CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2022 Bài thi : Ngữ Văn Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu: Tầm nhìn sự hiểu biết của con người đôi lúc không phải xuất phát từ chỗ đứng mà nó còn do tâm hồn của mỗi con người định đoạt. Một người anh là phi công nói với tôi: “Em biết không? Anh đã làm chủ được cả bầu trời và đã phóng tầm mắt quan sát được mọi thứ từ trên cao”. Còn người anh khác làm kiểm lâm thì nói: “Anh bây giờ đang bảo vệ toàn bộ núi non, trùng điệp cùng với muôn loài chim thú”. Cả hai người anh đều nói về công việc của mình với vẻ đầy tự hào. Còn tôi lúc đó tuy còn nhỏ nhưng là một con người kém may mắn do tai nạn đang ngồi trên xe lăn ngày tháng chỉ quẩn quanh với “thế giới” là trong căn nhà nhỏ. Thấy tôi hàng ngày tỏ vẻ buồn chán, mẹ đã động viên tôi: “Con trai! Mọi việc rồi sẽ qua. Tại sao con không đem bầu trời, đám mây, núi non và mọi thứ mà con nhìn thấy thu vào trong tâm hồn con? Như vậy con sẽ có được nhiều thứ hơn con tưởng”. Tôi ngạc nhiên hỏi: “Tâm hồn của con rộng lớn vậy sao?” Mẹ hiền từ nói: “Con ngốc nghếch của mẹ! Trên đời chỉ có tâm hồn là có thể lớn và có thể nhỏ. Nó to lớn khi con người ta có tấm lòng độ lượng khoan dung biết thương người như thể thương thân. Nếu con sống được như thế thì tâm hồn có thể chứa đựng được cả trời đất, vạn vật trong đó. Ngược lại, nó có thể nhỏ khi con người ta sống ích kỷ, hẹp hòi, ghen ghét, đố kỵ, ham danh, háo sắc... biết mình mà không biết người thì đến ngay cả cái kim cũng khó có thể len vào được!” Quả đúng thật vậy, sau một thời gian chạy chữa và tập luyện tôi đã đi được bằng đôi chân của mình. Ngẫm lại những lời mẹ nói quả thật không sai. Tấm lòng rộng lớn hay nhỏ hẹp đều do tâm hồn mà hình thành. Vì vậy, trong cuộc sống ta nên mở rộng tâm hồn mình ra và sẽ thấy cuộc đời tươi đẹp hơn. (Tâm hồn con người,VÕ HOÀNG NAM Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản. Câu 2. Theo tác giả, tại sao nhân vật tôi có tâm trạng buồn chán, còn hai người anh đầy tự hào? Câu 3. Nêu tác dụng biện pháp nghệ thuật đối lập trong lời nói của người mẹ hiền từ. Câu 4. Anh/chị có đồng tình hay không với câu nói:Tấm lòng rộng lớn hay nhỏ hẹp đều do tâm hồn mà hình thành. Nêu rõ lí do. II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc mở rộng tâm hồn trong cuộc sống con người Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn trích sau: “Những tấm ảnh tôi mang về, đã được chọn lấy một tấm. Trưởng phòng rất bằng lòng về tôi. Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp của tôi vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất la trong các gia đình sành nghệ thuật. Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kỹ, tôi vẫn thấy hiện lên màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phết có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân dậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông” (Trích Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu, SGK Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục, tr 77,78) .HẾT. HƯỚNG DẪN CHẤM A. YÊU CẦU CHUNG - Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức độ điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo. - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho điểm tối đa - Điểm bài thi có thể cho lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn. B. YÊU CẦU CỤ THỂ: Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC – HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu đạt của văn bản là : Tự sự, nghị luận 0,5 2 Theo tác giả: - Nhân vật tôi có tâm trạng buồn vì: hồi nhỏ nhân vật tôi bị tai nạn phải ngồi trên xe lăn và suốt ngày chỉ quẩn quanh trong nhà. - Hai người anh đầy tự hào vì họ có thể làm được nhiều việc to lớn. Một người anh là phi công tự hào vì đã làm chủ được cả bầu trời Còn người anh khác làm kiểm lâm tự hào vì bảo vệ toàn bộ núi non, trùng điệp cùng với muôn loài chim thú. 0,5 3 -Tác dụng biện pháp nghệ thuật đối lập trong lời nói của người mẹ hiền từ. + Biểu hiện biện pháp nghệ thuật đối lập trong lời nói của người mẹ hiền từ: tâm hồn là có thể lớn và có thể nhỏ; tấm lòng độ lượng khoan dung biết thương người-sống ích kỷ, hẹp hòi, ghen ghét, đố kỵ, ham danh, háo sắc; trời đất-cái kim. +Tác dụng: làm tăng hiệu quả diễn đạt, đồng thời làm rõ những biểu hiện tâm hồn con người từ cách so sánh, qua đó nhấn mạnh lời khuyên dạy làm người rất có giá trị của người mẹ với con. 1,0 4 HS có thể đồng tình/không đồng tình/ đồng tình một phần trên cơ sở lập luật chặt chẽ, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật - Khẳng định đồng tình/không đồng tình/ đồng tình một phần (0.25) - Trình bày ngắn gọn nguyên nhân ( 0.75) Gợi ý: Trường hợp đồng tình. Xuất phát từ những nguyên nhân sau: Trong một con người, thể xác và tâm hồn luôn có quan hệ mật thiết với nhau. Tâm hồn là thế giới bên trong, vô cùng phong phú và phức tạp. Nó tác động đến nhận thức, tình cảm, suy nghĩ và hành động của con người. Nếu chúng ta luôn sống trong đố kị, ganh tị, ích kỉ với mọi người thì tâm hồn chúng ta trở nên hẹp hòi. Còn nếu chúng ta mở rộng tấm lòng mình ra thì sẽ có cái nhìn tích cực, có lối sống lạc quan, có tấm lòng nhân ái 1,0 II LÀM VĂN 7,0 1 Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc mở rộng tâm hồn trong cuộc sống con người. 2,0 a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. 0,25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:: ý nghĩa của việc mở rộng tâm hồn trong cuộc sống con người. 0,25 e. Triển khai vấn đề cần nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ “làm thế nào để có hạnh phúc” trong cuộc sống của mỗi cá nhân. Có thể theo hướng sau: -Mở rộng tâm hồn chính là mở lòng mình ra với mọi người, có tấm lòng độ lượng khoan dung, biết yêu mến quý trọng mọi người, luôn giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn nạn trong cuộc sống, động viên an ủi họ. - Mở rộng tâm hồn đem đến thái độ sống tích cực cho mỗi người. Đó là cái nhìn lạc quan, yêu đời, tạo nên sức mạnh tinh thần để vượt qua thử thách khó khăn trong cuộc sống; - Mở rộng tâm hồn tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với con người; - Người biết mở rộng tâm hồn là người biết sống đẹp: sống là cho, là cống hiến, tất sẽ nhận lại hạnh phúc, được mọi người yêu mến, ngưỡng mộ. - Bài học nhận thức và hành động cho tuổi trẻ. 1,0 d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0,25 2 Cảm nhận đoạn trích trong tác phẩm văn xuôi 5,0 a, Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. 0,25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Đoạn trích thể hiện những chiêm nghiệm của nghệ sĩ Phùng về tấm ảnh trong “bộ lịch năm ấy” 0,5 c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: - Giới thiệu tác giả Nguyễn Minh Châu và tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa + Giới thiệu đoạn trích cần tìm hiểu - Nội dung có thể trình bày các ý sau: + Tấm ảnh trong “bộ lịch năm ấy” là tấm ảnh đen trắng, nhưng “mỗi lần ngắm kỹ” thấy hiện lên “màu hồng hồng của ánh sương mai”; nếu nhìn lâu hơn, bao giờ cũng thấy “người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh + Hình ảnh thứ nhất, đó là chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời, cũng là biểu tượng của nghệ thuật; Hình ảnh thứ hai, đó là hiện thân của những lam lũ, khốn khó, là sự thật cuộc đời + Với tư cách là một nghệ sĩ: Phùng là một nghệ sĩ chân chính, có cái tâm với nghề, đáng để người ta kính phục; với tư cách là một con người, Phùng là cũng là một con người chân chính, biết yêu thương, nâng đỡ cái yếu, căm ghét cái ác, có nhưng trăn trở, băn khoăn, lo lắng trước nỗi đau khổ của những con người đau khổ. + Thế nhưng, với nghệ thuật, anh biết làm cho nó trở nên đẹp hơn, có ý nghĩa; nhưng khi trước sự thực cuộc đời anh lại tỏ ra vô cùng “ngây thơ” trước sự phức tạp của nó, người nghệ sĩ ấy hoàn toàn “bất khả tri”., anh không thể làm gì cả và nó đã trở thành nỗi ám ảnh. Cái nghihj lý ấy người nghệ sĩ phải đẹo mang suốt đời +Giá trị tư tưởng: Nghệ thuật chân chính không thể thoát li, tách rời cuộc sống. Nghệ thuật chính là cuộc đời và phải vì cuộc đời. + Nghệ thuật: lối kết thức mở độc đáo, gợi nhiều suy nghĩ; chi tiết nghệ thuật giàu ý nghĩa biểu tượng; lối kể chuyện hấp dẫn từ cách lựa chọn ngôi kể, điểm nhìn thích hợp làm cho câu chuyện gần gũi, chân thực và có sức thuyết phục 0,5 2,0 0,5 0,5 d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0,5 ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2022 Bài thi : Ngữ Văn Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích: Loài người không được cho sẵn bất cứ cái gì trên mặt đất này. Tất cả những gì anh ta cần - anh ta phải làm ra chúng. Và ở đây loài người đối mặt với sự lựa chọn cơ bản nhất của mình: anh ta chỉ có thể tồn tại được theo một trong hai cách - bằng cách làm việc độc lập với bộ óc của riêng anh ta, hay là trở thành một kẻ ăn bám sống nhờ bộ óc của những người khác. Người sáng tạo chọn cách thứ nhất. Kẻ ăn bám thì chọn cách thứ hai. Người sáng tạo một mình đối mặt với tự nhiên. Kẻ ăn bám đối mặt với tự nhiên thông qua những trung gian. Mối quan tâm của người sáng tạo là chinh phục tự nhiên. Còn mối quan tâm của kẻ ăn bám là chinh phục con người. Người sáng tạo sống với lao động của mình. Anh ta không cần ai khác. Mục đích cơ bản của anh ta là chính bản thân anh ta. Kẻ ăn bám sống cuộc đời thứ cấp. Anh ta cần những người khác. Những người khác trở thành động lực chính của anh ta. (Trích tiểu thuyết Suối nguồn, Ayn Rand, NXB Trẻ, TP HCM, 2017, tr.1174) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định thao tác lập luận chính được sửdụng trong đoạn trích? Câu 2. Trong đoạn trích,tác giả đã nhắc đến nhữngđặc điểmnàocủa người sáng tạo? Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp điệpđược sửdụngtrong đoạn trích? Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến:Mối quan tâm của người sáng tạo là chinh phục tựnhiên. Còn mối quan tâm của kẻ ăn bám là chinh phục con người?Vì sao? II. LÀM VĂN (7,0điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về hậu quả của lối sống ăn bám. Câu 2( 5.0 điểm) Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, nhà văn Nguyễn Minh Châu hai lần để người người đàn bà kể về hành động đánh vợ của người đàn ông. “Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu” và “Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lãođưa tôi lên bờ mà đánh” (Trích “Chiếc thuyền ngoài xa”, Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2017, tr.76) Cảm nhận của anh/ chị về hình ảnh người đàn ông trong hai lời kể trên. - Hết- Gợi ý đáp án Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3.0 1 Thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích là: thao tác lập 0.5 luận so sánh/so sánh. 2 Những đặc điểm của người sáng tạo mà tác giả nhắc đến trong đoạn 0.5 trích: làm việc độc lập với bộ óc của riêng anh ta; một mình đối mặt với tự nhiên; mối quan tâm là chinh phục tự nhiên; sống với lao động của mình, không cần ai khác; mục đích cơ bản của anh ta là chính bản thân anh ta. 3 - Phép điệp được sử dụng ở những câu văn bắt đầu bằng từ: Người sáng 0.25 tạo; Kẻ ăn bám. - Tác dụng: khiến cho lời văn giàu nhạc điệu; nhấn mạnh những đặc 0.75 điểm khác nhau giữa người sáng tạo và kẻ ăn bám; thể hiện rõ quan điểm, thái độ của tác giả. 4 - Thí sinh có thể đồng tình, không đồng tình hoặc đồng tình một phần 0.25 - Lí giải hợp lí, thuyết phục. 0.75 II LÀM VĂN 7.0 Câu 1 Trình bày suy nghĩ về hậu quả của lối sống ăn bám. 2.0 a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0.25 Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0.25 Hậu quả của lối sống ăn bám. c. Triển khai vấn đề nghị luận 1.0 Thí sinh lựa chọn các thao thác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ hậu quả của lối sống ăn bám. Có thể theo hướng sau: - Lối sống ăn bám là khi con người sống dựa dẫm, phụ thuộc, kí sinh, lợi dụng người khác để mưu lợi cho bản thân mình. - Khi sống theo kiểu ăn bám, con người thường có thái độ ỷ lại, thiếu tự lập, không có kĩ năng sống, không đủ sức đề kháng với những thử thách trong cuộc đời. - Khi sống theo kiểu ăn bám, con người hạ thấp giá trị, nhân cách, dễ đánh mất cái tôi của mình. - Một xã hội tồn tại nhiều kẻ ăn bám, xã hội không thể phát triển. d. Chính tả, ngữ pháp 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0.25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. II. Làm Văn: (5.0 điểm) 1. Yêu cầu chung: Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận:Mở bài nêu được vấn đề nghị luận. Thân bài triển khai các luận điểm để giải quyết vấn đề. Kết bài đánh giá, kết luận được vấn đề. 0.5 2. Yêu cầu về kiến thức: a. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận hình ảnh người đàn ông trong hai lời kể của người vợ. 0.5 b. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể trình bày hệ thống các luận điểm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung sau: - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận. - Cảm nhận về hình ảnh người đàn ông + Giới thiệu ngắn gọn về người đàn ông + Hình ảnh người đàn ông qua hành động 1: “Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu: * Người đàn ông không uống rượu như bao người đàn ông hàng chài khác cùng cảnh ngộ- “khổ quá”. *Điều đó chứng tỏ người đàn ông tỉnh táo, ý thức rất rõ hành động của mình. -> Hành động này chứng tỏ sự bế tắc cùng cực, người đàn ông đã chọn cách giải tỏa áp lực một cách tiêu cực. + Hình ảnh người đàn ông qua hành động 2 “Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lãođưa tôi lên bờ mà đánh”: * Chấp nhận lời cầu xin của vợ, đánh vợ trên bờ thay vì trước mặt những đứa con khôn lớn *Điều đó cho thấy trong sâu thẳm, người đàn ông tình phụ tử vẫn còn tồn tại, vẫn còn chút lương tri như bản chất lương thiện ban đầu. - Đánh giá chung: + Hình ảnh người đàn ông qua hai lời kể của người đàn bà cho ta thấy cần có cái nhìn đa diện, nhiều chiều về cuộc sống và con người; báo động hậu quả tình trạng bạo lực gia đình, + Cách xây dựng tình huống nhận thức, miêu tả nhân vật, chọn chi tiết độc đáo, 0.5 2.0 1.0 0.5 c. Chính tả, dùng từ, đặt câu: văn viết đúng chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, cảm nhận mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. 0,25 ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2022 Bài thi : Ngữ Văn Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc bài thơ và thực hiện các yêu cầu sau Nếu có thể đo xương máu tiền nhân Trường Sơn ngút ngàn dễ gì so được Bao người mẹ, người vợ, người em – nước mắt Hồng Hà, Cửu Long đâu thể sánh cùng Bão trường chinh ào ạt mấy ngàn năm Ào ạt mấy ngàn năm châu thổ Những bờ đê chắn lũ, ngăn thù Cùng bọc trứng trăm con đi muôn ngả Vẫn thắm lòng dưa hấu chốn biển xa Ào ạt mấy ngàn năm Thánh Gióng Mới lên ba đã giáp sắt, tre ngà Câu thơ thần nhuộm đỏ sông Như Nguyệt Đỏ Bạch Đằng cuồn cuộn sóng bể xa Mấy ngàn năm Vọng Phu xứ Bắc Phụ Tử bùi ngùi doi đất trời Nam Những cuộc chia ly, những vành khăn trắng Chẳng nguôi ngoai dù xác giặc chất chồng Chẳng thể dịu nỗi Rạch Gầm, Xoài Mút Hiền Lương, Khâm Thiên, Sơn Mỹ, Thổ Chu Máu Vị Xuyên, Gạc Ma bầm chát Vạn nghĩa trang hương khói nguyện cầu Ôi Tổ quốc, biên cương chưa yên giấc Đêm quặn lòng máu thịt Hoàng Sa Ngày đỏ mắt Trường Sa giông bão Lại bút, gươm giữ cõi, xây nhà. (Tổ quốc, Nguyễn Thế kỷ, vn/van-hoa) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ. Câu 2. Bài thơ nhắc đến những tác phẩm tự sự dân gian nào? Câu 3. Nêu tác dụng của điệp ngữ “ào ạt mấy ngàn năm” trong bài thơ. Câu 4. Anh/ chị rút ra thông điệp gì từ bài thơ trên? II.LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1.(2.0 điểm) Từ bài thơ ở phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ về trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước? Câu 2.(5,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: “Người đàn bà bổng chép miệng, con mắt như đang nhìn suốt cả đời mình: - Giá tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn, từ ngày cách mạng về đã đỡ đói khổ chứ trước kia vào các vụ bắc, ông trời làm động biển suốt hang tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối - Lão ta trước hồi bảy nhăm có đi lính nguỵ không ? – Tôi bỗng hỏi một câu như lạc đề. - Không chú à, cũng nghèo khổ, túng quẫn đi vì trốn lính – bỗng mụ đỏ mặt – nhưng cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật. - Vậy sao không lên bờ mà ở - Đẩu hỏi. - Làm nhà trên đất ở một chỗ đâu có thể làm được cái nghề thuyền lưới vó ? Từ ngày cách mạng về, cách mạng đã cấp đất cho nhưng chẳng ai ở, vì không bỏ nghề được ! - Ở trên thuyền có bao giờ lão ta đánh chị không ? – Tôi hỏi. - Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượuGiá mà lão uống rượu thì tôi còn đỡ khổSau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lãođưa tôi lên bờ mà đánh - Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được ! – Đẩu và tôi cùng một lúc thốt lên. - là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông - Phải, phải, bây giờ tôi đã hiểu, - bất ngờ Đẩu trút một tiếng thở dài đầy chua chat, - trên thuyền phải có một người đàn ôngdù hắng man rợ, tàn bạo ? - Phải – Người đàn bà đáp – Cũng có khi biển động song gió chứ chú ? Lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp: - Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hang chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rôi nuôi con cho đến khi khôn lớncho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được ! Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tôi bỏ nó ! – Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sang lên như một nụ cười – vả lại, ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hoà thuận, vui vẻ. - Cả đời chị có một lúc nào thật vui không ? – Đột nhiên tôi hỏi? - Có chứ, chú ! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no” ( Trích “Chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn Minh Châu – Sách Ngữ văn 12, tập hai , NXB giáo dục Việt Nam, trang 75-76). Phân tích hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét về vẻ đẹp của hình tượng người phụ nữ được thể hiện trong văn học. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm Đọc hiểu 1 Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm 0,5 2 Các tác phẩm tự sự dân gian được nhắc đến: Con Rồng, cháu Tiên; Sự tích quả dưa hấu; Thánh Gióng; Sự tích Hòn vọng phu 0,75 3 Tác dụng của điệp ngữ “ào ạt mấy ngàn năm”: – Khẳng định lịch sử và truyền thống ngàn đời của dân tộc chưa bao giờ đứt gãy – Khẳng định sức mạnh dân tộc và khao khát giữ gìn độc lập từ ngàn xưa vẫn cuộn chảy mạnh mẽ – Nhấn mạnh nỗi đau chiến tranh 0,75 4 Nội dung câu trả lời cần hợp lí, phù hợp với bài thơ. 1,0 Làm văn 1 ( 2 đ) Đảm bảo cấu trúc đoạn văn 0,25 Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Triển khai vấn đề cần nghị luận Trên cơ sở xác định được nội dung đề yêu cầu. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: – Bất cứ thời đại nào, mỗi con người chúng ta nhất là thế hệ thanh niên cũng luôn phải ý thức vai trò trách nhiệm của mình đối với đất nước. – Xác định tư tưởng, tình cảm, lí tưởng sống của mình. – Cần phải học tập tích lũy tri thức để góp phần phát triển đất nước theo kịp thời đại, hội nhập với xu thế phát triển chung của quốc tế. – Cần quan tâm theo dõi đến tình hình chung của đất nước, tỉnh táo trước hành động của mình không bị kẻ xấu lợi dụng. 1,0 Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp Tiếng Việt 0,25 Sáng tạo Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận 2 ( 5đ) Phân tích hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét về vẻ đẹp của hình tượng người phụ nữ được thể hiện trong văn học. 5,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. 0,25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài thể hiện trong đoạn trích. Từ đó nhận xét về vẻ đẹp của hình tượng người phụ nữ được thể hiện trong văn học. 0,5 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: *Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Minh Châu, tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” và đoạn trích. * Hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài thể hiện trong đoạn trích - Sơ lược về ngoại hình người đàn bà hàng chài: xấu xí -Tính cách, phẩm chất: + Cam chịu, giàu đức hy sinh, bao dung . Bị chồng đánh vẫn cam chịu vì sống cho con; . Nhận lỗi hết về mình, không kể tội chồng ở toà án. + Yêu thương con vô bờ bến . Không bỏ chồng vì cần chồng phụ bà nuôi đàn con .Bị chồng đánh bà không khóc, nhưng nhìn thằng Phác bị bố nó đánh thì bà khóc. . Vui nhất là bà nhìn đàn con được ăn no. + Thấu hiểu lẽ đời, chắt chiu hạnh phúc . Người đàn bà phải cần có người đàn ông để chèo chống thuyền lúc phong ba. . Gia đình bà có lúc cũng vui vẻ, hạnh phúc. - Hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài thể hiện trong đoạn trích với nghệ thuật đặc sắc: + Khắc hoạ nhân vật tiêu biểu + Cách kể chuyện tự nhiên, cảm xúc. + Ngôn ngữ đậm tính tiết lý, phù hợp với tính cách nhân vật. * Đánh giá Nhân vật người đàn bà hàng chài mang vẻ đẹp tuyệt vời của người phụ nữ, tuy xấu xí, nghèo khổ nhưng có phẩm chất tốt đẹp. Qua đó, nêu lên cách nhìn nhận, đánh giá con người phải có cái nhìn toàn diện, không nhìn vào hiện tượng, vẻ bên ngoài. 0,5 1,5 0,25 0,5 * Nhận xét về vẻ đẹp của hình tượng người phụ nữ được thể hiện trong văn học. Thí sinh nêu được những ý sau: - Người phụ nữ trong văn học được khắc hoạ với những phẩm chất cao đẹp, tiêu biểu cho người mẹ, người vợ Việt Nam. - Họ là những con người chịu nhiều khổ cực nhưng luôn toả sáng với vẻ đẹp tâm hồn cao quý. 0,75 d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0,5 --------HẾT--------- ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2022 Bài thi : Ngữ Văn Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: TỰ SỰ Dù đục, dù trong con sông vẫn chảy Dù cao, dù thấp cây lá vẫn xanh Dù người phàm tục hay kẻ tu hành Đều phải sống từ những điều rất nhỏ. Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó Sao ta không tròn ngay tự trong tâm? Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng Nêu tất cả đường đời đều trơn láng Chắc gì ta đã nhận ra ta Ai trong đời cũng có thể tiến xa Nếu có khả năng tự mình đứng dậy. Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy Đâu chỉ dành cho một riêng ai. (Lưu Ọuang Vũ) Câu 1. Xác định hai phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. Câu 2. Anh/ Chị hiểu thế nào về ý nghĩa hai câu thơ sau: “Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng.” Câu 3. Theo anh/ chị, vì sao tác giả nói rằng: “Nếu tất cả đường đời đều trơn láng Chắc gì ta đã nhận ra ta” Câu 4. Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/ chị? Vì sao? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2 điểm) Câu 2: (5 điểm) Phân tích đoạn trích sau: Ngay lúc ấy, chiếc thuyền đâm thẳng vào trước chỗ tôi đứng. Một người đàn ông và một người đàn bà rời chiếc thuyền. Họ phải lội qua một quãng bờ phá nước ngập đến quá đầu gối. Bất giác tôi nghe người đàn ông nói chõ lên thuyền như quát: “Cứ ngồi nguyên đấy. Động đậy tao giết cả mày đi bây giờ”. Chắc chắn họ không trông thấy tôi. Người đàn bà trạc ngoài bốn mươi, một thân hình quen thuộc của đàn bà vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch. Mụ rỗ mặt. Khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ. Người đàn ông đi sau. Tấm lưng rộng và cong như lưng một chiếc thuyền. Mái tóc tổ quạ. Lão đi chân chữ bát, bước từng bước chắc chắn, hàng lông mày cháy nắng rủ xuống hai con mắt đầy vẻ độc dữ lúc nào cũng nhìn dán vào tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng của người đàn bà. Từ chỗ chiếc xe tăng mà tôi đang đứng với chiếc máy ảnh, đi quá mươi bước sâu vào phía trong có một chiếc xe rà phá mìn của công binh Mỹ, chiếc xe sơn màu vàng tươi và to lớn gấp đôi một chiếc xe tăng. Hai người đi qua trước mặt tôi. Họ đi đến bên chiếc xe rà phá mìn. Người đàn bà đứng lại, ngước mắt nhìn ra ngoài mặt phá nước chỗ chiếc thuyền đậu một thoáng, rồi đưa một cánh tay lên có lẽ định gãi hay sửa lại mái tóc nhưng rồi lại buông thõng xuống, đưa cặp mắt nhìn xuống chân. Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa, có vẻ như những điều phải nói với nhau họ đã nói hết, chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn: “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ!”. Người đàn bà với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách trốn chạy. Tất cả mọi việc xảy đến khiến tôi kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn. Thế rồi chẳng biết từ bao giờ, tôi đã vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới. Bóng một đứa con nít lao qua trước mặt tôi. Tôi vừa kịp nhận ra thằng Phác - thằng bé trên rừng xuống vừa nằm ngủ với tôi từ lúc nửa đêm. Thằng bé cứ chạy một mạch, sự giận dữ căng thẳng làm nó khi chạy qua không nhìn thấy tôi. Như một viên đạn trên đường lao tới đích đã nhắm, mặc cho tôi gọi nó vẫn không hề ngoảnh lại, nó chạy tiếp một quãng ngắn giữa những chiếc xe tăng rồi lập tức nhảy xổ vào cái lão đàn ông. Cũng y hệt người đàn bà, thằng bé của tôi cũng như một người câm, và đến lúc này tôi biết là nó khỏe đến thế! Khi tôi chạy đến nơi thì chiếc thắt lưng da đã nằm trong tay thằng bé, không biết làm thế nào nó đã giằng được chiếc thắt lưng, liền dướn thẳng người vung chiếc khóa sắt quật vào giữa khuôn ngực trần vạm vỡ cháy nắng có những đám lông đen như hắc ín, loăn xoăn từ rốn mọc ngược lên. Lão đàn ông định giằng lại chiếc thắt lưng nhưng chẳng được nữa, liền giang thẳng cánh cho thằng bé hai cái tát khiến thằng nhỏ lảo đảo ngã dúi xuống cát. Rồi lão lẳng lặng bỏ đi về phía bờ nước để trở về thuyền. Không hề quay mặt nhìn lại, chỉ có tảng lưng khum khum và vạm vỡ càng có vẻ cúi thấp hơn, nom lão như một con gấu đang đi tìm nguồn nước uống, hai bàn chân chữ bát để lại những vết chân to và sâu trên bãi cát hoang vắng. (Trích Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019). Từ đó làm rõ cái nhìn của nghệ sĩ Phùng trong việc phát hiện cái đẹp. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu/Ý Nội dung Điểm I Đọc hiểu 3.0 1 Phương thức biểu đạt: Nghị luận và biểu cảm 0.5 2 "Đất ấp ôm cho mọi hạt nảy mầm Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng" "Đất" theo nghĩa đen là nguồn sống, nguồn dinh dưỡng cho muôn hạt nảy mầm. "Đất" còn mang nghĩa ẩn dụ chỉ cuộc đời rộng lớn, luôn tạo cơ hội cho mọi người. Hạnh phúc ở quanh ta nhưng không tự nhiên đến. Nếu muốn có cuộc sống tốt đẹp, muốn có hạnh phúc, tự mỗi người phải có suy nghĩ và hành động tích cực, phải nỗ lực vươn lên giống như "Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng". 0.5 3 Tác giả cho rằng: "Nếu tất cả đường đời đều trơn láng Chắc gì ta đã nhận được ra ta" Bởi vì: "Đường đời trơn láng" tức là cuộc sống quá bằng phẳng, yên ổn, thuận lợi, không có khó khăn, giông tố. Con người không được đặt vào hoàn cảnh có vấn đề, có thách thức; không phải nỗ lực hết mình để vượt qua trở ngại, chinh phục thử thách mới đến được đích. Khi đó con người không có cơ hội để trải nghiệm nên cũng không khám phá hết những gì mình có; không đánh giá hết ưu điểm cũng như nhược điểm của bản thân. Con người có trải qua thử thách mới hiểu rõ chính mình và trưởng thành hơn. 1.0 4 Học sinh có thể chọn một trong những thông điệp sau và trình bày suy nghĩ thấm thía của bản thân về thông điệp ấy: -Dù là ai, làm gì, có địa vị xã hội thế nào cùng phải sống từ những điều rất nhỏ; biết nâng niu, trân trọng những cái nhỏ bé trong cuộc sống mới có được
Tài liệu đính kèm: