PHÒNG GD-ĐT VŨNG LIÊM ĐỀ THI THAM KHẢO HK II TRƯỜNG THCS TRƯƠNG TẤN HỮU MÔN SINH HỌC 7, NH 2015-2016 Thời gian làm bài : 60 phút I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất trong các câu sau đây, mỗi câu đúng đạt 0,25 điểm. Câu 1: Ở cá mạch máu có chức năng dẫn máu từ tâm thất đến các mao mạch mang là: A. Động mạch bụng. C. Động mạch lưng. B. Động mạch bụng và lưng. D. Tĩnh mạch bụng. Câu 2: Mắt, mũi ếch nằm ở vị trí cao trên đầu có tác dụng: A. Bảo vệ mắt, mũi. B. Giúp sự hô hấp trên cạn. C. Giúp lấy được oxi trong không khí. D. Tăng khả năng quan sát khi bơi và lấy được oxi trong không khí. Câu 3: Phổi thằn lằn hoàn chỉnh hơn phổi ếch ở chỗ: A. Số vách ngăn mặt trong phổi nhiều hơn C. Không có sự hô hấp bằng da B. Sự xuất hiện của các cơ liên sườn D. Hô hấp bằng phổi và da Câu 4: Hệ tuần hoàn ở thằn lằn khác biệt so với ếch ở điểm: A. Tâm thất có 1 vách ngăn B. Tâm thất có 1 vách hụt, sự pha trộn máu đã giảm bớt C. Tâm nhĩ có vách hụt D. Tâm thất có vách ngăn hoàn chỉnh. Câu 5: Ở thỏ, nơi tiêu hóa xenlulozơ là: A. Ống tiêu hóa B. Manh tràng C. Ruột non D. Dạ dày Câu 6: Ở Kanguru, chi sau và đuôi phát triển có ý nghĩa thích nghi gì: A. Đứng bằng hai chân sau để phát hiện kẻ thù từ xa B. Giữ thăng bằng khi nhảy xa C. Tự vệ khi gặp kẻ thù D. Leo trèo Câu 7: Những con nào sau đây thuộc bộ guốc chẵn: A. Lợn, bò, hà mã, hươu cao cổ C. Lợn, ngựa vằn, lừa, tê giác B. Lợn, bò, ngựa, hươu D. Trâu, hà mã, tê giác, lừa Câu 8: Đại diện nào sau đây thuộc bộ có vảy: A. Rùa vàng, cá sấu B. Cá sấu, ba ba C. Thằn lằn, cá sấu D. Thằn lằn, rắn. Câu 9: Sự tiến hóa các hình thức sinh sản hữu tính được thể hiện ở chỗ: A. Thụ tinh trong C. Đẻ con, nuôi con bằng sữa B. Chăm sóc trứng và con D. Cả A, B, C.( không sử dụng ) Câu 10: Đặc điểm cấu tạo da của chim bồ câu là: A. Da khô, phủ lông vũ B. Da khô, có vảy sừng C. Da ẩm, có tuyến nhày D. Da khô, phủ lông mao. Câu 11: Thế nào là sự tiến hóa về tổ chức cơ thể? A. Là sự chuyên hóa của một số cơ quan B. Là sự phân chia các cơ quan thành các bộ phận C. Là sự tiêu giảm một số cơ quan không cần thiết D. Là sự phức tạp hóa trong tổ chức cơ thể, một hệ cơ quan chia thành các bộ phận và tiến tới sự hoàn chỉnh các bộ phận đó. Câu 12: Khỉ hình người khác với khỉ và vượn là: A. Có chai mông, túi má và đuôi B. Có chai mông, không có túi má và đuôi C. Không có chai mông, túi má và đuôi D. Không có chai mông, có túi má, không có đuôi. II. TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1: Nêu đặc điểm chung và vai trò của thú? (2,5đ) Câu 2: Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống vừa ở cạn vừa ở nước? (2,0đ) Câu 3: Hãy giải thích: - Vì sao thỏ chạy không dai sức bằng thú ăn thịt nhưng trong một số trường hợp vẫn thoát khỏi nanh vuốt con vật săn mồi? - Vì sao thỏ chạy với vận tốc nhanh hơn thú săn mồi nhưng vẫn phải làm mồi cho chúng?(1,5đ) Câu 4: Vẽ và chú thích đầy đủ sơ đồ cấu tạo bộ não thằn lằn. ( 1,0đ) * ĐÁP ÁN: I. Trắc nghiệm: Mỗi câu đúng được 0,25đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án A D A B B B A D D A D C II. Tự luận: Câu 1: * Đặc điểm chung của Thú: (2.0) - Thú là ĐVCXS có tổ chức cao nhất. - Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa. - Có lông mao bao phủ. - Răng phân hóa thành răng nanh, răng cửa, răng hàm. - Tim 4 ngăn - Bộ não phát triển, bán cầu não và tiểu não. - Là động vật hằng nhiệt. * Vai trò: (0.5) - Cung cấp thực phẩm, sức kéo, dược liệu. - Nguyên liệu mỹ nghệ - Tiêu diệt gặm nhấm Câu 2: Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống vừa ở cạn vừa ở nước: (2,0) - Đầu dẹp nhọn khớp với thân thành một khối. - Da trần, ẩm ướt. - Chi sau có màng bơi. - Mắt có mi. - Tai có màng nhĩ - Chi năm phần có ngón. Câu 3: - Vì khi bị rượt đuổi thỏ chạy theo hình chữ Z, làm kẻ thù bị mất đà nên không thể bắt được. (0,75) - Thỏ chạy nhanh nhưng không dai sức, càng về sau vận tốc càng giảm nên phải làm mồi cho thú ăn thịt. (0,75) Câu 4: Vẽ và chú thích đúng như hình 39.4.A-SGK trang 129 sinh học 7. GV thực hiện: Diệp Quốc Anh.
Tài liệu đính kèm: