Chủ đề Tiến hóa

doc 9 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 2176Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chủ đề Tiến hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề Tiến hóa
CHỦ ĐỀ TIẾN HÓA ( 2 CA)
BỔ TRỢ PHẦN LÝ THUYẾT
A. Hệ thống lý thuyết trọng tâm cần ghi nhớ
I. Bằng chứng và Cơ chế tiến hóa
1. Một số loại bằng chứng
 1.1. giải phẫu so sánh :
+ Cơ quan tương đồng : Là những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi nên có kiểu cấu tạo giống nhau. 
Cơ quan tương đông phản ánh sự tiến hoá phân li.
+ Cơ quan tuơng tự : Là những cơ quan khác nhau về nguồn gốc nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau nên có kiểu hình thái tương tự. 
Cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hoá đồng quy.
+ Cơ quan thoái hoá : Là cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trởng thành. Do điều kiện sống của loài đã thay đổi, các cơ quan này mất dần chức năng ban đầu, tiêu giảm dần và hiện chỉ để lại một vài vết tích xưa kia của chúng.
 1.2. tế bào học : 
Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào, các tế bào đều được sinh ra từ các tế bào sống trước đó. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống. 
 Tế bào nhân sơ và tế bào nhân chuẩn đều có các thành phần cơ bản  : Màng sinh chất, tế bào chất và nhân (hoặc vùng nhân).
® Phản ánh nguồn gốc chung của sinh giới.
 1.3. sinh học phân tử : Dựa trên sự tương đồng về cấu tạo, chức năng của ADN, prôtêin, mã di truyền... cho thấy các loài trên trái đất đều có tổ tiên chung.
  2. Thuyết tiến hoá của Đacuyn 
a. Nguyên nhân tiến hoá 
Chọn lọc tự nhiên thông qua các đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật. 
b. Cơ chế tiến hoá
	Sự tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác động của chọn lọc tự nhiên.
c. Hình thành các đặc điểm thích nghi 
Là sự tích luỹ những biến dị có lợi dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên : Chọn lọc tự nhiên đã đào thải các dạng kém thích nghi, bảo tồn những dạng thích nghi với hoàn cảnh sống.
d. Quá trình hình thành loài
Loài được hình thành được hình thành dưới tác động của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng.
e. Chiều hướng tiến hoá
Dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá, sinh giới đã tiến hoá theo 3 chiều hướng cơ bản : Ngày càng đa dạng phong phú, tổ chức ngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp lí.
3. Thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại
a. Tiến hoá 
Tiến hoá bao gồm tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn.
- Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (tần số các alen và tần số các kiểu gen) chịu sự tác động của 3 nhân tố chủ yếu là đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên. Sự biến đổi đó dần dần làm cho quần thể cách li sinh sản với quần thể gốc sinh ra nó, khi đó đánh dấu sự xuất hiện loài mới.
- Tiến hoá lớn là quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài.
 b. Các nhân tố tiến hoá
Bao gồm đột biến, giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên, sự di nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên...
- Vai trò của quá trình phát sinh đột biến : 
+ Đột biến là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá (đột biến gen tạo alen mới,...). 
+ Đột biến làm biến đổi tần số tương đối của các alen (rất chậm).
- Vai trò của quá trình giao phối không ngẫu nhiên (giao phối có lựa chọn, giao phối gần và tự phối) đối với tiến hoá nhỏ : 
 + Cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá.
 + Có thể không làm thay đổi tần số các alen, nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp, giảm dần tần số kiểu gen dị hợp. 
 - Vai trò của di nhập gen :
+ Làm thay đổi tần số của các alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
+ Có thể mang đến alen mới làm cho vốn gen của quần thể thêm phong phú.
 - Tác động và vai trò của chọn lọc tự nhiên : 
+ Chọn lọc tự nhiên phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể. 
+ Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, biến đổi tần số các alen của quần thể theo một hướng xác định. 
 CLTN có thể làm thay đổi tần số alen nhanh hay chậm (tuỳ thuộc CLTN chống lại alen trội hay alen lặn). Vì vậy chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng và nhịp độ tiến hoá.
 - Vai trò của biến động di truyền (các yếu tố ngẫu nhiên) : Làm biến đổi tần số tương đối của các alen và thành phần kiểu gen của quần thể một cách ngẫu nhiên.
 - Vai trò của các cơ chế cách li : 
+ Ngăn cản các quần thể của loài trao đổi vốn gen cho nhau, do vậy mỗi loài duy trì được những đặc trưng riêng
+ Ngăn cản các quần thể của loài trao đổi vốn gen cho nhau ® củng cố, tăng cường sự phân hoá thành phần kiểu gen trong quần thể bị chia cắt. 
 Cách li sinh sản là các trở ngại trên cơ thể sinh vật (trở ngại sinh học) ngăn cản các cá thể giao phối với nhau hoặc ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ.
 Cách li sinh sản bao gồm cách li trước hợp tử và cách li sau hợp tử.
 Cách li trước hợp tử bao gồm : cách li nơi ở, cách li tập tính, cách li thời gian (mùa vụ), cách li cơ học.
 Cách li sau hợp tử : là những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ.
 c. Hình thành quần thể thích nghi 
Chịu sự chi phối của 3 nhân tố chủ yếu : đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên. Quá trình đột biến và quá trình giao phối tạo ra nguồn nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên, chọn lọc tự nhiên sàng lọc và làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi cũng như tăng cường mức độ thích nghi của các đặc điểm bằng cách tích luỹ các alen quy định các đặc điểm thích nghi :
+ Sự tăng cường sức đề kháng của vi khuẩn tụ cầu vàng gây bệnh cho người.
+ Sự hoá đen của loài bướm Biston betularia ở vùng công nghiệp ở nước Anh.
- Các đặc điểm thích nghi chỉ mang tính hợp lí tương đối, vì :
+ Chọn lọc tự nhiên duy trì một kiểu hình dung hoà với nhiều đặc điểm khác nhau.
+ Mỗi đặc điểm thích nghi là một sản phẩm của chọn lọc tự nhiên trong hoàn cảnh nhất định nên chỉ có ý nghĩa trong hoàn cảnh phù hợp.
Khi hoàn cảnh sống thay đổi, một đặc điểm thích nghi có thể trở thành bất lợi và được thay thế bằng đặc điểm thích nghi khác.
+ Ngay trong hoàn cảnh sống ổn định thì đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh, chọn lọc tự nhiên không ngừng tác động, do đó các đặc điểm thích nghi liên tục được hoàn thiện.
- Loài giao phối là một quần thể hoặc nhóm quần thể : 
+ Có những tính trạng chung về hình thái, sinh lí. (1)
+ Có khu phân bố xác định. (2)
+ Các cá thể có khả năng giao phối với nhau sinh ra đời con có sức sống, có khả năng sinh sản và được cách li sinh sản với những nhóm quần thể thuộc loài khác. (3)
Ở các sinh vật sinh sản vô tính, đơn tính sinh, tự phối thì “loài” chỉ mang 2 đặc điểm [(1) và (2)].
 d. Quá trình hình thành loài
Hình thành loài là quá trình cải biến thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng thích nghi, tạo ra hệ gen mới cách li sinh sản với quần thể gốc.
- Hình thành loài khác khu vực địa lí :
Vai trò của cách li địa lí làm ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau. CLTN và các nhân tố tiến hoá khác làm cho các quần thể nhỏ khác biệt nhau về tần số alen và thành phần kiểu gen, đến một lúc nào đó sẽ cách li sinh sản làm xuất hiện loài mới.
- Hình thành loài cùng khu vực địa lí :
+ Hình thành loài bắng cách li tập tính và cách li sinh thái :
. Trong cùng một khu phân bố, các quần thể của loài có thể gặp các điều kiện sinh thái khác nhau.
. Trong các điều kiện sinh thái khác nhau đó, chọn lọc tự nhiên tích luỹ các đột biến và biến dị tổ hợp theo những hướng khác nhau thích nghi với điều kiện sinh thái tương ứng, dần dần hình thành nòi sinh thái rồi loài mới.
+ Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá :
P Cá thể loài A (2nA) ´ Cá thể loài B (2nB)
G	 nA	 nB
F1	(nA + nB) ® Không có khả năng sinh
 sản hữu tính (bất thụ)
  (nA + nB)	 (nA + nB)
 F2	(2nA + 2nB)
	 (Thể song nhị bội) ® Có khả năng sinh sản hữu tính (hữu thụ).
+ Cơ thể lai xa thường không có khả năng sinh sản hữu tính (bất thụ) do cơ thể lai xa mang bộ NST đơn bội của 2 loài bố mẹ ® không tạo các cặp tương đồng ® quá trình tiếp hợp và giảm phân không diễn ra bình thường.
+ Lai xa và đa bội hoá tạo cơ thể lai mang bộ NST lưỡng bội của cả 2 loài bố mẹ ® tạo được các cặp tương đồng ® quá trình tiếp hợp và giảm phân diễn ra bình thường ® con lai có khả năng sinh sản hữu tính. Cơ thể lai tạo ra cách li sinh sản với 2 loài bố mẹ, nếu được nhân lên tạo thành một quần thể hoặc nhóm quần thể có khả năng tồn tại như một khâu trong hệ sinh thái ® loài mới hình thành.
 e. Quá trình tiến hoá lớn 
- Tiến hoá lớn là quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài.
 - Tiến hoá lớn diễn ra theo con đường phân li tính trạng : Từ một loài gốc ban đầu hình thành nên nhiều loài mới, từ các loài này lại tiếp tục hình thành nên các loài con cháu.
- Giới thiệu và phân tích được sơ đồ phân li tính trạng (SGK).
 g. Chiều hướng tiến hoá
Dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá, sinh giới đã tiến hoá theo 3 chiều hướng cơ bản : Ngày càng đa dạng phong phú, tổ chức ngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp lí. Trong đó thích nghi ngày càng hợp lí là hướng cơ bản nhất.
Sự phát triển của một loài hay một nhóm loài có thể theo nhiều hướng khác nhau : Tiến bộ sinh học, thoái bộ sinh học, kiên định sinh học.
II.  Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất
1. Sự phát sinh sự sống 
- Tiến hoá hoá học : quá trình hình thành các hợp chất hữu cơ theo phương thức hoá học dưới tác động của các tác nhân tự nhiên. Từ chất vô cơ ® chất hữu cơ đơn giản ® chất hữu cơ phức tạp
- Tiến hoá tiền sinh học : Hình thành nên các tế bào sơ khai từ các đại phân tử và màng sinh học ® hình thành nên những cơ thể sinh vật đầu tiên.
- Hoá thạch là di tích của sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ trái đất. 
Hoá thạch thường gặp là các sinh vật bằng đá (có thể là toàn bộ cơ thể, có thể là một phần cơ thể), các mảnh xương, mảnh vỏ sinh vật hoá đá, đôi khi là xác sinh vật được bảo quản trong băng tuyết, trong hổ phách. Một số sinh vật hiện nay, rất ít hoặc không biến đổi so với trước đây được coi là dạng hoá thạch sống.
- Vai trò của hoá thạch :
+ Hoá thạch là bằng chứng trực tiếp để biết được lịch sử phát sinh, phát triển của sự sống.
+ Là dẫn liệu quý để nghiên cứu lịch sử vỏ trái đất.
2. Sự phát triển sự sống đã trải qua các đại, các kỉ khác nhau được nghiên cứu nhờ hoá thạch
- Hoá thạch là di tích của sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ trái đất. 
- Vai trò của hoá thạch :
+ Hoá thạch là bằng chứng trực tiếp để biết được lịch sử phát sinh, phát triển của sự sống.
+ Là dẫn liệu quý để nghiên cứu lịch sử vỏ trái đất.
- Phân tích được mối quan hệ giữa điều kiện địa chất, khí hậu và các sinh vật điển hình qua các đại địa chất theo sách giáo khoa.
- Bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người : 
+ Bằng chứng giải phẫu so sánh : Sự giống nhau về các đặc điểm giải phẫu giữa người và động vật có xương sống và đặc biệt là với thú.
+ Bằng chứng phôi sinh học : Sự giống nhau về quá trình phát triển phôi giữa người và động vật có xương sống và đặc biệt là với động vật có vú.
- Sự giống nhau giữa người và vượn người :
+ Vượn người có kích thước cơ thể gần với người (cao 1,5 – 2m).
+ Vượn người có bộ xương cấu tạo tương tự người, với 12 – 13 đôi xương sườn, 5 -6 đốt cùng, bộ răng gồm 32 chiếc.
+ Vượn người đều có 4 nhóm máu, có hêmôglôbin giống người.
+ Bộ gen người giống tinh tinh trên 98%.
+ Đặc tính sinh sản giống nhau : Kích thước, hình dạng tinh trùng, cấu tạo nhau thai, chu kì kinh nguyệt....
+ Vượn người có một số tập tính giống người : biết biểu lộ tình cảm vui, buồn....
Những đặc điểm giống nhau trên đây chứng tỏ người và vượn người có nguồn gốc chung và có quan hệ họ hàng rất thân thuộc.
3. Sự phát sinh loài người trải qua ba giai đoạn 
- Người tối cổ : Chuyển từ đời sống trên cây xuống mặt đất. Đã đứng thẳng, đi bằng hai chân nhưng vẫn khom về phía trước, não bộ lớn hơn vượn người. Biết sử dụng công cụ thô sơ, chưa biết chế tạo công cụ lao động. Sống thành bầy đàn. Chưa có nền văn hoá.
- Người cổ : Đã có tư thế đứng thẳng, đi bằng hai chân, não bộ lớn. Đã biết chế tạo công cụ lao động, có tiếng nói, biết dùng lửa. Sống thành bầy đàn. Bắt đầu có nền văn hoá.
- Người hiện đại : Đã có đầy đủ đặc điểm như người hiện nay, nhưng răng to khoẻ hơn. Biết chế tạo và sử dụng nhiều công cụ tinh xảo. Sống thành bộ lạc, đã có nền văn hoá phức tạp, có mầm mống mỹ thuật, tôn giáo.
- Nhân tố làm biến đổi tần số alen và thành phần KG của QT gọi là nhân tố tiến hóa và gòm có 5 nhân tố với tác động và vai trò như sau:
Các nhân tố 
Tác động đến quần thể
Vai trò đối với tiến hóa
Đột biến
Làm thay đổi tần số alen (rất chậm) và thành phần kiểu gen trong quần thể.
- Tạo nhiều alen mới
- Cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp 
Di – nhập gen
Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen trong quần thể.
Có thể làm phong phú hoặc nghèo vốn gen của quần thể.
CLTN
- Phân hóa khả năng sống sót, khả năng sinh sản của các cá thể trong QT
- Tác động lên trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen trong quần thể.
Quy định chiều hướng, nhịp độ tiến hóa
Các yếu tố NN
Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen trong quần thể.
Làm nghèo vốn gen của QT, giảm sự đa dạng di truyền
Giao phối KNN
Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần KG.
Làm nghèo vốn gen của QT, giảm sự đa dạng di truyền
- Loài 
+ Khái niệm: Loài là một hoặc một nhóm quần thể gồm các cá thể ..
+ Các cơ chế cách li sinh sản giữa các loài: cách li trước hợp tử, cách li sau hợp tử
- Qúa trình hình thành loài
+ Qúa trình hình thành loài khác khu vực địa lí + Qúa trình hình thành loài cùng khu vực địa lí
Tiến hóa lớn: Hình thành các đơn vị phân loại trên loài
3. Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất
- Quá trình hình thành của sự sống trên trái đất gồm + Tiến hóa hóa học: Hình thành các đại phân tử hữu cơ
+ Tiến hóa tiền sinh học: Hình thành tế bài sơ khai
+ Tiến hóa sinh học: Từ tế bào sơ khai tiến hóa thành các sinh vật đa dạng phong phú như ngày nay
- Sự phát triển của sinh giơi qua các đại địa chất( Theo bảng 33 SGK)
- Sự phát sinh loài người
II. Phân dạng được câu hỏi với các mức độ khác nhauCâu hỏi nhận biết
Câu 1: Cơ quan tương tự là những cơ quan.
A. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhận những chức năng giống nhau nên có hình thai tương tụ nhau
B. có nguồn gốc khác nhau, có chức năng khác nhau nhưng có hình thái tương tự nhau
C. có cấu tạo và chức năng tương tự nhau.
D. có cùng nguồn gộc nên có hình thái và chức năng tương tự nhau.
Câu 2: Theo thuyết tiến hóa tổng hợp đơn vị tiến hóa cơ sở là 
A. tế bào. B. quần thể 
C. cá thể. D. loài.
Câu 3: Một trong những bằng chứng về sinh học phân tử chứng minh rằng tất cả các loài sinh vật đều có chung một nguồn gốc là
A. tất cả các loài sinh vật hiên nay đều có chung một bộ mã di truyền
B. sự tương đồng về quá trình phát triển phôi ở một số loài động vật có xương sống.
C. sự giống nhau về một số đặc điểm giải phẩu giữa các loài
D. sự giống nhau về một số đặc điểm hình thái giữa các loài phân bố ở các vùng địa lý khác nhau.
Câu 4: Nhân tố tiến hóa không làm thay đổi tần số các alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể 
A. các yếu tố ngẫu nhiên.
B. đột biến.
C. giao phối không ngẫu nhiên.
D. di-nhập gen
Câu 5: Nguồn nguyên liệu sơ cấp của qía trình tiến hóa là 
A. đột biến gen B. đột biến.
C. biến dị tổ hợp. D. đột biến tự nhiên.
Câu 6 : Điều khẳng định nào dưới đây về chọn lọc tự nhiên là đúng?
A. Chọn lọc tự nhiên sàng lọc những biến dị có lợi, đào thải những biến dị có hại.
B. Chọn lọc tự nhiên tạo nên các đặc điểm giúp sinh vật thích nghi với môi trường.
C. Chọn lọc tự nhiên trực tiếp làm thay đổi tần số các alen của quần thể.
D. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi giá trị thích ứng của kiểu gen.
Câu 7 : Phát biểu nào không đúng về quá trình tiến hóa nhỏ?
A. là quá trình hình thành nhóm phân loại trên loài.
B. là quá trình biến đổi tần số các alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
C. kết quả là loài mới được hình thành.
D. diễn ra trên phạm vi phân bố tương đối hẹp, thời gian lịch sử tương đối ngắn.
Câu 8: Nhân tố có vai trò định ướng tiến hóa là. A. đột biến .
B. giao phối không ngẫu nhiên.
C. chọn lọc tự nhiên.
D. các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 9: Hiện tượng các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn cuả loài này không thụ phấn cho hoa của loài cây khác . Điều này thể hiện 	
A. cách ly thời gian	
B. cách ly cơ học
C. cách ly tập tính
D. cách ly hợp tử 
Câu 10: Theo quan niệm hiện đại, nhân tố tạo nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa là: A. đột biến và giao phối tự do
B. đột biến và giao phối không ngẫu nhiên.
C. đột biến và các yếu tố ngẫu nhiên.
D. đột biến, giao phối tụ do và chọn loạc tự nhiên.
Câu hỏi mức thông hiểu
Câu 1: Khi các quần thể khác nhau có hình thái tương tự sống cùng nhau trong cùng một khu vực địa lý, cùng ăn một loại thức ăn nhưng không giao phối hoặc giao phối không có kết quả.. Điều này chứng tỏ giữa chúng đã tồn tại
A. cách ly nơi ở.
B. cách ly tập tính.
C. cách ly cơ học.
D. cách ly sinh sản
Câu 2: Trong quá trình tiến hóa của sinh vật chọn lọc tự nhiên không bao giờ loại được hết các alen lặn ra khỏi quần thể vì
A.các alen lặn xuất hiến rất phổ biến trong quần thể.
B.các đột biến gen lặn có hại thường ít gây hại đối với cá thể trong quần thể .
C.tác động của chọn lọc tự nhiên lên các alen lặn rất chậm chạp.
D.các alen lặn có thể tồn tại với tần số thấp trong các cá thể có kiểu gen dị hợp
Câu 3: Quá trinh giao phối tạo nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa bằng cách
A. tạo ra vô số biến dị tổ hợp.
B. làm phát tán các đột biến trong quần thể 
C. Làm trung hòa tính có hại của đột biến
D. tạo điều kiện co các alen có lợi được biểu hiện
Câu 4: Con lai trong phép lai xa sau khi đa bội hóa có thể coi là đại diện của loài mới vì chúng.
A. có số lượng NST tăng lên gấp bội
B. có đặc điểm hình thái sinh lý khác xa với loài ban đầu.
C. có thể giao phối với loài ban đầu nhưng sinh con bất thụ.
D. không thể giao phối với loài ban đầu.
Câu 5: Ở sinh vật lưỡng bội các gen trội chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên nhanh hơn các gen lặn vì.
A. alen trội ở trạng thái đồng hợp hay dị hợp đều biể hiện ra kiểu hình.
B. alen trội phổ biến ở trạng thái đồng hợp.
C. các alen lặn có tần số luôn luôn cao.
D. các alen lặn ít ở trạng thái dị hợp.
Câu 6: Hai loài sinh vật không có họ hàng gần gũi , sống ở hai châu lục khác nhau nhưng lại có nhiều đặc điểm giống nhau, điều đó có thể là do
A. kết quả của quá trình tiến hóa phân ly.
B. điều kiện hai môi trường 2 khu vực địa lý giống nhau nên phát sinh đột biến như nhau.
C. điều kiện hai môi trường 2 khu vực địa lý giống nhau nên chọn lọc tự nhiên chọn các đặc điểm thích nghi giống nhau.
D. hai châu lục này trong quá khứ đã có lúc gắn liền nhau.
Câu 7: Vi khuẩn có khả năng kháng thuốc nhanh vì
A. hệ gen chỉ có 1 ADN nên alen đột biến biểu hiện ngay ra kiểu hình và khả năng sinh sản nhanh làm gia tăng số lượng vi khuẩn.
B. tiềm năng thích nghi cao với môi trường bất lợi.
C. các loại kháng sinh dần dần mất hiệu lực với vi khuẩn.
D. hệ gen chỉ có 1 ADN nên alen đột biến khó biểu hiện ngay ra kiểu hình
Câu 8: Trong quá trình tiến hóa, một alen dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể và một alen có hại cũng có thể trở nên phổ biến do sự tác động của.
A. yếu tố ngẫu nhiên.
B. chọn lọc tự nhiên.
C. di – nhập gen.
D. chọn lọc vận động.
Câu 9. Loài lúa mì Triticum aestivum (6n =72) được hình thành bằng con đường
A. lai xa và đa bội hóa
B. đa bội hóa cùng nguồn.
C. cấu trúc lại bộ NST.
D. cách ly sinh thái
Câu 10: Đột biến gen thường có hại cho cơ thể sinh vật nhưng vẫn có vai trò quan trọng trong tiến hóa vì
A. tần số đột biến gen trong tự nhiên không đáng kể nên tần số các alen đột biến có hại là rất thấp.
B. giá trị thích nghi của đột biến thay đổi tùy theo môi trường và tổ hợp gen.
C. gen đột biến thường ở trạng thái dị hợp nên không gây hại
D. đột biến gen là nguồn phát sinh biến dị di truyền trong quần thể.
Câu hỏi mức vận dụng
Câu 1: Những cơ quan nào dưới đây là cơ quan tương đồng
A Chân chuột chũi và chân dễ dũi. 
B. Mang cá và mang tôm
C. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của các động vật khác. 	
D Cánh sâu bọ và cánh dơi
Câu 2: Tỷ lệ % các axitamin sai khác nhau ở chuỗi polypeptid anpha trong phân tử Hemoglobin được thể hiện ở bảng sau:
Cá mập
Cá chép
Kỳ nhông
Chó
Người
Cá mập
0
59,4
61,4
56,8
53,2
Cá chép 
0
53,2
47,9
48,6
Kỳ nhông
0
46,1
44,0
Chó 
0
16,3
Người
0
Từ bảng trên cho thấy mối quan hệ giữa các loài theo trật tự nào
A. Người , chó, kỳ nhông, cá chép, cá mập 
B. Người, cho, cá chép, kỳ nhông, cá mập
C. Người, chó, cá mập, cá chép, kỳ nhông 
D. Người, chó, kỳ nhông, cá mập, cá chép
Câu 3: Trình tự các Nu trong mạch mang mã gốccủa 1 đoạn gen mã hoá của nhóm enzim dehidrogenase ở người và các loài vượn người:
- Người: - XGA- TGT-TTG-GTT-TGT-TGG-
- Tinh tinh: - XGT- TGT-TGG-GTT-TGT-TGG-
- Gôrila: - XGT- TGT-TGG-GTT-TGT-TAT-
- Đười ươi: - TGT- TGG-TGG-GTX-TGT-GAT-
Từ các trình tự Nu nêu trên có thể rút ra những nhận xét gì về mối quan hệ giữa loài người với các loài vượn người
A. Tinh tinh có quan hệ họ hằng gần với người nhất, tiếp đến Gôrila, sau cùng là đười ươi.
B. Đười ươi có quan hệ họ hằng gần với người nhất, tiếp đến Gôrila, sau cùng là tinh tinh
C. Tinh tinh có quan hệ họ hằng gần với người nhất, tiếp đến đười ươi, sau cùng là Gôrila.
D. Gôrila có quan hệ họ hằng gần với người nhất, tiếp đến tinh tinh, sau cùng là đười ươi.
B. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm 
theo 04 mức độ nhận biết (NB), thông hiểu (TB), vận dụng (VD), vận dụng cao (VDC) : 2 chủ đề này chủ yếu là lý thuyết nên chủ yếu là các câu hỏi mức độ nhận biết và thông hiểu
Câu 1 (NB).Cơ quan tương đồng là những cơ quan
có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự.
cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.
có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
Câu 2 (NB).Cơ quan tương đồng là những cơ quan
có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự.
cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.
có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
Câu 3 (NB).Trong tiến hoá các cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh
sự tiến hoá phân li.
sự tiến hoá đồng quy.
sự tiến hoá song hành.
phản ánh nguồn gốc chung.
Câu 4 (NB).Trong tiến hoá các cơ quan tương tự có ý nghĩa phản ánh
sự tiến hoá phân li.
sự tiến hoá đồng quy.
sự tiến hoá song hành.
nguồn gốc chung.
Câu 5 (NB).Đác Uyn quan niệm biến dị cá thể là
những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động.
sự phát sinh những sai khác giữa các cá thể trong loài qua quá trình sinh sản.
những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động nhưng di truyền được.
những đột biến phát sinh do ảnh hưởng của ngoại cảnh.
Câu 6 (NB).Theo Đác Uyn nguyên nhân tiến hoá là do
A. tác động của chọn lọc tự nhiên thông qua đặc tính biến dị và di truyền trong điều kiện sống không ngừng thay đổi.
B. ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi là nguyên nhân là cho các loài biến đổi.
C. ảnh hưởng của quá trình đột biến, giao phối.
D. ngoại cảnh luôn thay đổi là tác nhân gây ra đột biến và chọn lọc tự nhiên.
Câu 7 (NB).Theo Đác Uyn cơ chế tiến hoá tiến hoá là sự tích luỹ các
A. các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
B. đặc tính thu được trong đời sống cá thể.
C. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh.
D. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động.
Câu 8 (NB).Theo Đác Uyn loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian
A. và không có loài nào bị đào thải.
B. dưới tác dụng của môi trường sống.
C. dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân ly tính trạng từ một nguồn gốc chung.
D. dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá.
Câu 9 (NB).Theo quan niệm của Đacuyn, sự hình thành nhiều giống vật nuôi, cây trồng trong mỗi loài xuất phát từ một hoặc vài dạng tổ tiên hoang dại là kết quả của quá trình
	A. phân li tính trạng trong chọn lọc nhân tạo.
	B. phân li tính trạng trong chọn lọc tự nhiên.
	C. tích luỹ những biến dị có lợi, đào thải những biến dị có hại đối với sinh vật.
	D. phát sinh các biến dị cá thể.
Câu 10 (NB).Theo quan niệm của Đacuyn, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng là
	A. chọn lọc nhân tạo.
	B. chọn lọc tự nhiên.
	C. biến dị cá thể.
	D. biến dị xác định.
Câu 11 (NB).Theo quan niệm của Đacuyn, chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính di truyền và biến dị là nhân tố chính trong quá trình hình thành
	A. các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật và sự hình thành loài mới.
	B. các giống vật nuôi và cây trồng năng suát cao.
	C. nhiều giống, thứ mới trong phạm vi một loài.
	D. những biến dị cá thể.
Câu 12 (NB).Theo quan niệm của Đacuyn, đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là
	A. cá thể.
	B. quần thể.
	C. giao tử.
D. nhễm sắc thể.
Câu 13 (NB).Sự thích nghi của một các thể theo học thuyết Đác Uyn được đo bằng
A. số lượng con cháu của cá thể đó sống sót để sinh sản.
B. số lượng bạn tình được cá thể đó hấp dẫn.
C. sức khoẻ của cá thể đó.
D. mức độ sống lâu của cá thể đó.
Câu 14 (NB).Theo Đacuyn, nguyên nhân làm cho sinh giới ngày càng đa dạng, phong phú là
điều kiện ngoại cảnh không ngừng biến đổi nên sự xuất hiện các biến dị ở sinh vật ngày càng nhiều.
các biến dị cá thể và các biến đổi đồng loạt trên cơ thể sinh vật đều di truyền được cho các thế hệ sau.
chọn lọc tự nhiên thông qua hai đặc tính là biến dị và di truyền.
sự tác động của chọn lọc tự nhiên lên cơ thể sinh vật ngày càng ít.
Câu 15 (TH).Giải thích mối quan hệ giữa các loài Đacuyn cho rằng các loài
là kết quả của quá trình tiến hoá từ rất nhiều nguồn gốc khác nhau.
là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc chung.
được biến đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện nhưng có nguồn gốc khác nhau.
đều được sinh ra cùng một thời điểm và đều chịu sự chi phối của chọn lọc tự nhiên.
Câu 16 (TH).Tồn tại chủ yếu trong học thuyết Đac uyn là chưa
hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.
giải thích thành công cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi ở sinh vật.
đi sâu vào các con đường hình thành loài mới.
làm rõ tổ chức của loài sinh học.
Câu 17 (TH).Phát biểu không đúng về các nhân tố tiến hoá theo thuyết tiến hoá tổng hợp là quá trình
đột biến làm phát sinh các đột biến có lợi.
đột biến và quá trình giao phối tạo nguồn nguyên liệu tiến hoá.
chọn lọc tự nhiên xác định chiều hướng và nhịp điệu tiến hoá.
các cơ chế cách ly thúc đẩy sự phân hoá của quần thể gốc.
Câu 18 (NB).Tiến hoá nhỏ là quá trình 
 hình thành các nhóm phân loại trên loài.
biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự biến đổi kiểu hình.
Câu 19 (NB).Tiến hoá lớn là quá trình 
 hình thành các nhóm phân loại trên loài.
 hình thành loài mới.
biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự hình thành các nhóm phân loại trên loài.
Câu 20 (TH).Trong các phát biểu sau, phát biểu không đúng về tiến hoá nhỏ là
tiến hoá nhỏ là hệ quả của tiến hoá lớn.
quá trình tiến hoá nhỏ diễn ra trong phạm vi phân bố tương đối hẹp.
quá trình tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian lịch sử tương đối ngắn.
tiến hoá nhỏ có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.
Câu 21 (NB).Thuyết Kimura đề cập tới nguyên lí cơ bản của sự tiến hoá ở cấp độ
A. phân tử.
B. cơ thể.
C. quần thể.
D. loài.
Câu 22 (NB).Theo Kimura sự tiến hoá diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên các 
đột biến có lợi dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
biến dị có lợi không liên quan gì tới chọn lọc tự nhiên.
đột biến trung tính không liên quan với tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
đột biến không có lợi dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
Câu 23 (TH).Yếu tố không duy trì sự đa hình di truyền của quần thể là
A. trạng thái lưỡng bội của sinh vật.
B. ưu thế dị hợp tử.
C. các đột biến trung tính.
D. ưu thế đồng hợp tử. 
Câu 24 (NB).Thành phần kiểu gen của quần thể có thể bị biến đổi do những nhân tố chủ yếu như
A. đột biến và giao phối, chọn lọc tự nhiên, các cơ chế cách ly.
B. đột biến và giao phối, chọn lọc tự nhiên, môi trường.
C. đột biến và giao phối, chọn lọc tự nhiên.
D. chọn lọc tự nhiên, môi trường, các cơ chế cách ly.
Câu 25 (TH).Thường biến không phải là nguồn nguồn nguyên liệu của tiến hoá vì
	A. đó chỉ là những biến đổi kiểu hình không liên quan đến biến đổi kiểu gen.
B. chỉ giúp sinh vật thích nghi trước những thay đổi nhất thời hoặc theo chu kì của điều kiện sống.
	C. phát sinh do tác động trực tiếp của điều kiện ngoại cảnh.
	D. chỉ phát sinh trong quá trình phát triển của cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường.
Câu 26 (NB).Nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá là
	A. đột biến.
	B. quá trình đột biến.
	C. giao phối.
	D. quá trình giao phối.
Câu 27 (TH).Đa số đột biến là có hại vì
A. thường làm mất đi khả năng sinh sản của cơ thể.
B. phá vỡ các mối quan hệ hài hoà trong kiểu gen, giữa kiểu gen với môi trường.
C. làm mất đi nhiều gen.
D. biểu hiện ngẫu nhiên, không định hướng.
Câu 28 (NB).Vai trò chính của quá trình đột biến là đã tạo ra
	A. nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá.
	B. nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá.
	C. những tính trạng khác nhau giữa các cá thể cùng loài.
	D. sự khác biệt giữa con cái với bố mẹ.
Câu 29 (

Tài liệu đính kèm:

  • docCHU_DE_THANG_6_TIEN_HOA.doc