Kiểm tra 1 tiết vật lí lớp 9

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1156Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra 1 tiết vật lí lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra 1 tiết vật lí lớp 9
KIỂM TRA 1 TIẾT VẬT LÍ LỚP 9
A. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau: 
Câu 1. Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu một dây dẫn. Điện trở của dây dẫn
	A. Càng lớn thì dòng điện qua dây dẫn càng nhỏ.	
	B. Càng nhỏ thì dòng điện qua dây dẫn càng nhỏ.
	C. Tỉ lệ thuận với dòng điện qua dây dẫn.	 
	D. Phụ thuộc vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
Câu 2. Trong các biểu thức dưới đây, biểu thức của định luật Ôm là
A. U = I2.R 	B. 	C. 	D. 
Câu 3. Công thức tính điện trở của một dây dẫn là
A. 	 C. 	B. D. 
Câu 4. Với cùng 1 hiệu điện thế, cường độ dòng điện qua R1 là 2A, Cường độ dòng điện qua R2 là 4A. So sánh điện trở R1 với R2 ta có: 
A. R1=2 R2 B. R1= 4 R2 C R1= ½ R2 . D. R1= ¼ R2
Câu 5. Cho đoạn mạch gồm 2 điện trở R1 = 30W; R2 = 60W mắc song song với nhau. Điện trở tương đương Rtđ của đoạn mạch có giá trị
A. 0,05W.	B. 20W. 	C. 90W.	D. 1800W.
Câu 6. Mối quan hệ giữa nhiệt lượng Q toả ra ở dây dẫn khi có dòng điện với cường độ I chạy qua, điện trở R của dây dẫn và thời gian t được biểu thị bằng hệ thức:
A. Q = I.R.t	B. Q = I2.R.t	C. Q = I.R2.t	D. Q = I.R.t2
Câu 7. Công suất điện của một đoạn mạch bất kì cho biết
	A. Năng lượng của dòng điện chạy qua đoạn mạch đó. 
	 B. Mức độ mạnh, yếu của dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.
	C. Điện năng mà đoạn mạch đó tiêu thụ trong một đơn vị thời gian. 	
 	D. Các loại tác dụng mà dòng điện gây ra ở đoạn mạch.
Câu 8. Để bảo vệ thiết bị điện trong mạch, ta cần
	A. Mắc nối tiếp cầu chì loại bất kỳ cho mỗi dụng cụ điện.	
	B. Mắc song song cầu chì loại bất kỳ cho mỗi dụng cụ điện.
	C. Mắc nối tiếp cầu chì phù hợp cho mỗi dụng cụ điện.	
	D. Mắc song song cầu chì phù hợp cho mỗi dụng cụ điện.
Câu 9. Hai bóng đèn mắc song song rồi mắc vào nguồn điện. Để hai đèn cùng sáng bình thường ta phải chọn hai bóng đèn
A. Có cùng hiệu điện thế định mức. 	 B. Có cùng công suất định mức. 
C. Có cùng cường độ dòng điện định mức.	 D. Có cùng điện trở.
Câu 10. Khi mắc một bóng đèn vào hiệu điện thế 6V thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ 400mA. Công suất tiêu thụ của đèn này là
	A. 2400W.	B. 240W.	C. 24W.	D. 2,4W.
Câu 11. Với cùng một dòng điện chạy qua thì dây tóc bóng đèn nóng đến nhiệt độ cao, còn dây đồng nối với bóng đèn thì hầu như không nóng lên, vì: 
 A. Dây tóc bóng đèn có điện trở rất lớn nên toả nhiệt nhiều còn dây đồng có điện trở nhỏ nên toả nhiệt ít. 
B. Dòng điện qua dây tóc lớn hơn dòng điện qua dây đồng nên bóng đèn nóng sáng.
C. Dòng điện qua dây tóc bóng đèn đã thay đổi. 
D. Dây tóc bóng đèn làm bằng chất dẫn điện tốt hơn dây đồng. 	
Câu 12. Một bóng đèn có ghi 220V- 75W, khi đèn sáng bình thường thì điện năng sử dụng của đèn trong 1 giờ là:
	A. 75kJ. 	B. 150kJ. 	C. 240kJ. D. 270kJ.
B. TỰ LUẬN:
Bài 1: Một bếp điện loại 220V-1200W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun sôi 2l nước có nhiệt độ ban đầu 200C. Hiệu suất của quá trình đun là 90%.
	a. Tính thời gian đun sôi nước, biết nhiệt dung riêng của nước là 4 200J/kg.K.
	b. Mỗi ngày đun sôi 3l nước bằng bếp điện trên đây với cùng điều kiện đã cho thì trong một tháng (30 ngày) phải trả bao nhiêu tiền điện cho việc đun nước này ? Biết giá điện là 1400 đồng mỗi kW.h.
	c. Nếu gập ba dây điện trở của bếp này và vẫn sử dụng hiệu điện thế 220V thì thời gian đun sôi 2l nước có nhiệt độ ban đầu và hiệu suất như trên là bao nhiêu ?
ĐÁP VÀ BIỂU ĐIỂM
I. Phần trắc nghiệm.(6đ) Mỗi ý đúng cho 0.5đ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
A
C
B
A
B
B
C
C
A
D
A
D
II. Tự luận (4đ)
Nội dung
Điểm
Tóm tắt
0,5
a)
Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi nước là
ADCT: Qi = m.c.Δt = 2.4200.(100-20) = 672000(J)
Nhiệt lượng mà bếp tỏa ra là:
ADCT: (J)
Thời gian đun sôi nước là:
ADCT : Q = P.t ⇒ t = Q:P = 7476667: 1200= 622(s)
0,5
0,5
0,5
Thời gian đun sôi 3 lít nước có cùng điều kiện là:
 (3.622):2 = 933(s)
Thời gian đun nước trong một tháng là
 933.30 = 27990(s) =7,775(h)
Lượng điện năng đã sử dụng cho việc đun nước là
ADCT: A = P.t = 1,2.7,775 = 9,33(KW.h)
Số tiền phải trả cho việc đun nước trong 30 ngày là
 1400.9,33 = 13062đ
0,5
0,5
0,5
Nếu gập ba dây sợi đốt lại thì chiều dài dây giảm đi 3 lần ⇒ R giảm 3 lần.
Tiết diện tăng 3 lần ⇒ R giảm 3 lần. Do đó điện trở của dây sợi đốt giảm 9 lần
Mà R giảm 9 lần thì P tăng 9 lần, P tăng 9 lần nên t giảm 9 lần 
⇒ t = 622: 9 = 69(s)
1
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN VẬT LÍ 9
Năm học 2015 – 2016
I. Phần trắc nghiệm (4điểm) Chọn câu trả lời đúng
Câu1: Trong thí nghiệm về tác dụng từ của dòng điện, để dễ nhận biết góc lệch của kim nam châm thì dây dẫn AB có điện được bố trí:
A. Song song với kim nam châm.	B. Vuông góc với kim nam châm.
C. Tạo với với kim nam châm một góc bất kỳ.	D. Tạo với kim nam châm một góc nhọn.
Câu 2: Theo quy tắc nắm tay phải, người ta quy ước ngón tay cái choãi ra chỉ chiều:
A. Dòng điện chạy qua các vòng dây.	B. Đường sức từ trong lòng ống dây.
C. Lực điện từ tác dụng lên dây dẫn.	D. Đường sức từ bên ngoài ống dây.
Câu 3: Thiết bị nào sau đây khi hoạt động nó chuyển hóa điện năng thành cơ năng ?
A. Bàn là điện, quạt máy	B. Máy khoan điện, ấm điện.
C. Quạt máy, mỏ hàn.	D. Quạt máy, máy khoan điện.
Câu 4. Để kiểm tra một môi trường nào đó có từ trường hay không, ta đặt:
A. Kim nam châm gần môi trường đó.	B. Kim nam châm vào trong môi trường đó.
C. Nam châm hình móng ngữa vào môi trường đó.	D. Dây dẫn có dòng điện vào môi trường đó.
Câu 5: Lực điện từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện khi:
A. Dây dẫn đặt trong từ trường.	
B. Dây dẫn song song với các đường sức từ.
C. Dây dẫn được đặt trong từ trường và song song với các đường sức từ.
D. Dây dẫn đặt trong từ trường và không song song với các đường sức từ.
Câu 6: Công thức nào sau đây không áp dụng được cho đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song ?
A. R = R1 + R2	B. I = I1 + I2	C. 	D. U = U1 = U2
Câu 7: Một dây dẫn bằng nhôm có điện trở suất là 2,8.10-8m, dây dài 100m, tiết diện 0,14mm2. Điện trở của dây dẫn là:
A. 2	B. 20	C. 25	D. 200
Câu 8: Một điện trở được đặt vào giữa hai điểm có hiệu điện thế 8V. Cường độ dòng điện chạy qua điện trở có giá trị là:
A. 160A	B. 2,5A	C. 0,4A	D. 4A 
II. Tự luận (6điểm)
F
F
N
Câu 1: Xác định các yếu tố còn lại trong hình vẽ
	S
 Hình 1 Hình 2
N
Câu 2: Một bếp điện khi hoạt động bình thường có điện trở R = 95 và cường độ dòng điện I = 3A.
a) Tính nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong 10s.
b) Dùng bếp điện trên để đun 2,5l nước có nhiệt độ ban đầu là 200C thì thời gian đun sôi là 22 phút. Coi rằng nhiệt lượng cung cấp để đun sôi nước là có ích, tính hiệu suất của bếp. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K.
c) Nếu gập đôi dây sợi đốt của bếp lại thì để đun sôi một lượng nước như ở ý b thì hết một thời gian là bao nhiêu ?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. Phần trắc nghiệm (4điểm) Mỗi ý đúng cho 0,5
1
2
3
4
5
6
7
8
A
B
D
B
D
A
B
C
II. Phần tự luận (6điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
	Hình 1	Hình 2
S
S
+
F
F
N
N
Mỗi hình đúng cho 0,75
0,75
0,75
Câu 2
Tóm tắt đúng đủ 
0,5
a) Nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong 10s là
ADCT: Q = I2Rt ⇒ Q = 32.95.10 = 8550(J)
1
b) Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi 2,5 l nước là
ADCT: Qi = mcΔt = 2,5.4200.(100 – 20) =840000(J)
Nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong 22 phút là
ADCT: Qtp = I2Rt ⇒ Qtp= 32.95.1320 = 1128600(J)
Hiệu suất của bếp là:
ADCT 
0,5
0,75
0,75
c) Nếu gập đôi dây sợi đốt lại thì chiều dài dây giảm đi 2 lần ⇒ R giảm 2 lần.
Tiết diện tăng 2 lần ⇒ R giảm 2 lần. Do đó điện trở của dây sợi đốt giảm 4 lần
Mà R giảm 4 lần thì P tăng 4 lần, P tăng 4 lần nên t giảm 4 lần 
⇒ t = 1320: 4 = 330s
0,5
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docĐề + đáp án môn lí 9.doc