Đề thi học sinh giỏi thành phố Hải Phòng năm học 2009-2010 môn: Hóa học lớp 9 Bảng A

doc 3 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1300Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi thành phố Hải Phòng năm học 2009-2010 môn: Hóa học lớp 9 Bảng A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi thành phố Hải Phòng năm học 2009-2010 môn: Hóa học lớp 9 Bảng A
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI PHÒNG
Mã đề: 001
KÌ THI HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ NĂM HỌC 2009-2010
MÔN: HÓA HỌC LỚP 9 BẢNG A
Thời gian: 150 phút ( không tính thời gian giao đề )
Họ và tên thí sinh: ...................................................
Số báo danh: ............................
Cho biết khối lượng nguyên tử (theo đvC) của các nguyên tố:
H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Li=7; Rb=85,5; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137; Pb = 207.
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1:
Các chất sau là dạng thù hình của nhau :
A.
Than chì và kim cương.
B.
Nước lỏng và nước đá.
C.
Dung dịch axit clohiđric và khí hiđro clorua.
D.
Vôi sống và đá vôi.
Câu 2:
Thuốc thử dùng để nhận biết các dung dịch không mầu đựng trong các ống nghiệm riêng biệt: H2SO4; HCl; Na2SO4; NaCl:
A.
BaCl2
B.
AgNO3
C.
Ba(HCO3)2	
D.
NaHCO3
Câu 3:
Cho hai đơn chất X và Y tác dụng với nhau, thu được khí A có mùi trứng thối. Đốt cháy A trong khí O2 dư thu được khí B có mùi hắc, A tác dụng với B tạo ra X. Vậy X, Y, A, B lần lượt là:
A.
H2; S; SO2; H2S
B.
S; H2; H2S; SO2
C.
S; O2; SO2; SO3
D.
H2; S; H2S; SO2
Câu 4:
Có các nguồn năng lượng sau: 
1) Thuỷ điện.
2) Than đá.
3) Năng lượng hạt nhân.
4) Năng lượng sức gió.
5) Năng lượng mặt trời.
6) Nhiên liệu khí H2 hóa lỏng.
7) Dầu mỏ. 
Nguồn năng lượng nào là nguồn năng lượng sạch?
A.
(1); (2) ; (3) ; (4)
B.
(1); (4) ; (5) ; (6)
C.
(2); (4) ; (5) ; (6)
D.
(3); (4) ; (5) ; (6)
Câu 5:
Để tách lấy kim loại Cu ra khỏi hỗn hợp gồm: Cu; Fe; Al có thể dùng dung dịch:
A.
Fe(NO3)2
B.
H2SO4 đặc nóng
C.
H2SO4 loãng
D.
AgNO3
Câu 6:
Dãy các chất sau là các hiđrocacbon :
A.
C2H2 ; C2H5OH ; C6H12
B.
C6H6 ; C3H4 ; HCHO
C.
CH4 ; C2H4 ; CH3Cl
D.
C3H8 ; C3H4 ; C3H6
Câu 7:
Cho một ít lòng trắng trứng và một ít rượu vào một ống nghiệm, lắc đều. Hiện tượng thí nghiệm:
A.
Dung dịch đổi sang mầu xanh
B.
Xuất hiện kết tủa trắng	
C.
Lòng trắng tan nhanh vào rượu
D.
Dung dịch sủi bọt khí
Câu 8:
Dãy gồm các chất đều tác dụng với dung dịch MgSO4:
A.
CH3COOH; Cu; NaOH
B.
NaCl; Fe(NO3)2; Ca(OH)2	
C.
HCl; HNO3; Fe; CuO
D.
K; CaO; BaCl2; NaOH
Câu 9:
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X: metan, etilen, axetilen thu được 17,92 lít khí CO2 ( đo ở đktc) và 13,5 gam H2O. Xác định m:
A.
12,2
B.
10,35
C.
11,1	
D.
22,2	
Câu 10:
Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2 (ở đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ca(OH)2 nồng độ a mol/l, thu được 8 gam kết tủa và dung dịch X. Đung nóng dung dịch X lại thấy xuất hiện kết tủa. Giá trị của a là:
A.
0,032.
B.
0,048.
C.
0,04.
D.
0,06.
Câu 11:
Đốt cháy hoàn toàn 4,04 gam hỗn hợp bột kim loại gồm Al, Fe, Cu trong không khí thu được 5,96 gam hỗn hợp 3 oxit. Hòa tan hết hỗn hợp 3 oxit bằng dung dịch HCl 2M. Tính thể tích dung dịch HCl cần dùng.
A.
1 lít.
B.
0,12 lít.
C.
0,5 lít.
D.
0,7 lít.
Câu 12:
Cho các muối : NaCl ; CuSO4 ; AgNO3 ; KNO3. Các muối có thể cùng tồn tại trong một dung dịch là
A.
KNO3 ; BaCl2 ; Na2CO3
B.
NaCl ; CuSO4 ; AgNO3
C.
CuSO4 ; MgCl2 ; KNO3
D.
AgNO3 ; KNO3 ; NaCl
Câu 13:
Kim loại X có những tính chất sau :
– Phản ứng với dung dịch AgNO3 giải phóng Ag.
– Phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí H2 và muối của kim loại hoá trị II.
- Dung dịch muối sunfat của kim loại tạo kết tủa trắng với dung dịch NaOH
 Kim loại X là :
A.
Na
B.
Mg
C.
Cu 
D.
Fe
Câu 14:
Đun nóng hỗn hợp gồm 9 gam axit axetic và 11,5 gam rượu etylic có dung dịch H2SO4 đặc làm xúc tác, thu được m gam este. Biết hiệu suất phản ứng este hóa đạt 60%. Xác định m:
A.
7,4
B.
11,1	
C.
6,84	
D.
18,5	
Câu 15:
Chất X có các tính chất :
– Tan trong nước tạo dung dịch X.
– Dung dịch X phản ứng được với dung dịch Na2SO4.
– Làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng.
X là :
A.
BaCl2
B.
KOH
C.
KCl
D.
Ba(OH)2
Câu 16:
Phương pháp crăckinh dầu mỏ là phương pháp :
A.
Bẻ gãy hiđrocacbon có mạch cacbon lớn thành hiđrocacbon có mạch cacbon nhỏ hơn.
B.
Bơm nước xuống mỏ dầu để đẩy dầu lên
C.
Chưng cất dầu mỏ thu được xăng và khí.
D.
Lọc dầu để lấy xăng.
Câu 17:
Trong phân tử benzen có :
A.
12 liên kết đơn, 3 liên kết đôi.
B.
9 liên kết đơn, 3 liên kết đôi.
C.
3 liên kết đơn, 3 liên kết đôi.
D.
6 liên kết đơn, 3 liên kết đôi.
Câu 18:
Hoà tan hoàn toàn 23,8 gam hỗn hợp gồm: muối cacbonat của các kim loại hoá trị (I) và muối cacbonat của kim loại hoá trị (II) trong dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 4,48 lít khí (đktc). Đem cô cạn dung dịch thu được bao nhiêu gam muối khan?
A.
13 gam.
B.
15 gam.
C.
30 gam.
D.
26 gam
Câu 19:
Cho các phản ứng hóa học sau:
	(1). BaCl2 + Na2CO3→	(2). HCl + Ba(OH)2→
	(3). Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 →	(4). MgCO3 + H2SO4 →
	(5). AgNO3 + HCl→	(6). CuSO4 + Na2S→
Các phản ứng thu được kết tủa:
A.
(1); (3); (5); (6)
B.
(1); (2); (4); (6)
C.
(2); (4); (5); (6)	
D.
(1); (2); (3); (4)
Câu 20:
Cho sơ đồ chuyển hóa giữa các hợp chất canxi:
Các chất X, Y, Z, T theo thứ tự là:
A.
CaO; CaCO3; CaC2; Ca
B.
CaCl2; CaCO3; CaO; Ca
C.
CaCO3; Ca(HCO3)2; Ca(OH)2; CaO
D.
Ca(OH)2; Ca(HCO3)2; CaCO3; CaO
PHẦN II: TỰ LUẬN (7 điểm)
Bài 1. (1 điểm)
Cho sơ đồ chuyển hóa sau :
	Tinh bột X Y ZT
	1. Xác định X, Y, Z, T và viết phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện nếu có).
	2. Nêu phương pháp hóa học nhận biết: X(dung dịch); Y (lỏng) ; Z (dung dịch); T (lỏng).
Bài 2. (2 điểm)
1. Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng có thể xảy ra khi cho kim loại Ba vào các dung dịch sau:
	a. dung dịch CuCl2	b. dung dịch Ba(HSO4)2
	c. dung dịch AlCl3	d. dung dịch phenolphtalein
2. Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau:
 (X) (A) + (B)
	(X) + HCl (A) + (E) + H2O 
	(X) + (D) (A) + (F)
	(X) + (Z) (A) + (G)	
Biết (B), (E), (F), (G) là các chất khí, tỷ khối của (F) so với (G) bằng 0,6875 ; (X), (A), (Y), (D), (Z) là các chất rắn ; (D), (Z) là các đơn chất
	a. Viết các phản ứng xảy ra theo sơ đồ chuyển hóa trên.
	b. Trình bày phương pháp nhận biết các chất khí (B), (E), (F), (G) đựng trong các lọ riệng biệt. 
Bài 3. (2 điểm)
	Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Fe và Zn trong m1 gam dung dịch H2SO4 98% (lấy dư) thu được m1 gam dung dịch Y và V lit khí SO2 ( đo ở đktc).
	1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
	2. Xác định phần trăm khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp X.
	3. Dung dịch Y hòa tan vừa đủ m2 gam MgCO3 thu được 4,48 lit khí (đo ở đktc) và dung dịch Z. Cho tiếp BaCl2 dư vào dung dịch Z thu được 239,99 gam kết tủa. Xác định m, m1, m2, V.
Bài 4. (2 điểm)
	Cho hợp chất hữu cơ X chứa C, H, O. Đốt cháy hết 0,2 mol Y bằng lượng vừa đủ là 15,68 lit O2 (đo ở đktc). Cho toàn bộ sản phẩm cháy đi chậm qua bình đựng nước vôi trong dư thu được 60 gam kết tủa và khối lượng dung dịch nước vôi trong giảm 22,8 gam so với khối lượng dung dịch trước phản ứng.
	1. Xác định công thức phân tử X.
	2. Viết công thức cấu tạo và gọi tên các hợp chất hữu cơ (A) ; (B) ; (C) mạch hở ứng với công thức phân tử X trong các trường hợp sau :
	a. (A) tác dụng với Na, NaOH và NaHCO3. 
	b. (B) tác dụng với NaOH, không tác dụng Na và NaHCO3. 
	c. (C) tác dụng với Na, không tác dụng với NaHCO3 và NaOH.
Viết phương trình phản ứng xảy ra trong mỗi trường hợp.
---------------HẾT---------------

Tài liệu đính kèm:

  • doc001.doc
  • doc1_dapAn.doc