Đề thi khảo sát chất lượng khối 11 lần 4 năm học 2015 - 2016 môn: Lịch sử thời gian làm bài 60 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 774Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng khối 11 lần 4 năm học 2015 - 2016 môn: Lịch sử thời gian làm bài 60 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi khảo sát chất lượng khối 11 lần 4 năm học 2015 - 2016 môn: Lịch sử thời gian làm bài 60 phút (không kể thời gian giao đề)
 SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ THI KSCL KHỐI 11 LẦN 4 NĂM HỌC 2015- 2016 
TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN MÔN: Lịch Sử
 Thời gian làm bài 60 phút (không kể thời gian giao đề).
Câu 1 (3.0 điểm) Lập bảng so sánh giữa cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) với cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) theo mẫu sau:
Nội dung so sánh
Chiến tranh thế giới thứ nhất
Chiến tranh thế giới thứ hai
Nguyên nhân
Tính chất
Kết cục
Câu 2: (4 điểm). Những chuyển biến về cơ cấu xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?
Câu 3 :(3.0 điểm). Thông qua những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 – 1918, hãy nhận xét con đường cứu nước của Người có điểm gì mới so với các bậc yêu nước tiền bối?
Thí sinh không được sử dụng tài liệu.Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh.....................................................;Số báo danh...........................................
-------------HẾT-------------
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ THI KSCL KHỐI 11 LẦN 4 NĂM HỌC 2015- 2016 
TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN MÔN: Lịch Sử
 Thời gian làm bài 60 phút (không kể thời gian giao đề).
Câu 1 (3.0 điểm) Lập bảng so sánh giữa cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) với cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) theo mẫu sau:
Nội dung so sánh
Chiến tranh thế giới thứ nhất
Chiến tranh thế giới thứ hai
Nguyên nhân
Tính chất
Kết cục
Câu 2: (4 điểm). Những chuyển biến về cơ cấu xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?
Câu 3 :(3.0 điểm). Thông qua những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 – 1918, hãy nhận xét con đường cứu nước của Người có điểm gì mới so với các bậc yêu nước tiền bối? 
Thí sinh không được sử dụng tài liệu.Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh.....................................................; Số báo danh...........................................
-------------HẾT-------------
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐỀ THI KSCL LẦN 4
MÔN LỊCH SỬ- KHỐI 11 NĂM HỌC 2015- 2016
Đáp án gồm có 2 trang
Câu
Nội dung
Điểm
1
Lập bảng so sánh giữa cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) với cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) theo mẫu sau.
3.0
Nội dung so sánh
Chiến tranh thế giới thứ nhất
(1914-1918)
Chiến tranh thế giới thứ hai
(1939-1945)
Nguyên nhân.
- Quy luật phát triển không đều giữa các nước đế quốc dẫn đến mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với các nước đế quốc về vấn đề thị trường.
- Quy luật phát triển không đều giữa các nước đế quốc dẫn đến mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với các nước đế quốc về vấn đề thị trường. 
0,75
- Đến đầu thế kỉ XX, trên thế giới hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau: Đức-Áo-Hung và Anh-Pháp-Nga. Cả 2 khối đều tiến hành chạy đua vũ trang.
- Sự kiện Xéc- bi
- Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933Trên thế giới hình thành hai khối quân sự kình địch nhau: Đức-Italia-Nhật Bản và Anh-Pháp-Mĩ, nhưng cả hai khối này đều muốn chống Liên Xô (XHCN).
- Sự kiện phát xít Đức vu cáo Ba Lan tấn công.
0,75
Tính chất.
Chiến tranh đế quốc, xâm lược, phi nghĩa với cả hai bên tham chiến.
+ Từ 1939 đến trước tháng 6- 1941: chiến tranh đế quốc xâm lược, phi nghĩa đối với cả hai bên tham chiến.
+ Từ tháng 6-1941 đến 1945: chính nghĩa đối với Liên Xô và các lực lượng hoà bình dân chủ.
0,5
Kết cục.
- 38 nước bị lôi cuốn vào vòng khói lửa; 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương; thiệt hại về vật chất 338 tỷ USD, trong đó chi phí trực tiếp quân sự là 85 tỷ USD.
- 76 nước bị lôi cuốn vào vòng khói lửa; Khoảng 60 triệu người bị chết, 90 triệu người bị thương; thiệt hại về vật chất 4000 tỷ USD, trong đó chi phí trực tiếp quân sự là 1384 tỷ USD.
0,5
- Các nước châu Âu trở thành con nợ của Mĩ. Mĩ sau chiến tranh giàu lên. Nhật nâng cao vị thế ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, nhà nước Xô viết được thành lập.
- Hệ thống các nước XHCN ra đời ở Đông Âu và châu Á; thế và lực trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa thay đổi; phong trào giải phóng dân tộc có điều kiện phát triển.
0,5
2
Những chuyển biến về cơ cấu xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?
4,0
- * Những chuyển biến về xã hội: cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã làm phân hoá khá sâu sắc những giai cấp xã hội cũ, đồng thời làm nảy sinh những lực lượng xã hội mới:
0,5
- Giai cấp cũ:
 + Địa chủ phong kiến: - Làm tay sai cho Pháp => giàu có
 - Một số địa chủ vừa và nhỏ bị đế quốc chèn ép => ít nhiều có tinh thần dân tộc
 0,75
+ Nông dân: - Mất ruộng đất => bị bần cùng hoá
 - Làm tá điền, một số trở thành công nhân trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy.
 - Là lực lượng chủ yếu trong phong trào yêu nước.
0,75
- Giai tầng mới:
 + Công nhân: - Xuất thân từ nông dân
 - Vừa mới xuất hiện nên còn non trẻ.
 - Chịu 2 tầng lớp áp bức (thực dân, phong kiến)
 - Sớm có tinh thần đấu tranh chống áp bức dân tộc và áp bức giai cấp...
0,75
+ Tư sản: - Xuất thân từ những người buôn bán, chủ xưởng, chủ cơ sở sản xuất...
 - Bị chèn ép, ít có khả năng cạnh tranh
 => có ý thức dân tộc, là cơ sở thuận lợi => tiếp thu khuynh hướng dân chủ tư sản từ bên ngoài.
0,75
+ Tiểu tư sản: - Thành phần: tiểu thương, tiểu chủ, viên chức, học sinh, sinh viên...
 - Có ý thức dân tộc, dẽ tiếp thu trào lưu tư tưởng tiến bộ từ bên ngoài.
0,5
3
Thông qua những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 – 1918, hãy nhận xét con đường cứu nước của Người có điểm gì mới so với các bậc yêu nước tiền bối?
3.0
a. Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 – 1918
 0,5
- 5/6/1911, trên chiếc tàu buôn Pháp mang tên Đô đốc La-Tu-sơ Tơ-rê-vin, Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước, với quyết tâm “tôi sẽ làm việc, tộ sẽ làm tất cả việc gì để sống và để đi”. 
- Tháng 7/1911, Người đến cảng Mác-xây, sau đó đi qua nhiều nước ở châu Phi, châu Mĩ, châu Âu. Đặc biệt, Người đã dừng chân khá lâu ở ba nước đế quốc Mĩ, Anh, Pháp
0,5
- 12/1917, từ Anh, Người trở về Pháp tham gia vào phong trào yêu nước của Việt kiều và phong trào vô sản Pháp. Các phong trào đó đang phát triển mạnh dưới ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga. Người nhanh chóng trở thành người lãnh đạo của tổ chức “Hội người Việt Nam yêu nước” ở Pari
0,5
b. Hãy nhận xét con đường cứu nước của Người có điểm gì mới so với các bậc yêu nước tiền bối
0,5
- Nhìn thấy hạn chế của các bậc yêu nước tiền bối và quyết tâm không đi theo con đường đó... Hướng đi mới, ra nước ngoài để đi tìm đường cứu nước nhưng không theo hướng đi của các bậc tiền bối: Phan Bội Châu sang Nhật Bản...
- Cách thức hoạt động để đi tìm con đường cứu nước mới: Phan Bội Châu cầu viện, đưa học sinh sang Nhật Bản học...Nguyễn Tất Thành qua thực tế lao động của bản thân ở nhiều nước, qua tìm hiểu thực tế cuộc sống, lao động của giai cấp vô sản ở nhiều nước, tìm hiểu phong trào đấu tranh ở các nước
0,5
- Những nhận thức và hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tuy là bước đầu, nhưng rất đúng hướng, là điều kiện cần thiết để sau Chiến tranh thế giới thứ nhất Người đến với chủ nghĩa Lênin, tìm ra con đường đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
0,5
Hết

Tài liệu đính kèm:

  • docTHI_CHUYEN_DE.doc