Đề thi môn: Hóa học khối 10 năm học 2015 – 2016 trường THPT Chuyên ĐHSP Hà Nội (Đề đề xuất)

docx 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 3790Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn: Hóa học khối 10 năm học 2015 – 2016 trường THPT Chuyên ĐHSP Hà Nội (Đề đề xuất)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi môn: Hóa học khối 10 năm học 2015 – 2016 trường THPT Chuyên ĐHSP Hà Nội (Đề đề xuất)
HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN
KHU VỰC DH & ĐB BẮC BỘ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐHSP HÀ NỘI
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
ĐỀ THI MÔN: HÓA HỌC KHỐI 10
NĂM HỌC 2015 – 2016
Thời gian làm bài 180 phút
(Đề này có 04 trang gồm 10 câu)
Câu 1: ( 2 điểm)
1. Cho bảng sau:
Nguyên tố
Ca
Sc
Ti
V
Cr
Mn
Năng lượng ion hoá I2 (eV)
11,87
12,80
13,58
14,15
16,50
15,64
Hãy giải thích sự biến đổi năng lượng ion hoá thứ hai của các nguyên tố trong bảng.
2. Thực nghiệm cho biết cả ba hợp chất CHBr3, SiHBr3, CH(CH3)3 đều có cấu tạo tứ diện. Có ba trị số góc liên kết tại tâm là 110o; 111o; 112o(không kể tới H khi xét các góc này). Độ âm điện của H là 2,20; CH3 là 2,27; Csp3 là 2,47; Si là 2,24; Br là 2,50. Dựa vào mô hình sự đẩy giữa các cặp e hóa trị (VSEPR) và độ âm điện, hãy cho biết trị số góc của mỗi hợp chất và giải thích.
Câu 2: (2 điểm) 
Tinh thể sắt (II) oxit có cấu trúc tương tự với tinh thể của NaCl, trong tinh thể FeO có hốc bát diện được tạo thành bởi các nguyên tử oxi và nguyên tử Fe nằm ở tâm hốc.
Trong điều kiện thường không tồn tại sắt (II) oxit tinh khiết mà thường có lẫn một lượng sắt (III) trong FeO, nên công thức của oxit sắt là FexO. Cho hằng số mạng của tinh thể FexO là a=4,29 Ao và khối lượng riêng của FexO là 5,71 g/cm3.
1. Tìm x biết Fe=55,85
2. Xác định % ion Fe2+ và Fe3+ có mặt trong oxit, từ đó xác định u, v trong công thức oxit ở dạng Fe(II)uFe(III)vO
Câu 3: (2 điểm)
1. Sự biến đổi của hạt nhân (với chu kì bán rã t1/2 = 3,26 ngày) thành hạt nhân bền xảy ra khi hạt nhân 67Ga bắt một electron thuộc lớp K của vỏ electron bao xung quanh hạt nhân. Quá trình này không phát xạ β+. 
a) Viết phương trình của phản ứng hạt nhân biểu diễn sự biến đổi phóng xạ của .
b) Chùm tia nào được phát ra khi 67Ga phân rã?
2. 10,25 mg kim loại gali (m=69,72g/mol) đã làm giàu đồng vị 67Ga được sử dụng để tổng hợp m gam dược chất phóng xạ gali xitrat (GaC6H5O6.3H2O, m=296,7g/mol). Hoạt độ phóng xạ của mẫu (m gam) dược chất là 1,09.108 Bq. Chấp nhận rằng quá trình tổng hợp có hiệu suất chuyển hóa Ga bằng 100%.
a) Tính khối lượng của đồng vị 67Ga trong m gam dược chất được tổng hợp (cho rằng 67Ga là đồng vị phóng xạ duy nhất có trong mẫu). 
b) Tính hoạt độ phóng xạ của 1 gam dược chất gali xitrat được tổng hợp ở trên. 
Câu 4: (2 điểm) 
Nescafe đã sản xuất thành công lon café-tự làm nóng. Để làm nóng café, chỉ cần ấn nút (trên lon) để trộn nguyên liệu gồm 1 dung dịch KOH hoặc NaOH rất loãng và Canxi oxit. 210 mL café trong lon sẽ được hâm nóng đến khoảng 40oC.
Viết phương trình phản ứng xảy ra giữa các nguyên liệu dùng để đun nóng café (khi nhấn nút). Cho nhiệt hình thành chuẩn của Canxi hidroxit, canxi oxit và nước lần lượt là -1003, -635, -286 kJ/mol. Hãy tính hiệu ứng nhiệt của phản ứng này.
Giả sử nhiệt dung riêng của café là 4,18 J/K.g. hãy tính lượng nhiệt cần cung cấp để làm nóng 210 mL café từ 0oC đến 40oC. Hãy tính lượng Canxi oxit cần để thực hiện nhiệm vụ này.
Câu 5: (2 điểm)
Trong một hệ có cân bằng 3 H2 + N2 2 NH3 (*) được thiết lập ở 400 K người ta xác định được các áp suất phần sau đây:
p = 0,376.105 Pa , p = 0,125.105 Pa , p = 0,499.105 Pa
1. Tính hằng số cân bằng Kp và ΔG0 của phản ứng (*) ở 400 K. 
2. Tính lượng N2 và NH3, biết hệ có 500 mol H2.
Cho: Áp suất tiêu chuẩn P0 = 1,013.105 Pa; R = 8,314 JK-1mol-1; 1 atm = 1,013.105 Pa. 
Câu 6: (2 điểm) Trộn 20 ml dung dịch H2SO4 0,05 M với 30 ml dung dịch H3PO4 0,05 M thu được 50 ml dung dịch A.
1. Tính pH và nồng độ cân bằng các cấu tử trong dung dịch A.
2. Tính thể tích dung dịch NaOH 0,10M cần thêm vào 20 ml dung dịch A để thu được dung dịch mới có pH=7,21.
Cho H3PO4 có pKai=2,15; 7,21; 12,32 HSO4- có pKa= 2 
Câu 7: (2 điểm)
1. Thiết lập một sơ đồ pin để xác định tích số tan của AgI. Viết các phương trình phản ứng xảy ra trên mỗi điện cực và trong pin. 
2. Tính độ tan tại 25oC của AgI trong nước. 
Câu 8: (2 điểm)
Hòa tan 1,150 gam một mẫu Bari clorua ngậm nước rồi pha loãng thành 100,00 mL dung dịch A. Thêm 25,00 mL dung dịch K2CrO4 0,0540 M vào 20 mL dung dịch A. Lọc tách kết tủa BaCrO4, phần nước lọc được axit hóa bằng H2SO4 và thêm KI dư thu được dung dịch B. Chuẩn độ lượng I2 giải phóng ra trong dung dịch B bằng Na2S2O3 thì cần 13,30 mL Na2S2O3 0,100 M.
1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên biết phản ứng chuẩn độ tạo ra sản phẩm là Natri tetra thionat..
2. Hãy tính hàm lượng của BaCl2 trong mẫu muối ngậm nước trên.
Câu 9: (2 điểm)
Sục khí A vào dung dịch chứa chất B ta được chất rắn C màu vàng và dung dịch D. Khí A có màu vàng lục tác dụng với khí X tạo ra C và F. Nếu X tác dụng với khí A trong nước tạo ra Y và F, rồi thêm BaCl2 vào dung dịch thì có kết tủa trắng. A tác dụng với dung dịch chất G là muối nitrat kim loại tạo ra kết tủa H màu đen. Đốt cháy H bởi oxi ta được chất lỏng I màu trắng bạc.
Xác định A, B, C, F, G, H, I, X, Y và viết phương trình hóa học của các phản ứng.
Câu 10: (2 điểm) 
Ion Bromat phản ứng với Bromua trong môi trường axit tạo ra brom.
Viết phương trình ion cho phản ứng này.
Các thí nghiệm nghiên cứu tốc độ phản ứng được tiến hành với các thể tích khác nhau của các dung dịch Bromat, Bromua và axit mạnh HX. Kết quả cho trong bảng sau:
Thí nghiệm
Thể tích dung dịch 
bromat (V) 1M
(mL)
Thể tích dung dịch
bromua 1M
(mL)
Thể tích dung dịch
HX 1M
(mL)
Thể tích
H2O
(mL)
Vận tốc phản ứng
(mol/L.s)
1
5,0
25,0
30,0
40,0
1,68x10-5
2
5,0
25,0
60,0
10,0
6,70x10-5
3
10,0
25,0
30,0
35,0
3,37x10-5
4
15,0
50,0
30,0
5,0
1,00x10-4
Hãy tính bậc phản ứng riêng phần của các ion Bromat, bromua và H+.
Hãy tính hằng số k trong biểu thức tốc độ phản ứng (có kèm đơn vị của k)
Hãy tính tốc độ phản ứng nếu dùng axit ethanoic 0,100 M (CH3COOH với pKa=4,76) thay cho HX trong thí nghiệm 1.

Tài liệu đính kèm:

  • docxDHBB DE HOA 10 2016.docx
  • docxDHBB DAP AN HOA LOP 10 2016.docx