Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập kiểm tra giữa kỳ 2 môn Lịch sử 11 - Năm học 2021-2022

docx 10 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 20/06/2022 Lượt xem 403Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập kiểm tra giữa kỳ 2 môn Lịch sử 11 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập kiểm tra giữa kỳ 2 môn Lịch sử 11 - Năm học 2021-2022
	CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KỲ 2 MÔN LỊCH SỬ 11 ( 2021-2022)
BÀI 17: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ( 1939-1945)
Câu 1. Trong những năm 30 của thế kỉ XX, phe “Trục” được hình thành gồm các nước
A. Đức, Liên Xô, Anh       	B. Đức, Italia, Nhật Bản
C. Italia, Hunggari, Áo       	D. Mĩ, Liên Xô, Anh
Câu 2. Bản chất sự liên kết các nước trong phe “Trục” là gì?
A. Liên minh các nước thực dân	B. Liên minh các nước tư bản dân chủ
C. Liên minh các nước phát xít	D. Liên minh các nước thuộc địa
Câu 3. Hoạt động chủ yếu của các nước trong phe “Trục” là
A. Mở rộng các hoạt động kinh tế, thương mại	
B. Đấu tranh cho phong trào hòa bình
C. Phát xít hóa tất cả các thuộc địa
D. Tăng cường hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.
Câu 4. Thái độ nhượng bộ phát xít của chính phủ các nước Anh, Pháp, Mĩ là do
A. Sợ các nước phát xít tiến công nước mình và muốn liên minh với phe phát xít
B. Lo sợ trước sự lớn mạnh của Liên Xô và muốn tiến công Liên Xô
C. Lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xí nhưng thù ghét chủ nghĩa cộng sản nên muốn đẩy chiến tranh về phía Liên Xô
D. Cần thời gian để chuẩn bị chiến đấu chống cả chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát xít
Câu 5. Đạo luật trung lập (8-1935) của Chính phủ Mĩ đã thể hiện chính sách
A. Không can thiệp vào tình hình các nước phát xít	B. Không can thiệp vào các sự kiện ở châu Âu
C. Không can thiệp vào các sự kiện xảy ra bên ngoài châu Mĩ
D. Không can thiệp vào cuộc chiến giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát xít
Câu 6. Liên Xô đã có thái độ như thế nào với các nước phá xít?
A. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm và ngay lập tức tuyên chiến với phát xít Đức
B. Coi chủ nghĩa phát xít là đối tác trong cuộc chiến chống các nước đế quốc Anh, Pháp, Mĩ
C. Lo sợ chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên nhân nhượng với các nước phát xít
D. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.
Câu 7. Tại Hội nghị Muyních (Đức), Anh và Pháp đã có động thái như thế nào?
A. Kêu gọi đoàn kết chống lại chủ nghĩa phát xít, kiên quyết bảo vệ vùng Xuyđét của Tiệp Khắc
B. Tiếp tục nhân nhượng Đức, trao cho đức vùng Xuyđét của Tiệp Khắc
C. Cắt một phần lãnh thổ của hai nước cho Đức để Đức tấn công Liên Xô
D. Quyết định liên kết với Liên Xô chống lại Đức và Italia.
Câu 8. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vào hánh 9-1939, với sự kiện khởi đầu là
A. Quân đội Đức tấn công Ba Lan	B. Anh, Pháp tuyên chiến với Đức
C. Đức tấn công Anh, Pháp	D. Đức tấn công Liên Xô
Câu 9. Để bảo vệ quyền lợi quốc gia trong tình thế bị cô lập, Chính phủ Liên Xô đã
A. Kí Hiệp ước Xô – Đức không xâm lược lẫn nhau
B. Chủ trương liên kết với Anh, Pháp để chống chủ nghĩa phát xít
C. Đứng về phía các nước Êtiôpia, nhân dân Tây Ban Nha, Trung quốc chống xâm lược
D. Đưa quân giúp Tiệp Khắc chống cuộc xâm lược của Đức
Câu 10. Tại sao Đức kí Hiệp ước Xô – Đức không xâm phạm lẫn nhau với Liên Xô?
A. Đức nhận thức không đánh thắng nổi Liên Xô
B. Đức sợ bị liên quân Anh – Pháp tiến công sau lưng khi đang đánh Liên Xô
C. Đề phòng chiến tranh bùng nổ phải chống lại cả ba cường quốc trên hai mặt trận
D. Liên Xô không phải là mục tiêu tiến công của Đức
Câu 11. Tháng 6 – 1940, tại Pháp diễn ra sự kiện mà có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình Việt Nam là
A. Đức chiếm đóng 3/4 lãnh thổ nước Pháp	B. Lực lượng kháng chiến Pháp hình hành
C. Chính phủ tự trị thành lập do Pêtanh đứng đầu làm tay sai cho phát xít Đức
D. Đức tiến công và chiếm 3/4 lãnh thổ nước Pháp, Chính phủ Pháp đầu hàng và làm tay sai cho Đức
Câu 12. Tháng 6 – 1941, phát xít Đức quyết định tấn công Liên Xô vì
A. Hiệp ước Xô – Đức không xâm lược lẫn nhau hết hiệu lực
B. Các nước Anh, Pháp và hầu hết châu Âu đã đầu hàng
C. Quân Đức đã thống trị phần lớn châu Âu, có đủ điều kiện tấn công Liên Xô
D. Thực hiện cam kết với Anh, Pháp về việc tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản
Câu 13. Quân Đức sử dụng kế hoạch nào để tấn công Liên Xô?
A. Kế hoạch đánh bền bỉ, lâu dài	B. Kế hoạch bao vây, đsnh tỉa bộ phận
C. Kế hoạc vừa đánh vừa đàm phánD. Kế hoạch “chiến tranh chớp nhoáng”, đánh nhanh thắng nhanh
Câu 14. Trận đánh có ý nghĩa bước ngoặt của Hồng quân Liên Xô chuyển từ phòng thủ sang tấn công là
A. Trận Mátxcơva       B. Trận Cuốcxcơ	C. Trận Xtalingrát       D. Trận công phá Béclin
Câu 15. Sự kiện buộc Mĩ phải chấm dứt chính sách trung lập và tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Phát xít Đức tấn công Liên Xô
B. Liên quân Anh – Mĩ giành thắng lợi ở En Alamen
C. Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô ở Xtalingrát
D. Nhật Bản bất ngờ tập kích căn cứ của Mĩ ở Trân Châu Cảng
Câu 16. Liên minh chống phát xít hình thành năm 1942 thường được gọi là gì?
A. Phe Trục       B. Phe Đồng minh	C. Phe Liên minh       D. Phe Hiệp ước
Câu 17. Nguyên nhân nào thúc đẩy các quốc gia trên thế giới hình thành liên minh chống phát xít?
A. Do uy tín của Liên Xô đã tập hợp được các nước khác
B. Do hành động xâm lược, bành trướng của phe phát xít khiến thế giới lo ngại
C. Do Anh, Mĩ đều thua nhiều trận trên chiến trường
D. Do nhân dân các nước trên thế giới đoàn kết.
Câu 18. Văn kiện quốc tế đánh dấu sự cam kết của 26 quốc gia cùng nhau chống chủ nghĩa phát xít vào năm 1942 tại Oasinhtơn là
A. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản	B. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền
C. Tuyên ngôn Hòa bình	D. Tuyên ngôn Liên hợp quốc
Câu 19. Trong quá trình đẩy lùi quân phát xít Đức, Hồng quân Liên Xô đã giải phóng được những nước nào?
A. Đông Âu       B. Tây Âu	C. Nam Âu       D. Bắc Âu
Câu 20. Liên quân Mĩ – Anh và quân Đồng minh mử Mặt trận thứ hai ở Tây Âu bằng
A. Cuộc tấn công vòng cung Cuốcxcơ (Liên Xô)
B. Cuộc tấn công quân Nhật Bản ở Guađancanan trên Thái Bình Dương
C. Cuộc đổ bộ Noócách mạngăngđi (Pháp)
D. Cuộc đổ bộ đánh chiếm đảo Xixilia (Ialia)
Câu 21. Sự kiện nước Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện ngày 9-5-1945 có ý nghĩa gì?
A. Liên Xô đã giành thắng lợi hoàn toàn 	B. Chiến tranh chấm dứt hoàn toàn ở châu Âu
C. Chiến tranh chấm dứt hoàn toàn trên thế giớiD. Chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt hoàn toàn
Câu 22. Ngày 9-5-1945 đã đi vào lịch sử thế giới là ngày
A. Thế giới chiến thắng chủ nghĩa phát xít	B. Chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ hai
C. Hình thành trật tự thế giới mới	D. Giải phóng châu Âu
Câu 23. Nhật Bản đầu hàng không phải vì lí do nào sau đây?
A. Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống thành phố Hirôsima và Nagaxaki
B. Liên Xô đánh bại đạo quân Quan Đông của Nhật Bản ở Mãn Châu
C. Chính phủ Nhật Bản đa quá hoảng sợ, nhân dân và binh lính Nhật muốn đầu hàng
D. Các nước đồng minh gửi Tuyên cáo Pốtxđam yêu cầu Nhật Bản đầu hàng
Câu 24. Việc Nhật Bản đầu hàng không đuều kiện có ý nghĩa như thế nào?
A. Quân Nhật chính thức ngừng chiến đấu trên các mặt trận
B. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc trên toàn mặt trận
C. Các nước thuộc địa của Nhật được giải phóng
D. Khẳng định sức mạnh của Liên Xô và Mĩ
Câu 25. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với
A. Sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân	
B. Sự thắng lợi của nhân dân các nước thuộc đại trên thế giới
C. Sự thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản
D. Sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít Đức, Italia, Nhật Bản
Câu 26. Nội dung nào không phải là hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Khởi đầu của chiến tranh nguyên tử	B. Thế giới có nhiều thay đổi căn bản
C. Khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế
D. Nhiều thành phố, làng mạc bị phá hủy
Câu 27. Lực lượng nào là trụ cột trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít?
A. Nhân dân lao động ở các nước phá xít	B. Nhân dân và Hồng quân Liên Xô
C. Ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh	D. Nhân dân các nước thuộc địa
CHỦ ĐỀ : NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN
CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC ( TỪ 1858- ĐẾN 1884 )
Câu 1. Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam nhằm 
A. biến Việt Nam thành thuộc địa.	B. bù đắp những thiệt hại do chiến tranh. 
C. hoàn thành xâm chiếm các nước châu Á.	D. giúp Nhà Nguyễn củng cố chính quyền phong kiến.
Câu 2. Vào giữa thế kỉ XIX, trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là một quốc gia
A. thuộc địa.	B. phong kiến lệ thuộc vào nước ngoài.
C. nửa thuộc địa nửa phong kiến.	D. phong kiến độc lập, có chủ quyền.
Câu 3. Cuộc kháng chiến của quân dân ta ở Đà Nẵng ( từ tháng 8/1958 đến tháng 2/1859 ) đã 
A. làm thất bại hoàn toàn âm mưu “ đánh nhanh, thắng nhanh ” của Pháp.
B. bước đầu làm thất bại âm mưu “ đánh nhanh, thắng nhanh ” của Pháp.
C. bước đầu làm thất bại âm mưu “ chinh phục từng gói nhỏ ” của Pháp.
D. làm thất bại âm mưu “ chinh phục từng gói nhỏ ” của Pháp.
Câu 4. Đốt cháy tàu Ét-pê-răng (10/12/1861) trên sông Vàm cỏ là chiến công của
A. nghĩa quânTrương Quyền.	B. nghĩa quân Nguyễn Trung Trực.
C. nghĩa Quân Trương Định.	D. nghĩa quân Tôn thất Thuyết.
Câu 5. Năm 1858 Pháp tấn công Đà Nẵng với chiến thuật 
A. đánh lấn dần.	B. đánh lâu dài.	
C. "chinh phục từng gói nhỏ".	D. đánh nhanh thắng nhanh.
Câu 6. Nhà Nguyễn ký hiệp ước Nhâm Tuất 1862 với Pháp trong hoàn cảnh nào ? 
A. Phong trào kháng chiến của ta dâng cao, quân giặc bối rối. 
B. Pháp đã chiếm xong 6 tỉnh Nam Kì.
C. Phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì phát triển mạnh.
D. Quân dân ta đã giành chiến thắng Cầu Giấy lần thư nhất.
Câu 7. Khi biết tin Pháp tấn công Đà Nẵng, Ông đã tự chiêu mộ 300 người, xin Vua được ra chiến trường. Ông là ai ?
A. Phan Văn Trị.	B. Nguyễn Trường Tộ.	C. Phạm Văn Nghị.D. Nguyễn Tri Phương.
Câu 8. Đâu không phải là nội dung của hiệp ước Nhâm Tuất ( 5/6/1862). 
A. triều đình nhường hẳn cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kì.
B. bồi thường cho Pháp 20 triệu quan.
 C. triều đình phải mở 3 cửa biển : Ba Lạt, Quảng Yên, Đà Nẵng
D. triều đình chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì là vùng đất thuộc Pháp.
Câu 9. Ông là người được nhân dân phong “Bình Tây đại nguyên soái”.
A. Trương Quyền.	B. Nguyễn Trung TrựcC. Trương Định.	D. Nguyễn Tri Phương.
Câu 10. Bản Hiệp ước đầu hàng đầu tiên nhà Nguyễn kí với Pháp là 
A. Nhâm Tuất.	B.Tân Sửu.	C.Giáp Tuất.	D. Hắc Măng.
Câu 11. Tại mặt trận Đà Nẵng, quân dân ta đã sử dụng chiến thuật gì chống lại liên quân Pháp -Tây Ban Nha? 
A.“ thủ hiểm ”. 	B.“ đánh nhanh thắng nhanh ”.
C.“ chinh phục từng gói nhỏ ”. 	D. “vườn không nhà trống”.
Câu 12. Ngày 17/2/1859 diễn ra sự kiện nào sau đây ?
A. Liên quân Pháp –Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng.	B. Thực dân Pháp tấn công thành Gia Định.
C. Thực dân Pháp tấn công đại đồn Chí Hòa.	D. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.
Câu 13. Một trong những âm mưu của thực dân Pháp khi đưa quân từ Đà Nẵng vào Gia Định(2.1959) 
A. làm bàn đạp tấn công kinh thành Huế.	B. hoàn thành chiếm Trung kì.
C. cắt đứt con đường tiếp tế lương thực của triều đình. 
D. buộc nhà Nguyễn đầu hàng không điều kiện.
Câu 14. Sau khi chiếm thành Gia Định (1859), quân Pháp rơi vào tình thế*
A. bị nghĩa quân bám sát để quấy rối và tiêu diệt.	B. bị thương vong gần hết.
C. bị quân ta tiêu diệt hoàn toàn.	D. bị thiệt hại nặng nề do bệnh dịch.
Câu 15. Năm 1860,quân triều đình không giành được thắng lợi trên chiến trường Gia Định do 
A. không chủ động tấn công giặc.	B. thiếu sự ủng hộ của nhân dân.
C. quân ít.	D. tinh thần quân triều đình sa sút.
Câu 16. Sau Hiệp ước Nhâm Tuất 1862,thái độ của Triều Đình đối với nghĩa binh chống Pháp ở Gia Định,Biên Hòa ĐịnhTường *
A.khuyến khích và ủng hộ các nghĩa binh.	B.ra lệnh giải tán các nghĩa binh.
C.yêu cầu quân triều đình cùng các nghĩa binh chống Pháp.	
D.cử quan lại chỉ huy các nghĩa binh.
Câu 17. Sáng 1-9-1858 diễn ra sự kiện nào sau đây ? 
A. Liên quân Pháp-Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
B. Liên quân Pháp –Tây Ban Nha nổ súng rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà.
C. Pháp chiếm thành Gia Định.D.Hiệp ước Nhâm Tuất được ký kết.
Câu 18. Với hiệp ước Nhâm Tuất ( 5-6-1862), nhà Nguyễn đã nhượng hẳn cho Pháp 
A. Biên hòa,Gia định,Định tường và đảo Côn Lôn.B. Biên hòa,Gia định,Vĩnh Long và đảo Côn lôn.
C. Biên hòa,Hà Tiên ,Định tường và đảo Côn lôn.D. An giang,Gia định,Định tường và đảo Côn lôn.
Câu 19. Triều đình Huế thực hiện kế sách gì khi Pháp tấn công Gia Định? 
A. Chiêu tập binh sĩ, tích cực đánh Pháp.	B. đề nghị quân Pháp đàm phán.
C. Thương lượng để quân Pháp rút lui.	D. xây dựng phòng tuyến để phòng ngự.
Câu 20. Ngày 5/6/1862, diễn ra sự kiện nào sau đây ?
A. Liên quân Pháp –Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng.	B. Thực dân Pháp tấn công thành Gia Định.
C, Thực dân Pháp tấn công đại đồn Chí Hòa.	D.Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.
Câu 21. Âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công Đà Nẵng là 
A. thực hiện kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh.B. chiếm Đà Nẵng để lập một tô giới riêng của Pháp.
C. chiếm Đà Nẵng làm căn cứ rồi tấn công ra Huế. 
D. biến Đà Nẵng thành thị trường độc chiếm của Pháp.
Câu 22. Sau thất bại ở Đà Nẵng, Pháp chuẩn bị kế hoạch gì tiếp theo?
A. Cố thủ chờ viện binh.	B. Đánh thẳng kinh thành Huế.
C. Nhờ Anh giúp đỡ đánh tiếp.	D. Kéo quân vào đánh Gia Định.
Câu 23. Lực lượng tấn công Đà Nẵng vào cuối năm 1858, bao gồm liên quân của các nước
A. Pháp – Mĩ.	B. Pháp – Anh. 
C. Pháp –Tây Ban Nha.	D. Pháp – Bồ Đào Nha.
Câu 24. Ba tỉnh miền Tây Nam Kì bị Pháp chiếm nhanh chóng vào 1867 là
	A. Hà Tiên, Vĩnh Long, Kiên Giang.	B. Vĩnh Long, Định Tường, An Giang.
C. Hà Tiên, An Giang, Cần Thơ.	D. Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.
Câu 25. Vì sao thực dân Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Tây Nam Kì một cách nhanh chóng? 
A. Quân đội triều đình trang bị vũ khí quá kém.	
B. Triều đình bạc nhược, thiếu kiên quyết chống Pháp.
C. Thực dân Pháp tấn công bất ngờ.	
D. Nhân dân không ủng hộ triều đình chống Pháp.
Câu 26. Ngày 23/2/1861, diễn ra sự kiện nào sau đây ?
A.Liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng.	B. Thực dân Pháp tấn công thành Gia Định.
C. Thực dân Pháp tấn công đại đồn Chí Hòa.	D. Ta kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất
Câu 27. Ai là tác giả của câu nói “bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây” ? 
A. Nguyễn Trung Trực. 	B. Nguyễn Tri Phương.
C. Trương Định.	D. Hoàng Diệu.
Câu 28. Đâu không phải là lí do để Pháp chọn Đà Nẵng là mục tiêu tấn công nước ta đầu tiên ?
A. Cảng biển sâu, rộng.	B. Gần kinh thành Huế.
C. Gần đồng bằng Nam-Ngãi.	D. Là vựa lúa lớn của Việt Nam.
___________________________________
Câu 1. Lấy cớ gì thực dân Pháp đem quân tấn công Hà Nội lần thứ nhất?
A. Nhà Nguyễn tiếp tục liên lạc với nhà Thanh.
B. Vì nhu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công,
C. Nhà Nguyễn không trả chiến phí cho Pháp.
D. Giải quyết vụ gây rối của Đuy-puy.
Câu 2. Người lãnh đạo cuộc chiến đấu chống Pháp tấn công thành Hà Nội lần nhất là
A. Nguyễn Tri Phương.	B.Tôn Thất Thuyết.
C. Hoàng Diệu.	D. Phan Thanh Giản.
Câu 3. Sau thất bại trận Cầu Giấy lần thứ hai (19/5/1883) thực dân Pháp làm gì?
A. Càng củng cố quyết tâm xâm chiếm toàn bộ Việt Nam.
B. cho quân rút khỏi Hà Nội để bảo toàn lực lượng.
C. Tăng viện binh từ Pháp sang để tái chiếm Hà Nội. 
D. Tiến hành đàn áp, khủng bố nhân dân ta.
Câu 4. Với hiệp ước Giáp Tuất (ký năm 1874) , triều đình nhà Nguyễn đã chính thức thừa nhận 
A. ba tỉnh miền Đông Nam kỳ là đất thuộc Pháp.B. ba tỉnh miền Tây Nam kỳ là đất thuộc Pháp. 
C. sáu tỉnh Nam kỳ là đất thuộc Pháp.	D. sáu tỉnh Nam kỳ và đảo Côn lôn là đất thuộc Pháp. 
Câu 5. Người lãnh đạo cuộc chiến đấu chống Pháp tấn công thành Hà Nội lần hai là
A. Nguyễn Tri Phương.	B. Tôn Thất Thuyết.
C. Hoàng Diệu.	D. Phan Thanh Giản.
Câu 6. Vì sao thực dân Pháp đem quân tấn công Hà nội lần thứ hai?
A. Nhà Nguyễn tiếp tục liên lạc với nhà Thanh.
B. Vì nhu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công, 
D. Giải quyết vụ gây rối của Đuy-puy.
D. Nhà Nguyễn không trả chiến phí cho Pháp.
Câu 7. Sau Hiệp ước Hác-măng (1883), thái độ của triều đình đối với phong trào kháng chiến của nhân dân như thế nào?
A. Ra lệnh chấm dứt các hoạt động chống Pháp trong cả nước. 
B. Ra lệnh chấm dứt các hoạt động chống Pháp ở Trung kỳ.
C. Ra lệnh chấm dứt các hoạt động chống Pháp ở Nam kỳ.
D. Ra lệnh chấm dứt các hoạt động chống Pháp ở Bắc Kỳ.
Câu 8. Ngày 20/11/1873, diễn ra sự kiện gì ở Bắc Kì?
A. Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội.
B. Quân dân ta anh dũng đánh bại cuộc tấn công của Pháp ở Hà Nội.
C. Nhân dân Hà Nội chủ động đốt kho đạn của Pháp.
D. Thực dân Pháp đánh chiếm Thanh Hóa.
Câu 9. Lấy cớ gì Pháp đưa quân ra đánh Hà Nội lần thứ hai
A. Pháp có đặc quyền, đặc lợi ở Việt Nam.
B. Nước Pháp bắt đầu bước vào giai đoạn đế quốc chủ nghĩa nên phải có thuộc địa.
C. Triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874.
D. Triều đình nhà Nguyễn ngang nhiên chống lại Pháp.
Câu 10. Từ ngày 20 đến 24/6/1867, thực dân Pháp đã chiếm ba tỉnh nào ở Nam Kì
A. Vĩnh Long, Đồng Nai, Biên Hòa.B. An Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng.
C. Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.D. Tiền Giang, Long An, Hà Tiên.
Câu 11. Trận Cầu Giấy năm 1873 (Hà Nội) đã gây cho Pháp tổn thất nặng nề nhất là
A. quân Pháp phải bỏ thành Hà Nội về trấn giữ ở Nam Định.
B. Gác-ni-ê bị chết tại trận.
C. quân Pháp phải rút quân khỏi Miền Bắc.
D. quân Pháp bị bao vây, uy hiếp.
Câu 12. Với hiệp ước Giáp Tuất (ký năm 1874), triều đình nhà Nguyễn đã chính thức thừa nhận
A. Sáu tỉnh Nam kỳ là đất thuộc Pháp.B. Sáu tỉnh Nam kỳ và đảo Côn lôn là đất thuộc Pháp
C. Ba tỉnh miền Đông Nam kỳ là đất thuộc Pháp.D. Ba tỉnh miền Tây Nam kỳ là đất thuộc Pháp.
Câu 13. Trận đánh gây được tiếng vang lớn nhất năm 1873 ở Bắc Kì là trận nào?
A. Trận bao vây quân địch ở thành Hà Nội.	B. Trận đánh địch ở Thanh Hóa.
C. Trận phục kích của quân Cờ đen tại Cầu Giấy.
D. Trận phục kích của quân Cờ đen tại cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa).
Câu 14. Sự kiện nào đánh dấu thực dân Pháp hoàn thành cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam?
A. Sau khi đánh chiếm Hà Nội lần thứ hai	B. Sau khi Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt kí kết.
C. Sau khi đánh chiếm kinh thành Huế.	D. Sau khi đánh chiếm Đà Nẵng.
Câu 15. Vì sao thực dân Pháp tìm cách thương lượng với triều đình Huế thiết lập bản Hiệp ước 1874?
A. Do Pháp bị thất bại trong việc đánh chiếm thành Hà Nội.
B. Do Pháp bị đánh chặn ở Thanh Hóa.
C. Do Pháp bị thất bại ở trận Cầu Giấy lần thứ nhất.
D. Do Pháp bị thất bại ở trận Cầu Giấy lần thứ hai.
Câu 16. Nhận xét nào sau đây đúng nhất nói về ý nghĩa chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ?
A. Thể hiện lòng yêu nước, ý chí quyết tâm sẵn sàng tiêu diệt giặc của nhân dân ta.
B. Thể hiện lòng yêu nước, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.
C. Thể hiện lối đánh tài tình của nhân dân ta.
D. Thể hiện sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ của nhân dân ta trong việc phá thế vòng vây của địch.
BÀI 21. PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM 
TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX
Câu 1. Phái chủ chiến, đứng đầu là Tôn Thất Thuyết, tổ chức cuộc phản công quân Pháp và phát động phong trào Cần vương dựa trên cơ sở
A. có sự đồng tâm nhất trí trong Hoàng tộc.	B. có sự ủng hộ của triều đình Mãn Thanh.
C. có sự ủng hộ của đông đảo nhân dân trong cả nước.
D. có sự ủng hộ của bộ phận quan lại chủ chiến trong triều đình và đông đảo nhân dân.
Câu 2. Người đứng đầu trong phái chủ chiến của triều đình Huế là ai?
A. Phan Thanh Giản.	B. Nguyễn Trường Tộ.
C. Tôn Thất Thuyết.	D. Phan Đình Phùng.
Câu 3. Trong giai đoạn từ năm 1858 đến năm 1888 phong trào Cần vương được đặt dưới sự chỉ huy của ai?
A. Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường.	B. Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.
C. Nguyễn Văn Tường và Trần Xuân Soạn.	D. Nguyễn Đức Nhuận và Đoàn Doãn Địch.
Câu 4. Cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?
A. Khởi nghĩa Hương Khê.	B. Khởi nghĩa Ba Đình.
C. Khởi nghĩa Bãi Sậy.	D. Khởi nghĩa Yên Thế.
Câu 5. Cuộc khởi nghĩa nào không nằm trong phong trào Cần vương?
A. Khởi nghĩa Hương Khê.	B. Khởi nghĩa Ba Đình.
C. Khởi nghĩa Bãi Sậy.	D. Khởi nghĩa Yên Thế.
Câu 6. Ai là người đầu tiên chế tạo súng trường theo kiểu Pháp năm 1874?
A. Cao Thắng.	B. Trương Định.	C. Đề Thám.	D. Phan Đình Phùng.
Câu 7. Lãnh đạo khởi nghĩa Hương Khê là ai?
A. Hoàng Hoa Thám và Phan Đình Phùng.
B. Nguyễn Thiện Thuật và Đinh Công Tráng.
C. Phan Đình Phùng và Cao Thắng.
D. Phan Đình Phùng và Đinh Công Tráng. 
Câu 8. Cao Thắng được Phan Đình Phùng giao nhiệm vụ gì trong cuộc khởi nghĩa Hương Khê?
A. Chiêu tập binh sĩ, trang bị và huấn luyện quân sự.
B. Xây dựng căn cứ thuộc vùng rừng núi tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
C. Chiêu tập binh sĩ, huấn luyện, xây dựng căn cứ ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
D. Chuẩn bị lực lượng và vũ khí cho khởi nghĩa.
Câu 9. Lực lượng nào tham gia đông đảo nhất trong khởi nghĩa nông dân Yên Thế?
A. Công nhân.	B. Nông dân.
C. Các dân tộc sống ở miền núi.	D. Công nhân và nông dân.
Câu 10. Lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế là ai?
A. Phan Đình Phùng, Cao Thắng.	B. Đề Nắm, Đề Thám.
C. Cao Thắng, Tôn Thất Thuyết.	D. Đề Thám, Cao Thắng.
Câu 11. Vì sao phong trào Cần vương phát triển qua hai giai đoạn?
A. Do Tôn Thất Thuyết bị bắt.	B. Do vua Hàm Nghi bị bắt.
C. Do Phan Đình Phùng hi sinh.	D. Do Cao Thắng hi sinh.
Câu 12. Vì sao khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?
A. Có lãnh đạo tài giỏi, đúc được súng trường theo kiểu của Pháp, gây cho Pháp những tổn thất nặng nề.
B. Có lãnh đạo tài giỏi, lực lượng tham gia đông đảo.
C. Có căn cứ rộng lớn, lực lượng tham gia đông đảo.
D. Gây cho Pháp những tổn thất nặng nề.
Câu 13. “Cần vương” có nghĩa là
A. giúp vua cứu nước.	B. Những điều bậc quân vương cần làm.
C. Đứng lên cứu nước.	D. Chống Pháp xâm lược.
Câu 14. Đâu không phải là nội dung của chiếu Cần vương?
A. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp.
B. Khẳng định quyết tâm chống Pháp của triều đình kháng chiến,đứng đầu là vua Hàm Nghi.
C. Kêu gọi nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước, khôi phục quốc gia phong kiến.
D. Kêu gọi bãi binh, thương lượng với Pháp để bảo vệ vương quyền.
Câu 15. Tôn Thất Thuyết thay mặt vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần vương khi đang ở đâu?
A. Kinh đô Huế.	B. Căn cứ Ba Đình.
C. Căn cứ Tân sở(Quảng Trị).	D. Đồn Mang Cá(Huế).
Câu 16. Nội dung nào không đúng khi nói về mục đích của khởi nghĩa nông dân Yên Thế?
A. Hưởng ứng chiếu Cần vương do Tôn Thất Thuyết mượn danh vua Hàm Nghi ban ra.
B. Chống lại chính sách cướp bóc của thực dân Pháp.
C. Tự đứng lên bảo vệ cuộc sống của quê hương mình.
D. Bất bình với chính sách đàn áp bóc lột của thực dân Pháp.
Câu 17. Thứ tự thời gian đúng của các cuộc khởi nghĩa.
A. Tấn công kinh thành Huế, khởi nghĩa Bãi Sậy, khởi nghĩa Hương Khê.
B. Khởi nghĩa Bãi Sậy, Hương Khê, Yên Thế.
C. Khởi nghĩa Yên Thế, Hương Khê, Bãi Sậy.
D. Khởi nghĩa Hương Khê, Yên Thế, Bãi Sậy.
Câu 18. Thực dân Pháp hoàn thành cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam khi nào?
A. Sau khi đánh chiếm Hà Nội lần thứ 2.
B. Sau khi Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt được kí kết.
C. Sau khi đánh chiếm kinh thành Huế.
D. Sau khi đánh chiếm Đà Nẵng.
Câu 19. Sau khi đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp gặp phải sự phản kháng quyết liệt của lực lượng nào?
A. Một số quan lại yêu nước.	B. Một số văn thân, sĩ phu yêu nước.
C. Nhân dân yêu nước ở Trung Kì	D. Toàn thể dân tộc Việt Nam.
Câu 20. Cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là
A. khởi nghĩa Hương Khê.	B. khởi nghĩa Ba Đình.
C. khởi nghĩa Bãi Sậy.	D. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế.
Câu 21. Ý nào không đúng với nội dung của khởi nghĩa Hương Khê?
A. Có lãnh đạo tài giỏi.	B. Có nhiều trận đánh nổi tiếng.
C. Có căn cứ địa vững chắc.	D. Có vũ khí tối tân.
Câu 22. Vì sao vua Hàm nghi bị thực dân Pháp bắt?
A. Do Trương Quang Ngọc phản bội.	B. Do Phan Đình Phùng hi sinh.
C. Do Cao Thắng hi sinh.	D. Do Tôn Thất Thuyết sang Trung Quốc cầu viện.
Câu 23. Cuộc khởi nghĩa nào có thời gian tồn tại đúng bằng thời gian của phong trào Cần vương?
A.Yên Thế.	B. Hương Khê.	C. Bãi Sậy.	D. Ba Đình.
Câu 24. Sự khác biệt về thành phần lãnh đạo của khởi nghĩa Yên Thế với phong trào Cần vương là
A. các thủ lĩnh nông dân.	B. các quan lại triều đình yêu nước.
C. các văn thân, sĩ phu yêu nước.	D. Phái chủ chiến của triều đình.
Câu 25. So với phong trào Cần vương thì khởi nghĩa nông dân Yên Thế
A. có thời gian diễn ra ngắn hơn.	B. có thời gian diễn ra dài hơn.
C. có thời gian diễn ra bằng nhau.	D. thời gian kết thúc sớm hơn.
Câu 26. Mục đích của cuộc khởi nghĩa Yên Thế là
A. nhằm bảo vệ cuộc sống cho dân vùng Yên Thế.
B. nhằm chống lại triều đình nhà Nguyễn.
C. nhằm đánh đuổi thực dân Pháp ra khỏi đất nước.
D. nhằm hưởng ứng chiếu Cần vương.
Câu 27. Nhận xét của em về tính chất của phong trào Cần vương
A. nhằm chống lại triều đình nhà Nguyễn.
B. nhằm bảo vệ cuộc sống bình yên của mình.
C. mang tính tự phát.
D. giúp vua cứu nước và mang tính dân tộc sâu sắc.
Câu 28. Phong trào Cần vương cuối cùng bị thất bại vì lí do chủ yếu nào sau đây?
A. Thực dân Pháp còn mạnh, lực lượng chống Pháp quá yếu.
B. Phong trào bùng nổ trong lúc Pháp đã đặt ách thống trị Việt Nam
C. Thiếu giai cấp tiên tiến lãnh đạo với đường lối đúng đắn.
D. Phong trào diễn ra trên qui mô còn nhỏ lẻ.
________________________________________
Bài 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NĂM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI TK XIX (2 tiết)
Câu 1. Cuộc khởi nghĩa sau đây không nằm trong phong trào Cần Vương
A. khởi nghĩa Ba Đình.	B. khởi nghĩa Yên Thế.
C. khởi nghĩa Bãi Sậy.	D. khởi nghĩa Hương Khê.
Câu 2. Vị vua đã hạ chiếu Cần Vương kêu gọi văn thanh, sĩ phu và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước là
A. Hàm Nghi.	B. Hiệp Hòa.	
C. Duy Tân. 	D. Đồng Khánh.
Câu 3. Ai là người đáp ứng được yêu cầu của lịch sử dân tộc hồi đầu TK XX
A. Phan Bội Châu.	 	B. Phan Châu Trinh.	
C. Hoàng Hoa Thám.	D. Nguyễn Ái Quốc.
Câu 4. Điểm khác nhau cơ bản giữa khởi nghĩa Yên Thế và phong trào Cần Vương là 
A. thời gian bùng nổ.	 	B. lực lượng tham gia.	
C. địa bàn đấu tranh.	D. mục tiêu đấu tranh. 
Câu 5. Người đứng đầu phái chủ chiến trong triều đình Huế là ai?
A. Vua Hàm Nghi. 	B. Tôn Thất Thuyết. 
C. Tôn Thất Thiệp. 	D. Trần Tiễn Thành.
Câu 6. Phái chủ chiến đã mở cuộc phản công quân Pháp tại những địa điểm nào?
A. Đồn Mang Cá, tòa Khâm sứ. 	B. Đồn Mang Cá, Đại Nội. 
C. Tòa Khâm sứ, trên sông Hương. 	D. Tòa Khâm sứ, Đại Nội. 
Câu 7. Kết quả cuộc phản công quân Pháp tại Huế của phái chủ chiến là?
A. Đánh bật Pháp ra khỏi kinh thành Huế. 	B. Buộc Pháp rút quân về nước.
C. Thất bại nhanh chóng. 	 	D. Pháp thương thuyết với phái chủ chiến.
Câu 8. Tôn Thất Thuyết đã thay mặt vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương lần nhất tại đâu?
A. Kinh thành Huế. 	B. Tân Sở (Quảng Trị).
C. Quảng Bình 	D. Vụ Quang (Hà Tĩnh).
Câu 9. Mục đích của việc ra chiếu Cần vương là gì?
A. Kêu gọi nhân dân giúp vua xây dựng đất nước. B. Kêu gọi nhân dân giúp vua bảo vệ đất nước.
C. Kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước.	D. Kêu gọi nhân dân giúp vua khôi phục đất nước.
Câu 10. Đặc điểm nào sau đây không thuộc giai đoạn thứ nhất của phong trào Cần vương?
A. Đặt dưới sự lãnh đạo của vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết.
B. Diễn ra sôi nổi, liên tục trên phạm vi rộng lớn.
C. Phong trào quy tụ thành các trung tâm khởi nghĩa lớn, phát triển theo chiều sâu.
D. Thu hút nhiều thành phần, tầng lớp tham gia.
Câu 11. Đặc điểm nào sau đây không thuộc giai đoạn thứ hai của phong trào Cần Vương
A. Phong trào phát triển theo chiều rộng. B. Đặt dưới sự lãnh đạo của văn than, sĩ phu.
C. Quy tụ thành các trung tâm lớn, hoạt động ở vùng trung du và miền núi.
D. Thu hút nhiều giai cấp, tầng lớp tham gia.
Câu 12. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương là?
A. Khởi nghĩa Bãi Sậy. 	B. Khởi nghĩa Ba Đình.
C. Khởi nghĩa Hương Khê. 	D. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh.
Câu 13. Phong trào Cần vương chấm dứt với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa nào?
A. Khởi nghĩa Bãi Sậy. 	B. Khởi nghĩa Ba Đình.
C. Khởi nghĩa Hương Khê. 	D. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh.
Câu 14. Lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Hương Khê là ai?
A. Nguyến Thiện Thuật. 	B. Phan Đình Phùng. 
C. Hoàng Hoa Thám. 	D. Đinh Công Tráng.
Câu 15. Lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy là ai?
A. Nguyến Thiện Thuật. 	B. Phan Đình Phùng. 
C. Hoàng Hoa Thám. 	D. Đinh Công Tráng.
Câu 16. Khởi nghĩa Yên Thế nổ ra với mục đích 
A. hưởng ứng chiếu Cần vương. 	B. tự vệ, bảo vệ cuộc sống của mình.
B. chống Pháp mở rộng xâm lược. 	D. giải phóng dân tộc.
Câu 17. Lực lượng tham gia chủ yếu trong khởi nghĩa Yên Thế là
A. nông dân. 	B. văn thân, sĩ phu. C. binh lính. 	C. thợ thủ công.
Câu 18. Tính chất của phong trào Cần vương là 
A. giúp vua cứu nước. 	B. yêu nước, chống Pháp trên lập trường phong kiến.
C. giúp vua bảo vệ đất nước. D. chống Pháp và chống phong kiến đầu hàng.
Câu 19. Nguyên nhân lớn nhất dân đến sự thất bại của phong trào Cần vương là
A. do chưa tập hợp được lực lượng đông đảo. B. chưa phối hợp giữa các cuộc khởi nghĩa.
C. khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo. 
D. Pháp quá mạnh nên dễ dàng đàn áp.
Câu 20. Phong trào Cần vương thất bại đã đặt ra yêu cầu cấp thiết gì đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta?
A. Phải liên kết các phong trào đấu tranh thành một khối thống nhất.
B. Huy động kháng chiến của toàn dân để giành độc lập.
C. Phải có giai cấp tiên tiến lãnh đạo với đường lối đấu tranh phù hợp.
D. Phải tăng cường sức mạnh quân sự để có thể đương đầu với Pháp.
Câu 21. Ý nào sau đây không phải là nội dung của chiếu Cần Vương ?
A. Tố cáo tội ác xâm lược của thực dân Pháp..
B. Khẳng định quyết tâm chống Pháp của triều đình kháng chiến đứng đầu là vua Hàm Nghi.
C. Kêu gọi nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước, khôi phục quốc gia phong kiến độc lập.
D. Khẳng định quyền độc lập tự chủ của dân tộc ta.
Câu 22. Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt (11/1888) phong trào Cần Vương 
A. quy tụ lại thành những trung tâm lớn, có xu hướng đi vào chiều sâu.
B. hoạt động cầm chừng ở trung du và miền núi.
C. tiếp tục hoạt động rộng khắp trong cả nước.
D. chấm dứt hoạt động vì thiếu sự lãnh đạo chung.
Câu 23. Căn cứ Bãi Sậy thuộc tỉnh
A. Hưng Yên. 	C. Nam Định.	B. Thanh Hóa. 	D. Sơn Tây.
Câu 24. Nghĩa quân chọn Bãi Sậy để xây dựng căn cứ vì
A. địa thế rừng núi hiểm trở, thuận lợi cho cách đánh du kích.
B. vùng đầm, hồ, lau sậy um tùm, dễ c

Tài liệu đính kèm:

  • docxcau_hoi_trac_nghiem_on_tap_kiem_tra_giua_ky_2_mon_lich_su_11.docx