Giáo án lớp 12 môn Ngữ văn - Tuần 23 - TIết 64, 65: Làm văn: Bài viết số 5 – nghị Luận văn học

doc 8 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1192Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 12 môn Ngữ văn - Tuần 23 - TIết 64, 65: Làm văn: Bài viết số 5 – nghị Luận văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 12 môn Ngữ văn - Tuần 23 - TIết 64, 65: Làm văn: Bài viết số 5 – nghị Luận văn học
Tuần :23	Ngày soạn: 19/01/2016
Tiết : 64 - 65	 	Ngày dạy: ../01/2016
Làm văn:
BÀI VIẾT SỐ 5 – NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :
1. Mục tiêu theo chuẩn
- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì II, môn ngữ văn lớp 12. Do yêu cầu về thời gian và cách xây dựng bộ công cụ, đề khảo sát chỉ bao quát một số nội sung, kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 12 học kì II trong 4 tác phẩm văn xuôi: Vợ nhặt- Kim Lân; Vợ chồng A phủ- Tô Hoài; Rừng xà nu- Nguyễn Trung Thành; Những đứa con trong gia đình- Nguyễn Thi, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra tự luận. Các câu hỏi tự luận chủ yếu kiểm tra kĩ năng đọc hiểu và tạo lập văn bản theo các thao tác và phương thức biểu đạt đã học.
Cụ thể đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau:
- Tác phẩm : Vợ nhặt – học sinh hiểu được ý nghĩa của câu truyện, nắm được diễn biến tâm trạng của Tràng từ khi có vợ, nắm được nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
- Tác phẩm : Vợ chồng A phủ– học sinh hiểu được ý nghĩa của câu truyện, nắm được diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân, nắm được nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
- Tác phẩm : Rừng xà nu – học sinh hiểu được ý nghĩa của câu truyện, nắm được số phận, cuộc đờicủa nhân vật T nú , nắm được nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
- Tác phẩm : Những đứa con trong gia đình – học sinh hiểu được ý nghĩa của câu truyện, nắm được phẩm chất, tính cách của nhân vật Việt, nắm được nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
- Học sinh nắm được các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm và biết nêu tác dụng.
2. Mục tiêu năng lực:
- Học sinh có khả năng thu thập thông tin có liên quan đến văn bản. Đồng thời biết trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về diễn biến tâm trạng, phẩm chất, số phận của nhân vật.Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề,tư duy sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân, giao tiếp tiếng việt, cảm thụ thẩm mĩ
II, HÌNH THỨC KIỂM TRA
- Hình thức: làm bài tự luận
- Thực hành viết bài văn nghị luận
III. THIẾT LẬP MA TRẬN 
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 3 HỌC KÌ I
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng ở cấp độ thấp
Vận dụng ở cấp độ cao
Cộng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. Tiếng việt.
2. Đọc văn
- Văn bản văn học.
+ Vợ nhặt
+ Vợ chồng A phủ
+ Rừng xà nu
+ Những đứa con trong gia đình
- Thông qua đoạn văn nhận biết nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn 
- nêu được tác dụng của các biện pháp nghệ thuật thể hiện trong đoạn văn
- Viết một đoạn văn thei chủ đề.
1
 0.75
1
 0.75
01
1.5
3.0 điểm
= 30%
3. Làm văn
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng để làm bài văn nghị luận văn học.
01
 7.0
7.0 điểm
= 70%
1
 0.75= 7.5%
1
 0.75=7.5%
01
1.5=15%
01
70%=7.0
10 điểm
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
ĐỀ KIỂM TRA BÀI SỐ 5- LỚP 12, MÔN NGỮ VĂN CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng
Trường THPT Thăng Long- Lâm Hà
Họ và tên:.
Lớp:
ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 5 KHỐI 12
MÔN: NGỮ VĂN
NĂM HỌC 2015-2016
Thời gian: 90 phút
ĐỀ 123
ĐỌC- HIỂU (4.0đ)
 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi 
“Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng "Đi ngay..." rồi Mị nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy” 
 (Trích Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài)
Câu 1: Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích?(1.0 đ)
Câu 2: Nêu nội dung của đoạn văn?(1.0đ)
Câu 3: Từ nội dung đoạn văn trên, hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về khả năng vượt lên hoàn cảnh để hướng tới cuộc sống hạnh phúc của giới trẻ ngày nay? (2.0đ)
LÀM VĂN (6.0 đ)
Cảm nhận cùa em về nhân vật Tràng trong truyên ngắn ” Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân?
 -HẾT-
Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng
Trường THPT Thăng Long- Lâm Hà
Họ và tên:.
Lớp:
ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 5 KHỐI 12
MÔN: NGỮ VĂN
NĂM HỌC 2015-2016
Thời gian: 90 phút
MÃ ĐỀ:345
Câu 1: ( 4 điểm). Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
 ... “ Bà lào khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn , đói khổ này , người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có được vợ... Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con... May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được? .”
( Trích – Vợ nhặt của Kim Lân)
 	a. Đoạn văn trên đề cập đến nội dung gì? 
	b. Nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích là gì?
	c. Từ đoạn văn trên hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của anh ( chị) về tình mẫu tử?
 Câu 2: ( 6.0 điểm).Cảm nhận của anh ( chị) về nhân vật Việt qua tác phẩm “ Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi.
---- HẾT -----
Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng
Trường THPT Thăng Long- Lâm Hà
Họ và tên:.
Lớp:
ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 5 KHỐI 12
MÔN: NGỮ VĂN
NĂM HỌC 2015-2016
Thời gian: 90 phút
Đề 675:
PHẦN I-Đọc –Hiểu:( 4 điểm) 
 Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi.
Một loạt súng lớn văng vẳng dội đến ầm ĩ trên ngọn cây.Rồi loạt thứ haiViệt ngóc dậy.Rõ ràng không phải tiếng súng lễnh lãng của giặc, đó là những tiếng nổ quen thuộc, gom vào một chỗ, lớn nhỏ không đều, chen vào đó là những dây súng nổ vô hồi vô tận.Súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng mõ và tiếng trống đình đánh dậy dậy đất hối Đồng Khởi.Đúng súng của ta rổi! Việt muốn reo lên. Anh Tánh chắc ở đó, đơn vị mình ở đó.Chà, nổ dữ, phải chuẩn bị lựu đạn xung phong thôi! Đó, lại tiếng hụp hùmchắc là một xe bọc thép vừa bị ta bắn cháy.Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ.Những khuôn mặt anh em mình lại hiện racái cằm nhọn hoắt của anh Tánh, nụ cười và cái nheo mắt của anh Công mỗi lần động viên Việt tiến lênViệt vẫn còn đây, nguyên tại vị trí này, đạn đã lên nòng, ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng nổ súng. Các anh chờ Việt một chút.Tiếng máy bay vẫn gầm rú, hỗn loạn trên cao, nhưng mặc xác chúng.Kèn xung phong của chúng ta đã nổi lên.Lựu đạn ta đang nổ rộ
 ( Trích :Những đứa con trong gia đình-Nguyễn Thi)
Câu1. Xác định nội dung của đoạn văn trên? (1.0 điểm)
Câu 2. Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên? (1.0 điểm)
Câu 3. Từ đoạn văn hãy viết một bài văn ngắn trình bày về nghị lực sống của con người. (2.0 điểm)
PHẦN II-Làm văn(6 điểm) 
Cảm nhận của em về nhân vật thị trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân . 
 ---- HẾT ----- 
Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng
Trường THPT Thăng Long- Lâm Hà
Họ và tên:.
Lớp:
ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 5 KHỐI 12
MÔN: NGỮ VĂN
NĂM HỌC 2015-2016
Thời gian: 90 phút
Đề 728:
Câu 1: ( 3 điểm). Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
 “Cúng mẹ và cơm nước xong, mấy chị em, chú cháu thu xếp đồ đạc dời nhà. Chị Chiến ra đứng giữa sân, kéo cái khăn trên cổ xuống, cũng xắn tay áo để lộ hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng, rồi dang cả thân người to và chắc nịch của mình nhấc bổng một đầu bàn thờ của má lên. Việt ghé vào một đầu. Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nào nước nhà độc lập con lại đưa má về. Việt khiêng trước. Chị Chiến khiêng lịch bịch phía sau. Nghe tiếng chân chị, Việt thấy thương chị lạ. Lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ như thế. Còn mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai. Hai chị em khiêng má băng tắt qua dãy đất cày trước cửa, men theo chân vườn thoảng mùi hoa cam, con đường hồi trước má vẫn đi để lội hết đồng này sang bưng khác” 
 (Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi) 
 Câu 1. Xác định nội dung của đoạn văn trên? (1.0 điểm)
 Câu 2. Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên? (1.0 điểm)
 Câu 3. Từ đoạn văn hãy viết một bài văn ngắn trình bày về tinh thần yêu nước, yêu gia đình của học sinh hiện nay ? (2.0 điểm)
 Câu 2: Cảm nhận của em về nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành ? (Sách Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục, 2008). 
 ---- HẾT ----- 
ĐÁP ÁN: ĐỀ 123
ĐỌC- HIỂU
Câu 1: Các biển pháp tu từ:
 - Từ láy rón rén , hốt hoảng, thì thào 
Im lặng qua dấu “có người bước lại”.” Đi ngay..."
Liệt kê “Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng "Đi ngay..." rồi Mị nghẹn lại. 
Lặp cú pháp: “Mị rón rén bước lại; Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây”
Câu 2: Đoạn văn thể hiện diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ . (1.0 đ)
Câu 3: Viết bài văn : (2.0đ)
* MB : Nêu vấn đề nghị luận: khả năng vượt lên hoàn cảnh để hướng tới cuộc sống hạnh phúc của con người nói chung và của tuổi trẻ hôm nay nói riêng? (0,25đ)
* TB :
 - Giải thích: Hiểu thế nào là về khả năng vượt lên hoàn cảnh để hướng tới cuộc sống hạnh phúc của con người nói chung và của tuổi trẻ hôm nay nói riêng?
Là khả năng mỗi người tự vượt qua hoàn cảnh khó khăn riêng của mình để hướng tới một cuộc sống tự do hạnh phúc(0,25đ)
- Phân tích và chứng minh những biểu hiện của giới trẻ hiện nay vượt qua hoàn cảnh sống khó khăn để khẳng định mình và hướng về cuộc sống hạnh phúc? 
Nhiều hs đang vượt qua hoàn cảnh riêng khó khăn của mình để bước tiếp trên con đường hướng tới hạnh phúc như: hs có hoàn cảnh khó khăn, hs có gia cảnh bố mẹ không hạnh phúc, hs khuyết bố, mẹ, đường đến trường xa , khó khăn, hs khuyết tật, hs có sức khỏe hạn chế(0,5đ)
- Ý nghĩa của khả năng vượt lên hoàn cảnh để hướng tới cuộc sống hạnh phúc của tuổi trẻ ?
Họ tự khẳng định mình trong cuộc sống. là động lức, tấm gương cho người khác học tập. góp phần làm nên một xã hội tốt đẹp(0,25đ)
- Phê phán thái độ tự bằng lòng, chịu thất bại trước hoàn cảnh, không nỗ lức, thờ ơ, vô cảm với chính hoàn cảnh của mình của người kháccủa một bộ phận thanh niên trong xã hội và hậu quả thái độ đó? (0,25đ)
- Bài học nhận thức và hành động? (0,25đ)
* KB : Khẳng định lại vấn đề: cần học tập tu dưỡng rèn luyện vượt lên hoàn cảnh để hướng tới cuộc sống hạnh phúc .(0,25đ)
LÀM VĂN
a) MB.( 0.5 đ) – Giới thiệu khái quát:
+ Tác giả là nhà văn thành công về đề tài nông thôn và người nông dân
 + Tác phẩm: Xuất xứ: Vợ nhặt ( in trong tập Con chó xấu xí, 1962) được viết dựa trên một phần cốt truyện cũ của Tiểu thuyết Xóm ngụ cư
+ Yêu cầu đề : nhân vật Tràng.
 b) TB.( 5.0 đ) – Giới thiệu nguồn gốc, xuất thân, gia cảnh của Tràng
Ngoại hình, tính cách đặc trưng.( 0.5 đ)
Diễn tiến việc Tràng “nhặt vợ”-> sự thay đổi của Tràng, sự cản nhận của mọi người xung quanh về “hạnh phúc nhặt được” của Tràng. .( 2.0 đ)
Cách tràng giới thiệu vợ với mẹ.( 0.5 đ)
Sự thay đổi của Tràng kể từ khi có vợ - đặc biệt ở sáng hôm sau- câu chuyển vợ kể về Việt Minh phá kho thóc.( 1.0 đ)
Hình ảnh cuối câu truyện hiện lên trong đầu Tràng -> sự giác ngộ cách mạng.( 0.5 đ)
=> Tràng là người nông dân nghèo, có tấm lòng nhân đạo, yêu thương con người, luôn khao khát hạnh phúc gia đình. 
Nghệ thuật : + Xây dựng tình huống truyện bất ngờ độc đáo. Nhân vật Tràng được khắc họa sinh động, đối thoại hấp dẫn, ấn tượng, thể hiện diển biến tâm lí tinh tề..( 0.5 đ)
 c) KB .( 0.5 đ): Khặng định lại nhân vật Tràng và tài năng của nhà văn ..góp phần làm nên giá trị bền lâu của tác phẩm
 - HẾT-
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM- MÃ ĐỀ:345
Đáp án
Điểm
Câu 1
Câu 1: ( 4 điểm). Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
4,0
a. Diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ khi biết Tràng có vợ
1.0
b. Nghệ thuật: Từ láy, điệp từ, lặp cấu trúc cú pháp, thủ pháp im lặng, nhân hóa
1.0
c. Yêu cầu về kiến thức:Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý sau đây:
-Dẫn ý bằng chính dòng độc thoại nội tâm xúc động của bà cụ Tứ.
- Tình mẫu tử gì? Biểu hiện của tình mẫu tử?
- Ý nghĩa của tình mẫu tử? 
- Phê phán những đứa con bất hiếu với mẹ và nêu hậu quả.
- Bài học nhận thức và hành động?
2.0
Câu 2
Cảm nhận của anh ( chị) về nhân vật Việt qua tác phẩm “ Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi.
6.0 đ
a.Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận văn học theo thể loại
Kết cấu bài viết chặt chẽ, bố cục mạch lạc , rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý sau đây:
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
- Cảm nhận chung về nhân vật Việt
0.5 đ
- Việt: Là một thanh niên mới lớn, rất hồn nhiên (không sợ chết nhưng lại rất sợ ma, hay tranh giành với chị, đi chiến đấu vẫn mang súng cao su trong người,); 
1.25
- có một tình yêu thương gia đình sâu đậm, một tính cách anh hùng, tinh thần chiến đấu gan dạ, kiên cường.
1.5 
- Trong anh có dòng máu của những con người gan góc, sẵn sàng hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc (còn nhỏ mà dám tấn công kẻ giết cha, xin đi tòng quân và chiến đấu rất dũng cảm)
1.75
- Chi tiết được chọn lọc vừa cụ thể vừa giàu ý nghĩa, gây ấn tượng mạnh. Ngôn ngữ bình dị, phong phú, giàu giá trị tạo hình và đậm sắc thái Nam bộ.
- Giọng văn chân thật, tự nhiên, nhiều đoạn gây xúc động mạnh
0.5
- Khẳng định lại vấn đề.
Chiến và Việt là hai khúc sông trong dòng sông truyền thống của gia đình. Hai chị em là sự tiếp nối thế hệ của chú Năm và má, song lại mang dấu ấn riêng của thế hệ trẻ Miền Nam thời kì chống Mỹ-cứu nước.
0.5
Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được cả yêu cầu về kỹ năng và kiến thức, bài làm phải có dẫn chứng minh họa.
ĐÁP ÁN: Đề 675:
Câu
Nội dung
Điểm
1
 - Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi.
4.0
- Nội dung : Chiến sĩ trẻ tuổi Việt sau một trận đánh bị thương và nằm lại nơi chiến trường, lạc đồng đội đã mấy ngày.Anh nghe thấy một loạt súng vang dội từ xa đến, cảm nhận được đây chính là tiếng súng của đồng đội mình, anh nghĩ đến chiến thắng vang dội, những gương mặt thân quen lại hiện liên.Bản thân anh dù bị thương nhưng luôn trong tư thế sẵn sáng chiến đấu.Từ đó ta thấy nghị lực sống cũng như tinh thần dũng cảm của Việt.
- Nghệ thuật : Liệt kê, im lặng, từ láy, đối lập, độc thoại nội tâm, miêu tả.
- Nghị lực sống: là tinh thần vượt qua khó khăn trong cuộc sống, những thiếu sót của bản thân hay hoàn cảnh gia đình để nỗ lực vươn lên trong học tập và cuộc sống, gặt hái thành công.
+ Chứng minh : Nguyễn Ngọc Kí, Hồ Chí Minh
+ Bác bỏ : con người hèn nhát, sợ thất bại, nhanh nản chí.
+ Bài học : Sống có nghị lực, vuột qua khó khăn trước mắt thì mới gặt hài đuộc thành công trong cuộc sống.
1.0
1.0
2.0
2
Cảm nhận của em về nhân vật thị trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân . 
6.0
MB
Mb:Giới thiệu vài nét về tác giả Kim Lân.Giới thiệu về tác phẩm (xuất xứ ,hoàn cảnh sáng tác). Dẫn dắt vào đề bài : hình ảnh nhân vật thị.
0.5
TB
Tb : - Là nạn nhân của nạn đói . Đó là một người phụ nữ rất đáng thương , tội nghiệp : 
 + Không có lai lịch , gốc gác và ngay cả cái tên cũng không có , tác giả gọi một cái tên chung chung là thị .
 + Là người xấu xí , đói cơm rách áo : Hôm nay thị rách quá , áo quần tả tơi như tổ đỉa , thị gầy sọp hẳn đi , trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt . 
+ Tội nghiệp hơn là thị đã theo Tràng về làm vợ mà không có một nghi thức nào dù trang trọng hay sơ sài .
 + Bữa cơm đầu tiên của cô dâu về nhà chồng thật thảm thương và tội nghiệp : Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối , và một đĩa muối ăn với cháo  và một nồi chè khoán
- Tâm trạng nhân vật được phân tích và diễn tả sắc sảo , hóm hỉnh , tinh tế : 
 + Vì những xô đẩy dữ dội của hoàn cảnh đã khiến thị chao chát chỏng lỏn . Nhưng khi lâm vào tình cảnh theo không Tràng , trong lòng thị vừa tủi phận , vừa e thẹn , ngượng ngùng Thị có vẻ rón rén , e thẹn  Người đàn bà như cũng biết xung quanh người ta đang nhìn dồn cả về phía mình , thị càng ngượng nghịu , chân nọ bước díu cả vào chân kia 
 + Cho đến khi gặp bà cụ Tứ , thị vẫn còn e thẹn và khép nép Thị cúi mặt xuống , tay vân vê tà áo đã rách bợt .
 + Thị theo không Tràng trước hết là để có một nơi nương tựa cho khỏi chết đói . Chính vì vậy , thị cũng không khỏi thất vọng khi nhìn thấy cái nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại .
 + Không tìm thấy được sự no ấm nhưng người đàn bà đã tìm thấy sự đầm ấm của một gia đình . Cái hạnh phúc ấy đã đem đến một sự đổi thay thật sự trong tính cách của người đàn bà khiến Tràng phải ngạc nhiên Tràng nom hôm nay thị khác lắm , rõ ràng là người đàn bà hiền hậu đúng mực không còn vẻ gì chao chát chỏng lỏn như mấy lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh .
 + Thị đã chăm lo cho tổ ấm của mình bằng sự khéo léo , chu đáo và bằng cả tình cảm thực sự của một người phụ nữ nhà cửa , sân vườn hôm nay đều được quét tước , thu dọn sạch sẽ , gọn gàng 
à Cách dựng truyện tự nhiên , độc đáo , cách miêu tả tâm lí tinh tế , sắc sảo đã làm nổi bật nhân vật ngưởi vợ nhặt rất đáng thương , tội nghiệp nhưng cũng có những nét đáng quý , đặc biệt la khát khao một mái ấm gia đình .
 I Dù không xuất hiện nhiều nhưng là một nhân vật gây ấn tượng và có vai trò quan trọng trong tác phẩm: góp phần tố cáo tội ác của bọn thống trị, đồng thời cũng góp phần khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn khao khát một mái ấm gia đình, là người vợ hiền dâu thảo.
2.0
1.5
1.5
KB
+ cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn; dựng cảnh sinh động có nhiều chi tiết đặc sắc.
+ Nhân vật khắc họa sinh động, đối thoại hấp dẫn, ấn tượng, thể hiện tâm lí tinh tề.
+ Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị nhưng chắt lọc và giàu sức gợi.
+ Tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít đã gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945 và khẳng định: ngay trên bờ vực của cái chết, con người vẫn hướng về sự sống, tin tưởng ở tương lai, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. 
0.5 
ĐÁP ÁN: Đề 728:
Câu
Nội dung
Điểm
1
 - Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi.
4.0
* Nội dung : Đoạn văn miêu tả việc hai chị em Việt, Chiến thu xếp việc nhà, khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm trước ngày lên đường nhập ngũ; tình cảm của Việt đối với chị mình... Sự gắn bó giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình và truyền thống dân.
 * Nghệ thuật : Liệt kê, im lặng, từ láy, đối lập, độc thoại nội tâm, miêu tả.
 * Tinh thần yêu nước, yêu gia đình của học sinh: 
- Phân tích : Đất nước kết tinh hoá thân trong mỗi con người, con người phải có cống hiến, có trách nhiệm đ/ v quê hương
+ bảo vệ giữ gìn phát huy những di sản văn hóa đa chiều của đất nước
+ Tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. 
+ Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam
+ Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương.
+ Những người lính ngoài biên giới, hải đảo phải hi sinh hạnh phúc, xa người thân để bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn vùng trời bình yên
 Chứng minh: Hồ Chí Minh, Nguyễn Văn Trỗi, Võ Thị Sáu
 +Bác bỏ : con người hèn nhát, sợ chết, không yêu nước.
+Bài học : Sống có cần có lòng yêu nước, vuột qua khó khăn thử thách, học hành thành đạt để bảo vệ và xây dựng đất nước giàu mạnh...
1.0
1.0
2.0
2
Cảm nhận của em về nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành ? 
6.0
MB
Mb: Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Trung Thành. Giới thiệu về tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác). Dẫn dắt vào đề bài nhân vật Tnú
0.5
TB
* Số phận: 
- Nhỏ: mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống nhờ vào sự cưu mang đùm bọc của dân làng. Nóng nảy, thẳng thắn, bộc trực. Sớm bộc lộ lòng yêu nước ( làm liên lạc và cố gắn học). Học thì chậm nhưng trong công tác thì rất thông minh và nhanh nhẹn.
- Trưởng thành: Số phận của Tnú giống như số phận của người làng Xô man: Có gia đình, vợ, con nhưng đều bị giặc sát hại dã man. Bản thân Tnú cũng mang thương tích trên thân thể- hậu quả của những đòn tra tấn của kẻ thù: tấm lưng lằn ngang dọc, bàn tay cụt mười ngón. – Yêu quê hương và rất dũng cảm trong công tác.
– Yêu gia đình , yêu làng xóm. Anh nhớ từng kỷ niệm với người thân, nhớ tiếng chày quê hương tha thiết.
– Tính tình kín đáo , ít nói nhưng gan dạ dũng cảm: “ Người cộng sản không thèm kêu vang”. Rất trung thành với cách mạng.
– Có lòng căm thù giặc sâu sắc: “ Đôi mắt Tnú như hai cục lửa” ( t/g dùng ngoại hình để miêu tả nội tâm) Tnú đã biến đau thương thành sức mạnh, vượt lên nỗi đau của chính mình để trở thành con người dũng cảm.
–. Tnú là biểu tượng của người anh hùng Tây nguyên, là một cây xà nu bất khuất, là một con người của làng Xô man đã tiếp nối truyền thống yêu nước chống giặc dù chỉ với vũ khí thô sơ nhưng vẫn tiêu diệt được kẻ thù .Tnú và những người dân làng Xô man không hề biết sợ chết, họ chỉ sợ mất quê hương , mất những người thân.
 * Phẩm chất: - Là một chú bé gan góc, táo bạo, trung thực, trung thành với Cách mạng (giặc khủng bố dã man vẫn cùng Mai hăng hái vào rừng nuôi cán bộ, quyết tâm học tập để làm cán bộ, gan dạ dũng cảm khi làm giao liên, bị giặc bắt, bị tra tấn, quyết không khai, chỉ tay vào bụng Cộng sản ở đây). Khi lớn lên, Tnú trở thành người lãnh đạo dân làng Xô man bình tĩnh vững vàng chống Mỹ Diệm.
- Yêu thương vợ con, dân làng và quê hương (Chứng kiến cảnh vợ con bị kẻ thù hành hạ, biết là thất bại, anh vẫn xông ra cứu. Xa làng Tnú nhớ làng, nhớ âm thanh và nhịp điệu sinh hoạt của làng ; khi về, anh nhớ tất cả mọi người).
- Biết vượt lên mọi đau đớn và bi kịch cá nhân để dũng cảm chiến đấu, trả thù cho quê hương và gia đình (Khi xông ra cứu vợ con, anh bị bắt, bị đốt mười đầu ngón tay, Tnú quyết không kêu van à tiếng thét của anh trở thành hiệu lệnh cho dân làng giết giặc. Dù mất vợ con, dù hai bàn tay mỗi ngón chỉ còn hai đốt, Tnú vẫn nén đau thương, tham gia lực lượng vũ trang để góp phần giải phóng quê hương).
- Có tinh thần kỷ luật cao : Ba năm đi bộ đội, dù nhớ làng nhưng được phép cấp trên mới dám về thăm làng. Khi được về thăm làng, dù rất lưu luyến song anh chấp hành đúng qui định, ở lại một đêm rồi ra đi
* Tác giả đặc biệt miêu tả đôi bàn tay của Tnú, gây ấn tượng sâu sắc và đậm nét, qua đó hiện lên cả cuộc đời và tính cách nhân vật (bàn tay khi còn lành lặn là bàn tay trung thực, tình nghĩa: Cầm phấn học chữ, cầm đá mài giáo, đặt lên bụng khi bị tra tấn, cầm tay Mai; với hai bàn tay không xông ra cứu vợ con – Bàn tay bị giặc đốt cụt, trở thành muời ngọn đuốc trở thành chứng tích tội ác của kẻ thù – Bàn tay còn hai đốt vẫn cầm được súng để bảo vệ quê hương).
2.0
1.5
1.5
KB
 - Tnú là nhân vật có tính chất sử thi: số phận và phẩm chất của anh tiêu biểu cho con người Xô man nói riêng và nhân dân Tây Nguyên nói chung. Cảm hứng, giọng điệu chủ đạo là ca ngợi. Làm phong phú thêm chân dung con người Vn anh hùng trong kháng chiến chống Mĩ. 
0.5 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 64 - 65 4 ma de....doc