Đề thi học sinh giỏi hoá học 12 – Năm 2013 – 2014 thời gian làm bài: 180 phút

doc 8 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1075Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi hoá học 12 – Năm 2013 – 2014 thời gian làm bài: 180 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi hoá học 12 – Năm 2013 – 2014 thời gian làm bài: 180 phút
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HOÁ HỌC 12 – NĂM 2013 – 2014
Thời gian làm bài: 180 phút
Câu 1 (3,0 điểm):
1. A, B, C, D, E là các chất trong số các chất sau: NaCl; Na2S; Na2SO3; Na2SO4; KI, KClO3.
Biết rằng:
A và B phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng tạo ra khí có mùi.
A tạo kết tủa đen khi phản ứng với dung dịch CuCl2.
Chất C phản ứng với dung dịch FeCl3, thì dung dịch sau phản ứng tiếp xúc với hồ tinh bột sẽ hóa xanh.
D tạo kết tủa trắng khi phản ứng với dung dịch BaCl2.
E tác dụng với dung dịch axit HCl đặc tạo ra khí Cl2.
Hãy xác định A, B, C, D, E và viết các phương trình hoá học của các phản ứng.
2. Cho hỗn hợp các oxit SiO2, Al2O3, CuO, Fe2O3. Trình bày phương pháp hoá học để thu được từng oxit tinh khiết.
Câu 2 (3,0 điểm):
1. Từ các chất FeS, Zn, MnO2, (NH4)2CO3, Cu và các dung dịch HCl, NaOH, HNO3 có thể điều chế được những khí gì (không dùng thêm chất nào khác, kể cả oxi)?. Viết các phương trình hoá học của các phản ứng.
2. Đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam muối sunfua của kim loại M (công thức MS) trong oxi dư, chất rắn sau phản ứng hoà tan trong một lượng vừa đủ dung dịch HNO3 37,8% thấy nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch thu được là 41,7%. Khi làm lạnh dung dịch này thì thoát ra 8,08 gam muối rắn X. Lọc tách muối X thấy nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch là 34,7%. Xác định công thức của X.
Câu 3 (3,0 điểm): 
1. Chỉ dùng dung dịch HCl, BaCl2 và các dụng cụ cần thiết, hãy nhận biết sự có mặt của các ion sau trong dung dịch X chứa Na+, NH4+, HCO3-, CO32-, SO42-. 
2. Cho 6,40 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe tác dụng với hỗn hợp Y gồm Cl2 và O2 có tỉ khối so với H2 bằng 26,5. Sau phản ứng chỉ thu được hỗn hợp Z gồm các oxit và muối clorua (không còn khí dư). Hoà tan Z bằng 120 ml dung dịch HCl 2M (vừa đủ) thu được dung dịch T. Cho AgNO3 (dư) và T thu được 56,69 gam kết tủa. Tính phần trăm về khối lượng các kim loại trong X.
Câu 4 (3,0 điểm): 
1. Tiến hành điện phân (với điện cực trơ, màng ngăn xốp) một dung dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl cho tới khi H2O bắt đầu bị điện phân ở cả 2 điện cực thì dừng lại. Ở anốt thu được 0,448 lít khí (ở đktc). Dung dịch sau điện phân có thể hòa tan tối đa 0,68 gam Al2O3.
1. Tính khối lượng của m.
2. Tính khối lượng catốt tăng lên trong quá trình điện phân.
3. Tính khối lượng dung dịch giảm trong quá trình điện phân, giả sử nước bay hơi không đáng kể.
2. Từ 1 tấn pirit chứa 75,3% FeS2, 13,1% CuFeS2 và 11,6% tạp chất trơ, có thể điều chế được bao nhiêu lít dung dịch H2SO4 78,04% (d = 1,71 g/ml) biết lượng SO2 bị mất khi nung là 1,5% và lượng axit bị mất là 0,2%.
Câu 5 (3,0 điểm):
1. Viết các phương trình hoá học hoàn thành sơ đồ biến hoá sau và gọi tên các chất tạo thành.
C3H6 B C D E 
Biết tỉ lệ mol của C3H6 và Br2 là 1:1, E hợp chất đa chức.
2. Viết phương trình hoá học khi cho:
a) Chất D lần lượt tác dung với Cu(OH)2 trong dung dịch NaOH; với AgNO3 trong NH3.
b) Chất E tác dụng với hỗn hợp ancol propylic và isopropylic dư có xúc tác H2SO4 đặc, với Na2CO3.
3. Hãy biện luận để tìm công thức phân tử có công thức đơn giản nhất sau đây:
a) (C3H4)n biết nó là một đồng đẳng của benzen.	b) (C2H5O)n biết nó là một ancol đa chức. 
c) (C4H9ClO)n 	d) (C3H4O3)n là axit đa chức
Câu 6 (2,0 điểm): Cho m gam este đơn chức A bay hơi trong một bình kín dung tích 6 lít, ở 136,5oC. Khi este bay hơi hết thì áp suất trong bình là P. Nếu đun nóng m gam este A với 200 ml dung dịch NaOH, sau khi phản ứng xong, để trung hoà NaOH dư cần 100 ml dung dịch HCl 1M. Chưng cất dung dịch sau khi trung hoà thu được hơi ancol B và 15,25 g hỗn hợp muối khan. Dẫn toàn bộ hơi ancol B qua CuO dư nung nóng thu được anđehit E. Cho toàn bộ E tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 43,2 g Ag. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn .
1 - Xác định công thức cấu tạo của A . 	
2 - Tính m và P.
3 - Xác định nồng độ mol/l của dung dịch NaOH ban đầu.
Câu 7 (3,0 điểm):
A là hỗn hợp khí (ở đktc) gồm 3 hiđrocacbon X, Y, Z thuộc 3 dãy đồng đẳng. B là hỗn hợp O2 và O3 có tỉ khối so với hiđro bằng 19,2. Để đốt cháy 1 mol hỗn hợp A cần 5 mol hỗn hợp B, thu được CO2 và hơi nước có số mol như nhau.
	Khi cho 22,4 lít hỗn hợp A đi qua bình nước brom dư thấy có 11,2 lít khí bay ra, khối lượng bình nước brom tăng 27 gam; còn khí cho 22,4 lít hỗn hợp A đi qua dung dịch AgNO3 dư trong NH3 thấy tạo thành 32,4 gam kết tủa. Các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
	1) Tính tỉ khối của hỗn hợp A so với H2.
	2) Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của X, Y, Z.
ĐÁP ÁN
Câu 1 (3,0 điểm):
1. A, B, C, D, E là các chất trong số các chất sau: NaCl; Na2S; Na2SO3; Na2SO4; KI, KClO3.
Biết rằng:
A và B phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng tạo ra khí có mùi.
A tạo kết tủa đen khi phản ứng với dung dịch CuCl2.
Chất C phản ứng với dung dịch FeCl3, thì dung dịch sau phản ứng tiếp xúc với hồ tinh bột sẽ hóa xanh.
D tạo kết tủa trắng khi phản ứng với dung dịch BaCl2.
E tác dụng với dung dịch axit HCl đặc tạo ra khí Cl2.
Hãy xác định A, B, C, D, E và viết các phương trình hoá học của các phản ứng.
2. Cho hỗn hợp các oxit SiO2, Al2O3, CuO, Fe2O3. Trình bày phương pháp hoá học để thu được từng oxit tinh khiết.
Ý
NỘI DUNG
ĐIỂM
1
A là Na2S; B : Na2SO3; C: KI; D: Na2SO4; E: KClO3
	Phương trình hoá học các phản ứng:
	Na2S + H2SO4 ® Na2SO4 + H2S
	Na2SO3 + H2SO4 ® Na2SO4 + SO2 + H2O
	2KI + 2FeCl3 ® 2FeCl2 + 2KCl + I2
	I2 + hồ tinh bột tạo dung dịch màu xanh
	Na2SO4 + BaCl2 ® BaSO4 + 2NaCl
	6HCl + KClO3 ® KCl + 3Cl2 + 3H2O
Xác định đúng mỗi chất, viết đúng PTHH cho 0,25 đ
1,5
2
Ta có sơ đồ tách như sau:
Tách riêng đúng từng chất cho 0,25 điểm/1 chất
Viết đủ phương trình hoá học cho 0,5 điểm
1,5
Câu 2 (3,0 điểm):
1. Từ các chất FeS, Zn, MnO2, (NH4)2CO3, Cu và các dung dịch HCl, NaOH, HNO3 có thể điều chế được những khí gì (không dùng thêm chất nào khác, kể cả oxi, các chất tương tác trực tiếp với nhau)?. Viết các phương trình hoá học của các phản ứng.
2. Hoà tan hoàn toàn 4,4 gam muối sunfua của kim loại M (công thức MS) trong oxi dư, chất rắn sau phản ứng hoà tan trong một lượng vừa đủ dung dịch HNO3 37,8% thấy nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch thu được là 41,7%. Khi làm lạnh dung dịch này thì thoát ra 8,08 gam muối rắn X. Lọc tách muối X thấy nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch là 34,7%. Xác định công thức của X.
Ý
NỘI DUNG
ĐIỂM
1
Có thể điều chế được các khí: H2, CO2, NH3, Cl2, H2S, NO2, NO, N2O, N2
Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 (hoặc Zn + 2NaOH + 2H2O ® Na2[Zn(OH)4] + H2
(NH4)2CO3 + 2HCl ® 2NH4Cl + CO2 + H2O
(NH4)2CO3 + 2NaOH ® Na2CO3 + 2NH3 + 2H2O
4HCl + MnO2 ® MnCl2 + Cl2 + 2H2O
FeS + 2HCl ® FeCl2 + H2S
Cu + 4HNO3 đặc Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
3Cu + 8HNO3 loãng 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
4 Zn + 10HNO3 4Zn(NO3)2 + N2O + 5H2O
5Zn + 12HNO3 5Zn(NO3)2 + N2 + 6H2O
1,5
2
Vì Oxi nên M có hoá trị cao nhất trong oxit
 (1) 
 a ® a/2
M2On + 2nHNO3 2M(NO3)n (2)
 a/2 ® a.n a
Gọi a là số mol MS trong 4,4 gam. Theo (1), (2) ta có:
 (g); 
. Chọn n= 3; M = 56 (Fe)
a = 4,4/(56+32) = 0,05 (mol); (g)
mdd sau khi muối kết tinh = 0,05.56 + 524.3.0,05/3 – 8,08 = 20,92 (gam)
Khối lượng Fe(NO3)3 còn lại trong dung dịch: 20,92.34,7/100 = 7,26 (g)
Khối lượng Fe(NO3)3 kết tinh = 12,1 – 7,26 = 4,84 (g)
Gọi công thức muối X: Fe(NO3)3.mH2O
mX = Þ m = 9
Công thức của X là Fe(NO3)3.9H2O
1,5
Câu 3 (3,0 điểm): 
1. Chỉ dùng dung dịch HCl, BaCl2 và các dụng cụ cần thiết, hãy nhận biết sự có mặt của các ion sau trong dung dịch: Na+, NH4+, HCO3-, CO32-, SO42-. 
2. Cho 6,40 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe tác dụng với hỗn hợp Y gồm Cl2 và O2 có tỉ khối so với H2 bằng 26,5. Sau phản ứng chỉ thu được hỗn hợp Z gồm các oxit và muối clorua (không còn khí dư). Hoà tan Z bằng 120 ml dung dịch HCl 2M (vừa đủ) thu được dung dịch T. Cho AgNO3 (dư) và T thu được 56,69 gam kết tủa. Tính phần trăm về khối lượng các kim loại trong X.
Ý
NỘI DUNG
ĐIỂM
1
Nhận biết ion Na+: Dùng đũa Pt nhúng vào dung dịch muối rồi đưa lên ngọn lửa đèn cồn, ngọn lửa có màu vàng chứng tỏ có ion Na+
Lấy một ít dung dịch A, thêm dư BaCl2, lúc đó thu được hỗn hợp kết tủa BaCO3, BaSO4.
BaCl2 ® Ba2+ + 2Cl- ; Ba2+ + SO42- ® BaSO4 ; Ba2+ + CO32- ® BaCO3
Lọc lấy kết tủa thu được dung dịch A1
Nhận biết HCO3-: đun nóng dung dịch A1 thấy tạo thành kết tủa
 Ba2+ + 2HCO3- BaCO3¯ + CO2 + H2O
Nhận biết SO42- và CO32-: Hoà tan kết tủa bằng dung dịch HCl dư thấy một phần kết tủa không tan: đó là BaSO4, đồng thời có khí bay ra: đó là BaCO3
 BaC O3 + 2H+ ® Ba2+ + CO2 + H2O
 BaSO4 + 2H+ ® không
Nhận biết NH4+: Lấy một ít kết tủa nung ở nhiệt độ cao, sau đó hoà tan chất rắn vào nước ta được dung dịch Ba(OH)2 và cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch A, đun nhẹ có khí mùi khai bay ra.
 BaSO4 không; BaCO3 BaO + CO2
 BaO + H2O ® Ba(OH)2
 OH- + NH4+ NH3­ + H2O
1,5
2
 nO2 = 1/4. nHCl = 0,24/4 = 0,06 (mol) Þ nCl2 = 0,07 (mol)
nAgCl = 0,07.2 + 0,24 = 0,38 (mol) Þ nAg = (56,69 – 0,38.143,5)/108 = 0,02.
Gọi a, b lần lượt là số mol của Mg, Fe trong hỗn hợp X. Ta có:
24.a + 56.b = 6,4 (i1)
a.2 + b.3 = 0,06.4 + 0,07.2 + 0,02.1 = 0,4 (i2)
Từ (i1) và (i2) suy ra a = 0,08; b = 0,08
Phần trăm về khối lượng của các kim loại:
%Mg = 0,08.24.100%/6,4 = 30%; %Fe = 100 – 30 = 70(%)
1,5
Câu 4 (3,0 điểm): 
1. Tiến hành điện phân (với điện cực trơ, màng ngăn xốp) một dung dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl cho tới khi H2O bắt đầu bị điện phân ở cả 2 điện cực thì dừng lại. Ở anốt thu được 0,448 lít khí (ở đktc). Dung dịch sau điện phân có thể hòa tan tối đa 0,68 gam Al2O3.
1. Tính khối lượng của m.
2. Tính khối lượng catốt tăng lên trong quá trình điện phân.
3. Tính khối lượng dung dịch giảm trong quá trình điện phân, giả sử nước bay hơi không đáng kể.
2. Từ 1 tấn pirit chứa 75,3% FeS2, 13,1% CuFeS2 và 11,6% tạp chất trơ, có thể điều chế được bao nhiêu lít dung dịch H2SO4 78,04% (d = 1,71 g/ml) biết lượng SO2 bị mất khi nung là 1,5% và lượng axit bị mất là 0,2%.
Ý
NỘI DUNG
ĐIỂM
1
Phương trình điện phân:
 2NaCl + CuSO4 Na2SO4 + Cu + Cl2 (1)
Sau (1) xét 2TH
TH1: NaCl hết, CuSO4 dư, tiếp tục điện phân
 2CuSO4 + 2H2O 2Cu + 2H2SO4 + O2 (2)
 0,02 0,02 ¬ 0,02 ® 0,01
Điện phân đến khi H2O bắt đầu bị điện phân ở cả hai điện cực, tức là sau (2) CuSO4 vừa hết.
Dung dịch sau điện phân gồm: H2SO4, Na2SO4
 Al2O3 + 3H2SO4 ® Al2(SO4)3 + 3H2O (3)
 0,68/102 ® 0,02
Anôt thu được khí Cl2 và O2.
 Theo (2) có nO2 = 0,01 (mol) Þ nCl2 = 0,02 – 0,01 = 0,01 (mol)
 Theo (1) có (mol) ; (mol)
	m = mCuSO4 + mNaCl = 0,03.160 + 0,02.58,5 = 5,97 (g)
	mcatot tăng = mCu = 0,03.64 = 1,92 (g);
	 manot giảm = mCu + mCl2 + mO2 = 1,92 + 0,01.71 + 0,01.32 = 2,95 (g)
TH2: CuSO4 hết, NaCl dư, tiếp tục điện phân
 2NaCl + 2H2O 2NaOH + Cl2 + H2 (3)
 0,68/51 ® 0,68/102 0,68/102
Điện phân đến khi H2O bắt đầu bị điện phân ở cả hai điện cực, tức là sau (3) NaCl vừa hết.
Dung dịch sau điện phân gồm: Na2SO4 và NaOH
 Al2O3 + 2NaOH + 3H2O ® 2Na[Al(OH)4] (4)
 0,68/102 ® 0,68/51
Anôt thu được khí Cl2.
 Số mol Cl2 tạo ra ở (1) = 0,02 – 0,68/102 = 0,68/51 = 0,04/3
 Theo (1) có: có (mol) ; (mol)
	m = mCuSO4 + mNaCl = (g)
	mcatot tăng = (g)
	 (g) 
2,0
2
Ta có sơ đồ hợp thức sau:
FeS2 ® 2H2SO4 ; CuFeS2 ® 2H2SO4
Nếu hiệu suất các quá trình điều chế đạt 100% thì lượng H2SO4 thu được là
Thực tế hiệu suất toàn bộ quá trình đạt: H = (100 – 1,5)%.(100-0,2)%=98,303%
Số mol H2SO4 thực tế thu được là 13973,9.98,303% = 13736,76 (mol)
Thể tích dung dịch H2SO4 78,04% = (lít)
1,0
Câu 5 (3,0 điểm):
1. Viết các phương trình hoá học hoàn thành sơ đồ biến hoá sau và gọi tên các chất tạo thành.
C3H6 B C D E 
Biết tỉ lệ mol của C3H6 và Br2 là 1:1, E hợp chất đa chức.
2. Viết phương trình hoá học khi cho:
a) Chất D lần lượt tác dung với Cu(OH)2 trong dung dịch NaOH; với AgNO3 trong NH3.
b) Chất E tác dụng với hỗn hợp ancol propylic và isopropylic dư có xúc tác H2SO4 đặc, với Na2CO3.
3. Hãy tìm công thức phân tử chất có công thức đơn giản nhất sau đây:
a) C3H4 là một đồng đẳng của benzen.	b) C2H5O là một ancol đa chức. 
c) C4H9ClO 	d) C3H4O3 là axit đa chức
Ý
NỘI DUNG
ĐIỂM
1
 + Br2 BrCH2CH2CH2Br (B)
BrCH2CH2CH2Br + 2NaOH HOCH2CH2CH2OH (C)
HOCH2CH2CH2OH + 2CuO OHC – CH2 – CHO + 2Cu + 2H2O
 (D)
CH2(CHO)2 + O2 CH2(COOH)2 (E)
1,0
2
CH2(CHO)2 + 4Cu(OH)2 + 2NaOH CH2(COONa)2 + 2Cu2O + 6H2O
CH2(CHO)2 +4 AgNO3 + 6NH3 + 2H2O CH2(COONH4)2 + 4 Ag + 4NH4NO3
CH2(COOH)2 + 2C3H7OH CH2(COOC3H7)2 + 2H2O
CH2(COOH)2 + Na2CO3 CH2(COONa)2 + CO2 + H2O
1,0
3
a) Công thức phân tử (C3H4)n là đồng đẳng của benzen Þ 4n = 2.3n – 6 ® n = 3
CTPT: C9H12
b) Công thức phân tử (C2H5O)n hay C2nH4n(OH)n 
Công thức phân tử C4H10O2
c) Công thức phân tử (C4H9ClO)n 
Công thức phân tử C4H9ClO
d) Công thức phân tử (C3H4O3)n hay . Công thức phân tử C6H8O6
1,0
Câu 6 (2,0 điểm): Cho m gam este đơn chức A bay hơi trong một bình kín dung tích 6 lít, ở 136,5oC. Khi este bay hơi hết thì áp suất trong bình là P. Nếu đun nóng m gam este A với 200 ml dung dịch NaOH, sau khi phản ứng xong, để trung hoà NaOH dư cần 100 ml dung dịch HCl 1M. Chưng cất dung dịch sau khi trung hoà thu được hơi ancol B và 15,25 g hỗn hợp muối khan. Dẫn toàn bộ hơi ancol B qua CuO dư nung nóng thu được anđehit E. Cho toàn bộ E tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 43,2 g Ag. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn .
1 - Xác định công thức cấu tạo của A . 	
2 - Tính m và P.
3 - Xác định nồng độ mol/l của dung dịch NaOH ban đầu.
Ý
NỘI DUNG
ĐIỂM
Vì oxi hoá ancol B thu được anđehit nên B là ancol bậc một.
Mặt khác B được tạo ra từ este đơn chức A nên B là ancol đơn chức.
Công thức tổng quát của A: RCOOCH2R’
 RCOOCH2R’ + NaOH ® RCOONa + R’CH2OH (1)
 HCl + NaOH ® NaCl + H2O (2)
15,25 gam hỗn hợp rắn gồm: NaCl (0,1 mol) và RCOONa
 R’CH2OH + CuO R’CHO + Cu + H2O (2)
TH1: R’ là H Þ R’CHO là HCHO
 HCHO + 4[Ag(NH3)2]NO3 + 2H2O (NH4)2CO3 + 4Ag + 4NH4NO3 + 2NH3
 (mol) 
Ta có: 0,1.(R + 67) + 0,1.58,5 = 15,25 Þ R = 27; R là C2H3
Công thức cấu tạo của este là CH2 =CH-COOCH3
Số mol CH2 =CH-COOCH3 bằng số mol CH3OH = 0,1 (mol)
m = 0,1.86 = 8,6 (gam)
 (atm)
Số mol NaOH phản ứng (1,2) = 0,1 + 0,1 = 0,2 (mol) ÞCM NaOH = 0,2/0,2 = 1(M)
1,5
TH2: R’ không là H Þ R’CHO khác HCHO
R’CHO + 2[Ag(NH3)2]NO3 + H2O R’COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3 + NH3
 (mol)
Ta có: 0,2.(R + 67) + 0,1.58,5 = 15,25 Þ R = -20 (loại)
0,5
Câu 7 (3,0 điểm):
A là hỗn hợp khí (ở đktc) gồm 3 hiđrocacbon X, Y, Z thuộc 3 dãy đồng đẳng. B là hỗn hợp O2 và O3 có tỉ khối so với hiđro bằng 19,2. Để đốt cháy 1 mol hỗn hợp A cần 5 mol hỗn hợp B, thu được CO2 và hơi nước có số mol như nhau.
	Khi cho 22,4 lít hỗn hợp A đi qua bình nước brom dư thấy có 11,2 lít khí bay ra, khối lượng bình nước brom tăng 27 gam; còn khí cho 22,4 lít hỗn hợp A đi qua dung dịch AgNO3 dư trong NH3 thấy tạo thành 32,4 gam kết tủa. Các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
	1) Tính tỉ khối của hỗn hợp A so với H2.
	2) Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của X, Y, Z.
Ý
NỘI DUNG
ĐIỂM
1
5 mol hỗn hợp B coi là hỗn hợp chỉ có oxi với số mol = (mol) 
Công thức chung của hỗn hợp A là 
 (1)
Theo đề bài, theo (1) ta có: ; 
1) 
2) Vì các hiđrocacbon là chất khí ở đktc nên các hiđrocacbon phải có số nguyên tử C£4 và Ctb = 4. Vậy 3 hiđrocacbon đều có 4 nguyên tử C trong phân tử, thuộc các chất sau{C4H10, C4H8, C4H6, C4H2).
Theo đề bài khí bay ra khỏi dung dịch brom là hiđrocacbon no có n = 11,2/22,4 = 0,5 mol và có khối lượng m = 56 – 27 = 29.
Vậy Mhiđrocacbon no = 29/0,5 = 58 Þ Hiđrocacbon no là C4H10. Coi A là C4H10
Khối lượng mol trung bình hai hiđrocacbon (Y, Z) bị hấp thụ trong dung dịch brom là Þ Hai hiđrocacbon (Y, Z) là (C4H6 và C4H6); (C4H2 và C4H8); (C4H4 và C4H8).
Hiđrocacbon Y tác dụng với AgNO3/NH3 tạo ra kết tủa vàng thì Y là hiđrocacbon sau: HCºC -Cº CH; CH2=CH- Cº CH; CH3-CH2-Cº CH 
TH1: Y là HCºC -Cº CH, Z là C4H8 
HCºC -Cº CH + 2 AgNO3 + 2NH3 ® C4Ag2¯ + 2NH4NO3 (2)
Số mol C4H2 = số mol C4Ag2 = 32,4/264 = 27/220
Số mol C4H8 = 0,5-27/220 = 83/220
Khối lượng TB của Y,Z: (loại).
TH2: Y là CH2=CH- Cº CH, Z là C4H8
CH2=CH- Cº CH + AgNO3 + NH3 ® C4H3Ag¯ + NH4NHO3 (2)
Số mol C4H4 = số mol C4H3Ag = 32,4/159=54/265
Số mol C4H8 = 0,5 – 54/265 = 78,5/265
Khối lượng TB của Y,Z: (loại)
TH3: Y là CH3-CH2-Cº CH, Z là C4H6
 CH3- CH2- Cº CH + AgNO3 + NH3 ® C4H5Ag¯ + NH4NHO3 (3)
Số mol but-1-in = số mol C4H5Ag = 32,4/161 = 0,2 < 0,5 (thoả mãn)
Vậy công thức ba hiđrocacbon là
 C4H10 (X): CH3-CH2-CH2-CH3 ; (CH3)3CH
 C4H6 (Y): CH3-CH2-Cº CH
 C4H6 (Z); CH2=CH – CH = CH2; CH3-CH=C=CH2
0,5
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
0,5
Chú ý: Học sinh làm cách khác đúng, cho điểm tối đa tương ứng.

Tài liệu đính kèm:

  • docHoa 12_2014.doc