truyền theo quy luật Menden, kiểu gen không xuất hiện từ phép lai AABbDd x AabbDd là: A. AaBbdd. B. AaBbDd. C. aaBbDd . D. AabbDD. Câu 34: Lai hai cây cà chua thuần chủng (P) khác biệt nhau về các cặp tính trạng tương phản F1 thu được 100% cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn. Cho F1 lai với cây khác, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là 4 cây thân cao, hoa đỏ, quả dài : 4 cây thân cao, hoa vàng, quả tròn : 4 cây thân thấp, hoa đỏ, quả dài : 4 cây thân thấp, hoa vàng, quả tròn : 1 cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn : 1 cây thân cao, hoa vàng, quả dài : 1 cây thân thấp, hoa đỏ, quả tròn : 1 cây thân thấp, hoa vàng, quả dài. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, mọi quá trình sinh học diễn ra bình thường. Các nhận xét nào sau đây là đúng? (1) Khi cho F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả dài ở đời con là 0,0025. (2) Cặp tính trạng chiều cao thân di truyền liên kết với cặp tính trạng màu sắc hoa. (3) Khi cho F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa đỏ, quả dài ở F2 là 0,05. (4) Hai cặp gen quy định màu sắc hoa và hình dạng quả di truyền liên kết và có xảy ra hoán vị gen. (5) Cặp gen quy định tính trạng chiều cao di truyền độc lập với hai cặp gen quy định màu sắc và hình dạng quả. (6) Tần số hoán vị gen 20%. A. (2), (3), (4), (6). B. (1), (2), (5), (6). C. (1), (3), (5), (6). D. (1), (4), (5), (6). Câu 35: Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ hỗ trợ cùng loài? A. Các cây thông mọc gần nhau có rễ nối liền nhau. B. Những con công đực cùng tìm cách thu hút một con công cái. C. Tỉa thưa tự nhiên ở thực vật. D. Cá mập con khi mới nở, sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn. Câu 36: Cho các thành tựu : 1. Tạo chủng vi khuẩn E.coli sản xuất insulin của người. 2. Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất tăng cao hơn so với dạng lưỡng bội bình thường. 3. Tạo ra giống bông và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh Petunia. 4. Tạo ra giống dưa hấu tam bội không có hạt, hàm lượng đường cao. Những thành tựu đạt được do ứng dụng kĩ thuật di truyền là: A. 3, 4. B. l, 3. C. 1, 4. D. l, 2. Câu 37: Thứ tự nào dưới đây của các kỉ trong đại cổ sinh là đúng: A. Pecmơ – Cambri - Ôcđovic – Xilua – Than đá – Đêvôn. B. Xilua – Pecmơ – Ôcđovic - Cambri – Than đá – Đêvôn. C. Cambri – Ôcđovic - Xilua – Than đá – Đêvôn – Pecmơ. D. Cambri – Ôcđovic - Xilua - Đêvôn – Than đá – Pecmơ. Câu 38: Quần thể nào sau đây chưa cân bằng? A. 0,1BB : 0,4 Bb : 0,5bb. B. 0,01BB : 0,18Bb : 0,81bb. C. 0,09BB : 0,42Bb : 0,49bb. D. 0,04BB : 0,32Bb : 0,64bb. Câu 39: Quy luật phân li độc lập thực chất nói về: A. sự phân li độc lập của các alen trong quá trình giảm phân. B. sự phân li độc lập của các tính trạng. C. sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9:3:3:1. D. sự tổ hợp các alen trong quá trình thụ tinh. Câu 40: Cho các thông tin: (1) Làm thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào; (2) Không làm thay đổi thành phần, số lượng gen trên nhiễm sắc thể; (3) Không làm thay đổi vị trí gen trên nhiễm sắc thể; (4) Làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN; (5) Làm xuất hiện các alen mới trong quần thể; (6) Xảy ra ở cả thực vật và động vật.Trong 6 thông tin nói trên thì có bao nhiêu thông tin là đặc điểm chung của đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể và đột biến lệch bội? A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 41: Ở 1 loài thực vật chỉ có 2 dạng màu hoa đỏ và trắng. Trong phép lai phân tích 1 cây hoa màu đỏ đã thu được ở thế hệ lai Fa phân li kiểu hình theo tỉ lệ 3 trắng: 1 đỏ. Cho dạng hoa đỏ ở Fa tự thụ phấn thì đời con có tỉ lệ phân tính là: A. 9:7 hoặc 13:3 B. 9:7 C. 13:3. D. 3:1. Câu 42: Nếu kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. Xét các nguvên nhân sau đây: (1) Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể. (2) Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường. (3) Khả năng sinh sản giảm do cá thể đực ít có cơ hội gặp nhau với cá thể cái. (4) Sự cạnh tranh cùng loài làm giảm số lượng cá thể của loài dẫn tới diệt vong. Có bao nhiêu nguyên nhân đúng? A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 43: Mối quan hệ nào sau đây là quan hệ có lợi cho cả 2 loài?(1). Kiến đỏ và rệp sống trên cây cam. (2). Kiến và cây keo. (3). Chim Chìa vôi và bò Bison (4). Cỏ dại và lúa sống trong ruộng lúa. (5). Vi khuẩn cố định đạm và cây họ Đậu. (6). Cá sấu và chim choi loi. (7). Thủy tức xanh Chlorohydra viridissima và tảo đơn bào zoochlorellae. A. (2), (3), (5), (6), (7). B. (1), (2), (5), (6). C. (1), (2), (4), (5), (6). D. (1), (3), (4), (6). Câu 44: Hình thành loài bằng cách li sinh thái thường gặp ở những loài: A. thực vật. B. động vật ít di chuyển. C. động vật có khả năng di chuyển nhiều. D. thực vật và động vật ít di chuyển. Câu 45: Cho biết A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng. Một quần thể đang cân bằng di truyền có tần số A = 0,4 và tần số a = 0,6. Lấy ngẫu nhiên 5 cây hoa đỏ, xác suất để thu được 3 cá thể thuần chủng là bao nhiêu? A. 45/512. B. 90/512. C. 81/512. D. 25/512. Câu 46: Theo Đacuyn, cơ chế chính của tiến hóa là: A. chọn lọc tự nhiên. B. đấu tranh sinh tồn. C. di truyền, biến dị. D. phân li tính trạng. Câu 47: Trong 1 lần nguyên phân của 1 tế bào ở thể lưỡng bội, một nhiễm sặc thể của cập số 3 và một nhiễm sắc thể của cặp số 6 không phân li, các nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Kết quả của quá trình này có thể tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể là: A. (2n+2) và (2n-2) hoặc (2n+2+1) và (2n-2-1). B. (2n+1+1) và (2n-1-1) hoặc (2n+1-1) và (2n-1+1). C. (2n+1-1) và (2n-1-1) hoặc (2n+1+1) và (2n-1+1). D. (2n+1+1) và (2n-2) hoặc (2n+2) và (2n-1-1). Câu 48: Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định. Cho cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với cây thân thấp, hoa trắng được F1 gồm 100% cây thân cao, hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn đời F2 có tỉ lệ 56,25% cây thân cao, hoa đỏ: 18,75% cây thân cao, hoa trắng: 18,75% cây thân thấp, hoa đỏ: 6,25% cây thân thấp, hoa trắng. Ở F2, lấy ngẫu nhiên 3 cây thân cao, hoa đỏ, xác suất để thu được 1 cây thuần chủng là: A. 32/81. B. 64/243. C. 64/729. D. 1/9. Câu 49: Một "không gian sinh thái" mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển gọi là: A. giới hạn sinh thái. B. ổ sinh thái. C. sinh cảnh. D. nơi ở. Câu 50: Ở bò, tính trạng lông đen (alen B quy định) là trội so với tính trạng lông vàng (alen b quy định). Một đàn bò ở trạng thái cân bằng có số bò lông đen chiếm 36%, tần số alen B và alen b trong đàn bò trên là: A. 0,4B và 0,6b. B. 0,2B và 0,8b. C. 0,4b và 0,6B. D. 0,2b và 0,8B.
Tài liệu đính kèm: