Đề thi kết thúc học kỳ II môn: Hóa học – lớp 10 (Mã đề: 368)

doc 5 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 983Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi kết thúc học kỳ II môn: Hóa học – lớp 10 (Mã đề: 368)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi kết thúc học kỳ II môn: Hóa học – lớp 10 (Mã đề: 368)
ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC KỲ II
MÔN: HÓA HỌC – LỚP 10
Mã đề: 368
Năm học 2015 - 2016
Thời gian: 60 phút
Mã đề: 121
ĐIỂM
 Họ tên học sinh:............................................................................. Lớp: ................. STT .........
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm )
Câu 1: Chọn câu trả lời sai về lưu huỳnh:
 	A. S là chất rắn màu vàng                                 	B. Nguyên tử S có số hiệu nguyên tử là 16
 	C. S có 2 dạng thù hình : Sα ; Sβ                        	D. Nguyên tử S có 4 lớp electron
Câu 2: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào có thể dùng để điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm?
	A. 4FeS2 + 11O2 →2Fe2O3 + 8SO2                 	B. S + O2  →SO2
 	C. 2H2S + 3O2  →2SO2 + 2H2O                          	D. Na2SO3 + H2SO4  →Na2SO4 + H2O + SO2
Câu 3: Nhận xét nào sau đây là SAI khi nói về khí H2S?
	A. Khí không màu	B. Có mùi trứng thối	
	C. Khí tan vô hạn trong nước	D. Rất độc
Câu 4: Sục từ từ 2,24 lit SO2 (đktc) vào 100 ml dd NaOH 1M. Muối tạo thành sau phản ứng là
 	A. Na2SO3                	B. NaHSO3        	C. Na2SO4                            	D. Na2SO3  và NaHSO3 
Câu 5: Sau cơn mưa, không khí thường trong lành và mát mẻ hơn, lý do nào giải thích hiện tượng trên?
	A. Khi mưa, sấm sét giúp phản ứng tạo ra O3 từ O2 ở tầng khí quyển, O3 sinh ra làm không khí trong lành
	B. Khi mưa, nước mưa sẽ cuốn theo bụi không khí làm sạch môi trường
	C. Khi mưa, con người thường rơi vào tâm trạng buồn nên nhìn mọi thứ mát mẻ hơn 
	D. Cả A, B đều đúng
Câu 6: Hệ số trong phản ứng H2S + Cl2 + H2O → HCl + H2SO4 lần lượt là:
	A. 1, 2, 4, 2, 4	B. 1, 4, 2, 2, 4	C. 1, 4, 2, 4, 8	D. 1, 4, 4, 8, 1 
Câu 7: Hơi thủy ngân rất độc, do đó phải thu hồi thủy ngân rơi vãi bằng cách :
	A. Nhỏ nước brom lên giọt thủy ngân.	B. Nhỏ nước ozon lên giọt thủy ngân.
	C. Rắc bột lưu huỳnh lên giọt thủy ngân.	D. Rắc bột photpho lên giọt thủy ngân.
Câu 8: Chất khí màu xanh nhạt, có mùi đặc trưng là :
	A. Cl2.	B. SO2.	C. O3.	D. H2S.
Câu 9: Sự chuyển dịch cân bằng phụ thuộc vào các yếu tố sau :
	A. Nhiệt độ . B. áp suất. 	C. Nồng độ	D. cả A, B và C.
Câu 10: Phản ứng tổng hợp amoniac là : N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3 (k) ΔH = –92kJ
Yếu tố không giúp tăng hiệu suất tổng hợp amoniac là :
	A. Tăng nhiệt độ. 	B. Tăng áp suất.
	C. Lấy amoniac ra khỏi hỗn hợp phản ứng.	D. Bổ sung thêm khí nitơ vào hỗn hợp phản ứng.
II. PHẦN TỰ LUẬN ( 7 điểm )
Bài 1: Hoàn thành sơ đồ phương trình phản ứng sau ( ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có )
H2S → S → SO2 → H2SO4→ Na2SO4→ NaCl 
Bài 2: Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt các dung dịch chứa trong các lọ mất nhãn sau:
KOH; HCl; H2SO4; KNO3
Bài 3: Hỗn hợp X gồm O2 và O3 có tỉ khối so với He bằng 10. Để đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol C2H6 cần a mol X. Tính a?
Bài 4a ( dành cho học sinh hệ A ): 
Hòa tan hoàn toàn 26,4 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu trong dung dịch axit H2SO4 loãng dư thu được dung dịch X và 6,72 lít khí H2 (đktc) và chất rắn B.
	a. Tính phần trăm khối lượng các kim loại trong hỗn hợp ban đầu?
	b. Toàn bộ lượng chất rắn B hòa tan hoàn toàn trong lượng dư dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được V lít khí SO2 ( đktc) ( sản phẩm khử duy nhất ). Tính V? 
	c. Toàn bộ lượng SO2 sinh ra cho hấp thụ hoàn toàn vào 250 ml dung dịch KOH 1M. Xác định muối tạo thành và tính khối lượng của muối sau phản ứng?
Bài 4b ( dành cho học sinh hệ G ): 
Hòa tan hoàn toàn 9,0 gam hỗn hợp gồm Mg và Al trong dung dịch axit H2SO4 đặc nóng dư thu được 10,08 lít khí SO2 ( đktc) ( sản phẩm khử duy nhất ).
	a. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
	b. Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu?
	c. Toàn bộ lượng khí SO2 cho hấp thụ hoàn toàn vào 650 ml dung dịch NaOH 1M. Xác định muối tạo thành và tính khối lượng của muối sau phản ứng.
( Cho M của H = 1; O = 16; Na =23; Mg =24; Al =27; Fe = 56;S = 32; K = 39; Cu = 64)
Hết. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
THANG ĐIỂM ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN HÓA HỌC 10
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
D
D
C
B
D
D
C
C
D
A
II. PHẦN TỰ LUẬN
Bài 1: Hoàn thành sơ đồ phương trình phản ứng sau ( ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có ) 
H2S → S → SO2 → H2SO4→ Na2SO4→ NaCl 
1. 2H2S + SO2 toc	 3S + 2H2O
2. S + O2 toc	 SO2
3. SO2 + Cl2 + 2H2O	H2SO4 + 2HCl
4. 2NaOH + H2SO4 	 Na2SO4 + 2H2O
5. Na2SO4 + BaCl2	BaSO4↓ + 2NaCl
Bài 2: Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt các dung dịch chứa trong các lọ mất nhãn sau:
KOH; HCl; H2SO4; KNO3
KNO3
KOH
H2SO4
HCl
Qùy tím
Không chuyển màu
Xanh
Đỏ
Đỏ
Ba(NO3)2
↓trắng BaSO4
Không hiện tượng
Ba(NO3)2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HNO3
Bài 3: Hỗn hợp X gồm O2 và O3 có tỉ khối so với He bằng 10. Để đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol C2H6 cần a mol X. Tính a?
- Từ dX/He = 10 → MX = 40 → 
- Đặt → nO = 2x + 3x = 5x mol
- Viết PTPU: C2H6 + 7O → 2CO2 + 3H2O
→ 5x = 3,5 → x = 0,07 mol→ a = 0,14 mol
Bài 4a ( dành cho học sinh hệ A ): 
a. 1,25 điểm
- Viết được phương trình phản ứng :
Fe + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2
Cu + H2SO4 loãng → không phản ứng
- Từ mol → nFe = 0,3 mol →mFe = 16,8 gam→ %mFe = 63,64%
- %mCu=36,36%
b. 0,75 điểm
- Viết PTPT Cu + 2H2SO4 Đ → CuSO4 + SO2 + 2H2O
- Tính được mol → lít
c. 1 điểm
- ; 1 < T < 2 → Tạo 2 muối KHSO3 và K2SO3
- Đặt mol 
- Viết PTPU tạo 2 muối
2KOH + SO2 → K2SO3 + H2O
 KOH + SO2 → KHSO3
- Giải hệ → gam
Bài 4b ( dành cho học sinh hệ G ): 
a. 1 điểm
- Viết đúng và cân bằng đúng 2 PTPU:
2Al + 6H2SO4 Đ, N → Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
 Mg + 2H2SO4 Đ, N → MgSO4 + SO2 + 2H2O
b. 1 điểm
- Gọi mol
- Giải hệ → mol
- Tính %m
→ 
c. 1 điểm
- ; 1 < T < 2 → Tạo 2 muối NaHSO3 và Na2SO3
- Đặt mol 
- Viết PTPU tạo 2 muối
2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O
 NaOH + SO2 → NaHSO3
- Giải hệ → gam

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_hoa_10_hoc_ki_II.doc