Đề thi Kiểm tra học kì 2, năm học 2015 - 2016 môn: Hóa học 9 thời gian: 60 phút không kể thời gian phát đề)

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 996Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Kiểm tra học kì 2, năm học 2015 - 2016 môn: Hóa học 9 thời gian: 60 phút không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi Kiểm tra học kì 2, năm học 2015 - 2016 môn: Hóa học 9 thời gian: 60 phút không kể thời gian phát đề)
III. Ma trận :
Nội dung kiến thức
Mức độ nhận biết
Cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng ở mức cao hơn
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chương 4
Hidro 
cac bon. Nhiên liệu
Hiểu được cách tách chất khí hidrocacbon và chọn phương pháp phù hợp để dập tắt đám cháy.
Tính đưọc thể tích dung dịch khi biết số mol và nồng độ mol.
.
Số câu hỏi
3
1
4
Số điểm
0,75
0,25
1
Chương 5
Dẫn xuất của hidro
cacbon - polime
- Biết được tính chất và dựa vào thành phần nguyên tố để xác định được hợp chất thuộc dẫn xuất hidro cacbon.
- Hiểu được tính chất hóa học để xác định những chất tác dụng được với nhau và phân biệt chúng
- Dựa vào phương trình phản ứng hóa học của các chất hữu cơ để hoàn thành chuỗi biến đổi. 
 Vận dụng các kiến thức đã học để viết phương trình phản ứng và giải toán tìm thể tích của chất khí và thể tích không khí ở đktc.
Dựa vào mối liên quan về số mol để xác định khối lượng chất kết tủa.
Số câu hỏi
4
1
4
1
2/3
1/3
11
Số điểm
1
2
1
2
2
1
9
Tổng số câu hỏi
Tổng số điểm
4
1
1
2
7
1,75
1
2
1
0,25
2/3
2
1/3
1
15
10
Tỉ lệ
10%
20%
17,5%
20%
2,5%
20%
10%
100%
 PGD – ĐT VŨNG LIÊM
TRƯỜNG THCS HỒ ĐỨC THẮNG
 KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2015 - 2016
 MÔN: HÓA HỌC 9
 THỜI GIAN: 60 phút không kể thời gian phát đề) 
A. TRẮC NGHIỆM.(3đ)
 Câu 1: Dãy các hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ ? 
A. CH4, C2H6, CO2. B. C6H6, CH4, C2H5OH. 
C. CH4, C2H2, CO. D. C2H2, C2H6O, CaCO3.
Câu 2:Để tinh chế khí metan có lẫn etilen và axetilen, ta dùng? 
A. dung dịch nước brom dư. B. dung dịch NaOH dư.
C. dung dịch AgNO3/NH3 dư. D. dung dịch nước vôi trong dư.
 Câu 3:Cho 2,24 lít khí etilen ( đktc) phản ứng vừa đủ với dung dịch brom 0,1M. Thể tích dung dịch brom tham gia phản ứng là 
A. 2 lít. B. 1,5 lít. C. 1 lít. D. 0,5 lít.
Câu 4: Để dập tắt đám cháy nhỏ do xăng, dầu người ta dùng biện pháp? 
A. phun nước vào ngọn lửa. B. phủ cát vào ngọn lửa.
C. thổi oxi vào ngọn lửa. D. phun dung dịch muối ăn vào ngọn lửa.
Câu 5: Trên mũi khoan để khai thác dầu mỏ người ta có gắn ?
A. thép tốt. B. đá thạch anh. C. kim cương. D. đá hoa cương.
Câu 6: Để phân biệt hai chất lỏng không màu là benzen và rượu etylic ta dùng 
A. sắt. 	 B. đồng C. natri.	 D. kẽm. 
Câu 7: Cồn 900 có nghĩa là:
A. Trong 100ml dung dịch có 90ml rượu etylic nguyên chất.
B.Trong 100ml dung dịch có 10ml rượu etylic nguyên chất.
C.Trong 90ml dung dịch có 10ml rượu etylic nguyên chất.
D.Trong 100ml dung dịch có 9ml rượu etylic nguyên chất.
Câu 8:Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ 
A. trên 5%.	B. dưới 2%.	C. từ 4% - 5%.	D. từ 2% - 5%.
Câu 9:Thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt được dung dịch saccarozơ và glucozơ? 
A. Dung dịch H2SO4 loãng. B. Dung dịch NaOH. 
C. Dung dịch AgNO3 /NH3. D. Na kim loại.	
(tuần 32)
Câu 10:Este là sản phẩm của phản ứng giữa:
A. Axit hữu cơ với nước B.Axit hữu cơ với bazo 
C.Axit hữu cơ với kim loại D.Axit hữu cơ với rượu
 Câu 11 : Chất có thể tác dụng được với Na và NaOH là :
A.CH4 B.C2H4O2 C.C2H2 D.C2H4
Câu 12: Hãy chọn câu đúng trong các câu sau. 
A. Dầu ăn là hỗn hợp nhiều este với dung dịch axit. 
B. Dầu ăn là hỗn hợp của glixerol và muối của axit béo.
C. Dầu ăn là hỗn hợp nhiều este của glixerol và các axit béo. 
D. Dầu ăn là hỗn hợp dung dịch kiềm và glixerol.
B. TỰ LUẬN (7đ)
Câu 1:(2đ) Viết phương trình hoàn thành chuỗi biến đổi sau:
 (1) (2) (3)
C2H4 à C2H5OH à CH3COOH à CH3COOC2H5 
 (4) CH3COONa 
Câu 2: (2đ) Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng 1 trong 3 chất lỏng không màu sau:rượu etylic, axit axetic , benzen. Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết 3 chất trên. Viết phương trình hóa học minh họa (nếu có).
Câu 3.( 3 điểm). Đốt cháy hoàn toàn 9,2g rượu etylic.
 a. Viết phương trình hóa học.
 b. Tính thể tích không khí cần dùng cho phản ứng trên. Biết oxi chiếm 20% thể tích không khí?
 c.Dẫn khí CO2 thoát ra qua dung dịch Ca(OH)2. Tính khối lượng kết tủa tạo thành.
( Biết H = 1, Ca = 40, O =16, C = 12)
GỢI Ý ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
Phần A .Trắc nghiệm(3 đ) mỗi câu đúng đạt 0,25đ.
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B
A
C
B
C
C
A
D
C
D
B
C
Phần B. Tự luận (7đ)
Câu 1(2đ)
 Mỗi phương trình đúng cho 0,5 đ. 
Câu 2: (2đ)
 Lấy mỗi lọ một ít đánh dấu để thử: 0,25đ
 - Nhận biết axit axetic đúng . 0,5 đ 
 - Nhận biết rượu đúng 0,75đ
 - Lọ còn lại là benzen. 0,5 đ.
(Cần ghi rõ đáp án phần nhận biết + PTHH)
 Câu 3: (3đ)
 = 9,2 : 46 = 0,2 mol (0,5đ)
a/ C2H5OH + 3O2 2CO2 + 3H2O (0,5đ)
	1 mol 3 mol 2mol
 0,2mol 0,6mol 0,4mol ( 0,25đ)
 VO2 = 0,6 x 22,4 = 13,44 ( lít ) (0,25đ) 
 b/ Vkk = 13,44 x (100% : 20%) = 67,2 ( lít ) (0,5đ)
 c/ Ca(OH)2 + CO2 à CaCO3 + H2O (0,25đ)
 0,4mol 0,4mol (0,25đ)
 mCaCO3 = 0,4 x 100 = 40 g (0,5đ)
PGD – ĐT VŨNG LIÊM
TRƯỜNG THCS HỒ ĐỨC THẮNG
 KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2015 - 2016
 MÔN: HÓA HỌC 9
 THỜI GIAN: 60 phút không kể thời gian phát đề) 
 A. TRẮC NGHIỆM.(3đ)
 Câu 1: Dãy các hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ ? 
A. CH4, C2H6, CO2. B. C6H6, CH4, C2H5OH. 
C. CH4, C2H2, CO. D. C2H2, C2H6O, CaCO3.
Câu 2:Để tinh chế khí metan có lẫn etilen và axetilen, ta dùng? 
A. dung dịch nước brom dư. B. dung dịch NaOH dư.
C. dung dịch AgNO3/NH3 dư. D. dung dịch nước vôi trong dư.
 Câu 3:Cho 2,24 lít khí etilen ( đktc) phản ứng vừa đủ với dung dịch brom 0,1M. Thể tích dung dịch brom tham gia phản ứng là 
A. 2 lít. B. 1,5 lít. C. 1 lít. D. 0,5 lít.
Câu 4: Để dập tắt đám cháy nhỏ do xăng, dầu người ta dùng biện pháp? 
A. phun nước vào ngọn lửa. B. phủ cát vào ngọn lửa.
C. thổi oxi vào ngọn lửa. D. phun dung dịch muối ăn vào ngọn lửa.
Câu 5: Trên mũi khoan để khai thác dầu mỏ người ta có gắn ?
A. thép tốt. B. đá thạch anh. C. kim cương. D. đá hoa cương.
Câu 6: Để phân biệt hai chất lỏng không màu là benzen và rượu etylic ta dùng 
A. sắt. 	 B. đồng C. natri.	 D. kẽm. 
Câu 7: Cồn 900 có nghĩa là:
A. Trong 100ml dung dịch có 90ml rượu etylic nguyên chất.
B.Trong 100ml dung dịch có 10ml rượu etylic nguyên chất.
C.Trong 90ml dung dịch có 10ml rượu etylic nguyên chất.
D.Trong 100ml dung dịch có 9ml rượu etylic nguyên chất.
Câu 8:Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ 
A. trên 5%.	B. dưới 2%.	C. từ 4% - 5%.	D. từ 2% - 5%.
Câu 9:Thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt được dung dịch saccarozơ và glucozơ ? 
A. Dung dịch H2SO4 loãng. B. Dung dịch NaOH. 
C. Dung dịch AgNO3 /NH3. D. Na kim loại.
Câu 10:Este là sản phẩm của phản ứng giữa:
A. Axit hữu cơ với nước B.Axit hữu cơ với bazo 
C.Axit hữu cơ với kim loại D.Axit hữu cơ với rượu
 Câu 11 : Chất có thể tác dụng được với Na và NaOH là :
A.CH4 B.C2H4O2 C.C2H2 D.C2H4
Câu 12: Hãy chọn câu đúng trong các câu sau. 
A. Dầu ăn là hỗn hợp nhiều este với dung dịch axit. 
B. Dầu ăn là hỗn hợp của glixerol và muối của axit béo.
C. Dầu ăn là hỗn hợp nhiều este của glixerol và các axit béo. 
D. Dầu ăn là hỗn hợp dung dịch kiềm và glixerol.
B. TỰ LUẬN:( 7 điểm)
Câu 1.(2 điểm ) Có 3 lọ đựng riêng biệt các khí: metan, etilen và khí cacbonic. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các khí trên. Viết phương trình minh họa.
Câu 2:( 2 điểm) Viết PTHH thực hiện những chuyển đổi sau :
 (1) (2) (3)
CaC2 C2H2 C2H4 C2H5OH 
 (4) C2H4Br2 
 Câu 3.( 3 điểm). Đốt cháy 4,48 lít khí Etilen cần phải dùng:
 a. Bao nhiêu lít khí oxi? (ở đktc)
 b. Bao nhiêu lít không khí chứa 20% thể tích oxi?
 c.Dẫn khí CO2 thoát ra qua dung dịch Ca(OH)2. Tính khối lượng kết tủa tạo thành.
( Cho C = 12, H = 1, O = 16, Ca = 40)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
Phần A .Trắc nghiệm(3 đ) mỗi câu đúng đạt 0,25đ.
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B
A
C
B
C
C
A
D
C
D
B
C
Phần II. Tự luận (7đ)
Câu 1:Lấy mỗi lọ một ít đánh dấu để thử: 0,25đ
 - Nhận biết etilen đúng . 0,75 đ 
 - Nhận biết cacbonic đúng 0,5đ
- Lọ còn lại là metan. 0,5 đ.
 Câu 2(2đ)
 Mỗi phương trình đúng cho 0,5 đ. 
Câu 3: (3đ)
n C2H4 = 4,48: 22,4 = 0,2 mol (0,25đ) 
 C2H4 + 3O2 → 2CO2 + 2H2O (0,5đ)
 1mol 3mol 2mol
 0,2mol 0,6mol 0,4mol (0,25 đ) 
a. VO2= 0,6 x 22,4 = 13,44 (lít) (0,5đ)
b.Vkk = 13,44 x (100% : 20%) = 67,2 (lít) (0,5đ) 
c. Ca(OH)2 + CO2 à CaCO3 + H2O (0,25đ)
 0,4mol 0,4mol (0,25đ)
 mCaCO3 = 0,4 x 100 = 40 g (0,5đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docDỀ THI THAM KHẢO HKII HÓA HỌC 9 2015-2016 ( 2 ĐỀ).doc