Đề thi khảo sát chất lượng khối 11 lần 3 năm học 2015 - 2016 môn: Lịch sứ thời gian làm bài 60 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 775Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng khối 11 lần 3 năm học 2015 - 2016 môn: Lịch sứ thời gian làm bài 60 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi khảo sát chất lượng khối 11 lần 3 năm học 2015 - 2016 môn: Lịch sứ thời gian làm bài 60 phút (không kể thời gian giao đề)
 SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ THI KSCL KHỐI 11 LẦN 3 NĂM HỌC 2015- 2016 
TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN MÔN: Lịch Sứ
 Thời gian làm bài 60 phút (không kể thời gian giao đề).
Câu 1.(2.0 điểm). Trình bày những đặc điểm của phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở châu Phi cuối thế kỷ XIX Đầu thế kỷ XX?
Câu 2:( 2.5 điểm ). Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918) để lại kết cục như thế nào? Liên hệ ảnh hưởng của chiến tranh thế giới thứ nhất với Vệt Nam ?
Câu 3: (3.0điểm). Phân tích những tiền đề dẫn tới sự bùng nổ của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Vì sao cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 được đánh dấu là một sự kiện vĩ đại nhất trong lịch sử nước Nga và lịch sử nhân loại ở thế kỉ XX?
Câu 4 (2.5 điểm): Phân tích những điểm mới trong phong trào dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)?
 .................Hết................
 Thí sinh không được sử dụng tài liệu.Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
 Họ và tên thí sinh.....................................................;số báo danh............................
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐỀ THI KSCL LẦN 3
MÔN LỊCH SỬ- KHỐI 11 NĂM HỌC 2015- 2016
Đáp án gồm có 2 trang
.Câu
Nội dung
Điểm
1
Những đặc điểm của phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở châu Phi cuối thế kỷ XIX Đầu thế kỷ XX
2.0
Phong trào đáu tranh diễn ra dưới nhiều hình thức, lực tham ra đông đảo, nhiều giai cấp tầng lớp trong xã hội
0.5
Đoàn kết tất cả các tộc người ở châu Phi không phân biệt màu da tôn giáo
0.5
Sau phong trào đấu tranh chính quyền vẫn năm trong tay CNTD đa số các nước châu Phi chưa giành được độc lập chỉ 2 nướclà Êtiôpia, Libêlia vẫn giữ được độc lập.
0.5
Trình độ tổ chức thấp kém không liên kết được lực lượng trong phong trào đấu tranh.Không đưa ra được đường lối lãnh đạo đúng đắn, không tổ chức lực lượng để chiến đấu khoa học, nên cuối cùng đa số đi đến thất bại
0.5
2
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918) để lại kết cục như thế nào? Liên hệ ảnh hưởng của chiến tranh thế giới thứ nhất với Vệt Nam ?
2.5
* Kết cục:
- Chiến tranh thế giới thứ nhất(1914-1918) đã gây ra cho nhân loại thảm họa hết sức nặng nề : Khoảng 1.500 triệu người dân bị lôi cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương. 
0.75
- Nền kinh tế các nước Châu Âu bị kiệt quệ. Mĩ được hưởng nhiều lợi từ chiến tranh, các nước châu Âu trở thành con nợ của Mĩ.
0.5
- Trong quá trình chiến tranh thắng lợi của CM T10 Nga và việc thành lập nhà nước Xô Viết đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới, ảnh hưởng đến phong trào CM thế giới
0.5
*Liên hệ Việt Nam: 
 Chiến tranh thế giới thứ nhất ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam
+Thực dân Pháp tăng cường vơ vét bóc lột để phục vụ cho chiến tranh
0.25
+ Phong trào đấu tranh vũ trang trong những năm chiến tranh phát triển mạnh mẽ
0.25
+ Năm 1919 Nguyễn Ái Quốc gửi đến hội nghị Vecxai bản yêu sách 8 điều...
0.25
3
Những tiền đề dẫn tới sự bùng nổ của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Vì sao cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 được đánh dấu là một sự kiện vĩ đại nhất trong lịch sử nước Nga và lịch sử nhân loại ở thế kỉ XX
3.0
* Tiền đề và của CM Nga :
1.25
- Đầu thế kỉ XX Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế đứng đầu là Nga Hoàng: Ni-Cô-Lai II. Sự tồ tại của chế độ với những tàn tích phong kiến không chỉ làm cho đời sống nhân dân Nga gặp nhiều khó khăn mà còn kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
0.5
- Năm 1914 Nga hoàng tham gia chiến tranh đế quốc gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho đất nước: kinh tế: Lạc hậu , kiệt quệ, nạn đói xẩy ra liên tiếp ở nhiều nơi, quân đội liên tiếp thua trận
0.25
- Mọi nỗi khổ đè nặng lên lên các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân , công nhân và hơn 100 dân tộc khác trong đế quốc Nga. Phong trào phản đối chiến tranh đòi lật đổ chế độ Nga hoàng lan rộng khắp cả nước, mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt
0.25
- Chính phủ Nga hoàng ngày càng tỏ ra bất lực, không còn khả năng tiếp tục thống trị như cũ được nữa, nước Nga đã tiến sát tới một cuộc cách mạng
0.25
*Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 được đánh dấu là một sự kiện vĩ đại nhất trong lịch sử nước Nga và lịch sử nhân loại ở thế kỉ XX.
1.75
- Lần đầu tiên trong lịch sử nước Nga, giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng, thoát khỏi mọi gông xiềng nô lệ, đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình
0.25
- Lịch sử nước Nga đã sang trang: một chế độ xã hội mới được thiết lập với mục đích cao cả là xoá bỏ chế độ người bóc lột người, xây dựng một xã hội tự do, hạnh phúc và công bằng cho người lao động.
0.25
- Lịch sử nước Nga đã sang trang: một chế độ xã hội mới được thiết lập với mục đích cao cả là xoá bỏ chế độ người bóc lột người, xây dựng một xã hội tự do, hạnh phúc và công bằng cho người lao động.
0.25
- Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga đã phá vỡ trận tuyến của chủ nghĩa tư bản, làm cho nó không còn là một hệ thống hoàn chỉnh bao trùm thế giới.
0.25
-Sự xuất hiện của nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới đã tạo ra một chế độ xã hội đối lập với hệ thống xã hội tư bản chủ nghĩa
0.25
- Cách mạng tháng Mười Nga đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế, chỉ ra cho họ con đường đi tới thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản.
0.25
- Thực tiễn của cách mạng tháng Mười Nga không những đã thức tỉnh, cổ vũ ý chí đấu tranh mà còn mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
0.25
4
Những điểm mới trong phong trào dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939).
2.5
* Về mục tiêu:
+ Cùng với sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc, phong trào dân tộc tư sản có những bước tiến rõ rệt: Nếu như trước đó, hoạt động chính trị của giai cấp tư sản dân tộc chỉ nhằm mục đích “khai trí để trấn hưng quốc gia”, thì đến nay mục tiêu giành độc lập dân tộc được đề rõ ràng: đòi quyền tự chủ về chính trị, quyền tự do trong kinh doanh, quyền được dùng tiếng mẹ đẻ trong giáo dục
0.5
+ Giai cấp vô sản ngày càng trưởng thành trong quá trình đấu tranh. Từ thập niên 20 của thế kỷ XX, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, phong trào đòi độc lập diễn ra sôi nổi, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Inđônêxia (1926- 1927), ở Việt Nam (1930-1931)
0.5
* Về lãnh đạo.
+ Một số chính đảng của giai cấp tư sản được thành lập và có ảnh hưởng xã hội rộng lớn như Đảng dân tộc ở Inđônêxia, tổ chức phong trào Thakin (phong trào của những người làm chủ đất nước) ở Miến Điện 
0.5
+ Từ thập niên 20, cùng với sự trưởng thành của giai cấp vô sản và việc truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin vào các nước Đông Nam Á, một số đảng cộng sản được thành lập, đầu tiên là Đảng Cộng sản Inđônêxia (5-1920), tiếp theo trong năm 1930, các đảng cộng sản lần lượt ra đời ở Việt Nam, Mã Lai
0.5
* Quy mô đấu tranh:Các phong trào đấu tranh diễn ra rộng khắp liên tục.
0.5
.................Hết................

Tài liệu đính kèm:

  • docTHI_CHUYEN_DE.doc