HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRƯỜNG THPT CHUYÊN HẠ LONG ĐỀ THI ĐỀ XUẤT BÀI THI MÔN HÓA HỌC KHỐI 10 NĂM 2016 Thời gian làm bài 180 phút ( Đề này có 04 trang, gồm 10 câu) Họ, tên thí sinh:..................................................................... SBD: ............................. Học sinh sử dụng các dữ kiện sau để làm bài : h = 6,626.10-34J.s; me = 9,109.10-31 kg; NA = 6,022.1023; R =8,314 J.mol-1.K-1 Khối lượng nguyên tử : H = 1; O = 16; Mg = 24; S = 32; Số thứ tự Z: He = 2; C = 6; N = 7; O = 8 1 A° = 10-10 m; 1nm = 10-9m; 1 eV = 1,902.10-19 J; 1atm =1,01325.105 Pa. Câu 1: Cấu tạo nguyên tử (2đ) 1. Tính năng lượng của electron ở trạng thái cơ bản trong các nguyên tử và ion sau: H, He+. (Cho ZH = 1; ZHe = 2; ZLi = 3).Tính năng lượng ion hóa của H và năng lượng ion hóa thứ 2 của He.Bước sóng ngắn nhất mà nguyên tử hidro có thể phát ra là gì? 2. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt các loại là 60, số hạt mang điện trong hạt nhân bằng số hạt không mang điện. Nguyên tử của nguyên tố Y có 11 electron p. Nguyên tử nguyên tố Z có 4 lớp electron và 6 electron độc thân. Cho biết vị trí của các nguyên tố trên trong bảng hệ thống tuần hoàn. So sánh (có giải thích) bán kính của các nguyên tử và ion X, X2+ và Y-. Câu 2: Cấu tạo phân tử - Liên kết hóa học (2đ) 1. Viết công thức Lewis, dự đoán dạng hình học của các phân tử và ion sau (có giải thích) và trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm? SO2; SO3; SO42- ; SF4; SCN- 2. Bằng thực nghiệm người ta đã xác định được giá trị momen lưỡng cực của phân tử H2S là 1,09D và của liên kết S – H là 2,61.10–30 C.m. Hãy xác định: a. Góc liên kết HSH. b. Độ ion của liên kết S – H , biết rằng độ dài liên kết S – H là 1,33 Å. Cho 1 D = 3,33. 10–30C.m. Giả sử m của cặp electron không chia của S là không đáng kể. Câu 3: Tinh thể (2đ) Bạc kim loại có cấu trúc tinh thể lập phương tâm diện. Bán kính nguyên tử của Ag và Au lần lượt là: RAg = 144 pm; RAu = 147 pm. a) Tính số nguyên tử Ag có trong một ô mạng cơ sở. b) Tính khối lượng riêng của bạc kim loại. c) Một mẫu hợp kim vàng - bạc cũng có cấu trúc tinh thể lập phương diện. Biết hàm lượng Au trong mẫu hợp kim này là 10%. Tính khối lượng riêng của mẫu hợp kim. Câu 4: Nhiệt động lực học (2đ) 1. Cho các dữ kiện sau: Năng lượng kJ.mol¯1 Năng lượng kJ.mol¯1 thăng hoa của Na 108,68 liên kết của Cl2 242,60 ion hóa thứ nhất của Na 495,80 mạng lưới NaF 922,88 liên kết của F2 155,00 mạng lưới NaCl 767,00 Nhiệt hình thành của NaF rắn : -573,60 kJ.mol-1 Nhiệt hình thành của NaCl rắn: -401,28 kJ.mol-1 Tính ái lực electron của F và Cl ; so sánh các kết quả thu được và giải thích. 2. Biết giá trị nhiệt động của các chất sau ở điều kiện chuẩn là : Chất Fe O2 FeO Fe2O3 Fe3O4 ΔH0s(kcal.mol-1 0 0 -63,7 -169,5 -266,9 S0 (cal.mol-1.K-1) 6,5 49,0 14,0 20,9 36,2 a) Tính biến thiên năng lượng tự do Gibbs ( ΔG0) của sự tạo thành các oxit sắt từ các đơn chất ở điều kiện chuẩn. b) Cho biết ở điều kiện chuẩn oxit sắt nào bền nhất ? Câu 5: Động học (2đ) 1. Trong một phản ứng bậc nhất tiến hành ở 27°C, nồng độ chất đầu giảm đi một nửa sau 3000 giây. Ở 37°C, nồng độ giảm đi 2 lần sau 1000 giây. Xác định: a. Hằng số tốc độ ở 27°C. b. Thời gian để nồng độ chất phản ứng còn lại 1/4 nồng độ đầu ở 37°C. c. Hệ số nhiệt độ g của hằng số tốc độ phản ứng d. Năng lượng hoạt hóa của phản ứng. 2. Đinitơ pentaoxit phân hủy tạo thành nitơ đioxit và oxy theo phương trình: 2N2O5 → 4NO2 + O2 Cơ chế của phản ứng trên như sau: (1) N2O5 NO2 + NO3 (2) NO2 + NO3 NO2 + O2 + NO (3) NO + N2O5 3NO2 Sử dụng nguyên lý phỏng định trạng thái bền đối với NO và NO3 (nguyên lí nồng độ dừng hay nồng độ ổn định) hãy thiết lập biểu thức của tốc độ biến thiên Câu 6: Cân bằng hóa học (2đ) 1. Cho phản ứng 2NO2(k) N2O4(k) có Kp=9,18 ở 250C. Hỏi ở cùng nhiệt độ phản ứng xảy ra theo chiều nào trong điều kiện sau: P(N2O4)= 0,9atm ; P(NO2)=0,1 atm. 2. Cho cân bằng hóa học: N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3 (k) ; = - 46 kJ.mol-1 . Nếu xuất phát từ hỗn hợp chứa N2 và H2 theo tỉ lệ số mol đúng bằng hệ số tỉ lượng 1: 3 thì khi đạt tới trạng thái cân bằng (450oC, 300 atm) NH3 chiếm 36% thể tích. a) Tính hằng số cân bằng KP (ghi rõ đơn vị nếu có). b) Giữ áp suất không đổi (300 atm), cần tiến hành ở nhiệt độ nào để khi đạt tới trạng thái cân bằng NH3 chiếm 50% thể tích? Giả sử không thay đổi trong khoảng nhiệt độ nghiên cứu. Cho phương trình Van’t Hoff: Câu 7: Cân bằng trong dung dịch – Cân bằng axit bazo (2đ) Dung dịch A là hỗn hợp của H3PO4 và NaHSO4 0,010 M, có pHA = 2,03. a) Tính Ctrong dung dịch A. b) Tính nồng độ HCOOH phải có trong dung dịch A sao cho độ điện li của H3PO4 giảm 25%. Coi thể tích dung dịch không thay đổi. Cho pKa (HSO) = 2 pK(H3PO4) = 2,15; 7,21; 12,32 pK (HCOOH) = 3,75 Câu 8: Điện hóa – Pin điện – Điện phân (2đ) 1. Người ta tiến hành thiết lập một pin sau: Nửa pin I: gồm một điện cực Ag được phủ AgCl nhúng vào dung dịch KCl bão hòa. Nửa pin II: gồm thanh Pt được phủ hỗn hợp nhão gồm Hg và Hg2Cl2 nhúng vào dung dịch KCl bão hòa. a) Xác định các điện cực (âm hay dương) và biểu diễn sơ đồ cấu tạo pin theo quy ước. Viết phản ứng tại các điện cực và phản ứng chung trong pin. b) Tính sức điện động của pin trên tại 250C. Cho pKs (AgCl) = 10; pKs(Hg2Cl2) = 17,88; E0 của Ag+/Ag = 0,800V và Hg2+2/Hg = 0,792V; RTln10/F = 0,0592V (ở 25oC). 2. Điện phân 50 mL dung dịch HNO3 có pH = 5,0 với điện cực trơ trong 30 giờ, dòng điện không đổi 1A. Tính pH của dung dịch thu được sau khi điện phân. Coi khối lượng riêng của dung dịch HNO3 loãng trong thí nghiệm này không đổi và bằng 1g/mL. Câu 9: Hóa học hạt nhân (2đ) Tỉ lệ triti so với tổng số nguyên tử hidro trong một mẫu nước nặng là 8.10-8 (mẫu nước chứa hidro chủ yếu là đơteri). Triti phân hủy phóng xạ với chu kỳ bán hủy 12,3 năm. Có bao nhiêu nguyên tử triti trong 1,0g mẫu nước sông trên sau 20 năm. 134Cs và 137Cs là sản phẩm phân hạch của nhiên liệu urani trong lò phản ứng hạt nhân. Cả hai đồng vị này đều phân rã β. a) Viết phương trình phản ứng biểu diễn các phân rã phóng xạ của 134Cs và 137Cs. b) Tính năng lượng (eV) được giải phóng trong phản ứng phân rã phóng xạ của 134Cs. Cho: = 133,906700; = 133,904490. Câu 10: Halogen – Oxi lưu huỳnh – Nito photpho (2đ) 1. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng ion-electron: Cl2 + I2 + OH- → NaClO + KI + H2O → F2 + → OF2 + ..+. Na2SO3 +. → Na2S2O3 2. a. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các hidro halogenua thay đổi như thế nào? Giải thích nguyên nhân? b. Độ bền đối với nhiệt từ HF đến HI thay đổi như thế nào? Có phù hợp với sự thay đổi nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi không?
Tài liệu đính kèm: