Đề thi khảo sát kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT lần 1 năm 2022 môn Lịch sử Lớp 12 - Mã đề: 407

doc 4 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 20/06/2022 Lượt xem 410Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT lần 1 năm 2022 môn Lịch sử Lớp 12 - Mã đề: 407", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi khảo sát kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT lần 1 năm 2022 môn Lịch sử Lớp 12 - Mã đề: 407
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ KHẢO SÁT KIẾN THỨC CHUẨN BỊ CHO KỲ THI
TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2022 – LẦN 1
MÔN: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề 
 (Đề thi có 4 trang)
Mã đề: 407
Câu 1: Quốc gia nào sau đây được đánh giá là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
	A. Cuba.	B. Pê ru.	C. Ê-cu-a-đo.	D. Mê-hi-cô.
Câu 2: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng mối quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX?
	A. Hợp tác.	B. Thân thiện.	C. Hòa hoãn.	D. Đối đầu.
Câu 3: Tổ chức nào sau đây lãnh đạo nhân dân Ấn Độ đấu tranh giành độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
	A. Đảng Dân chủ.	B. Đảng Cộng hòa.
	C. Đảng Dân tộc.	D. Đảng Quốc Đại.
Câu 4: “Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” là câu trích từ văn kiện nào sau đây?
	A. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”.
	B. Báo cáo “Bàn về cách mạng Việt Nam”.
	C. Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến”.
	D. Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi”.
Câu 5: Tổ chức nào sau đây ra đời ở Việt Nam trong giai đoạn 1936-1939?
	A. Việt Nam Quang phục hội.	B. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
	C. Việt Nam độc lập đồng minh.	D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Câu 6: Nội dung nào sau đây là âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961-1965)?
	A. Biến miền Nam thành căn cứ quân sự duy nhất.
	B. Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương.
	C. Dùng người Việt đánh người Việt.
	D. Nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực.
Câu 7: Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945), quân đội Mĩ, Anh, Pháp chiếm đóng khu vực nào sau đây?
	A. Đông Béclin.	B. Đông Đức.	C. Tây Đức.	D. Đông Âu.
Câu 8: Nội dung nào sau đây không phải nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế của các nước Tây Âu (1950-1973)?
	A. Tận dụng tốt các cơ hội từ bên ngoài.	B. Áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật.
	C. Thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí.	D. Vai trò điều tiết của Nhà nước.
Câu 9: Sự kiện nào sau đây có ảnh hưởng tích cực đến cách mạng Việt Nam thời kì 1919-1930?
	A. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh.
	B. Chiến tranh lạnh kết thúc.
	C. Cách mạng tháng Mười Nga thành công.
	D. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.
Câu 10: Quốc gia nào sau đây là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
	A. Cuba.	B. Ai Cập.	C. Xingapo.	D. Angiêri.
Câu 11: Cuộc khởi nghĩa nào sau đây không nằm trong phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam?
	A. Hương Khê.	B. Yên Thế.	C. Ba Đình.	D. Bãi Sậy.
Câu 12: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) ở Đông Dương, thực dân Pháp đã đầu tư vốn nhiều nhất vào lĩnh vực nào sau đây?
	A. Công nghiệp chế biến.	B. Công nghiệp quốc phòng.
	C. Công nghiệp vũ trụ.	D. Nông nghiệp.
Câu 13: Nội dung nào sau đây là nguồn gốc của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XX?
	A. Mĩ thiết lập trật tự đơn cực.	B. Trật tự đa cực được thiết lập.
	C. Trật tự hai cực Ianta sụp đổ.	D. Những đòi hỏi của cuộc sống.
Câu 14: Năm 1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã chọn địa điểm nào sau đây mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam?
	A. Hà Tĩnh.	B. Đà Nẵng.	C. Quảng Nam.	D. Hà Nội.
Câu 15: Quốc gia nào sau đây khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại?
	A. Lào.	B. Việt Nam.	C. Mĩ.	D. Trung Quốc.
Câu 16: Trong cuộc chiến đấu chống chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961-1965) của đế quốc Mĩ, quân dân miền Nam Việt Nam có hoạt động nào sau đây?
	A. Xây dựng nông thôn mới.	B. Phá ấp chiến lược.
	C. Tổng khởi nghĩa.	D. Bầu cử Quốc hội.
Câu 17: Lực lượng xã hội nào sau đây chiếm số lượng đông đảo nhất ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
	A. Nông dân.	B. Tư sản.	C. Công nhân.	D. Tiểu tư sản.
Câu 18: Từ những năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đi đầu trong lĩnh vực nào sau đây?
	A. Giao thông vận tải.	B. Công nghiệp nhẹ.
	C. Công nghiệp vũ trụ.	D. Sản xuất ứng dụng dân dụng.
Câu 19: Phong trào dân chủ 1936-1939 là một bước chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam vì lí do nào sau đây?
	A. Xây dựng được lực lượng chính trị hùng hậu.
	B. Bước đầu xây dựng được lực lượng vũ trang.
	C. Đảng Cộng sản Đông Dương hoạt động công khai.
	D. Thành lập được chính quyền công nông đầu tiên.
Câu 20: Nội dung nào sau đây không thuộc lĩnh vực văn hóa trong cuộc vận động Duy tân ở Việt Nam do Phan Châu Trinh khởi xướng đầu thế kỉ XX?
	A. Mở lớp dạy chữ quốc ngữ.	B. Mở trường học theo lối mới.
	C. Vận động cải cách trang phục	D. Phổ cập giáo dục trung học.
Câu 21: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?
	A. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển ở các nước thuộc địa.
	B. Ngân sách nhà nước lúc này hầu như trống rỗng.
	C. Trên cả nước ta còn 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp.
	D. Các cơ sở công nghiệp của ta chưa kịp phục hồi sản xuất.
Câu 22: Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 nhằm mục đích nào sau đây?
	A. Khai thông biên giới, củng cố và mở rộng căn cứ Việt Bắc.
	B. Đánh bại kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp.
	C. Giam chân Pháp trong các thành phố và đô thị.
	D. Đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava của thực dân Pháp.
Câu 23: Nội dung nào sau đây thuộc bối cảnh bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam?
	A. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập.	B. Chủ nghĩa phát xít đã hoàn toàn sụp đổ.
	C. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.	D. Chính quyền phát xít Nhật khủng bố dã man.
Câu 24: Nội dung nào sau đây là nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
	A. Liên minh chiến đấu của ba nước Đông Dương.
	B. Đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng cộng sản.
	C. Sự ủng hộ trực tiếp của các nước xã hội chủ nghĩa.
	D. Sự lớn mạnh của lực lượng vũ trang ba thứ quân.
Câu 25: Nội dung nào sau đây là điểm khác biệt về con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc so với con đường cứu nước của Phan Bội Châu?
	A. Mục tiêu trước mắt.	B. Chủ trương đấu tranh vũ trang.
	C. Đối tượng cách mạng.	D. Khuynh hướng chính trị.
Câu 26: Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
	A. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất.
	B. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
	C. Kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
	D. Khoa học luôn đi trước và tồn tại độc lập với kĩ thuật.
Câu 27: Cương lĩnh chính trị đầu tiên (đầu năm 1930) của Đảng Cộng sản Việt Nam có điểm khác biệt nào sau đây so với Luận cương chính trị (10-1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương?
	A. Xác định lực lượng cách mạng là công nhân và nông dân.
	B. Khẳng định vai trò lãnh đạo thuộc về chính đảng vô sản.
	C. Đánh giá đúng khả năng chống đế quốc của một bộ phận giai cấp bóc lột.
	D. Xác định đúng nhiệm vụ cách mạng là đánh đổ đế quốc.
Câu 28: Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 của quân dân Việt Nam có điểm khác biệt nào sau đây so với chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950?
	A. Kết hợp hoạt động quân sự trên mặt trận chính và vùng sau lưng địch.
	B. Tập trung cao nhất lực lượng, giành thắng lợi quyết định trong chiến tranh.
	C. Có mục tiêu làm thất bại những nỗ lực quân sự của Pháp và can thiệp Mĩ.
	D. Diễn ra trong bối cảnh lực lượng vũ trang ba thứ quân đã hình thành.
Câu 29: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm của phong trào yêu nước Việt Nam những năm 20 của thế kỉ XX?
	A. Hai khuynh hướng chính trị cùng tồn tại và phát triển.
	B. Hai khuynh hướng chính trị phát triển kế tiếp nhau.
	C. Hai khuynh hướng sử dụng bạo lực cách mạng để loại trừ nhau.
	D. Hai khuynh hướng chính trị có sự phối hợp chặt chẽ với nhau.
Câu 30: Nhận định nào sau đây phản ánh không đúng những chuyển biến quan trọng của hệ thống tư bản chủ nghĩa trong nửa sau thế kỉ XX ?
	A. Các nước tư bản có sự tăng trưởng khá liên tục nhờ có sự tự điều chỉnh kịp thời.
	B. Các nước tư bản ngày càng có xu hướng liên kết kinh tế khu vực.
	C. Mĩ trở thành đế quốc giàu mạnh nhất với tiềm lực kinh tế và quân sự vượt trội.
	D. Tất cả các cường quốc duy trì quan hệ hòa dịu, đối thoại và hợp tác phát triển.
Câu 31: Trong giai đoạn 1939-1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã khắc phục được một trong những hạn chế của Luận cương chính trị (10-1930) qua chủ trương nào sau đây?
	A. Thành lập chính quyền Xô viết công nông binh.
	B. Sử dụng phương pháp bạo lực cách mạng.
	C. Xác định động lực cách mạng là công nông.
	D. Tập trung giải quyết nhiệm vụ dân tộc.
Câu 32: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc?
	A. Tranh thủ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa.
	B. Kết hợp sức mạnh của tiền tuyến với sức mạnh của hậu phương.
	C. Dự đoán chính xác thời cơ và nguy cơ để chủ động trong mọi tình huống.
	D. Kết hợp đấu tranh trên các mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao.
Câu 33: Nội dung nào sau đây là đặc điểm chung về kinh tế giữa các nước Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000?
	A. Sự phát triển và khủng hoảng diễn ra theo chu kì 10 năm.
	B. Phát triển nhanh sau đó lâm vào tình trạng khủng hoảng.
	C. Phát triển xen kẽ với khủng hoảng, suy thoái.
	D. Có sự phát triển nhanh và mạnh mẽ liên tục.
Câu 34: Nội dung nào sau đây phản ảnh đúng tính chất dân chủ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) ở Việt Nam?
	A. Kết hợp chống đế quốc với xóa bỏ từng bước tàn dư phong kiến.
	B. Chấm dứt sự bóc lột của giai cấp địa chủ ở các vùng căn cứ du kích.
	C. Hoàn thành mục tiêu “người cày có ruộng” ngay trong kháng chiến.
	D. Từng bước xóa bỏ các giai cấp bóc lột trong suốt cuộc kháng chiến.
Câu 35: Nhận xét nào sau đây là đúng về phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 1928-1929?
	A. Có tính thống nhất cao theo một đường lối chính trị đúng đắn.
	B. Có sự liên kết và trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc.
	C. Phát triển ngày càng mạnh mẽ và có một tổ chức lãnh đạo thống nhất.
	D. Chứng tỏ giai cấp công nhân đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng.
Câu 36: Giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888, phong trào Cần vương có đặc điểm nào sau đây?
	A. Quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn.
	B. Không có sự chỉ đạo của triều đình.
	C. Hoạt động chủ yếu ở trung du và miền núi.
	D. Đặt dưới sự chỉ huy của triều đình.
Câu 37: Cuộc vận động dân chủ 1936-1939 để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây cho sự nghiệp giải phóng dân tộc ở Việt Nam?
	A. Phải thành lập một mặt trận thống nhất của riêng lực lượng công nông.
	B. Đấu tranh giành thắng lợi từng bước để thực hiện mục tiêu chiến lược.
	C. Phải dùng bạo lực để trấn áp kẻ thù và bảo vệ chính quyền cách mạng.
	D. Phân tích bối cảnh quốc tế, tranh thủ sự viện trợ của Quốc tế Cộng sản.
Câu 38: Nội dung nào sau đây là điểm tương đồng giữa phong trào cách mạng 1930-1931 và phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam?
	A. Thành lập các mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi.
	B. Là cuộc tập dượt cho quần chúng nhân dân đấu tranh.
	C. Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
	D. Có sự lãnh đạo kịp thời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 39: Nội dung nào sau đây phản ảnh đúng ý nghĩa thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
	A. Trực tiếp thúc đẩy xu thế hòa hoãn Đông - Tây.
	B. Giải phóng nhân dân các nước thuộc địa khỏi chế độ phân biệt chủng tộc.
	C. Giúp các nước thoát khỏi mọi ảnh hưởng từ bên ngoài.
	D. Góp phần xóa bỏ ách nô dịch của chủ nghĩa thực dân.
Câu 40: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập của nhân dân Việt Nam (1945-1946)?
	A. Thực hiện sách lược nhân nhượng có nguyên tắc với kẻ thù.
	B. Tranh thủ sự giúp đỡ về mọi mặt của các nước xã hội chủ nghĩa.
	C. Xây dựng mặt trận thống nhất dân tộc của ba nước Đông Dương.
	D. Thực hiện triệt để nguyên tắc không thỏa hiệp với mọi kẻ thù.
----------- HẾT ----------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_khao_sat_kien_thuc_chuan_bi_cho_ky_thi_tot_nghiep_thp.doc