Đề thi thử đại học lần 3 môn Sinh học - Đỗ Thanh Tuân, Gv Đại học Y Dược Thái Bình

docx 17 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1104Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử đại học lần 3 môn Sinh học - Đỗ Thanh Tuân, Gv Đại học Y Dược Thái Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử đại học lần 3 môn Sinh học - Đỗ Thanh Tuân, Gv Đại học Y Dược Thái Bình
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 3
Biên soạn: Đỗ Thanh Tuân, Gv Đại học Y Dược Thái Bình
Câu 1: Cho một số thao tác cơ bản trong quá trình chuyển gen tạo ra chủng vi khuẩn có khả năng tổng hợp insulin của người như sau:
(1) Tách plasmit từ TB vi khuẩn và tách gen mã hóa insulin từ TB người.
(2) Phân lập dòng TB chứa AND tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người.
(3) Chuyển ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người vào TB vi khuẩn.
(4) Tạo AND tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người.
Trình tự đúng của các thao tác trên là:
A. (2) → (4) → (3) → (1)	B. (1) → (4) → (3) → (2)
C. (2) → (1) → (3) → (4)	D. (1) → (2) → (3) → (4)
Câu 2: Phép lai nào sau đây có khả năng cho tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn ở đời sau chiếm ?
A. AaBb x AaBb	B. AaBb x Aabb
C. AaBbDd x AaBbDd	 D. AaBbDd x Aabbdd
Câu 3: Khi cho giao phấn các cây lúa mì hạt màu đỏ với nhau, đời lai thu được hạt màu đỏ; hạt màu nâu; hạt màu trắng. Biết rằng các gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường. Tính trạng trên chịu sự chi phối của quy luật:
A. Tương tác phân li độc lập	 B. Tương tác bổ trợ
C. Tương tác cộng gộp	 D. Phân tính
Câu 4: Một tế bào sinh tinh có kiểu gen AaXBXb giảm phân bình thường, không xảy ra trao đổi chéo và đột biến, sẽ tạo ra bao nhiêu loại giao tử?
A. 4	B. 2	C. 1	D. 3
Câu 5: Theo quan niệm của Đacuyn, nhân tố nào là nhân tố chính hình thành màu xanh lục ở đa số các loại sâu ăn lá?
A. Đột biến và giao phối
B. Thức ăn của sâu
C. Cách li sinh sản giữa sâu màu lục và sâu màu khác
D. Chim ăn sâu
Câu 6: Cho quần thể sóc có số lượng như sau: 140 con lông nâu đồng hợp: 20 con lông nâu dị hợp: 40 con lông trắng (tính trạng màu lông do một gen gồm 2 alen quy định). Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng thì tỉ lệ sóc lông nâu trong quần thể là:
A. 80%	B. 62,5%	C. 93,75%	D. 87,25%
Câu 7: Ở sinh vật nhân thực, nguyên tố bổ sung giữa G-X, A-U và ngược lại được thể hiện trong cấu trúc phân tử và quá trình nào sau đây?
(1) Phân tử AND mạch kép 	(2) Phân tử tARN
(3) Phân tử protein	 (4) Quá trình dịch mã
A. (1) và (2)	B. (2) và (4)	C. (1) và (3)	D. (3) và (4)
Câu 8: Ở 1 tế bào sinh dục đực, xét 2 cặp NST tương đồng được kí hiệu AaBb, giả sử không có hiện tượng trao đổi chéo xảy ra. Trong thực tế, tế bào này sẽ cho số loại giao tử qua giảm phân là:
A. 2 loại giao tử	B. 4 loại giao tử
C. 1 loại giao tử	D. 8 loại giao tử
Câu 9: Ví dụ nào sau đây không phải thể hiện mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể?
A. Ở những quần thể như rừng bạch đàn, rừng thông ở những nơi cây mọc quá dày người ta thấy có hiện tượng một số cây bị chết đó là hiện tượng “tự tỉa thưa” ở thực vật.
B. Khi thiếu thức ăn, nơi ở người ta thấy nhiều quần thể cá, chim, thú đánh lẫn nhau, dọa nạt nhau bằng tiếng hú hoặc động tác nhằm bảo vệ cơ thể nhất là nơi sống.
C. Khi thiếu thức ăn, một số động vật ăn lẫn nhau. Như ở cá mập, khi cá mập con mới nở ra sử dụng ngay các trứng chưa nở làm thức ăn.
D. Ở thực vật, tre, lứa thường sống quần tụ với nhau giúp chúng tăng khả năng chống chịu với gió bão. Nhưng khi gặp phải gió bão quá mạnh các cây tre, lứa đổ vào nhau.
Câu 10: Các cách làm biến đổi hệ gen của một sinh vật là: 1. Đưa thêm một gen lạ (thường là gen của một loài khác) vào hệ gen. 2. Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen. 3 loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen. 4. Làm cho gen trội biến đổi thành gen lặn hoặc ngược lại. Phương án đúng là:
A. 1, 2, 3	B. 2, 3, 4	C. 1, 2, 4	D. 1, 2, 3, 4
Câu 11: Chiến lược nào sau đây có tác dụng tăng sự đa dạng di truyền nhanh nhất của một quần thể giao phối đang trong tình trạng có nguy cơ tuyệt chủng do độ đa dạng di truyền thấp?
A. Du nhập các cá thể mới cùng loại từ quần thể khác tới
B. Thiết lập một khu bảo tồn để bảo vệ môi trường sống của quần thể.
C. Kiểm soát quần thể ăn thịt và cạnh tranh với quần thể đang bị nguy hiểm.
D. Bắt tất cả các cá thể còn lại của quần thể cho sinh sản bắt buộc rồi thả ra môi trường tự nhiên.
Câu 12: Tại sao ở quần đảo Galapagos có 700 loài thực vật, 105 loài chim, 48 loài thân mềm nhưng không có một loài ếch nhái nào, mặc dù rừng ở đây rất thuận lợi cho sự phát triển của lưỡng cư?
A. Do đây là đảo đại dương
B. Điều kiện cách ly địa lí, CLTN hình thành những loài đặc hữu.
C. Khí hậu đại dương ôn hòa hơn khí hậu lục địa cùng vĩ độ
D. Các đảo thường có gió rất mạnh không phù hợp với ếch nhái.
Câu 13: Trong một thí nghiệm ở ruồi giấm, thế hệ I đều có cánh dài thuần chủng (VV), trong đó một con bị đột biến giao tử, xuất hiện gen lặn (v). Có thể thấy ruồi cánh ngắn xuất hiện sớm nhất ở.
A. Thế hệ II	B. Thế hệ III
C. Thế hệ IV	D. Không thể dự đoán được
Câu 14: Điều không đúng về di truyền qua tế bào chất là:
A. Vật chất di truyền và tế bào chất được chia đều cho các tế bào con.
B. Kết quả lai thuận nghịch khác nhau trong đó con lai thường mang tính trạng của mẹ và vai trò chủ yếu thuộc về tế bào chất của giao tử cái.
C. Các tính trạng di truyền không tuân theo các quy luật di truyền nhiễm sắc thể.
D. Tính trạng do gen trong tế bào chất quy định vẫn sẽ tồn tại khi thay thế nhân tế bào bằng một nhân có cấu trúc khác.
Câu 15: Một trong những xu hướng biến đổi trong quá trình diễn thế nguyên sinh trên cạn là:
A. Sinh khối ngày càng giảm
B. Tính ổn định của quần xã ngày càng giảm
C. Độ đa dạng của quần xã ngày càng giảm, lưới thức ăn ngày càng đơn giản.
D. Độ đa dạng của quần xã ngày càng cao, lưới thức ăn ngày càng phức tạp.
Câu 16: Loài bông của châu Âu có 2n=26 nhiễm sắc thể đều có kích thước lớn, loài bông hoang dại ở Mĩ có 2n = 26 nhiễm sắc thể đều có kích thước nhỏ hơn. Loài bông trồng ở Mĩ được tạo ra bằng con đường lai xa và đa bội hóa giữa hai loài bông của châu Âu với loài bông hoang dại ở Mĩ. Loài bông trồng ở Mĩ có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng là:
A. 26 nhiễm sắc thể lớn và 13 nhiễm sắc thể nhỏ
B. 26 nhiễm sắc thể lớn và 26 nhiễm sắc thể nhỏ
C. 13 nhiễm sắc thể lớn và 13 nhiễm sắc thể nhỏ
D. 13 nhiễm sắc thể lớn và 26 nhiễm sắc thể nhỏ
Câu 17: Một cặp vợ chồng bình thường sinh được một con trai bình thường, một con trai mù màu và một con trai mắc bệnh máu khó đông. Kiểu gen của hai vợ chồng trên như thế nào? Cho biết gen h gây bệnh máu khó đông, gen m gây bệnh mù màu các alen bình thường ứng là H và M.
A. Bố , mẹ 
B. Bố , mẹ hoặc 
C. Bố mẹ 
D. Bố ; mẹ hoặc 
Câu 18: Theo dõi sự di truyền một bệnh ở người, người ta thu được sơ đồ phả hệ:
I
 1 2 3 4
II	 
 5 6 7 8 
 ?
III	 9 
Biết không có đột biến mới phát sinh. Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ II sinh ra 3 người con đều bình thường và có cả trai và gái là:
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 19: Ở một loài thực vật, gen A quy định hạt có khả năng nảy mầm trên đất bị nhiễm mặn, alen a quy định hạt không có khả năng này. Từ một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền thu được tổng số 10000 hạt. Đem gieo các hạt này trên một vùng đất bị nhiễm mặn thì thấy có 6400 hạt nảy mầm. Trong số các hạt nảy mầm, tỉ lệ hạt có kiểu gen dị hợp tử tính theo lí thyết là:
A. 36%	B. 16%	C. 25%	D. 75%
Câu 20: Gen A bị đột biến thành gen a, hai gen này có chiều dài bằng nhau nhưng gen a hơn gen A một liên kết hiđrô, chứng tỏ gen A đã xảy ra đột biến dạng:
A. Thay thế cặp G – X bằng cặp A – T
B. Thay thế vặp A – T bằng G – X
C. Thêm 1 cặp G – X
D. Mất 1 cặp A – T
Câu 21: Menđen đã giải thích định luật phân tính bằng hiện tượng giao tử thuần khiết, theo hiện tượng này?
A. Cơ thể lai F1 cho ra những giao tử lai giữa bố và mẹ
B. Cơ thể lai F1 không cho ra những giao tử lai mà là những giao tử mang nhân tố di truyền nguyên vẹn trước đó nhận từ bố mẹ
C. Cơ thể lai F1 cho ra chỉ thuần 1 loại giao tử
D. Cơ thể lai F2 nhận các giao tử mang nhân tố di truyền giống nhau từ F1:
Câu 22: Mặt chủ yếu của chọn lọc tự nhiên là:
A. Đào thải các biến dị bất lợi cho chính bản thân sinh vật
B. Tích lũy bảo tồn các biến dị có lợi cho sinh vật
C. Phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể.
D. Không chỉ tác động vào cá thể mà còn tác động ở cấp độ dưới cá thể và quần thể.
Câu 23: Khi nghiên cứu ở ruồi giấm Moocgan nhận thấy ruồi có gen cánh cụt thì đốt thân ngắn lại, lông cứng ra, trứng đẻ ít đi, tuổi thọ ngắn hiện tượng này được giải thích
A. Gen cánh cụt đã bị đột biến
B. Tất cả các tính trạng trên đều do gen cánh cụt gây ra.
C. Là kết quả của hiện tượng thường biến dưới tác động trực tiếp của môi trường lên gen quy định cánh cụt.
D. Gen cánh cụt đã tương tác với gen khác trong kiểu gen để chi phối các tính trạng khác.
Câu 24: Mô tả nào sau đây là không đúng với hiện tượng di truyền liên kết với giới tính:
A. Nhiều gen liên kết với giới tính được xác minh là nằm trên NST giới tính X.
B. Hiện tượng di truyền liên kết với giới tính là hiện tượng di truyền của các tính trạng thường mà các gen đã xác định chúng nằm trên NST giới tính.
C. Trên NST Y ở đa số các loài hầu như không mang gen.
D. Một số NST giới tính do các gen nằm trên các NST thường chi phối sự di truyền của chúng được gọi là di truyền liên kết với giới tính.
Câu 25: Có 8 phân tử AND tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 112 mạch pôlinuclêôtit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử AND trên là
A. 6	B. 4	C. 5	D. 3
Câu 26: Khi lai hai thứ đậu thuần chủng hạt trơn, không có tua cuốn và hạt nhăn, có tua cuốn với nhau đều được F1 toàn hạt trơn có tua cuốn. Sau đó cho F1 giao phấn với nhau, cho rằng hai cặp gen quy định hai cặp tính trạng trên cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng và liên kết hoàn toàn với nhau thì ở F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình là:
A. 1 hạt trơn, có tua cuốn: 1 hạt nhăn, không có tua cuốn
B. 1 hạt trơn, không có tua cuốn: 2 hạt trơn, có tua cuốn: 1 hạt nhăn, có tua cuốn.
C. 9 hạt trơn, có tua cuốn: 3 hạt trơn, không có tua cuốn: 3 hạt nhăn, có tua cuốn: 1 hạt trơn, không có tua cuốn.
D. 3 hạt trơn, có tua cuốn: 1 hạt nhăn, không có tua cuốn
Câu 27: Cho biết gen A: quy định hạt vàng, gen a: quy định hạt xanh. Gen B: quy định vỏ trơn, gen b: quy định vỏ nhăn. Một quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền người ta cho lai hai cá thể dị hợp hai cặp gen (AaBb) ở đời con người ta thu được 4 loại kiểu hình theo tỉ lệ: 14% vàng, trơn: 5% vàng, nhăn: 61% xanh, trơn: 20% xanh, nhăn. Hỏi tỉ lệ cá thể có kiểu gen aaBB chiếm bao nhiêu %?
A. 37,21%	B. 20,25%	C. 45%	D. 20%
Câu 28: Cho một số bệnh và hội chứng di truyền ở người
(1) Bệnh pheniketo niệu
(2) Hội chứng Đao
(3) Hội chứng Tơcnơ
(4) Bệnh máu khó đông
Những bệnh hoặc hội chứng do đột biến gen là
A. 2 và 3	B. 3 và 4	C. 1 và 2	D. 1 và 4
Câu 29: Loại đột biến nào sau đây làm tăng các loại alen về một gen nào đó trong vốn gen của quần thể?
A. Đột biến điểm	B. Đột biến lệch bội
C. Đột biến tự đa bội	D. Đột biến dị đa bội
Câu 30: Phát biểu nào dưới đây không đúng về vai trò của đột biến đối với tiến hóa?
A. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể góp phần hình thành loài mới.
B. Đột biến nhiễm sắc thể thường gây chết cho thể đột biến, do đó không có ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa.
C. Đột biến đa bội đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa vì nó góp phần hình thành loài mới.
D. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa của sinh vật.
Câu 31: Giả sử tần số tương đối của các alen ở một quần thể là 0,2A: 0,8a chỉ sau một thế hệ bị biến đổi thành 0,8A: 0,2a. Nguyên nhân nào sau đây có thể dẫn đến hiện tượng trên?
A. Đột biến xảy ra trong quần thể theo hướng biến đổi alen A thành alen a
B. Quần thể chuyển từ tự phối sang ngẫu phối.
C. Môi trường thay đổi theo hướng chống lại thể đồng hợp lặn.
D. Kích thước quần thể giảm mạnh do yếu tố thiên tai.
Câu 32: Cho phép lai sau đây ở ruồi giấm: P: XA Xa Bb/bD x Xa Y BD/bd, nếu F1 có tỷ lệ kiểu hình đồng hợp lặn là 1,25% thì tần số hoán vị gen là:
A. 40%	B. 20%	C. 35%	D. 30%
Câu 33: Điều không đúng về nhiễm sắc thể giới tính ở người là
A. Chỉ có trong tế bào sinh dục
B. Tồn tại ở cặp tương đồng XX hoặc không tương đồng hoàn toàn XY.
C. Số cặp nhiễm sắc thể bằng một
D. Ngoài các gen quy định giới tính còn có các gen quy định tính trạng thường.
Câu 34: Cho các thông tin sau:
(1) Trong tế bào chất của một số vi khuẩn không có plasmit
(2) Vi khuẩn sinh sản rất nhanh, thời gian thế hệ ngắn
(3) Ở vùng nhân của vi khuẩn chỉ có một phân tử AND mạch kép, có dạng vòng nên hầu hết các đột biến đều biểu hiện ngay ở kiểu hình.
(4) Vi khuẩn có thể sống kí sinh, hoại sinh hoặc tự dưỡng.
Những thông tin được dùng làm căn cứ để giải thích sự thay đổi tần số alen trong quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với sự thay đổi tần số alen trong quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội là:
A. (2), (3)	B. (1), (4)	C. (3), (4)	D. (2), (4)
Câu 35: Lai xa được sử dụng phổ biến trong chọn giống cây trồng sinh sản sinh dưỡng do:
A. Hạt phấn của loài này có thể nảy mầm trên vòi nhụy của loài kia
B. Có thể khắc phục hiện tượng bất thụ bằng phương pháp thụ phấn bằng phấn hoa hỗn hợp của nhiều loài.
C. Không cần giải quyết khó khăn do hiện tượng bất thụ gây ra.
D. Cơ thể thực hiện được việc lai tế bào.
Câu 36: Cá chép có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: 20C đến 4oC. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: 5,60C đến + 420C. Dựa vào các số liệu trên, hãy cho biết nhận định nào sau đây về sự phân bố của hai loài cá trên là đúng?
A. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn.
B. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới cao hơn.
C. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn chịu nhiệt hẹp hơn.
D. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới thấp hơn.
Câu 37: Loài sinh học là một đơn vị phân loại trong tự nhiên, nó có các đặc điểm.
1. Là tổ chức cơ bản của sinh giới
2. Là đơn vị sinh sản, là một thể thống nhất về sinh thái và di truyền
3. Là một nhóm cá thể có vốn gen chung, có tính trạng chung về hình thái và sinh lý.
4. Là đơn vị tồn tại đơn vị tiến hóa của loài
A. 1, 2, 3	B. 2, 3, 4	C. 1, 3, 4	D. 1, 2, 4
Câu 38: Sự tương tác giữa hai alen khác nhau về mặt chức phận của cùng một lôcut dẫn đến hiệu quả ưu thế lai ở thế dị hợp là nội dung giải thích của:
A. Giả thuyết về trạng thái dị hợp
B. Giả thuyết về tác dụng cộng gộp của các gen trội có lợi
C. Giả thuyết về tương tác át chế của các gen không alen
D. Giả thuyết siêu trội.
Câu 39: Ở một bệnh hiếm gặp do gen lặn liên kết với NST giới tính quy định, tỉ lệ mắc bệnh ở nam là 0,1. Tỉ lệ mắc bệnh này ở nữ là
A. 0,64%	B. 0,1	C. 0,001	D. 0,01
Câu 40: Ở một loài thực vật,alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Biết rằng cơ thể tứ bội giảm phân bình thường cho các loại giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỷ lệ 35 cây hoa đỏ: 1 cây hoa trắng.
A. Aaaa x Aaaa	B. AAaa x AAaa
C. AAaa x Aaaa	D. AAAa x AAAa
Câu 41: Quần thể được điều chỉnh về mức cân bằng khi
A. Mật độ cá thể giảm xuống quá thấp hoặc tăng lên quá cao
B. Môi trường sống thuận lợi, thức ăn dồi dào, ít kẻ thù
C. Mật độ cá thể tăng lên quá cao dẫn đến thiếu thức ăn, nơi ở
D. Mật độ cá thể giảm xuống quá thấp đe dọa sự tồn tại của quần thể.
Câu 42: Ở một loài thực vật, hình dạng hoa do sự tương tác bổ sung của 2 gen không alen phân li độc lập nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Biết kiểu gen (A-B-) cho kiểu hình hoa kép, các kiểu gen còn lại cho kiểu hình hoa đơn. Cho cây dị hợp 2 cặp gen tự thụ được F1 sau đó cho F1 giao phấn tự do với nhau. Nếu xét đến vai trò của hai giới. Có thể có nhiều nhất bao nhiêu phép lai xảy ra?
A. 18	B. 36	C. 45	D. 81
Câu 43: Trong vườn cây có múi thường loài kiến hôi chuyên đưa những con rệp cây lên chồi non nhờ vậy rệp lấy được nhiều nhựa cây và thải ra nhiều đường cho kiến hôi ăn. Người ta thường thả kiến đỏ vào sống vì kiến đỏ này đuổi được loài kiến hôi đồng thời nó cũng tiêu diệt sâu và rệp cây. Xét mối quan hệ giữa: 1 rệp cây và cây có múi; 2 quan hệ giữa rệp cây và kiến hôi; 3 quan hệ giữa kiến đỏ và kiến hôi; 4 quan hệ giữa kiến đỏ và rệp cây. Tên các quan hệ trên theo thứ tự là:
A. 1- quan hệ hỗ trợ; 2 – hợp tác; 3 – cạnh tranh; 4 – động vật ăn thịt con mồi
B. 1- quan hệ ký sinh; 2 – hợp tác; 3 – cạnh tranh; 4 – động vật ăn thịt con mồi
C. 1- quan hệ kí sinh; 2- hội sinh; 3- động vật ăn thịt con mồi; 4 - cạnh tranh
D. 1- Quan hệ hỗ trợ; 2- hội sinh; 3- cạnh tranh; 4- động vật ăn thịt con mồi
Câu 44: Điều nào sau đây là bổ sung của di truyền học hiện đại vào quy luật di truyền của Menđen:
A. Đơn giản hóa yếu tố di truyền và tính trạng: yếu tố di truyền sẽ quyết định sự biểu lộ tính trạng.
B. Phát hiện được gen trội không hoàn toàn
C. Chưa thấy được sự phân bố của nhiều gen trên 1 NST
D. Chưa thấy được tương tác gen.
Câu 45: Ở ruồi giấm, cho F1 giao phối thu được F2 có 25% ruồi đực mắt đỏ, cánh bình thường: 50% ruồi cái mắt đỏ cánh bình thường: 25% ruồi đực mắt trắng cánh xẻ. Biết mỗi gen quy định một tính trạng. Nếu quy ước bằng 2 cặp alen (Aa, Bb) thì KG của ruồi giấm đời F1 và quy luật DT chi phối cả 2 cặp tính trạng lần lượt là:
A. AaXBXb x AaXBY, quy luật di truyền liên kết với giới tính.
B. AaBb x AaBb, quy luật phân ly độc lập
C. , quy luật di truyền liên kết với giới tính và liên kết hoàn toàn.
D. , quy luật di truyền liên kết với giới tính và có hoán vị gen.
Câu 46: Nội dung nào dưới đây nói về các gen không alen là không đúng?
A. Cùng chiếm 1 vị trí (lôcut) nhất định trên NST
B. Quy định các thứ tính trạng khác nhau
C. Có thể cùng chi phối 1 thứ tính trạng
D. Các gen khác nhau về cấu trúc nên khác nhau về chức năng.
Câu 47: Nói về sự tiến hóa theo hướng tổ chức ngày càng cao của sinh giới, mô tả nào dưới đây là không phù hợp
A. Trong tiến hóa ban đầu hình thành những tổ chức cơ thể chưa có cấu tạo tế bào, đến dạng đơn bào sau đó là đa bào.
B. Cơ thể đa bào có kiểu gen ngày càng phức tạp dẫn đến sự phân hóa cấu trúc và chức năng của tế bào tạo nên sự biệt hóa chức năng trong hoạt động sống của các cơ quan trong cơ thể.
C. Trong quá trình tiến hóa càng về sau các loài càng có cấu trúc phức tạp hơn, cao hơn loài trước do kiểu gen đa dạng hơn và được chọn lọc theo hướng thích nghi hơn.
D. Qua một quá trình tiến hóa lâu dài đã tạo ra những loài có tổ chức cơ thể phức tạp, hoàn hảo nhất như loài người trong giới động vật và ngành hạt trần trong giới thực vật.
Câu 48: Ở người bệnh máu khó đông do gen lặn h nằm trên NST X quy định, gen H quy định máu đông bình thường. Bố mẹ bình thường, ông nội mắc bệnh máu khó đông, ông bà ngoại bình thường, bà ngoại dị hợp về tính trạng này. Khả năng họ sinh con trai mắc bệnh sẽ là
A. 12,5%	B. 50%	C. 25%	D. 0%
Câu 49: Khi lai giữa chim thuần chủng đuôi dài, xoăn với chim đuôi ngắn, thẳng được F1 đồng loạt đuôi dài, xoăn. Đem chim trống F1 giao phối với chim mái chưa biết kiểu gen thu được thế hệ lai 42 chim mái đuôi ngắn, thẳng; 18 chim mái đuôi ngắn, xoăn; 18 chim mái đuôi dài, thẳng; 42 chim mái dài, xoăn. Tất cả chim trống của thế hệ lai đều có kiểu hình đuôi dài, xoăn. Biết không xảy ra hiện tượng đột biến và gây chết, mỗi tính trạng được điều khiển bởi một cặp gen. Nếu lai phân tích chim trống F1 thì tỉ lệ kiểu hình đuôi ngắn, thẳng ở F1 là bao nhiêu?
A. 17,5%	B. 7,1%	C. 35%	D. 15%
Câu 50: Mạch 1 của gen có: A1 =100, T1 = 200. Mạch 2 của gen có:G2 = 300; X2 = 400. Biết mạch 2 của gen là mạch khuôn. Gen phiên mã, dịch mã tổng hợp 1 chuỗi pôlipeptit. Biết mã kết thúc trên mARN là UAG, số nuclêôtit mỗi loại trong các bộ ba đối mã của ARN vận chuyển là:
A. A = 200; U = 100; G = 300; X = 400
B. A = 199; U = 99; G = 300; X = 399
C. A = 100; U = 200; G = 400; X = 300
D. A = 99; U = 199; G = 399; X = 300
HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: B
Quá trình chuyển gen là đưa thêm một gen lạ của loài khác vào hệ gen. Quá trình chuyển gen gồm các bước: tách gen, tách plasmit → tạo AND tái tổ hợp → phân lập và chọn ra AND tái tổ hợp đúng.
Quá trình chuyển gen tạo chủng vi khuẩn có khả năng tổng hợp insulin từ tế bào người:
+ Tách plasmit từ tế bào vi khuẩn và tách gen mã hóa insulin ở người:
+ Tạo ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin.
+ Chuyển AND tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin ở người vào tế bào vi khuẩn
+ Phân lập dòng tế bào chứa AND tái tổ hợp.
Câu 2: B.
Tỷ lệ phân ly chung = tích tỷ lệ phân ly riêng.
Câu A: AaBb x AaBb, tỷ lệ aabb 
Câu B: AaBb x Aabb, tỷ lệ aabb 
Câu C: AaBbDd x AaBbDd, tỷ lệ aabbdd 
Câu D: AaBbDd x Aabbdd, tỷ lệ aabbdd 
Câu 3: B.
F1: 9 đỏ: 6 nâu: 1 trắng = 16 tổ hợp → mỗi bên cho 4 loại giao tử, cây lúa mì đem lai dị hợp hai cặp gen.
Quy luật di truyền chi phối tính trạng trên là quy luật tương tác gen, tỷ lệ 9 : 6 : 1 là quy luật tương tác bổ trợ.
P dị hợp về 2 cặp gen: AaBb
F1: 9 đỏ (A - B -): 6 nâu (3 A - bb + 3 aaB -): 1 trắng (1 aabb)
Câu 4: B
Một tế bào sinh tinh sau khi giảm phân nếu không có trao đổi chéo và đột biến sẽ tạo 2 loại giao tử. Trường hợp có trao đổi chéo sẽ tạo 4 loại giao tử.
Đáp án B đúng.
Câu 5: D
Theo Đac – uyn thì chim ăn sâu chính là nhân tố tác động dẫn đến sự hình thành sâu có màu xanh, khi sâu có màu xanh sẽ khó bị chim ăn sâu ăn hơn so với sâu có màu khác và do đó được duy trì.
Câu 6: C
Quy ước A – lông nâu, a – lông trắng.
Lông nâu đồng hợp: 
Lông nâu dị hợp: 
Lông trắng 
Tỉ lệ kiểu gen trong quần thể ban đầu: 0,7AA + 0,1Aa + 0,2aa = 1
Tần số alen A = 0,75; tần số alen a = 0,25
Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng Hacđi – Vanbec tần số kiểu gen trong quần thể tuân theo công thức: p2AA + 2pqAa + q2aa = 1.
Tần số sóc lông nâu = p2 + 2pq = (0,75)2 + 2 x 0,75 x 0,25 = 0,5625 + 0,375 = 0,9375 = 93,75%.
Câu 7: B
AND và ARN đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nuclêôtit và ribonuclêôtit.
Trong AND có các nuclêôtit như: A, T, G, X; còn trong ARN có A, U, G, X.
Nguyên tắc bổ sung giữa A – U, G – X chỉ có trong ARN, trong các cấu trúc cuộn xoắn tạo thành các thùy ở tARN.
Vì chỉ có ARN mới có U nên nguyên tắc bổ sung A – U, G – X có trong quá trình dịch mã.
Câu 8: A
Cơ thể AaBb khi giảm phân có thể cho tối đa 22 = 4 loại giao tử.
Một tế bào sinh dục đực khi giảm phân không có trao đổi chéo chỉ tạo 2 loại giao tử.
Đáp án A đúng.
Câu 9: D
Ở thực vật, hiện tượng các cây tre lứa sống quần tụ giúp cho chúng chống lại gió bão. Đó là mối quan hệ hỗ trợ chứ không phải quan hệ cạnh tranh → đáp án D đúng.
Câu 10: A.
Sinh vật biến đổi gen là sinh vật mà hệ gen của nó đã được con người làm biến đổi cho phù hợp với lợi ích của mình. Có những cách biến đổi hệ gen của sinh vật.
+ Đưa thêm một gen lạ (gen của loài khác) vào hệ gen tạo sinh vật biến đổi gen.
+ Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen.
+ Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen.
Câu 11: A
Để tăng sự đa dạng di truyền, cách tốt nhất là bổ sung thêm vào quần thể các cá thể cùng loài của quần thể khác. Khi đó sẽ giảm tăng đa dạng vốn gen, tránh giao phối gần, làm tăng sức sống của cá thể.
Câu 12: A.
Quần đảo Galapagos bao gồm các đảo rất xa đất liền, nó là đảo đại dương, do đó chỉ có các loài có khả năng vượt biển mới có thể đến được đây. Lưỡng cư không có khả năng vượt biển nên trên quần đảo này ta không thấy xuất hiện lưỡng cư.
→ Câu A đúng.
Câu 13: C
Ở thế hệ thứ 1 tất cả ruồi thuần chủng VV, có một con bị đột biến giao tử → alen v.
Thế hệ thứ II: Xuất hiện 1 con có kiểu gen Vv.
Thế hệ thứ III: Sẽ xuất hiện thêm nhiều con Vv và có trường hợp giao phối giữa Vv và Vv.
Thế hệ thứ IV: Sẽ xuất hiện vv (cánh ngắn)
Câu 14: A
Di truyền qua tế bào chất (di truyền theo dòng mẹ) là hiện tượng con sinh ra có tính trạng giống nhau và giống mẹ.
Vật chất di truyền tồn tại trong nhân tế bào và tồn tại trong tế bào chất, ở ty thể, lạp thể → trong quá trình thụ tinh, tinh trùng chỉ cho vật chất di truyền trong nhân, còn tế bào trứng cho cả tế bào chất, nên con sinh ra có tính trạng giống mẹ.
Lai nhuận và lai nghịch sẽ cho kết quả khác nhau, con lai mang tính trạng của mẹ.
Câu 15: D
Diễn thế nguyên sinh là khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật → sinh vật phát triển → quần xã tiên phong dần hình thành quần xã ổn định tương đối.
Khi quần xã phát triển ổn định thì độ đa dạng quần xã càng cao, lưới thức ăn càng ngày càng phức tạp hơn.
Câu 16: B.
Hai loài bông ở châu Âu và loài bông hoang dại ở châu Mĩ là hai loài khác xa nhau về nguồn gốc, khi dùng phương pháp lai xa thì con lai sẽ bất thụ. Do vậy nên khi lai xa xong ta phải đa bội hóa lên để con lai hữu thụ. Vì thế, loài bông trồng ở Mĩ sẽ có bộ nhiễm sắc thể là 26 nhiễm sắc thể lớn và 26 nhiễm sắc thể nhỏ.
Câu 17: D.
Vợ chồng bình thường sinh được con trai bình thường và một con trai mù màu, 1 con trai mắc máu khó đông.
H – bình thường, h – máu khó đông, M – bình thường, m – mù màu.
Bố bình thường sinh → 
Con trai nhận Y từ bố và X từ mẹ. Các gen gây bệnh trên X → con trai bình thường, con trai mù màu, con trai mắc bệnh máu khó đông.
Kiểu gen của mẹ phải có H và M → hoặc 
Câu 18: B
Biện luận ta thấy bệnh do gen lặn nằm trên NST thường quy định A – bình thường: a – bị bệnh.
Người II.6 có kiểu gen aa
Người II.7 có thể có kiểu gen: AA hoặc Aa.
Như vậy để sinh ra người con bị bệnh từ cặp vợ chồng II.6 và II.7 thì hai người phải có kiểu gen aa và Aa. Trường hợp này xảy ra với xác suất .
Khi đó khả năng sinh con bị bệnh trong trường hợp này là .
Vậy xác suất cặp vợ chồng sinh ra con bị bệnh là . (Trong đó có con trai và con gái).
Vậy xác suất cặp vợ chồng sinh ra con bị bệnh là . (Trong đó có con trai và con gái).
Vậy xác suất cặp vợ chồng trên sinh ra 3 con bình thường có cả trai và gái là: xác suất sinh ra 3 con bình thường – xác suất sinh ra 3 con trai bình thường – xác suất sinh ra 3 con gái bình thường 
Câu 19: D
Tỷ lệ hạt không nảy mầm là 
Tỷ lệ hạt không nảy mầm = 0,36 → tần số alen a = 0,6 → tần số alen A = 0,4.
Cấu trúc di truyền của quần thể: 0,16 AA : 0,48 Aa : 0,36 aa
Tỷ lệ hạt có kiểu gen dị hợp tử trong số hạt nảy mầm 
Câu 20: B
Chiều dài hai gen bằng nhau chứng tỏ số lượng nuclêôtit không thay đổi → dạng đột biến thay thế.
Gen a hơn gen A một liên kết hiđro chứng tỏ là đột biến thay thế cặp A – T bằng cặp G – X.
Câu 21: B.
Hiện tượng giao tử thuần khiết là khi phát sinh giao tử, mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền tương ứng. Cơ thể lai F1 không cho ra những giao tử lai mà là những giao tử mang nhân tố di truyền nguyên vẹn nhận từ bố mẹ.
Câu 22: C.
A. CLTN chỉ đào thải các biến dị có hại cho quần thể sinh vật
B. CLTN tích lũy các biến dị có lợi cho quần thể.
C. Theo quan niệm hiện đại, CLTN phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể.
→ Đáp án C đúng
Câu 23: D.
Ruồi giấm có gen cánh cụt thì đốt thân ngắn lại, lông cứng ra, đẻ ít trứng đi, tuổi thọ ngắn do gen cánh cụt tương tác với gen khác trong kiểu gen để chi phối tính trạng (hiện tượng gen đa hiệu).
Câu 24: D
Nhiễm sắc thể giới tính là loại NST có chứa các gen quy định giới tính. Ngoài ra còn chứa các gen khác quy định tính trạng thường.
Nhiều gen liên kết với giới tính được xác định nằm trên nhiễm sắc thể X, nhiễm sắc thể Y nhỏ, chứa ít gen.
Câu 25: D.
Gọi k là số lần nhân đôi của phân tử AND.
Số mạch polinuclêôtit mới = 8 x 2 x (2k-1) → k = 3
Vậy, số lần nhân đôi của mỗi phân tử AND là 3 lần.
Câu 26: B.
Hai cặp tính trạng nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể và liên kết hoàn toàn. Lai đậu thuần chủng hạt trơn, không tua cuốn với hạt nhăn có tua cuốn → F1: hạt trơn có tua cuốn → hạt trơn là trội so với hạt nhăn, có tua cuốn là trội so với không có tua cuốn.
Quy ước: A – hạt trơn, a – hạt nhăn; B – có tua cuốn; b – không có tua cuốn.
Tỉ lệ phân ly kiểu hình: 1 hạt trơn, không tua cuốn: 2 hạt trơn, có tua cuốn: 1 hạt nhăn, có tua cuốn.
Câu 27: B.
Ta có hạt xanh (aa) = 0,61 + 0,2 = 0,81
Nhăn (bb) = 0,02 + 0,2 = 0,25 → b = 0,5 → B = 1 – 0,5 = 0,5
 Cấu trúc di truyền: 0,25BB : 0,5 Bb : 0,25bb
Tỉ lệ aaBB = 0,81 x 0,25 = 0,2025 = 20,25%
Câu 28: D
1. Bệnh Pheniketo niệu do đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể thường quy định. 
2. Hội chứng Đao do đột biến số lượng NST, trong bộ NST của người bị bệnh có 3 chiếc NST số 21.
3. Hội chứng Tocno là đột biến số lượng NST, trong bộ NST của người bị bệnh cặp nhiễm sắc thể giới tính dạng XO.
4. Bệnh máu khó đông là bệnh do đột biến gen lặn trên NST giới tính X. Những bệnh do đột biến gen là bệnh pheniketo niệu và bệnh máu khó đông.
Câu 29: A.
Câu 30: B
Câu B sai vì các đột biến đảo đoạn và chuyển đoạn góp phần hình thành loài mới chỉ qua 1 thế hệ, đột biến lặp đoạn cung cấp vật chất di truyền bổ sung góp phần hình thành các gen mới trong tiến hóa.
Câu 31: D
Đột biến xảy ra nhưng với tần số rất nhỏ, từ 10-6 – 10-4, việc thay đổi tần số tương đối của các alen một cách nhanh chóng thường là các yếu tố ngẫu nhiên (thiên tai, lũ lụt, hạn hán).
Câu 32: B
Gọi tần số hoán vị gen là x.
Ở ruồi giấm, hoán vị gen chỉ xảy ra ở con cái.
→ Đồng hợp lặn XaXa = 0,5 x 0,5 x x 0,5 = 1,25 → x = 0,2
Câu 33: A
Ở người, nhiễm sắc thể giới tính tồn tại trong tất cả các tế bào, tế bào nào cũng có 44 NST thường và 1 cặp NST giới tính XX hoặc XY.
Trên mỗi NST giới tính còn có gen quy định tính trạng thường liên kết với giới tính.
Câu 34: A
Sự thay đổi tần số alen trong quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với sự thay đổi tần số alen trong quần thể sinh vật lưỡng bội là do:
+ Vi khuẩn kích thước nhỏ, sinh sản nhanh, thời gian thế hệ ngắn
+ Ở vùng nhân của vi khuẩn chỉ có một phân tử AND mạch kép, có dạng vòng nên hầu hết các đột biến đều 

Tài liệu đính kèm:

  • docxDE_VA_DAP_AN_DE_THI_THU_THPTQG_2016.docx