PHÒNG GD & ĐT HUYỆN CẨM THỦY -----***----- KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021- 2022 Môn thi : Vật Lý - Lớp : 9 Thời gian : 45 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi : 30/12/2021 (Đề thi có 02 trang gồm 12 câu ) Họ, tên thí sinh :............................................................................... Số báo danh :............................................................................... PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4 điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời là đúng. Câu 1(0,5 điểm): Điện trở của dây dẫn không phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây? A.Khối lượng của dây dẫn. B. Tiết diện của dây dẫn. C. Chiều dài của dây dẫn. D. Vật liệu làm dây dẫn. Câu 2(0,5 điểm): Đưa hai cực của 2 thanh nam châm lại gần nhau, hiện tượng xảy ra là: A. cùng cực thì đẩy nhau B. đẩy nhau và hút nhau C. khác cực thì đẩy nhau D. không có hiện tượng gì xảy ra Câu 3(0,5 điểm): Trên bóng đèn có ghi (12V - 6W). Khi đèn sáng bình thường thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ là: A. 2A. B. 0,5A. C. 1,8A. D. 1,5A Câu 4(0,5 điểm): Cho đoạn mạch gồm 2 điện trở R1 = 40W; R2 = 60W mắc song song với nhau. Điện trở tương đương của đoạn mạch có giá trị là: 1,5W. B. 100W. C. 24W. D. 2400W. Câu 5(0,5 điểm): Định luật Jun - len xơ cho biết điện năng biến đổi thành dạng năng lượng nào: A. Quang năng B. Hoá năng C. Cơ năng D. Nhiệt năng Câu 6(0,5 điểm): Từ trường không tồn tại ở đâu? A. Xung quanh nam châm. B. Xung quanh điện tích đứng yên. C. Xung quanh dòng điện. D. Xung quanh Trái Đất. Câu 7(0,5 điểm): Lực do dây dẫn mang dòng điện tác dụng lên kim nam châm để gần nó được gọi là: A. lực hấp dẫn . B. Lực điện C. lực từ D. lực điện từ. Câu 8: (0,5 điểm) Vật nào dưới đây sẽ trở thành nam châm vĩnh cửu khi được đặt trong lòng một ống dây có dòng điện chạy qua ? A. Thanh nhôm. B. Thanh đồng. C. Thanh sắt non. D. Thanh thép. PHẦN II: TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1(2,0 điểm): Người ta mắc nối tiếp hai điện trở R1 = 14Ω, R2 = 6Ω vào hai điểm AB có hiệu điện thế UAB= 4V. Tính điện trở tương đương và cường độ dòng điện chạy qua 2 điện trở Câu 2 (2,0 điểm): Phát biểu qui tắc nắm tay phải. Vận dụng xác định tên các cực từ của ống dây mang dòng điện trong hình 2. Hình 2. Câu 3 (1,0 điểm): Một cuộn dây điện trở có trị số là 10Ω được cuốn bằng dây Nikêlin có tiết diện là 0,2mm2 và có điện trở suất là 0,4.10 - 6Ωm. Tính chiều dài của dây Nikêlin dùng để quấn cuộn dây điện trở này ? Câu 4 (1,0 điểm) Một hộ gia đình có các dụng cụ điện sau đây: 1 bếp điện 220V – 600W; 4 quạt điện 220V – 110W; 6 bóng đèn 220V – 100W. Tất cả đều được sử dụng ở hiệu điện thế 220V, trung bình mỗi ngày bếp dùng 4 giờ, quạt dùng 10 giờ (Mùa hè) và đèn dùng 6 giờ. a) Tính tổng công suất điện sử dụng của dụng cụ điện trong hộ gia đình này. b) Tính điện năng tiêu thụ trong tháng 6 và số tiền điện phải trả trong tháng 6 đó (tính cả thuế suất GTGT 10%).Biết giá điện tính theo 6 bậc như sau: Bậc 1 cho kWh từ 00 kWh đến 50 kWh có giá 1678 đồng/kWh Bậc 2 cho kWh từ 51 kWh đến 10 kWh có giá 1734 đồng/kWh Bậc 3 cho kWh từ 101 kWh đến 200 kWh có giá 2014 đồng/kWh Bậc 4 cho kWh từ 201 kWh đến 300 kWh có giá 2536 đồng/kWh Bậc 5 cho kWh từ 301 kWh đến 400 kWh có giá 2834 đồng/kWh Bâc 6 cho kWh từ trên 401 kWh có giá 2927 đồng/kWh -------------------HẾT------------------- PHÒNG GD & ĐT HUYỆN CẨM THỦY -----***----- HD CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn thi : Vật Lý - Lớp : 9 Thời gian : 45 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi : 30/12/2021 (HD chấm gồm 01 trang) I/ PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4 điểm) : Mỗi ý đúng được 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A A B C D B C C II/ TỰ LUẬN (6.0 điểm) Câu ý Nội dung Điểm Câu 1 ( 2,0đ) a) (1,0đ) R1 nt R2 nên Rtđ =R1+R2 0,5 đ Thay số : Rtđ= 14+6 = 20 Ω 0,5 đ b) (1,0đ) Áp dụng định luật Ôm . 0,5 đ Thay số I= 4 : 20 = 0,2 A 0,5 đ Câu 2 ( 2,0đ) a) (1,0đ) Qui tắc nắm tay phải: Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây. 1,0 đ b) (1,0đ) Vận dụng: Đầu A của ống dây: là cực Nam (S) Đầu B của ống dây : Là cực Bắc (N) 1,0 đ Câu 3 ( 1,0đ) Đổi 0,2 mm2= 0,2.10-6 m2 0,25 đ Áp dụng công thức: 0,25 đ Suy ra chiều dài dây 0,25 đ Thay số: l=5m 0,25 đ Câu 4 ( 1,0đ) a)(0,5đ) Tính tổng công suất điện sử dụng của thiết bị điện trong hộ gia đình này. 600+4.110+6.100= 1640(W) 0,5 đ b)(0,5đ) Điện năng tiêu thụ trong tháng 6 (tháng mùa hè có 30 ngày) là A= (600x4+110x4x10 +6x100x6)x30/1000=312 kWh 0,25 đ Tính số tiền điện phải trả trong tháng 6 đó là: 50x1678+50x1734+100x2014+100x2536 +12x2834=659608 (đồng) Tính cả 10% thuế GTGT: số tiền điện gia đình phải trả trong tháng 6 là: 659 608+ 0,1x659 608= 725 568,8 (đồng). 0,25 đ -------------------HẾT------------------- Chú ý:- Các cách làm khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa, điểm thành phần giám khảo tự phân chia trên cơ sở tham khảo điểm thành phần của đáp án. - Đối với câu ...................................................................................................................... - Đối với câu ...: ...............................................................................................................
Tài liệu đính kèm: